Hôm nay,  

Ta Phải Tìm Ra Sự Thật Về Lịch Sử Lâu Đời Của Dân Việt

09/09/200800:00:00(Xem: 15647)
Thế Vận Hội lần thứ 29, tổ chức tại Bắc Kinh đã kết thúc một cách mỹ mãn sau 16 ngày các lực sĩ, vận động viên trên toàn thế giới tranh đua, ra sức thi tài.

Với sự tổ chức qui mô, với những công trình kiến trúc tráng lệ phục vụ cho Thế Vận Hội, với những màn trình diễn huy hoàng trong ngày khai mạc và nhất là với số huy chương vàng đoạt được, 100 cái, trong đó 51 huy chương vàng (trong khi số huy chương vàng Hoa Kỳ đoạt được chỉ có 36 cái và Nga Sô 23 cái), Trung Cộng đã rửa được phần nào cái nhục nhã cho dân Tàu khi phải mang tên "Đông Á Bịnh Phu" (thằng bịnh ở Đông Á) từ thời Chiến Tranh Nha Phiến, bát quốc liên quân xâu xé Trung Hoa, kéo dài hơn một thế kỷ.

Trong buổi lễ bế mạc, ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Hội, đã phát biểu rằng: "Qua kỳ Thế Vận Hội nầy, thế giới được biết nhiều thứ về Tàu và Tàu cũng biết được nhiều thứ về thế giới."

Qua Thế Vận Hội, Trung Cộng biết thêm những gì về thế giới, họ chưa nói, hay không muốn nói. Còn thế giới, ngoài việc chứng kiến tận mắt sự tỉnh giấc, vươn vai của con khủng long Đông Á, sự phát triển vượt bực của một nền kinh tế vừa trải qua một thời gian dài kiệt quệ, còn chứng kiến tận mắt sự giả trá, lường gạt mọi người của Trung Cộng.

Ngay trong buổi sáng khai mạc, cô bé Lâm Diệu Khả, 9 tuổi, đứng trên khán đài, cất tiếng hát bài "Ngợi Ca Tổ Quốc", được cả thế giới, theo dõi qua truyền hình, ngợi khen về giọng hát, cũng như sắc vóc. Nhưng rồi, người ra đã khám phá ra đây chỉ là một màn hát nhép. Có tiếng hát thật là cô bé Dương Bái Nghi, 7 tuổi, bị xử ép, không cho xuất hiện trước công chúng chỉ vì kém phần nhan sắc. Thế giới bực bội vì màn lừa đảo nầy.

Cũng trong buổi sáng khai mạc, có sự xuất hiện của hơn 100 thiếu nữ xinh đẹp với các kiểu trang phục khác nhau. Thế giới được giới thiệu rằng các thiếu nữ nầy mỗi người đại diện cho một sắc tộc hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Tàu, được mời đến để tiếp đón quan khách. Cả thế giới đều cho rằng đây là một màn trình diễn có ý nghĩa. Nhưng sau đó, người ta phát giác ra, 90% những cô gái nầy là người Hán, khoát trang phục của các dân tộc thiểu số, lường gạt mọi người.

Trong đêm khai mạc, cả thế giới trầm trồ về chương trình đốt pháo bông được chiếu trên màn ảnh nhỏ. Trung Cộng đã giới thiệu rằng đây là một buổi trực tiếp truyền hình (live show). Nhưng không lâu sau đó, thế giới được biết rằng đây chỉ là một màn giàn dựng, ráo nối sẵn từ trước bằng kỹ thuật điện toán.

Chỉ trong ngày khai mạc, thế giới chứng kiến tận mắt, hiểu rõ nước Tàu  hơn về những sự giả trá lừa gạt của họ.

Chưa hết, còn vụ khai gian tuổi của vận động viên để đoạt huy chương vàng nữa. Cô bé He Kinin, 16 tuổi, dự thi môn Thể Dục Thẩm Mỹ. Mười sáu tuổi là nhỏ nhất được qui định để dự môn thi nầy. Sau, ông Bela Karolyi, một huấn luyện viên nổi tiếng của thế giới đã khám phá ra rằng cô bé còn quá trẻ, không thể mười sáu tuổi được. Đại diện của phái đoàn Trung Cộng đã xuất trình sổ thông hành của cô bé, dĩ nhiên là do chính quyền Trung Cộng cấp, để xác minh số tuổi 16 của cô. Nhưng sau đó, người ta lục các tin tức cũ nói về thành tích của cô bé, đăng trên các báo điện tử. Người ta tìm thấy trên những bản tin của Tân Hoa Xã ghi rằng vào năm 2007, cô bé mới có 13 tuổi và được vinh danh là một trong mười người nổi tiếng nhất về môn Thể Dục Thẩm Mỹ tại Trung Cộng. Tân Hoa Xã là thông tấn xã chính thức của nhà cầm quyền Trung Cộng.

Phái đoàn Trung Cộng cãi rằng hãng loan tin sai, không có kiểm chứng và sau đó, tất cả các tin tức trước đây của cô bé, trên các trang báo điện tử đều bị rút ra hết...

Đó, sơ sơ chỉ mấy ngày Thế Vận Hội thôi, thế giới biết thêm Trung Cộng là như vậy.

Thực sự ra, có ngạc nhiên chăng là các quốc gia Tây phương thôi. Đối với các nước láng giềng của Tàu, đã quá quen thuộc với những cái "giả" của người Tàu rồi, đâu có gì để ngạc nhiên nữa. Đồng hồ Rolex giả, viết máy Paker giả, ví xách tay nhãn hiệu của các nhà sản xuất thời trang lừng danh Ây Mỹ giả... có xuất xứ từ Trung Cộng, Hồng Kông, được bày bán đầy thị trường Đông Nam Á mà.  Những vụ ăn cắp tác quyền, sang bang dĩa lậu từ Trung Cộng vẫn còn là vấn đề làm cho Tây phương nhức đầu chóng mặt mà...

Nhưng, đó chỉ là những cái giả lẻ tẻ. Những cái giả về lịch sử, văn hóa, lường gạt cả thế giới, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, mới là cái giả lớn.

Phim ảnh của Tàu, Trung Cộng, Đài Loan, Hồng Kông, đều cho thấy rằng ngay từ thời thượng cổ xa xưa, thuở Võ vương hưng binh phạt Trụ, thiên hạ đã ăn mặc lụa là, gấm vóc, màu sắc sặc sỡ, đi đầy đường. Văn minh quá! Văn minh từ cái thuở (1.000 năm trước Tây lịch) nhiều dân tộc khác trên thế giới còn ăn lông ở lổ. Rồi những phim có những bối cảnh là những giai đoạn lịch sử kế tiếp, thời Xuân Thu, Chiến Quốc, thời Hán, Đường, Tống,  Nguyên, cũng đều như vậy, đều gấm vóc, lụa là sặc sỡ  nhan nhãn đầy đường...

Thật ra, dân Tàu, đại chúng, chỉ được phép mặc lụa, mặc gấm từ thời Chu Nguyên Chương lên làm vua, tức là Minh Thái Tổ (làm vua từ năm 1368 đến năm 1398), mới từ cuối thế kỷ 14 thôi. Trước đó, tơ lụa gấm vóc có màu sắc chỉ được dành riêng cho giới quí tộc, thường dân bị cấm hẳn; dân chúng chỉ được mặc y phục bằng vải, gọi là bố y, nhuộm đen hoặc nhuộm xám.

Chu Nguyên Chương, bởi xuất thân là tá điền nghèo khổ, cha mẹ, anh em đều bị chết vì bịnh dịch, đã có lúc phải ăn mày mà sống, lại có lúc cạo đầu vào chùa Hoàng Giác làm tăng, ăn nhờ miếng cơm, nên rất căm thù giới quyền quí. Bởi vậy khi làm vua, ông mới đưa ra những biện pháp nâng đỡ dân nghèo, như tịch thu ruộng đất của nhà giàu, chia cho nông dân, như cho phép dân chúng được mặc lụa, mặc gấm, mặc hàng màu...

Về đồ gốm, những cái "giả", còn phức tạp nhiều hơn nữa.

Mãi tới đời nhà Minh (từ năm 1368) mới có lệ đề tên hiệu các vị vua trên các món đồ gốm, thí dụ như Đại Minh Hồng Võ Niên Chế (thời Minh Thái Tổ) hay Thành Hóa Niên Chế (đời Thành Hóa 1465 - 1488). Vậy mà trên thế giới vẫn có những món đồ cổ đề niên hiệu nhà Tống, nhà Đường. Đặc biệt, những món đồ cổ giả nầy không phải được làm mới đây, mà già từ đời Minh, đời Thanh.

Cũng vậy, men xanh lam trên đồ sứ, mãi tới đời vua Chánh Đức nhà Minh (1506 - 1522) mới có.  Nguyên liệu làm nên chất men nầy do những đoàn khách thương Hồi Giáo Trung Đông nhập vào Tàu. Màu men xanh lam nầy, vì thế, được người Tàu gọi là Hồi thanh. Vậy mà, trên thế giới, các viện bảo tàng, các nhà sưu tập đồ cổ vẫn lưu giữ những món đồ sứ men lam, được cho là sản xuất từ đời Đường, đời Ngũ Đại Tàn Đường, đời Tống, đời Nguyên, đời Minh (trước Chánh Đức), lảm giả từ đời Minh (sau Chánh Đức) và đời Thanh.

Kể ra, thì những món đồ cổ giả, đề niên hiệu giả, sản xuất đời nhà Minh, nhà Thanh, vẫn có giá trị ở thời nay vì cũng đã trải qua nửa thế kỷ hay ba, bốn trăm năm, nhưng giả thì cũng vẫn là giả, lường gạt cũng vẫn là lường gạt. Nói chi đến đồ giả do Trung Cộng sản xuất sau nầy, đề hiệu nhà Minh, nhà Thanh, hiện được bán tràn đầy ra khắp thế giới.

Tranh cổ giả, thư pháp giả, phù điêu giả v.v... cũng được tung ra như vậy. Giả để bán hàng, kiếm tiền, nhưng đồng thời cũng làm cho đại chúng trên toàn cầu, không có nghiên cứu, dễ bị lầm lẫn.

Nói đến văn minh Đông Á, Tây phương thường nghĩ ngay đến Tàu, cho rằng Tàu là nguồn gốc của văn minh ở vùng đất nầy. Và địa danh "China" được hiểu như là phần lãnh thổ hiện nay với dân tộc chính là người Hán.

Sự thật là đâu"

Với tác phẩm "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông", nhà báo Du Miên Lê Thanh Hoa, đã trả lời câu hỏi nầy.

Tác giả đã dày công nghiên cứu sách vở Đông, Tây,  nhất là những cổ sử của chính người Tàu để chứng minh rằng trong khi người Việt đã sống thành xã hội định cư nông nghiệp, có văn minh, có nề nếp văn hóa, có phong tục tập quán tốt đẹp, thì người Tàu vẫn chưa vượt qua được đời sống du mục và vẫn chưa bước ra đất Thiểm Tây.

Với những tài liệu được trích từ những cổ thư của Tàu như các sách do Khổng Tử san định (Thượng Thư, Kinh Thi) hay Sử Ký Tư Mã Thiên, tác giả đã chứng minh rõ ràng dân Lạc Việt đã lập thành đất nước và độc lập với nhà Chu của Tàu.

Với họa đồ tỉ mỉ của tạp chí National Geographic, tác giả đã dẫn chứng cho thấy vào giai đoạn lịch sử nào đất đai của Hán tộc mở rộng tới đâu.

Tác giả đã tìm ra dữ kiện lý thú như bộ tộc Chu đã từng cử hai "hoàng tử" đến Việt Nam, cắt tóc, xâm mình như dân bản xứ để học văn hóa Việt tộc; như các thiên Chu Nam, Chiêu Nam là sưu tập phong dao của Lạc Việt...

Là một nhà báo sống cả đời với nghề viết lách trên 40 năm, tác giả đã đem trải nghiệm nghề báo vào tác phẩm, phải chứng minh rõ ràng, thấy được và tin được. Và do đó, "nói có sách mách có chứng", tác phẩm "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" là một công trình nghiên cứu công phu, giúp cho những ai muốn tìm hiểu về Việt tộc học, nhất là các bạn trẻ.

Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, Thư Viện Việt Nam đã làm một công việc đầy ý nghĩa và lợi ích khi cho xuất bản tác phẩm nầy.

Thế giới đã bị đánh lừa nhiều rồi, người Việt Nam cũng bị đánh lừa nhiều rồi (và vẫn còn tiếp tục bị đánh lừa), thiết nghĩ mọi người Việt đều nên đọc tác phẩm nầy, để củng cố niềm tin vững chắc vào quá khứ của dân tộc, từ đó, tin tưởng vào tương lai; để có đủ tài liệu nhằm trả lời một cách rõ ràng trước những luận điệu xuyên tạc về lịch sử và văn hóa dân tộc.

Được biết vào lúc 10 giờ sáng chủ nhật 14 tháng 9/2008, Thư Viện VN tổ chức tiếp tân giới thiệu cuốn sách ý nghĩa này. Kính mời quý bạn đến với Thư Viện của chúng ta và nhất là đến để siết tay người làm báo không biết mệt, tiếp tục cống hiến cho đời những đóng góp ý nghĩa.

Trân trọng,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.