Hôm nay,  

Một Hướng Dấn Thân Mới Cho Vấn Đề Tây Tạng

26/03/200800:00:00(Xem: 7875)

Thấy rằng :

1/ Chủ trương đấu tranh ôn hòa bất bạo động của Đức Đạt lai Lạt ma, từ bấy lâu nay, đã tỏ ra không hiệu quả, làm nản lòng người dân Tây Tạng.

2/ Xu hướng bạo động ngày càng tăng, nhất là ở các thế hệ trẻ, dẫn tới việc người dân Tây Tạng sẽ ngày càng dễ bị lôi kéo vào trận chiến chống Trung Quốc của các cường quốc cũng đang ngày càng tăng .

3/ Dân tộc Tây Tạng quá nhỏ bé để có thể đảm đương vai trò của người lính tiên phong trong cuộc chiến chống Trung Quốc này.

Vả lại, nếu xu hướng đấu tranh của Đức Đạt lai Lạt ma, cho một Tây Tạng độc lập hoặc tự trị, có thành công chăng nữa cũng không giải quyết được gì, vì :

1/ Độc lập, thì Tây Tạng cũng không đủ sức để gữi vững nến độc lập đó. Rồi cũng phải tìm cho Tây Tạng một quy chế quốc tế nào đó, để khỏi cảnh hết cường quốc này lại đến cường quốc khác chiếm gữi khi có dịp - Bất ổn vẫn hoàn bất ổn.

2/ Tự trị, tức là vẫn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì hãy nhìn xem những gì đã và đang diễn ra ở các khu tự trị khác của Trung Quốc, như khu tự trị Nội Mông chẳng hạn : chính quyền Trung Quốc vẫn đứa người Hán di dân hàng loạt tới định cư ở đó và người Mông Cổ vẫn bị chèm ép thảm thương.

Về phía chính quyền Trung Quốc :

1/ Họ phải nắm gữi Tây Tạng bằng mọi giá, chủ yếu vì đó là “đỉnh cao chiến lược” và vì đó là đầu nguồn của các con sông lớn của toàn vùng quanh Hymalaya, nhất là đầu nguồn của hai con sông lớn, Trường giang và Hoàng hà chảy trong lãnh thổ Trung Quốc. Dù, về mặt kinh tế, Trung Quốc chẳng được lợi gì mà lại phải chi phí rất lớn. Lại phải đối phó khó khăn trên trường chính trị quốc tế.

2/ Thế nhưng, trong nỗi lo sợ vì bị bao vây như hiện nay, lãnh đạo Trung Quốc buộc phải dập tắt ngay mọi ngọn lửa dù nhỏ cháy lên trong nội địa, vì sợ nó sẽ thành ngọn lửa lớn và lây lan qua các vùng khác.

3/ Tức là cuộc nổi dậy như hiện nay của người Tây Tạng chắc chắn sẽ phải đối đầu với đối sách thẳng tay của phía chính quyền Trung Quốc. Liệu dân tộc Tây Tạng nhỏ bé có chịu nổi không.

Trong khi, một điều chắc chắn có thể thấy được là đường lối ôn hòa bất bạo động của Đức Đạt lai Lạt ma đã đang và sẽ ngày càng yếu đi, nhường chỗ cho khuynh hướng bạo động ngày càng lớn dần, đưa đẩy dân tộc Tây Tạng sẽ ngày càng dấn sâu vào một cuộc đối đầu không cân xứng, mà dân tộc Tây Tạng chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả vô cùng thảm hại.

Từ mấy suy xét nêu trên, đề nghị Đức Đạt lai Lạt ma hãy chủ trì một cuộc vận động mới, theo những định hướng sau đây :

1/ Thay vì tiếp tục công cuộc đấu tranh, được biết là vô hiệu quả, cho một nước Tây Tạng độc lập hoặc tự trị, hãy lên kế hoạch càng sớm càng tốt, cho một cuộc vận động quốc tế biến vùng Cao-Hymalaya (Hight-Hymalaya, từ 3.000 mét trở lên chẳng hạn) thành một Vùng Bảo Tồn Thiên Nhiên Sinh Thái của Nhân Loại (Eco-natural Reserve of Humanity).

2/ Vùng này, bao gồm toàn bộ nước Tây Tạng nhưng không chỉ có nước Tây Tạng, được hưởng quy chế tương tự như quy chế quốc tế cho Vùng Nam Cực (South Pole). Tức là vùng này cũng sẽ được các cường quốc đồng thỏa thuận không thiết lập căn cứ quân sự và cũng không khai thác khoáng sản, mà chỉ thiết lập các trung tâm nghiên cứu về môi sinh, khí tượng, thiên văn, y học, dược thảo, v.v…, nhằm phục vụ nhân sinh, cùng với những cơ sở dịch vụ du lịch sinh thái và tâm linh… - Một vùng như vậy rất cần cho vấn đề sinh thái của địa cầu, nổi lo của nhân loại ngày nay.

3/ Khi ấy, vùng này sẽ được đặt dưới sự bảo hộ (protectorate) của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (UN Security Council), trong đó Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực với quyền phủ quyết (veto). Như vậy, nỗi lo về an ninh chiến lược của Trung Quốc được giải tỏa.

4/ Vùng này sẽ không có quân đội mà chỉ có một bộ máy hành chánh và một lực lượng cảnh sát vừa đủ để lo việc trị an xã hội, được cai quản bởi một Thống đốc (Governor) do Hội đồng Bảo an LHQ bổ nhiệm định kỳ.

5/ Mọi người dân của các nước thành viên của LHQ đều được quyền đến đây du lịch, tu học, làm ăn, nghiên cứu v.v… theo luật định, mọi tôn giáo lớn nhỏ của nhân loại đều có quyền đến đây lập tu viện, và lối sống hay sắc thái văn hóa của các sắc dân bản xứ được bảo tồn. Như vậy, nỗi lo bảo tồn sắc thái văn hóa Tây Tạng cũng được giải tỏa.

Ngắn gọn, đề nghị này nhằm quốc tế hóa Tây Tạng ngay từ bây giờ, bằng vào việc biến (hay nhận chìm) công cuộc đấu tranh chính trị cho một nước Tây Tạng, được tiến hành từ bấy đến nay vẫn không (chưa) thấy lối ra, vào trong một cuộc vận động phi chính trị cho một kế hoạch phục vụ môi sinh của toàn nhân loại.

Kế sách này, xét cho cùng rất phù hợp với tinh thần “từ-bi-hỷ-xả” của Đạo Phật, mà trước mắt nó giúp cho đường lối ôn hòa bất bạo động của Đức Đạt lai Lạt ma có được năng lực mới, với đầy đủ khả năng thuyết phục làm lắng dịu nhanh chóng khuynh hướng bạo động đang có nguy cơ bùng phát.

Nhưng để thực hiện kế sách này (với kế hoạch từng bước như thế nào, không thuộc nội dung của bài này), Đức Đạt lai Lạt ma chỉ nên đóng vai trò hổ trợ tích cực, vì cuộc vận động này có tính nhân loại và cần tránh mọi gắn ghép màu sắc chính trị. Mà cũng nhân cơ hội này Đức Đạt lai Lạt ma thực hiện được nguyện vọng trút bỏ vai trò chính trị của mình để chỉ chuyên chú vào lãnh vực tôn giáo.

Từ trước đến giờ, công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa cho một nước Tây Tạng rõ ràng được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng nhân loại. Nhưng sự ủng hộ cũng chỉ dừng lại ở đớ, bởi nhiều lý do chính trị ngoại giao phức tạp. Thì nay, trong công cuộc vận động cho kế sách mới này, một cách chính danh, mọi thành viên của cộng đồng nhân loại đều có quyền tham gia trực tiếp.Và cần có những nhân sự trẻ, trên dưới 40, đứng ra chủ trì công cuộc vận động này. với sự tham gia tích cực có tính nồng cốt của mọi Phật tử không phân biệt quốc tịch cũng như của các Hội đoàn Phật giáo cấp quốc gia và quốc tế.

Phải chăng kế sách này rất xứng đáng cho Phật tử toàn thế giới dấn thân "

Đỗ Thuận Khiêm, California, cuối tháng 3/2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.