Hôm nay,  

Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần Kết)

22/03/200800:00:00(Xem: 14241)

4)- Hồ Chí Minh có biết Nông Thị Xuân bị giết không"

Biết rất rõ bởi những lý cớ sau:

• Đêm ngày 11/2/1957 tài xế Ninh Xồm đưa Nông Thị Xuân vào căn nhà sàn trong phủ chủ tịch. Qua đêm này, Nông thị Xuân chết do đập đầu, thì không thể nào nói rằng Hồ Chí Minh không biết. Vì không ai có thể ra vào nơi ở này ngoài những người dưới quyền của ông Hồ Chí Minh.

• Chiếc xe cán người mang số phủ chủ tịch lại chạy ra từ hướng phủ chủ tịch.

• Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người" Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường"

• Ai ra lệnh cho công an cướp lấy đứa trẻ trong tay Nguyễn Thị Vàng" Sau đó gởi gấm cho Nguyễn Lương Bằng, kế đến là gia đình Chu Văn Tấn nuôi Nguyễn Tất Trung lúc còn sơ sinh vừa hơn 3 tháng tuổi" Nếu không có người ra lệnh thì Nguyễn Lương Bằng và Chu Văn Tấn có dám nuôi hay không" Trong khi họ biết rõ đứa bé sơ sinh này là con do Hồ Chí Minh đặt tên.

Tóm lại Hồ Chí Minh biết rõ Nông thị Xuân đã bị giết, đã đồng tình trước sự việc xảy ra bằng thái độ hoàn toàn im lặng và giải quyết hậu sự là sắp xếp người nuôi dưỡng đứa con ngoại hôn của mình.

5)- Câu chuyện cần được viết lại

Qua những luận chứng trên, thiết nghĩ câu chuyện vụ án cần viết lại như sau:

Đầu năm 1955, Nông Thị Xuân được ban bảo vệ sức khỏe trung ương đưa về phục vụ sức khỏe cho ông Hồ Chí Minh. Ngoài thời gian phục vụ, cô Xuân về ở tại số 66 Hàng Bông Nhuộm Hà Nội dưới sự bảo vệ của công an Hà Nội. Đầu năm 1956, Nông Thị Xuân có thai, ông Hồ biết rõ sự việc này. Để mua thời gian, ông Hồ đã hứa hẹn sẽ giải quyết nguyện vọng bình thường của một người đàn bà là xin ra công khai chung sống với chồng vì đã có con.

Ông Hồ Chí Minh đã đưa sự việc này ra lấy ý kiến chung của Bộ Chính Trị hoặc là ý kiến của riêng ông để đi đến kết luận là: “Ra công khai không có lợi cho chính trị, và đưa đến quyết định là phải thanh toán sạch sẽ để bảo vệ uy tín lãnh đạo”.

Cuối năm 1956 Nguyễn Tất Trung chào đời, ông Hồ Chí Minh chính thức đặt tên cho con, lấy họ của mình là một hình thức công nhận con ruột mặc dù không đăng ký kết hôn.

Đầu năm 1957 Nông Thị Xuân nhắc lại nguyện vọng ra công khai, Hồ Chí Minh đã công nhận nguyện vọng này là hợp lý, thế nhưng vì sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh trực tiếp hay gián tiếp thông qua Trần Quốc Hoàn thanh toán nội vụ. Trong một giới hạn nào đó Trần Quốc Hoàn đã khủng bố tinh thần Nông Thị Xuân, bằng vũ lực, bằng những hành động có tính cách sỉ nhục trinh tiết của người đàn bà, nhằm o ép Nông thị Xuân đi vào con đường bế tắc, tuyệt vọng tự hủy diệt. Thế nhưng Nông thị Xuân vẫn chịu đựng không rơi vào bẫy Trần Quốc Hoàn. Nếu trường hợp Nông thị Xuân tự tử do tủi hổ, tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh đã giải quyết xong một lo toan. Và Trần Quốc Hoàn khỏi phải ra tay.

Vì thế , 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác.

Sáng ngày 12/2/1957 một hiện trường giả bày ra tại đường Cổ Ngư về hướng Chèm.

Hiện trường thật là căn nhà sàn nơi ở của ông HCM trong phạm vi an ninh của Phủ Chủ Tịch, trong đêm xảy vụ án, giữa Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân xảy ra sự việc gì" Phải chăng đã lặp lại kịch bản ghen tuông hay tình báo giả qua câu nói của Hồ Chí Minh:

Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không"”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “ Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối.”

Vào những năm 1956- 1957 ông Hồ Chí Minh là người nắm quyền lực nhất nước, đang thời kỳ hưng thịnh, vậy ai là người có thể có quyền lực cao hơn ông Hồ để có thể ra lệnh, công khai hiếp dâm rồi giết Nông thị Xuân, thủ tiêu thân xác mà không có sự đồng ý của ông Hồ"

Một vài câu hỏi sau cùng có thể đặt ra, tại sao Nông thị Xuân phải nhận lãnh cái chết mà không thể trở thành người tình trong bóng tối. Tại sao ra công khai, không có lợi cho chính trị"

Để lý giải vấn đề này, người viết đặt ngược vấn đề này với giả thuyết như sau:

6)- Nếu ông Hồ Chí Minh muốn cưới vợ có được hay không"

Trai lớn lên có vợ, gái lớn lên có chồng là chuyện bình thường của thế gian, bất chấp người đó có địa vị như thế nào trong xã hội. Thế nhưng đối riêng Hồ Chí Minh một người từng bỏ rơi người tình, bỏ vợ qua nhiều quốc gia, nên sự việc cưới vợ sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Về đối ngoại, vào thời điểm đầu thập niên 50s. nếu Hồ Chí Minh muốn công khai cưới vợ, nước đầu tiên phản đối là Trung Quốc.

Theo cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Hu Zhiming Yu Zhangguo) xuất bản 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) nhà sử học, Phó viện Khoa học Xã Hội Quảng Tây thì tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình (với Tăng Tuyết Minh) với sự sự chứng kiến của Thái Sương Đặng Dĩnh Siêu là vợ của Chu Ân Lai là bộ trưởng ngoại giao đương thời tại Trung Quốc. (Xem: http://vi.wikipedia.org).

Như vậy Hồ Chí Minh đã là con rể của Trung Quốc có hôn thú đầy đủ, nếu Hồ Chí Minh công khai cưới vợ khác mà chưa giải quyết dứt điểm pháp lý về tờ hôn thú nêu trên, thì vì sự bảo vệ quyền lợi cho công dân bản địa ông bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai sẽ phản kháng, với chứng cớ là tờ hôn thú và nhân chứng đáng tin cậy là bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ của mình (cũng là người có liên lạc mật thiết với Tăng Tuyết Minh). Sự phản đối này tất yếu sẽ mạnh mẽ, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến chính trị Việt Nam vì vào thời điểm này chính sách ngoại giao Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề của cả Liên Xô và Trung Quốc. Bằng chứng là Việt Nam thực hiện cải cách ruộng đất dưới sự quan sát của cố vấn Trung Quốc.

• Về chính trị đối nội trong đất nước Việt Nam. Vào thời điểm 1956, thời gian Nông thị Xuân mang thai, cũng là giai đoạn đấu tranh hòa bình, đảng CSVN cũng như ông Hồ Chí Minh đang cố gắng dồn hết thời gian, xây dựng thần tượng, hình ảnh một con người độc thân (") suốt đời đấu tranh cho dân tộc, nhằm hy vọng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử với Ngô Đình Diệm theo hiệp định Geneve vào cuối năm 1956. Cuộc bầu cử này đã không trở thành hiện thực do sự bác bỏ của ông Ngô Đình Diệm.

 Hồ Chí Minh - Tự phong là cha già của cả dân tộc khi tuổi mới ngoài 50

- Nguồn: facade.com

____

• Thành kiến xã hội: vào thời điểm này, quan niệm hôn nhân giữa trai và gái vẫn còn ảnh hưởng nhiều về định kiến tuổi tác là: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Thực tế ông Hồ Chí Minh đã 65 tuổi trong khi Nông Thị Xuân chỉ mới 25 tuổi, với một cuộc hôn nhân chênh lệch đến 40 tuổi là một sự việc không bình thường. Trong một đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ phong kiến, tất nhiên dư luận xã hội chưa sẵn sàng tiếp nhận, họ Hồ sẽ chịu nhiều tiếng thị phi: “Trâu già ham gặm cỏ non”. Hồ Chí Minh đang là “Cha già dân tộc” nếu cưới Nông Thị Xuân sẽ trở thành “Mẹ già dân tộc” mới có 25 tuổi. Đây là điều báng bổ, bất kính đối với những người có tuổi, không thể chấp nhận được, sẽ là một đề tài chế riễu trong nhân gian, khó tránh được sự tấn công chính trị của chế độ miền nam Việt Nam.

• Khó khăn về mặt luật pháp: Nếu Hồ Chí Minh tuyên bố công khai cưới vợ, tin này sẽ đến tai Tăng Tuyết Minh, chắc chắn Tuyết Minh sẽ lộ diện để đòi quyền lợi chính đáng. Hồ Chí Minh sẽ đối diện với vấn đề pháp luật: tội song hôn. Đó là chưa kể những người tình trong bóng tối khác nữa sẽ xuất hiện để đòi quyền lợi của mình.

Theo bài “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đã đăng trên tạp chí “Đông Nam Á tung hoành” (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh, thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả.

Câu hỏi cuối cùng cần phải giải đáp, tại sao những người tình khác của Hồ Chí Minh lại không bị chết, trái lại Nông Thị Xuân lại phải nhận lãnh cái chết mất thây"

Trong thời gian chiến tranh, những người tình của Hồ Chí Minh (nếu có") dễ dàng chấp nhận ở trong bóng tối, với hy vọng “một mai hòa bình...”

Trường hợp Nông Thị Xuân rơi vào trong thời điểm của một đất nước hòa bình, và đã có con, nên sự việc muốn hợp thức hóa vợ chồng là chính đáng. Hồ Chí Minh, kể cả Bộ Chính Trị đảng CSVN khó có thể tìm một lý do chánh đáng nào để từ chối. Vì thế, giải pháp lạnh lùng và tàn nhẫn được chọn lựa là Nông thị Xuân phải biến mất trên cõi đời này bằng mọi giá, chỉ có người chết mới im lặng vĩnh viễn, sẽ không còn đòi ra công khai nữa. Là phương cách thích hợp nhất để bảo vệ thần tượng mà đảng CSVN đã bỏ công ra gầy dựng. Đấy cũng là động cơ giết người trong nội vụ.

Như vậy Nguyễn Tất Trung có thể kêu oan cho mẹ hay không" Một khi biết rõ cha ruột của mình:

• Hồ Chí Minh không hề yêu thương Nông Thị Xuân, chưa bao giờ có ý định cưới Xuân làm vợ, ông Hồ chỉ xem Xuân như là một đồ chơi, một phương tiện giải quyết tình dục nhất thời mà thôi.

• Quyết định thủ tiêu Nông Thị Xuân đã hình thành từ lúc mang thai, khi Xuân tỏ rõ ước mơ bình thường một cuộc sống công khai hạnh phúc vợ chồng và con cái.

• Vào thời điểm lịch sử thập niên 50s. Hồ Chí Minh quyết định giết vợ, bỏ con, là đã thực hiện đúng vai trò một tín đồ theo chủ nghĩa cộng sản “tam vô” (vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo).

Đảng Cộng Sản Việt Nam/ Hồ Chí Minh (") giết Nông Thị Xuân, giết người bịt miệng như là Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt và xóa sạch mọi dấu vết, những tưởng câu chuyện sẽ vĩnh viễn đi vào bóng tối. Một câu hỏi đặt ra tại sao đảng CSVN/Hồ Chí Minh (") không giết luôn Nguyễn Tất Trung lúc còn một đứa bé sơ sinh mới có 3 tháng tuổi như là một cách “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”"

Phải chăng vì thế cuộc đời mới có câu:

“Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”

(Lưới trời tuy thưa nhưng mà khó lọt).

Giờ đây, hoàng hậu không vương miện của Việt Nam đã thật sự ra công khai theo ý nguyện cho dù chỉ còn một nắm xương tàn trong chiếc áo quan phủ lá cờ đỏ sao vàng, cũng đủ nói lên tất cả mọi điều cần nói.

Thiết nghĩ , toàn bộ câu chuyện “Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất” có thể tạm đóng lại với phần kết còn bỏ ngỏ, để dành cho những người trong cuộc, bạn đọc, nhất là bạn đọc ở trong nước viết tiếp đoạn cuối vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.