Hôm nay,  

Các Dấu Ấn Trong Tiềm Thức: Về Thăm Thương Phế Binh

19/04/200800:00:00(Xem: 10433)

Nhìn cái địa chỉ đến hai, ba dấu “suyệc” (/), tôi biết rằng mình phải đi rất sâu vào con ngõ tối tăm, chật hẹp ấy.  Năm nào cũng thế, gần đến những ngày cuối tháng tư dương-lịch là tôi lại có chút quà gửi đến anh cùng các đồng đội.

Nhớ những lần gặp gỡ anh sau này với gần hai chục gia-đình Thương-Phế-Binh tại một quán café vùng phụ cận Saigon.  Các anh phải tổ chức buổi họp mặt hôm ấy thật kín đáo, vì Công-An khu vực biết ra sẽ không để cho các anh yên khi tôi trở lại Mỹ. Tôi đã liên lạc với anh bằng email cả năm trời, (do sự trung-gian của một ông anh tôi trong “Nha-Kỹ-Thuật”). Tôi được làm quen đến hơn ba trăm gia-đình TPB/QL.VNCH tại Việt-Nam.  Tôi cũng được cái vinh-dự đứng ra lo chuyện hậu-sự cho các anh, như khi có người chết trong nhóm các anh mà không có tiền làm đám ma hoặc mua hòm chôn cất, cá nhân tôi sẽ đứng ra đảm nhận, và tôi cũng không đại diện cho bất cứ một Hội-Đoàn hoặc Tổ-Chức, Đảng-Phái hay Tôn-Giáo nào ở hải-ngoại  cả.

Tôi may mắn sinh ra và lớn lên tại Saigon, những ngày còn bé của thập niên sáu mươi, tôi biết đất nước Việt-Nam đang oằn mình trong cuộc chiến Bắc-Nam, nhưng chỉ thấy được qua báo chí, truyền hình.  Cho đến một buổi sáng, bố đưa tôi đến trường mẫu-giáo Hòa-Bình, bên cạnh Nhà Thờ Đức Bà, gần Bộ-Nội-Vụ (sở làm của Bố tôi), trường tôi đối diện với Bưu-Điện Saigon.  Khi đi ngang vườn hoa Vương-Cung-Thánh-Đường có tượng Đức Mẹ lộ Thiên cao ngất Trời, tôi bủn rủn cả tay chân vì thấy một hố bom to như một lòng chảo khổng lồ ngay dưới chân Đức Mẹ Maria.  Tôi sợ quá oà ra khóc, Bố phải dỗ dành và bảo:

“- Con bé nín khóc đi! Mọi việc đã qua rồi.  Việt-Cộng câu “moọc-chê” vào ngay giữa thủ-đô, cũng may không có ai bị thương hoặc chết.  Mà con thấy Đức Mẹ linh-thiêng ghê chưa"  Hố bom to như thế kia, ngay dưới chân tượng mà Đức Bà chẵng hề hấn gì, dù là một mảnh sứt.   Thôi!  Hai Bố con mình quỳ xuống cầu nguyện cho đất nước sớm hòa-bình, rồi Bố còn phải đưa con vào lớp nữa!”

Tôi nín khóc, ngoan ngoãn chắp tay quỳ gối cầu nguyện cùng Bố.  Trong đầu óc bé thơ của tôi lúc bấy giờ bỗng cảm thấy thật yên tâm vì có Bố, như một bóng cây cổ thụ bao trùm.  Vì trên cao có Đức Mẹ nhân-ái và dường như lúc nào tôi cũng cảm được mình có các Tổng-Lãnh Thiên-Thần che chở. 

Cho đến sau năm 1972 (mùa Hè đỏ lửa), ông anh rể tôi là lính Thủy-Quân-Lục-Chiến từ chiến trường Quảng-Trị trở về, sau bữa cơm tối gia-đình quây quần lại.  Anh kể cho chúng tôi nghe về những giây phút cực kỳ nguy-hiểm trong bom đạn. Anh bảo:

“- Hôm ấy đã là đêm thứ ba, đơn-vị anh đang cố thủ tại Cổ-Thành Quảng-Trị, ngay trong Nhà Thờ La-Vang,  đạn bom đã cày xéo không chừa chỗ nào.  Anh núp dưới Cung-Thánh. Quá buồn ngủ và quá mệt mỏi, anh không biết phải làm sao, chợt thấy một xâu chuỗi có hình Đức Mẹ Mân-Côi.  Anh vội choàng vào cổ và khấn thầm xin Đức Mẹ cho anh ngủ được một giấc an lành đến sáng.  Anh không phải là người có đạo, nhưng lúc bấy giờ “kẹt” quá, phải “níu áo Đức Mẹ” thôi!  Thế là anh thiếp đi, tờ mờ sáng hôm sau tỉnh giấc mới hay Cờ Quốc-Gia đã tung bay trên Cổ Thành Quảng-Trị”…

Đó là những gì khi còn bé, tôi biết về chiến tranh giữa hai bên Quốc-Cộng của người dân nước tôi.  Tôi cũng thấy được trên truyền hình những bà Mẹ Việt-Nam khóc vật vã bên   xác con hay bên xác chồng.

Khi tìm đọc được tác-phẩm “Vành Khăn Sô Cho Huế” của nhà văn Nhã-Ca tôi đã bao lần ứa nước mắt.  Cũng như khi gặp lại bà chị thân thương của tôi ở Sydney (Úc-Châu) là nhà văn Lệ-Hằng, chị đã kể cho tôi nghe rất nhiều những câu chuyện về Lính, về những người vợ Lính trong thời chinh-chiến, về Nghĩa Trang Quân-Đội Biên-Hòa với trùng trùng những ngôi mộ xanh non mơn mởn, vì chị chưa thấy một nghĩa trang nào trên trái đất lại có nhiều người Lính trẻ trinh-nguyên chết trận nhiều đến thế.

Có lẽ trái tim tôi biết thần tượng người Lính trận từ đó, những người đã hy-sinh mạng sống cho tôi có một phần đời tuổi thơ ấm êm nơi thành-phố năm xưa.

Lòng tri-ân của tôi có cơ hội để đáp trả khi được gặp lại anh hôm nay trong con ngõ tối tăm sâu hun hút này.  Anh ngồi quay lưng, bất động như một pho tượng trên chiếc xe lăn khi tôi bước vào nhà.  Anh bất ngờ quay người lại đối diện với tôi.  Tôi đã bật khóc khi thấy khuôn mặt anh bị tàn phá vì bom đạn.  Chiến tranh tàn khốc năm xưa cũng lấy đi của anh đôi chân. Hôm đó, anh mới có thời-gian tâm sự.  Mắt anh mở lớn nhìn tôi, lúc sau anh mới cho tôi biết nỗi ngạc nhiên và sửng sốt tiềm ẩn trong ánh mắt ấy. Anh bảo:

“- Chiến tranh đã lùi xa, vì thế hậu quả và trách-nhiệm ấy đã không còn thuộc về ai nữa.  Dưới mắt xã-hội hôm nay chúng tôi là những kẻ vô thừa nhận. Rất đỗi ngạc nhiên vì từ một bến bờ xa xôi, không hề quen biết nhau, em đã vượt nghìn dặm dài trở về với hành trang là một trái tim của lòng yêu thương.  Mong nuốn được an ủi, xoa dịu phần nào những cảnh đời bất hạnh như của tôi nơi đây.  Sự chia xẻ của em, nó hàm chứa trọn vẹn cả tấm lòng của cô gái bé nhỏ trong thời chiến năm xưa.  Tai sao"  Tại sao trong ký ức em vẫn còn lưu giữ được  về hình ảnh người chiến-binh đã ngã ngựa """”

Tôi cũng ngậm ngùi nói với anh rằng:

“- Anh có biết là em đã trở về đây rất nhiều lần.  Nơi được gọi là: “Quê-Hương” và “Tổ-Quốc”.  Em vẫn thấy đau khổ dẫy đầy, mất mát quá nhiều không gì bù đắp được.  Mơ ước của em thì rất lớn, nhưng tầm tay quá ngắn để có thể ôm trọn cả một quê-hương rách nát, tả tơi sau cuộc chiến.  Em không nhìn đời sống ở Việt-Nam hôm nay xô bồ, xô bộn qua những bon chen, vật vã, thác loạn ở Saigon.  Xe cộ tấp nập ngược xuôi không lề lối, phố xá, hàng quán, casino, vũ trường hoặc những tụ điểm ăn chơi.  Em đã và đang đi tìm đến những cảnh đời rất thật,  những vết thương hằn sâu chưa được chữa lành.  Những khổ hạnh còn đầy dẫy. 

Đôi khi em thấy mình đơn phương, độc mã.  Chỉ có một cây kim và một sợi chỉ tình-thương trong tay, làm hành trang đi khâu vá từng mảnh đời rách nát. 

Có người bảo em điên khi biết được em tìm đến Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa để thắp hương cầu nguyện cho các Anh-Hùng Tử-Sĩ VNCH.  Người thì chê rằng tại sao em không biết tận hưởng mọi thú ăn chơi quý-phái của đời sống xứ Mỹ.  Có người nhìn em bằng cặp mắt thương hại, tội nghiệp khi thấy em chui vào những ổ chuột, hầm cầu để sinh-hoạt với những người ăn xin, những em bé đánh giầy.  Có người lại ghê tởm lánh xa em khi thấy em tìm về những làng cùi và những trại mồ côi la liệt các trẻ em quái thai, ghẻ lở, tàn tật hoặc biết em đến thăm các thiếu nữ xuân sắc Việt-Nam bị nhiễm HIV đang chờ chết từng ngày… Người thì khinh khi cho rằng em làm những công việc này để thỏa mãn ý thích riêng tư cho chính mình hoặc để khỏa lấp những thời-gian trống vắng. 

Anh! Anh cũng hiểu là đời sống xứ người đôi khi không có thời gian để thở và em đã phải hy-sinh, phải trả một cái giá rất đắt trong đời sống cá nhân mình để đánh đổi cho những công việc từ-thiện này không"”

Tôi ngừng nói, khi thấy những giọt lệ trào ra từ khóe mắt anh.  Đôi mắt rất đẹp và rất sáng dưới hàng mi cong.  Đôi mắt của một thời oai hùng, oanh liệt trong chinh-chiến.  Giờ thì trầm-uất, u-linh, chứa đầy sự nhẫn-nại, kiên-cường, chịu đựng cho cảnh đời tàn- phế mà anh đang cưu mang.

Trước khi chia tay, anh ngậm ngùi bảo với tôi rằng:

“Em có biết là biển dù mênh mông vẫn có bờ.  Sông dù sâu tận cũng có đáy.  Chỉ có “Tình Người” là vô-biên.  Ngày mai, dù em có xa tôi.  Xin hãy nhớ nhau trong lời nguyện cầu.  Tôi luôn cầm giữ và trân quý niềm hạnh-phúc này dù rất mong manh, nhỏ nhoi, ngắn ngủi.  Nhưng nó là một chất sống bền bỉ cho năm tháng còn lại của một đời người như tôi.  Rất cảm ơn em cho một lần về thăm quê-hương hôm nay và mãi mãi sau này.”

Tôi trở lại Cali trong một ngày nắng ấm, nước mắt bỗng chan hòa.  Tiếng anh như còn văng vẳng bên tai tôi:

“Niềm hạnh-phúc của những mảnh đời bất hạnh như chúng tôi là khi biết ra rằng từ nghìn trùng xa ấy, vẫn còn có em , tôi cũng luôn tin-tưởng là vẫn còn có những trái tim biết thổn thức về một quê nhà Việt-Nam hôm nay với bao cảnh lầm than và bao niềm trắc ẩn, vẫn còn có những tấm lòng muốn xây dựng lại quê-hương Việt-Nam dấu yêu của chúng ta…”./.

Tác giả “Chân Quê”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.