Hôm nay,  

Từ Thế Vận Hội Đầu Tiên Tại Athens (Hy Lạp - 1896) Tới Bắc Kinh 8-8-2008: Việc Gì Sẽ Xảy Ra Vì Vụ Tây Tạng

08/04/200800:00:00(Xem: 12394)

(Bài được lưu trữ tai ThuvienVietNam.com & huongveBinhThuan.org)

Năm 1896, lần đầu tiên một Thế Vận Hội Mùa Hè ( Olympic ),được tổ chức vô cùng trọng thể tại kinh đô của nước Hy lạp ( Greece) là thành phố Athens. Đai Hội năm đó kéo dài trong 10 ngày, nhằm vào tháng 4 dương lịch, tuy là mùa hè nhưng thời tiết lại trở nên giá băng cóng buốt bất chợt, một hiện tượng tréo cẳng ngỏng, chưa từng thấy xảy ra tại bán đảo Balkan. Trong lần đó, chỉ có 13 nước tham dự với 311 Nam vận động viên ( không có nữ ) nhưng ngoài nước chủ nhà là Hy Lạp, số còn lại của các nước tới tham dự, hầu hết là sinh viên, học sinh. Họ đến để du ngoạn hơn là tranh tài , chiếm huy chương, đạt kỷ lục.

Theo nội quy, thì cứ bốn năm một lần, thế vận hội lại được tổ chức tại bất kỳ quốc gia nào, có đủ điều kiện đăng cai nhưng do hoàn cảnh loạn lạc của hai kỳ thế chiến ( 1914-1918 và 1939-1945), nên từ năm đầu tiên 1896-2004, đã có tất cả 25 lấn tổ chức , ngoại trừ các năm 1916, 1940 và 1944 bị hủy bỏ.

Ngoài ra, còn có Thế Vận Hội Mùa Đông bắt đầu từ năm 1924, cũng được tổ chức bốn năm một lần và cùng năm với Thế Vận Hội Mùa Hè nhưng chỉ thi đấu các môn thể thao mùa đông như Khúc Cổn Cầu, Trượt Tuyết và các môn thể thao diễn ra trên băng .

Sau Thế Vận Hôi thứ 16 được tổ chức tại thành phốAlbertville, Pháp Quốc vào năm 1992, đã có sự thay đổi, do quyết định của Ủy Ban Thế vận Hội Quốc Tế (POC). Theo đó, thì Thế vận Hội Mùa Đông được tổ chức trước Thế vận hội Mùa Hè hai năm. Như vậy, vào năm 1994, Thế Vận Hội Mùa Đông lần thứ 17, được tổ chức tại thành phố Lillelhammer của Na Uy. Còn ThếÀ vận Hôi Mùa Hè lần thứ 22, được tổ chức năm 1996 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ.

Sáng ngày 13-8-2004, Thế Vận Hội Mùa Hè lần thứ 24, đã được long trọng khai mạc tại Thủ Đô Athens, Hy Lạp, trước sự hiện diện của 70.000 khán giả. Chương trình được hơn 4 tỷ người trên hoàn cầu, theo dõi qua màn ảnh truyền hình trực tiếp , dưới sự trình diễn của 9000 nam nữ nghệ sĩ. . Kỳ thế vận hội này có sự tham dự của 200 quốc gia, trong số này có Việt Nam, Bắc Hàn, A Phú Hãn và Iraq. Năm đó số lương Vận Động Viên rất đông đảo nhưng nhiều nhất vẫn là Phái Đoàn Thể Thao của Hoa Kỳ. Có 16.000 nam và 5500 nữ lực sĩ, ngoài ra còn 2000 phóng viên, ký giả, cùng với một số lương nhân viên Khách Sạn, Kỹ thuật , An Ninh, Cảnh Sát kể cả Quân Đội.. rất đông đảo, nhằm phục vụ và bảo vệ những ngày Đại Hội được tốt đep, thành công theo mong ước của tất cả mọi người.

Tóm lại trong 24 lần Thế vận Hội Mùa Hè, đã có không biết bao nhiêu điều bất hạnh đã xảy ra, mà tai tiếng nhất là vụ khủng bố táo bạo , do 8 người Palestine nhắm vào Đoàn Lực Sĩ Do Thái, tham dự Thế vận Hội Mùa Hè, ngày 5-9-1972 tại Thành Phố Munich của Tây Đưc.. Kết quả 9 con tin Do Thái bị giết, đồng thời 5 tên khủng bố Palestine, trong số 8 người, cũng bị Đơn Vị Đặc Nhiệm Tây Đức bắn hạ. Bi kịch thảm sát trên được bít kín, không một phe nào tiết lộ, ngay cả Thủ Lãnh tổ chức ‘ Tháng tư đen’ của người Palestine, là Aboulyad, cũng không mở miệng một lời, cho đến khi bị ám sát chết năm 1991. Thêm vào đó, còn có không biết bao nhiêu lủng củng nội bộ, khiến cho Tổ Chức Thế vận Hội bị tai tiếng và phê phán, làm mất đi phần nào Ý Nghĩa cao quý, của mục tiêu là Hướng dẫn Nhân Loại trên đường, tìm về Chân, Thiện, Mỹ. Nhưng dù thế nào chăng nữa, suốt 100 năm thế vận, cũng đã có không biết bao nhiêu thiên tài nam nữ lực sĩ, đã đạt được những thành tích, gương sáng lừng lẫy, làm rạng danh tinh thần Olympic, mà tiền nhân đã khai phóng từ năm 1896.

Ngày 8-8-2008 tói đây, Bắc Kinh sẽ khai mạc kỳ TVH mùa hè lần thứ 25, sau bốn năm dài đợi chờ với nhiều công sức và tiền bạc tiêu phí. Nhưng Tàu Đỏ hiện nay là một nước bị nhân loại coi như kẻ thù chung vì hành động thực dân và bản chất dã man đế quốc , còn dữ dằn gấp trăm ngàn lần Mông Cổ, Hung Nô, Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý, Quân Phiệt Nhật và đàn anh Liên Sô trước đây. Bởi vậy ngay ngày đầu tiên 24-3-2008 làm lễ ‘ Rước đuốc khai mạc TVH 2008 ‘ tại Vận động trường Olympia(Hy Lạp) thì đã xảy ra các vụ xô xát, chống đối và biểu tình tầy chay lần thế vận hội này do Trung Cộng tổ chức.

Cũng từ đó tới nay, cuộc rước đuốc Olympic về Bắc Kinh, hầu như không yên ổn cho dù tới tại bất cứ một địa phương nào. Trong lúc đó thì các dân tộc Miến Điện, Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng kể cả Người Việt trong và ngoài nước đang bừng bừng sát khí đứng dậy chống Tàu đỏ xâm lăng cướp đất đai của họ tại Hoang Sa, Trường Sa, Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông.. Làn sóng chống đối đế quốc đỏ càng lúc càng gia tăng, kể cả nước Úc cũng phẩn nộ trước thái độ ngang ngược hống hách của giặc Tàu. Tóm lại ‘ ngày mai sẽ ra sao ‘ tại Bắc Kinh 8-8-2008 khi vụ Tây Tạng, Tân Cương, Hoàng Sa, Trường Sa.. càng lúc càng trở nên hắc ám nên ai biết đâu mà dám đón mò"

1-HY LẠP VÀ PHONG TRÀO OLYMPIC :

Hy Lap hiện nay có diện tích là 50.944 sq.ml hay 131.945 km2, nằm kế Thổ, Albanie, Nam Tư, Lỗ mã Ni.. trên Địa Trung Hải. Dân số tính đến năm 2004 là 9.983.000 người, theo chính thống giáo hay Thiên Chúa Giáo phương đông, là một dân tộc có nền văn minh tối cổ, ngang hàng với La Mã, Ai Cập, Trung Hoa và Ấn Độ. Thành phố Athens hiện nay, nằm trong danh sách đen , cùng với các thành phố Mexico City ( Mễ Tây Cơ), Calculta (Ấn Độ), Le Caire (Ai Cập) và Los Angeles (Hoa Kỳ), là những đia phương bị ô nhiễm nhất hoàn cầu. Nguyên nhân bê bối trên, là do sự gia tăng dân số quá nhanh chóng, thành hỗn loạn. Thêm vào đó là sự xây cất vô trật tự, cùng với khối lượng xe cộ tràn ngập phố phường, khiến cho những thẩm quyền và cơ quan an ninh, không biết làm sao giải quyết. Do tình trạng trên, người Hy Lạp sống tại thủ đô, đã phát sinh ra từ ngữ ‘ Nefos’ có nghĩa ‘ Đám Mây ‘ , khiến cho xứ sở khai sinh ra phong trào Olympic, càng ngày càng mất dần những biểu tượng thân thương của một thời hoa mộng như cây Olive, biển Egeé, đền Acropole cũng như Sophocle.. đều bị bụi thời gian tàn phá một cách tận tuyệt.

Athens và Pireé là hai thành phố lớn nhất hiện nay của Hy Lạp, dù chỉ chiếm một diện tích có 1,03 % của đất nước nhưng có trên 5 triệu người sinh sống và tập trung hơn 50 % tài nguyên cả nước. Sự tập trung khủng khiếp này, khiến cho văn hào Marcel Proust của Hy Lạp ( 1871-1922), viết trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Một Mùa Đông của Hy Lạp ‘ nhận xét rằng thành phố Athens đã tàn phá Hy Lạp mà không cho lại gì hết. Ngoài ra, tại Hy Lạp hay nói riêng Athens, chỉ có những người giàu, mới có khă năng kiếm cho mình, một chỗ để an giấc nghìn thu, dù rằng thời gian làm bạn với đất chỉ có 3 năm, sau đó lại di chuyển và lần cuối được nằm yên trong các hộp nhỏ bằng kim loại, xếp thứ tự y chang những hộp thư, tại các nhà bưu điện bên Hoa Kỳ.

Theo sử liệu, ta biết phong trào thể thao đã phát sinh tại Hy Lạp rất sớm, cách đây hơn 2000 năm. Do tình trạng chiến tranh xảy ra triền miên khắp nước, nên tinh thần thượng võ đã làm phát sinh phong trào thể thao, thật ra chỉ là sự rèn luyện cơ thể, giống như một thái độ thường trực gắn bó với mọi người. Ngày nay vẫn còn những tác phẩm điêu khắc, mô tả những cuộc thi đấu điền kinh của các lực sĩ . Thêm vào đó là các công trình kiến trúc xây dựng , dành cho thể thao có trước Chúa Giáng Sinh hằng mấy trăm năm, nay vẫn còn tồn tại như sân vận động, trường thi đấu.. công trình nào cũng rất đồ xộ, nghệ thuật và giá trị tuyệt vời.

Do trên khắp Hy Lạp luôn có những cuộc so tài thể thao nhưng qui mô và trọng thể hơn hết, vẫn là những đại hội thể thao được tổ chức tại thành phố nhỏ Olympia, nằm sát rặng Olympus cao 9.570 ft hay 2917 m. Thành phố này hiện nay dân chúng vẫn thưa thớt nhưng cứ bốn năm một lần, khi thế giới tổ chức thế vận hội mùa hè, có hằng vạn người trong nước kéo về tham gia và chiêm bái thần Zeus, mấy nghìn năm qua được thờ kính trong ngôi đền cổ kính và tượng thần thì được đúc bằng vàng khối với ngà voi.

Về nhân vật đầu tiên khởi xướng phong trào thi đua tại Olympia, cũng có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại nhưng chung quy vẫn bắt nguồn từ những lễ hội dân gian, cúng được mùa với những cuộc thi tài giúp vui, dần dần trở thành các cuộc so tài qui mô mà niên lịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 776 trước tây lịch. Dựa vào tài liệu còn lại, ta biết thuở đó, điều kiện tham dự đại hội thể thao rất khắc khe, cấm nông dân, thợ thuyền và những người nô lệ không được tham dự.

Nói chung người được tham dự thể thao, ngoài là dân hy Lạp, còn phải nằm trong các tầng lớp cao trong xã hội, có cả trí thức, khoa bảng và quân đội. Đặc biệt, thời gian có đại hội Olympic, cũng là thời kỳ hưu chiến giữa các phe phái trong nước. Điều này cho thấy ý nghĩa cao cả của thể thao là hòa bình. Thời kỳ cực thịnh của Olympic từ năm 600-449 trước Tây Lịch. Những năm này, đế quốc Ba Tư xâm chiếm Hy Lạp, nhà cầm quyền dựa vào đó, kêu gọi dân chúng trong nước, phát huy phong trào thể thao, vừa rèn luyện cơ thể, cũng như quân sự, để xông pha chông trả kẻ thù.

Vào thế kỷ thứ II trước tây lịch, Hy Lạp có nội loạn nên bị đế quốc La Mã đánh bại và trở thành một thuộc địa của đế quốc này. Các Hoàng Đế La Mã đã chiếm đoạt hầu như tất cả những phương tiện thể theo từ Olympic , đem về thành Roma. Do trên lần Đại Hội thể thao thứ 175, vào năm 80 trước TL, đã tổ chức tại La Mã. Tại Hy Lạp vào năm ấy, chỉ còn cuộc thi chạy bộ của các thiếu nhi mà thôi. Tóm lại, nhũng cuộc thi đấu thể thao dưới thời Cổ Hy Lạp gọi chung là Đại Hội Olympic, hoàn toàn mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, có tính cách xã hội hơn là những cuộc thi đua thể thao đúng ý nghĩa . Trong suốt thời gian bị đô hộ, cũng có vài vị Hoàng Đế La Mã quan tâm tới Thế Vận Hội như Aphucoste (30 Tr.TL-14 Sau Tl), Noron (54-68 Sau TL) nhưng tới thời Nữ Hoàng Theodore , vào năm 394 sau TL, đã ra lệnh cấm tuyệt thi đấu thể thao. Do trên phong trào Thế Vận Hội Olympic, đã chìm sâu vào giấc trầm kha, cùng với đất nước Hy Lạp suy thoái suốt 1500 năm , tính từ ngày ấy.

Chính Nam Tước Pie De Cubertanh là người đầu tiên , đã vực dậy phong trào thế vận hội, đồng thời thổi một luồng gió mới , khi ông đề xướng những ý tưởng mới mẻ, đầy nhân đạo, công bằng và trên hết là mở rộng cánh cửa vận động trường, để đón nhận tất cả các lực sĩ khắp năm châu, bất cứ ai có đủ điều kiện giao đấu, mà không cần phải phân biệt đối xử, nam hay nữ, giàu nghèo, màu da và tôn giáo.

Chính cuộc nói chuyện của ông trước sinh viên của Trường Đại Học Sorbon tại Paris, Pháp Quốc vào năm 1892, đã khai sinh ra Thế Vận Hội Olympic Quốc Tế, gọi tắt là IOC, có sự tham dự cuả 79 Liên Đoàn Thể Thao cũng như các Trường Đại Học, của 13 quốc gia ban đầu tại Âu Châu, gồm Pháp, Hy Lạp, Anh, Nga, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Ý, Thụy Điển , Boheme và Hung Gia Lợi. Kết quả các cuộc hội nghị, được công bố chính thức vào ngày 23-6-1894, quyết định phục hồi Thế vận Hội Olympic, thống nhất các Liên Đoàn Thể Thao Thế Giới, ban hành những nguyên tắc cũng như thể lệ căn bản cho các cuộc tranh tài, đồng thời thành lập một Ủy Ban Điều Hành và Lãnh Đạo,

Thế vận Hội Quốc Tế, lúc ban đầu gồm 15 Uỷ Viên, đại diện cho 13 nước tham dự. Cũng kể từ lần thi đấu đầu tiên năm 1896 tại Athens, tới năm 2004 cũng tại thành phố này, Thế vận Hội Olympic đã liên tục tổ chức được 27 lần Thế vận Hội Mùa Hè, nhưng chỉ có 24 lần tiến hành tốt đẹp. Ba Đại Hội 1916, 1940 và 1944 bị bãi bỏ vì thế chiến 1 và 2. Cũng do hoàn cảnh chiến tranh, nên Ủy Ban Thế vận Hội , chỉ nhóm họp được 16 lần, mà phiên họp thứ 9, cũng là phiên cuối cùng, vào năm 1930 tại Bá Linh ( Đức), rồi bị gián đoạn suốt 43 năm , cho tới 1973, đại hội lần thứ 10 của Uỷ Ban Thế vận Hội Quốc Tế, mới tái nhóm tại thành phố Vacna của nước cọng sản Hung Gia Lợi.

Ngày nay, mục tiêu của phong trào Thế vận Olympic, ngoài sự so tài của các nam nữ lực sĩ, còn là cơ hội để mọi người phát huy mọi lãnh vực, phục vụ cho phong trào Olympic, bao gồm văn học nghệ thuật, tâm lý và sinh học.. Do các cải tổ đáp ứng được nhu cầu, cho nên phong trào thể thao đã bành trướng thật mạnh mẽ như được mang vào đôi hia bảy dặm, kể từ sau thế chiến thứ 2 chấm dứt năm 1945.

Tóm lại, Thế Vận Hội Olympic quốc tế ngày nay, là sự đoàn kết giữa các nước trên thế giới, sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính Phủ và người dân trong nước và trên hết là mục đích chung của Ba tổ Chức Thể Thao gồm : Ủy Ban Olympic Quốc Tế ( IOC), Ủy Ban Olympic Quốc Gia (NOC) và các Liên Đoàn Thể Thao Quốc Tế ( IFC). Ba tổ chức này hình thành Một Ủy Ban Hỗn Hợp và do Vị Chủ Tịch của IOC chủ tọa trong mọi đại hội quốc tế. Hơn 100 năm qua, nhờ thể thao, mà các quốc gia thù nghịch, đã gần cảm thộng được, khi đứng dưới ngọn cờ Thế Vận Hội, mà điển hình là Nam và Bắc Hàn, qua các kỳ Thế vận Hội, được tổ chức tại Hán Thành, Atlanta, Sidney và Hy Lạp.

Theo tài liệu, từ năm 1896 tới 2004, Uỷ Ban Olympic thế giới có 7 chủ tịch, gồm Démetrius Vikélas ( 1835-1908) người Hy Lạp, Nam tước Pieere de Coubertin (1863-1937) người Pháp, Bá tước Herri De Baillet Latour , mất năm 1942 người Bỉ, Sigfris Edstrom (1870-) người Thụy Điển, Avery Brundage (1887-1975) người Mỹ, Huân tước Lord Killanin (1914) người Ích Lan và Dương nhiệm Chủ tịch Juan Antonio Samaransh, người Tây Ban Nha.

Riêng Lá Cờ Thế Vận Hội, được biết do Nam tưóc Pierre de Coubertin là người đưa ra sáng kiến thực hiện, có hình chữ nhật màu trắng, ở giữa có 5 vòng tròn liên kết, với 5 vòng khác nhau, được chấp nhận năm 1913 và xuất hiện lần đầu tại Đại Hội Thế vận Paris năm 1914 nhưng tới năm 1920, mới được chính thức thừa nhận. Năm màu khác nhau của 5 vòng tròn trên lá cờ , là biểu tượng thống nhất trong phong trào thể thao thế giới của năm châu.

Về phần thưởng, trước đây ở Cổ Hy Lạp, các lực sĩ thắng cuộc , thường được thưỏng tài vật hay nô lệ và một vòng hoa nguyệt quế, đội trên đầu. Bắt đầu từ năm 1896, tại Thế vận Hội Thứ 1-Athens, mới có huy chương nhưng chỉ là BẠC. Về sau có thêm huy chương Vàng, Đồng là phần thưởng duy nhất của Uy Ban Thế vận Hội . Ngoài ra, các lực sĩ thắng cuộc thi đấu, còn nhận thêm phần thưởng khác tại quốc gia của họ Về hình thức, từ năm 1896-1920 giống nhau nhưng bắt đầu từ năm 1928, các huy chương được thiết kế trên mặt chính, hình Nữ Thần Chiến Thắng ‘ NIKE’ và có dây đeo cổ , từ năm 1960 tới nay.

2- THẾ VẬN HỘI OLYMPIC TỪ 1896-2004 :

Thành phố Olympia là quê hương ngàn đời của các cuộc so tài thể thao thời Cổ Hy Lạp. Đây chỉ là một thành phố nhỏ , nằm về phía tây bắc bán đảo Poteponere của Hy Lạp, giữa thung lũng rặng Olympia, nơi giao lưu của hai con sông Cloden và Anphia. Từ ngàn xưa, người ta đã xây dựng về phía đông thành phố, ngay trên bờ sông Anphia, một vận động trường bằng đá hoa cương, có tới 50.000 chỗ ngồi. Ngoài ra còn có một Viện Bảo Tàng, trong đó có một quả tạ, nặng 143,5 kg, trên có ghi tên Lực Sĩ Hy Lạp là Bibon., sống trong thế kỷ VI trước Tây Lịch.

Năm 490 trước TL, Ba Tư xua hơn 100.000 quân và 60.000 chiến hạm, vượt biển Egié, đổ bộ vào bình nguyên Marathon nhưng bị Hy Lạp đánh bại tan tành. Hoàng Đế Mintiat ra lệnh cho một viên tướng tên Philipit, chạy bộ về kinh đô Athens , cách xa chiến trường tới 200 km, để báo tin chiến thắng. Nhưng Philipit dù cố gắng ngày đêm, đến độ quần áo tơi tả, cũng chỉ tới được giữa quảng trường Olympia, sau khi vượt qua một khoảng đường dài 42,195 km , thì ngã lăn ra chết vì kiệt sức. Từ đó, để kỷ niệm chiến thắng, người Hy Lạp cổ đã chọn Olympia làm điạ điểm thi đấu thể thao và đem môn chạy Marathon vào chương trình thi đấu nhưng vẫn luôn giữ đúng con số 42, 195 km.

Với người Cổ Hy Lạp, ngọn lửa hồng được xem như là một biểu tượng , nói lên vẽ đẹp của tâm hồn cao thượng của con người, là khả năng phát huy mọi cảm hứng, tư tưởng của nhân loại. Do trên phong trào Olympic từ ngàn xưa , đã dùng ngọn lửa thiêng , để kích thích tinh thần thi đấu của các lực sĩ.

Tháng 5-1934, Chủ tịch Uỷ Ban TVH Bá Linh năm 1936 là Theodore Lenon, đề nghị lấy ngọn đuốc, được thắp sáng trên đỉnh núi Olympic, Hy Lạp , rồi chuyền tay vận chuyển tới tận nơi tổ chức Đại Hội . Ngày 20-7-1936, một lực sĩ Hy Lạp tên Constantine , lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận Hội Olympic, cùng các lực sĩ khác đã chuyền tay nhau , chuyển ngọn đuốc thiêng , suốt 12 ngày đêm, qua tay 3075 người, trên con đường từ Athens tới Bá Linh-Đức Quốc.

+ NHỮNG KỶ LỤC VỀ RƯỚC ĐUỐC :

Trong lịch sử tổ chức Thế vận Hội, chưa bao giờ có một cuộc rước đuốc nào, lại phải trải qua một đoạn đường dai nhiêu khê và lên thác xuống ghềnh , như cuộc rước đuốc tại Đại Hội Thế Vận Sydney, vào ngày 10-5-2000, do 850 lực sĩ Hy Lạp , chuyền tay chuyển ngọn đưốc trong vòng 11 ngày, từ Olympia tới thủ đô Athens. Rồi hành trình lại tiếp tục trên đoạn đường 17.000 km, xuyên qua 13 quốc gia, tới bờ Thái Bình Dương. Ngày 22-5-2000, đuốc tới đảo Guam ( Hoa Kỳ) và 7-6-2000 có mặt tại Tân Tây Lan. Ngày 8-6-2000, đưốc vào Úc và đi xuyên qua tất cả các Tiểu bang với hành trình 27.000 cây số, trong vòng 100 ngày, do 11.000 người chuyền tay , chuyển đuốc tới Sydney. Kỷ lục trên , đã vượt xa Thế Vận Hội 1996 tại Atlanta, khi hành trình rước đuốc chỉ dài 24.135 km, xuyên qua 2 quốc gia và mất 84 ngày.

Trước khi khai mạc Đại Hội Thế Vận 2004 vào tháng 8 năm nay tại Athens, ban tổ chức đã cử hành nghi thức thắp ngọn đuốc thiêng , ngay tại thánh địa Olympia, Hy Lạp. Nữ diễn viên Thalia Prolopiou, được chọn thủ vai Tu Sĩ, đã dùng một gương phẳng phản chiếu mặt trời, thắp lên ngọn lửa , biểu tượng của Vị Thần Thái Dương Apollo, vào ngày 24-4-2004, ngay tại Ngôi Đền thờ Thần . Tới ngày 4-6-2004, đuốc Thế vận từ Olympia, được rước qua 34 quốc gia, hành trình dài 78.000 km, trước khi trở lại đấu trường Athens-Hy Lạp.

+ ĐẠI HỘI THẾ VẬN TỪ 1896-2004 :

- TVH lần 1 tại Athens-Hy Lạp : khai diễn từ 6/4/1896-15/4/2004, có 13 nước tham dự với 195 nam lực sĩ , dự đấu 9 môn thể thao.

- TVH lần 2 tại Paris ố Pháp : Khai diễn vào năm 1900, được đánh giá là một trong những đại hội thể thao thế giới vô cùng tồi tệ. Nguyên do vì thời gian khai diễn thế vận hội lại trùng hợp với cuộc triển lãm quốc tế, cũng đang diễn ra tại kinh đô ánh sáng. Mặt khác vì còn quá mới mẻ, nên Ủy Ban Tổ Chức không đủ kinh nghiệm , khiến cho vấn đề thi đấu thật khó khăn, chẳng hạn như thi bơi lội , không phải trong hồ bơi mà là dòng sông Seine, nước vừa bẩn lại chảy xiết, khiến cho thành tích đạt được không đáng ca tụng, vì nhờ sức nước chảy xuôi.

- TVH lần 3 vào năm 1904, tại thành phố S.Louis thuộc tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Do thông tin lúc ấy quá nghèo nàn, nên mọi người không có ân tượng tốt về đất Mỹ, bởi vậy chỉ có 12 quốc gia tham dự mà thôi. Kết quả Hoa Kỳ đứng hạng nhất, với 244 huy chương đủ loại (78 vàng), thứ 2 là Đức , còn Canada thứ ba. Đại Hội kỳ này cũng thất bại như lần 2 tại Paris, vì lúc đó người Mỹ cũng đang có Hội Chợ kỷ niệm 100 năm, người Pháp bán vùng Louisiana cho Hoa Kỳ.

- TVH lần 4 năm 1908 tại Roma nhưng bất thành vì núi lửa Vésuve bất thần hoạt động trở lại năm 1906. Do trên, đại hội phải dời sang Luân Đôn. Dịp này , hai kẻ tử thù Anh-Mỹ gặp nhau, nên đã có nhiều rắc rối nhưng nhờ vậy, lại thu hút được mọi người tới tham dự.

- TVH lần 5 vào năm 1912 tại Stockholm ố Thụy Điển, được đánh giá là thành công và hoàn mỹ, nhờ tài tổ chức của nước chủ nhà. Lần này cũng xảy ra xung đột giữa hai đội Liên Xô và Phần Lan, vì nước này từ năm 1809 bị Nga cưỡng chiếm và đô hộ.

- TVH lần 6 năm 1916 bị bỏ vì thế chiến thứ 1(1914-1918)

- TVH lần 7 năm 1920 tại Antwerp ố Bỉ , do ảnh hưởng của chiến tranh, nên buồn bã và thưa vắng. Với các nước Đồng Minh thắng trận, kể cả Hoa Kỳ cũng mệt mỏi. Riêng các nước bại trận trong trục như Phổ (Đức), Hung, Bảo Gia Lợi và Thổ Nhỉ Kỳ không được mời tham dự. Đặc biệt là Liên Xô cũng không cho bén mãn đến, nguyên do là nước này đang bị nhân loại nguyền rủa, là đã xuất cảng ‘ chủ nghĩa sát nhân, vô thần ‘ để tiêu diệt thế giới. Sự kiện nhục nhã này kéo dài tới năm 1952, Liên Xô mới được Thế Vận Hội cho phép tham dự trở lại.

Tuy nhiên, trong kỳ thế vận 1920, có một biến cố đặc biệt, đó là sự tham sự thi đấu đông đảo của các nữ lực sĩ. ( nam : 2543 người, nữ : 64 người ) và cũng là lần đầu tiên có một phái đoàn nữ lực sĩ Hoa Kỳ, dự thi môn bơi lội và nhảy cầu. Thật vậy, lần đầu không có nữ, lần 2 năm 1900 chỉ có 11 người dự thi môn golf và quần vợt, lần 3 năm 1904 chỉ có 8 người thi môn bắn cung, lần 4 năm 1908 có 36 nữ thi nhiều môn..

- TVH lần 8 tại Paris-Pháp năm 1924 : có nhiều người tham dự hơn, nên được coi là thành công so với những lần trước. Lần này có 44 nước tham dự với 3092 nam nữ lực sĩ và 60.000 khán giả.

- TVH lần 9 tại Amsterdam-Hà Lan năm 1928 : Bùng lên phong trào chống phụ nữ tham dự thi đấu thể thao, nhất là các môn thi điền kinh như chây 800m, cử ta. Dù vậy, năm đó 290 nữ lực sĩ và 2724 nam. Tuy nhiên phụ nữ bị cấm thi môn chạy 800 m, cho tới TVH 1960 mới được thi trở lại.

- TVH lần 10 tại Los Angeles-Hoa Kỳ năm 1932, xem như là thất bại vì thế giới kể cả Mỹ đang điêu đứng trong cuôc suy thoái kinh tế năm 1932. Trong kỳ này có 1281 nam và 127 lực sĩ của 37 quốc gia tham dự.

- TVH lần 11 tại Berlin ố Đức năm 1936 : Vì thấy Hitler có âm mưu tuyên truyền chủ nghĩa phát xít hơn là phát huy tinh thần thể thao, nên các nước đòi tẩy chay. Cuối cùng thấy Mỹ gửi 384 lực sĩ tới thi đấu, nên các nước khác cũng hùa theo. Trong kỳ thế vận này, nhờ những phát minh tiến bộ kỹ thuật ngành vô tuyến, nên thông tin thế vận đưộc quảng bá nhanh chóng khắp năm châu. Kết quả Đức đoạt nhiều huy chương nhất, Mỷ đứng nhì .

- TVH lần 12 năm 1940 và TVH lần 13 năm 1944 bị bãi bỏ vì Thế chiến 2 (1939-1945).

- TVH lần 14 năm 1948 tại Luân Đôn- Anh quốc : Diễn ra trong cảnh điêu tàn sau cuộc chiến, nhà cửa phưởng phố cầu cống còn nguyên vết bom đạn. Do thiếu ngân sách, nên chính phủ phải mượn trại lính Anh, để làm làng thế vận. Tuy nhiên do ăn mừng chiến tranh đã chấm dứt, kỳ này lại có rất nhiều người tham dự.

- TVH lần 15 năm 1952 tại Helsinki- Phần Lan : kỳ này có phái đoàn Liên Xô tham dự nhưng chỉ được xếp hạng 7, còn đoàn Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về số huy chương đạt được.

- TVH lần 16 năm 1956 tại Melbourne-Úc, bắt đầu cuộc chạy đua của Hoa Kỳ và Liên Xô, để dành tiếng vang nhưng Mỹ thì giàu vô tận, còn Nga thì chỉ mượn đầu heo nấu cháo, cho nên kết quả năm 1990 đã cạn nguồn và sụp đổ, đó là chuyện đời biết đâu mà mò. Trong kỳ này, phái đoàn Liên Xô đứng 1, Mỹ hạng nhì.

- TVH lần 17 năm 1960 tại La Mã-Ý Đại Lợi : Được mọi người ngợi khen vì lịch sự, đẹp và thánh thiện. Dịp này, hãng truyền hình CBS của Hoa Kỳ đã chính thức trở thành vua truyền thông, khi từng giờ phút đem hình ảnh các trận thi đấu tại vận động trường, quảng bá khăp năm châu. Riêng truyền hình Eurovision chỉ phát hình tới các nước Âu Châu mà thôi.

- TVH lần 18 năm 1964 tại Tokyo-Nhật Bản : Để thu hút thế giới, chính phủ Nhật đã tiêu hơn 3 tỷ mỷ kim. Điều này cho thấy nhờ Mỹ giúp đỡ tận tình, nước Nhật đã phục hồi mọi mặt đáng kính nể.

- TVH lần 19 năm 1968 tại Mexico : trong lúc tại Miền Nam, Việt Cộng lợi dụng ngày tết thiêng liêng để tắm máu đồng bào vô tội, nhất là ở Huế chôn người tập thể, thì mấy ngày trước khi có TVH, chính phủ Mễ Tây Cơ cũng cho quân đội tàn sát người nghèo, biểu tình vì bị cúp trợ cấp, để lấy tiền lo đại hội thể thao. Rồi khi bế mạc, Mỹ đen và Mỹ trắng lại đánh nhau trước khán đài khi nhận huy chương.

- TVH lần 20 tại Munich-Tây Đức : Lần này lại đổ máu ngay trong làng thế vận. Vào ngày thứ 11, một toán đạc công 8 người Palestine, xông vào khu dành riêng cho Do Thái, bắt đi 9 lực sĩ. Và lấy đó làm áp lực bắt chính phủ nước này phải thả hết các tù binh của nhóm Tháng Tư Đen. Giữa lúc còn đô co, thì chính phủ Tây Đức đã hốt trọn ổ . Kết quả, 9 con tin Do Thái chết rụi cùng với tên khủng bố Palestine. Có điều đến nay, không ai biết là các lực sĩ Do Thái lúc đó, do ai giết "

- TVH lần 21 năm 1976 tại Montréal-Gia Nã Đại : Là một thất bại ê chề về tài chánh, nguyên do vì muốn giữ an ninh trong những ngày đại hội, chính phủ đã bỏ hơn 100 triệu mỹ kim để lo gìn giữ với hơn 16,000 người gồm nhân viên, cảnh sát kể cả quân đội. Tiếp đó là vụ đại hội bị 24 nước Phi Châu tẩy chay, nguyên do họ đòi trục xuất Tân Tây Lan ra khỏi Thế vận Hội, vì nước này đã giao lưu thể thao với Nam Phi, là quốc gia đang bị thế giới trừng phạt vì chính sách kỳ thị chủng tộc. Do làm ăn lỗ lã trên, tới nay thành phố Montréal vẫn chưa trả xong món nợ 1,5 tỷ rưỡi đô la năm nào. Nam Phi đã bị Ủy Ban TVH cấm cửa từ năm 1948.

-TVH lần thứ 22 tại Mạc Tư Khoa-Liên Xô năm 1980 : Coi nhu thất bại hoàn toàn vì bị 61 nước tẩy chay, vì lúc đó nước này đang xâm lăng A Phú Hãn. Do một mình một chợ, nên hầu hết huy chương đều giao cho người Nga vì không ai tranh dành.

- TVH lần 23 tại Los Angeles-Hoa Kỳ năm 1984 : Dù bị LX và 13 đàn em trả đũa, nhưng kỳ này nhờ giao khoán cho tư bản tổ chức, nên TVH đã lời được 225 triệu,đô la, còn hãng truyền hình ABC Mỹ thì thu được 435 triệu tiền quảng cáo.

- TVH lần 24 tại Hán Thành-Nam Hàn năm 1988 : Kỳ này ngoài các thành tích thể thao đạt được, chương trình còn lồng thêm tiết mục quảng cáo thời trang, bởi nữ lực sỉ Florence Griffith Joyner, với ba huy chương vàng về môn chạy bộ 100m, 200m và 400m, qua những bộ quần áo được thiết kế lạ mắt, cùng 10 ngón tay dài nhọn sơn đủ màu sắc sặc sở. Nhưng kỳ này cũng có chuyện đáng buồn, là nam lực sĩ cử tạ Ben Johnson của Canada, bị đòi lại huy chương vàng môn chạy bộ 100 m, vì sử dụng Doping ‘ thuốc kích thích’. Ngoài ra còn có 9 lực sĩ môn cử tạ, cũng dính và bị đuổi về nước.

- TVH lần 25 tai Barcelone-Tây Ban Nha năm 1992 : Đánh dấu sự hốt bạc của các thành phố được giấy phép tổ chức. Đại hội thể thao kỳ này, có nhiều nét đặc biệt, đó là sự đế quốc Liên Xô đã tan rã nhưng tại TVH, 15 nước Cộng Hòa và Nga vẫn thi đấu chung dưới ngọn cờ thể thao. Nam Phi được phép thi đấu vì đã từ bỏ chế độ kỳ thị chủng tộc. Riêng Đức giờ đã thống nhất, nên chỉ có một phái đoàn và đoàn lưc sĩ nam nữ Trung Cộng, bắt đầu vào sân chơi của nhà giàu, thay Nga quăng tiền ra cửa sổ.. để chuẩn bị sập tiệm.

- TVH lần thứ 26 tại Atlanta-Hoa Kỳ năm 1996 : Đánh dấu 100 năm tổ chức thi dấu thể thao. Năm 1896, lần thứ 1 tổ chức tại Athens chỉ tốn 475.000 mỹ kim, thì năm 1996 mất 1,7 tỷ đô la. Đại hội diễn ra trong 17 ngày, có 15.000 lực sĩ của 197 nước tham dự, với 2 triệu khán giả có mặt tại chỗ và 3,5 tỉ người theo dõi trên truyền hình. Đại Hội đã sử dụng 40.000 công nhân mọi ngành, đem phúc lợi cho thành phố Atlanta 4 tỷ đô la , từ mọi nguồn thu nhập. Trong kỳ này, nhiều nước Á , Phi dành được nhiều huy chương vàng như Syrie, Burandi, Iran, Nam Hàn,Bắc Cao, Nhật Bản, Trung Cộng. Tệ nhất là Ấn Độ, chỉ có 1 huy chương đồng về quần vợt nam và là huy chương duy nhất trong 100 năm thế vận hội. Các nước Costa Rica, Ecuador cũng chiếm được huy chương và dĩ nhiên, với một lực lượng hùng hậu, hơn 700 lực sĩ, Hoa Kỳ đã đứng đầu về số huy chương , thứ 2 là Nga, thứ 3 là Đức , Trung Cộng đứng thứ 4, Nam Hàn thứ 10 và Nhật Bổn thứ 14.

-TVH lần thứ 27 tại Sydney-Úc Đại Lợi năm 2000 : Khai mạc tối 15-9 trước hằng trăm ngàn khán giả có mặt , nữ lực sĩ thổ dân Úc là Cathy Freeman, vô địch thế giới về môn chạy bộ nữ, đã châm ngọn lửa thiêng mang về từ đỉnh Olympic-Hy Lạp vào đài lửa tại vận động trường. Kỳ này có 198 quốc gia tham dự với 12.500 nam nữ lực sĩ và 6000 nhà báo. Tất cả thi đấu trong 16 ngày với 28 môn thể thao và phái đoàn lực sĩ Hoa Kỳ vẫn chiếm được nhiều huy chương nhất.

3 - NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ THẾ VẬN ÍT NGƯÒI BIẾT :

+ THẾ VẬN HỘI LÀ SÂN CHƠI CỦA NGƯỜI GIÀU :

Theo những bật mí động trời từ Los Angeles Times và Industry Magazine năm 2000, thì kể từ ngày Thế Vận Hội được vực dậy tại vân động trường Athens năm 1896 bởi Nam tước người Pháp là Coubertin tới nay, thì ý nghĩa ban đầu của nó, càng lúc càng lu mờ : nguyên nhân cũng chỉ vì TIỀN và có bàn tay của người giàu chen vào. Cũng nhờ những tiết lộ này, ta biết được sự Ủy Ban Thế vận Hội (IOC) hằng năm đều có tài trợ cho tất cả các nước hội viên (có Việt Cộng Xã Nghĩa), dù giàu hay nghèo, số tiền từ 40.000-90.000 đô la, để dành cho sự phát huy bộ môn thể thao. Riêng các lực sĩ tham dự Thế vận Hội, năm 1996 được phát mỗi người 800 đô la. Năm 2000 tăng lên 1200/1 người, dĩ nhiên những nước có đông người tham dự như Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nga.. thì ôm nhiều bạc hơn. Riêng tại Xã nghĩa VC, không biết số tiền trợ cấp của Uỷ Ban TVH có được dùng để lo cho chuyện thể thao hay không " còn các nam nữ lực sĩ tham dự TVH có nhận đủ tiền theo tiêu chuẩn quốc tế " hay , chuyên đó biết đâu mà mò.

Nhiều năm qua, cái được gọi là Uỷ Ban Thế vận Hội (IOC) bị lắm tai tiếng và phản đối từ mọi phía. Họ cho là những người nắm quyền quá già nua, phe nhóm, kỳ thị nam nữ và nhất là chỉ nhắm mắt chạy theo những

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.