Hôm nay,  

Tìm Hướng Đi Cho Thanh Thiếu Niên Việt Nam

21/03/200800:00:00(Xem: 7161)

Thấm thoát vậy mà đã trên 30 năm chúng ta xa quê hương.  Thế hệ của các bậc phụ huynh nay đã luống tuổi, sẽ phải từ từ nhường lại cho các thế hệ con cháu sau này thay thế.  Sống trong xã hội Tây phương, văn minh, tự do, dân chủ mà cuộc sống của mọi người đương nhiên bị lôi cuốn theo vật chất, đam mê, đầy rẫy những sức ép và cám dỗ khắp nơi.  Với kỹ nghệ quảng cáo rất tinh vi, không khác gì phương pháp “nhồi sọ” tân tiến cùng với phương tiện truyền thông tự do, đại chúng nhưng thiếu lương tâm đã và đang đưa vào các tâm hồn non trẻ, ngây thơ trong sáng của các em.  Chắc các vị phụ huynh đều biết phần lớn các em nhỏ, sau khi tan học, về nhà, chúng sẽ hoặc vội dán mắt trên màn ảnh truyền hình, theo dõi những chương trình vô bổ, hăng say theo dõi các cuốn phim hành động bạo lực mà nhiều khi có các đoạn mà đúng lý ra, không được xem đối với tuổi của chúng.  Có em mải mê chơi video game như liên tục từ giờ này sang giờ khác.  Chán chê, các em sẽ quay sang Internet, vô tình hay cố ý viếng thăm các trang nhà bậy bạ, hoặc bỏ thì giờ đấu láo trong các chat room với những người mà các em không hề biết.  Nhiều khi các bậc cha mẹ cũng không cần để ý đến các phim các em đang dán mắt xem, các game các em chơi, hay những ai các em đang chat.  Miễn sao chúng “để yên” cho họ, đừng quấy rầy công việc hay sự nghỉ ngơi của họ là được.  Muốn cái gì, chiều cái nấy.  Mọi thứ yêu cầu đều OK, mà cách giải quyết gọn nhất thường là đưa tiền cho chúng khi chúng đòi.  Muốn mua game mới " Go ahead.  Muốn ăn pizza, burrito " All right.  Muốn sắm quần áo mới theo thời trang với chúng bạn " Tiền đây, đi mua đi.  Muốn đi chơi với các bạn " Được thôi! Cứ như thế, trong thâm tâm nhiều bậc cha mẹ cho rằng “tôi lo cho chúng nó như vậy là quá đủ !  Chỉ mong sao chúng nó học hành và đừng làm phiền tụi tôi là được rồi!”  Thế quý vị có bao giờ bắt gặp cảnh các em, sau giờ học, đi theo từng nhóm nhỏ, lang thang vất vưởng trong các khu thương xá, shopping mall chưa "  Quý vị có biết các em đang chat với ai, về đề tài gì hay không " Quý vị có biết các em đang chơi với ai, nghĩ gì, muốn gì và sau này lớn lên sẽ làm gì chưa "  Dần dà các nhu cầu của các em càng nhiều hơn, đua đòi nhiều hơn với chúng bạn, giống như câu “được voi, đòi tiên” Lẽ dĩ nhiên, nguồn cung cấp của quý vị cũng phải tăng theo.  Đến lúc nào đó, quý vị không còn khả năng “tài trợ” nữa hay khi biết việc học của các em xuống dốc thì quý vị sẽ nổi cơn tam bành rồi ban lệnh “cấm vận”  để trừng phạt.  Quen tánh, các em sẽ không chịu nổi và việc phạm pháp để thỏa mãn nhu cầu chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.  Đó là phần lớn những yếu tố rất dễ đưa đến các thế hệ thanh thiếu niên sau này trở nên thiếu đạo đức, ganh đua, ích kỷ, dễ dàng sa ngã và hậu quả là đưa đến các hành động tội phạm.  Có em sống bất cần đời, mơ màng trở thành những anh hùng hiệp sĩ, những nhân vật hư cấu mà các em vẫn hay “nhập vai” vào trong các nhân vật khi chơi game, hay trong các cuốn phim của Hollywood mà em thích.  Theo đám bạn xấu, các em sẽ bị sức ép, dụ dỗ xử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cần xa, ma túy.  Nếu không sẽ bị bạn bè coi là “nhà quê”, chết nhát, “not cool”.  Với dòng máu nóng tuổi trẻ, với bản năng muốn làm những chuyện anh hùng, chơi nổi, các em sẽ chẳng ngại ngùng để thử và một khi đã có lần đầu, sẽ có lần sau.  Cứ như thế, các em từ từ buông lơi trong cuộc sống, vùi dập cuộc sống của chính mình, tiêu phí thời gian mà nhiều người gọi là tuổi ngọc.  Rồi một ngày nào đó, quý vị sẽ nhận được cú điện thoại từ sở cảnh sát.  Đến lúc đó thì đã quá muộn.  Chồng đổ lỗi cho vợ, vợ quy trách nhiệm cho chồng, rồi cùng đổ lỗi cho nhau, cho xã hội, cho thầy cô, trường học, TV cũng vô ích.  Tôi biết một số gia đình rất khá giả, 20 năm trước họ đã là các doanh gia triệu phú, nhưng vì quá bận rộn với thương vụ ngày đêm, không có thì giờ lo cho các con, đâm ra các con của họ đều hư hỏng.  Con trai thì nghiện ma túy, trộm cắp.  Con gái thì băng đảng và có bầu trong lứa tuổi vị thành niên.  Vậy xin hỏi, làm ra nhiều tiền để làm gì khi các đứa con của mình xa ngã "  Nội tiền luật sư, tiền cai nghiện cũng đã tốn rất nhiều rồi.  Vui sướng gì đâu khi các con bị tù tội"

Tuổi trẻ ở hải ngoại hiện nay không có nhiều các tấm gương sáng, người hùng hay các thần tượng (role model) thực tế, gần gũi với chúng để cho chúng hỏc hỏi và noi theo.  Đáng lý ra, truyền thông cần nêu cao tính chất anh hùng của các chiến sĩ đang chiến đấu chống khủng bố để cho đất nước này yên bình.  Ngược lại, vì lý do chính trị hay riêng tư nào đó, có đôi khi các phương tiện truyền thông còn bôi bác cuộc chiến cùng các chiến sĩ ngoài mặt trận. Thành ra các thần tượng mà các em nhìn theo có chăng chỉ là các nhân vật trong các trò chơi điện tử, hay trong phim ảnh, các cầu thủ thể thao đắt giá, hay các ca sĩ trẻ nổi tiếng đương thời.  Tiếc thay các nhân vật mà các em được coi là thần tượng như thế thường chỉ là các nhân vật tưởng tượng, hư cấu không có thật.  Còn các cầu thủ thể thao đắt giá thì phần lớn, không ít thì nhiều cũng có rắc rối với pháp luật như nghiện thuốc, bạo lực, mang súng, say sưa hay một vấn đề gì đó.  Còn ca sĩ trẻ thì khi có quá nhiều tiền, quá nhanh, quá dễ dàng dễ sinh ra lắm tật, ăn chơi trác tác, tiệc tùng thâu đêm.  Khi tôi có dịp trò chuyện với một số em, như một người bạn, người anh.  Khi hỏi các em lớn lên sẽ làm gì "  Nếu quý vị nghe các em tâm sự thì chắc chắn quý vị sẽ phải bật ngửa.  75% các em muốn trở thành các nhận vật huyền thoại võ công đầy mình trong các trò trơi video games như SubZero, Scorpion, hay trở thành những kẻ độc tài, chiếm cứ các quốc gia khác.  10% khác các em không biết sẽ làm gì.  10% các em muốn trở thành các cầu thủ của Hội Bóng Rổ Quốc Gia (NBA) nhà nghề, hay cầu thủ bóng bầu dục (NFL) hay chơi cho các hội banh danh tiếng khúc côn cầu (Base Ball).  Chỉ có 5% là muốn trở thành một số nghề đàng hoàng như chuyên viên tâm lý, bác sĩ, kỹ sư, thảo trình viên điện toán (chuyên về làm video game).  Mặc dù nhiều em cho rằng học ra bác sĩ, kỹ sư cũng dễ như các em đang học ở trong trường trung học.  Nghĩa là vừa học, vừa chơi cũng xong!  Cũng có em mơ mộng đưọc làm nghề chơi game thử nghiệm toàn thời gian (full time) có lãnh lương ! 

Tuy dân tộc chúng ta đến đất nước này vỏn vẹn chỉ có trên 30 năm, nhưng chúng ta đã chứng tỏ cho người dân bản xứ cũng như các sắc dân khác nền tảng văn hóa, giá trị gia đình của chúng ta.  Mà điểm son nổi bật hơn hết là hầu hết các bậc phụ huynh chúng ta đều hy sinh tất cả cho tương lai con em mình.  Là các bậc sinh thành, chúng ta vui với khi thấy con em ngoan ngoãn, hãnh diện khi chúng thành đạt, và sung sướng khi thấy chúng vâng lời.  Bên cạnh trường học, các em đặc biệt cần sự quan tâm của cha mẹ.   Ngoài việc làm cha làm mẹ, đôi lúc, chúng ta cần phải làm bạn với chúng nữa.  Tâm sự với chúng, lắng nghe chúng nói các chuyện xảy ra ở trường, tìm hiểu các bạn mà chúng chơi, xem các chương trình TV chúng xem, chơi các game chúng đang chơi, nghiên cứu các trang Web mà chúng viếng thăm.  Khuyên răn, hướng dẫn cho chúng.  Và nhất là tạo cho chúng tham gia các môi trường lành mạnh cho chúng sinh hoạt.  Học hỏi thêm các yếu tố đạo đức làm người.  Trong câu chuyện đức Mạnh Tử và mẹ; vì không muốn thấy con mình ủy lụy, thương cảm khi nhà mình ở gần nghĩa trang, mẹ của Mạnh Tử đã dọn nhà tới gần trường học để cho con mình được học hỏi sách vở thánh hiền.  Điều này cũng giống như câu châm ngôn của Việt Nam: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” vậy.  Ngoài việc học ở trường các em cần vận động ở ngoài trời, và tham gia các sinh hoạt hữu ích phục vụ cộng đồng.  Đặc biệt hạn chế việc coi TV, chơi game, lên internet.  Tôi thấy môi trường tốt nhất là cho các em tham gia là các đoàn thể phù hợp với lứa tuổi của các em như Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Đình Phật Tử hay các Liên Đoàn Hướng Đạo.  Riêng đối với phong trào Hướng Đạo, các em có dịp học hỏi các kỹ năng tháo vát, mưu sinh thoát hiểm, ứng biến với các tình huống, chơi các trò chơi tập thể, đồng đội, kỷ luật, ngăn nắp, tiết kiệm và khả năng lãnh đạo.  Các em sẽ được giáo dục và đào tạo theo các yếu tố: nhân, nghĩa, lý, trí, tín.  Các em cũng sẽ có dịp tham gia các kỳ gây quỹ giúp đỡ cho những kẻ nghèo khó, hay bất hạnh như nạn nhân của thiên tai, lũ lụt.  Tham gia các dự án phục vụ cộng đồng, công ích như thăm viếng nhà dưỡng lão, trẻ mồ côi, người khuyết tật, kẻ vô gia cư, làm sạch thành phố v.v.  Có như thế các em mới thấy mình thật hạnh phúc và đầy đủ.  Từ đó các em sẽ biết quý trọng cuộc sống và tương lai của các em.  Riêng các bậc phụ huynh, chúng ta cũng nên tham gia sinh hoạt chung với các em, chơi chung với các em và nhìn chúng lớn lên trưởng thành.  Các em cũng rất hãnh diện khi thấy có cha mẹ tham gia chung với mình trong các lần sinh hoạt.  Thời gian trôi rất nhanh, thấm thoát chúng vọt lớn nhanh như thổi.  Khi đó chúng ta dù có muốn vặn trở ngược lại kim đồng hồ, hay quay ngược lại cuốn video tape để tìm lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ của chúng, cũng không được nữa.  Sau biến cố 1975, vì hoàn cảnh mất nước, chia ly, loạn lạc có rất nhiều người cha vì phải bị tù đày Cộng sản hàng chục năm đã không có dịp nhìn đàn con mình khôn lớn.  Đó là một mất mát rất lớn đối với họ.

Phong trào Hướng Đạo dùng phương pháp kết hợp trò chơi để giáo dục thanh thiếu niên.  Khi chơi, các em dần dần sẽ nghiệm ra các bài học lý thủ bổ ích.  Khi khoác trong mình bộ đồng phục, các em sẽ giữ gìn tác phong, kỷ luật và nhắc nhở tới lời Hứa, 10 điều luật Hướng Đạo.  Khi chào cờ các em sẽ biết trân quý đất nước, quê hương, tự do và những gì mình đang có.  Khi đi trại, các em có dịp bàn thảo, quy hoạch, chuẩn bị, và phân chia, điều hợp công việc đến cho toàn đội của mình.  Và còn nhiều nữa những điều học hỏi quý báu khi sinh hoạt với phong trào Hướng Đạo.  Đây là những bài học cho các em áp dụng sau này khi trưởng thành. 

Để kết luận, dù có nghèo khó, chật vật, nhưng khi nhìn thấy các con cái lớn lên, ngoan ngoãn, thành nhân, thì đó chính là phần thưởng quý báu nhất với các bậc làm cha mẹ.  Vì tương lai cho các thế hệ Việt Nam ở hải ngoại, kính xin các bậc phụ huynh lưu tâm nhiều hơn nữa và tạo cho các em tham dự những môi trường lành mạnh cho con em mình sinh hoạt mà điển hình là tham gia các Liên Đoàn Hướng Đạo trong vùng.  Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết hoặc cho các em tham gia phong trào Hướng Đạo, xin liên lạc Ủy Viên Tin Học Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam: Trưởng Nguyễn Trí Tuệ số phone (714) 230-4186.  Hoặc email: adac4u@yahoo.com

Nguyễn Trí Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.