Hôm nay,  

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

08/03/200800:00:00(Xem: 11142)

Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles.
"Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người

Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi

Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi

Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại

Xương da thịt này cha ông ta miệt mài

Từng ngày qua

Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi

Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang

Trên bàn chông hát cười đùa vang vang

Còn Việt Nam

Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng..."

Đó là bài hùng ca về quê hương đất nước của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tôi nghe trong xe mà bừng bừng khí thế đấu tranh, xe chúng tôi hướng về downtown Los Angeles, đích diểm đến là Tòa Lãnh Sự Trung Cộng ở số 443 Shatto Place, Los Angeles, CA 90020. Trụ sở này gần góc đường Shatto Place và Wilshire Blvd.

Đây là buổi biểu tình do 4 tổ chức phối hợp, gồm Cộng Đồng Người Việt tại Los Angeles, Cộng đồng Á Châu Riverside, Hội Người Việt San Fernando Valley, và Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại vùng San Fernando Valley. Anh Mười Trương, đương kiêm chủ tịch Hội Người Việt San Fernando Valley gọi liên lạc với các ông Nguyễn Duy Nghiêu, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt tại Los Angeles, GS Lê Quang Tích chủ tịch Cộng đồng Á Châu Riverside, rồi quý ông Nguyễn Quang Cảnh, chủ tịch Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa SFV, Đỗ Tiến Đức của báo Thời Luận, Nguyễn Thanh Huy của nhật báo Việt Báo,... Tại trước Tòa Lãnh Sự TC thì 2 chiếc xe đò Long Thành chở đoàn người tham gia biểu tình vừa đến đúng hẹn. Phái đoàn Liên Ủy Ban gồm quý ông Phan Kỳ Nhơn, Lê Quang Dật, Trần Trọng An Sơn ngoài ra còn có những thành viên như Hồ Ngọc Minh Đức, Vũ Long Sơn Hải, và Đặng Thị Hằng và nhiều đồng hương vùng Orange County lên góp mặt. Từ cộng đồng San Fernando Valley còn có các vị như cựu chủ tịch Nguyễn Khánh Hồng, cùng các thành viên như Trần Tuệ, Đỗ Xuân Lư, Lương Văn Sĩ, Hồ Du, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Viết Rạng, và Nguyễn Thị Hoa. Nhiều anh chị đã bỏ công ăn việc làm ngày hôm nay để gia nhập biểu tình đòi lại những mất mát bờ cõi của Việt Nam, kêu gào công lý cho đất nước Việt Nam.

 Hàng người đổ đến bao vây cổng chính lối dẫn ra vào Tòa Lãnh Sự Trung Cộng, những người bên trong Lãnh Sự Quán cho khóa chặt cửa vào. Khí thế của đoàn ngưới biểu tình vang dội cả khu phố lôi kéo sự chú ý của người khách lai vãng xung quanh khu vực. Các xướng ngôn nhân cầm loa phóng thanh tố cáo tội ác của bá quyền Trung Cộng xâm chiếm hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và hải quân TC đã dã man nã súng giết hại các ngư phủ Việt Nam. Các anh chị Hồ Ngọc Minh Đức, Vũ Long Sơn Hải, cùng Đặng Thị Hằng và Trần Kim Ánh luân phiên tố cáo bọn bá quyền TC bằng song ngữ Anh Việt.

Trong ký ức cũ của tôi về tháng 3 của những năm xưa, như vào năm 1972 quân CS Bắc Việt xua quân và đại pháo vượt đường mòn Hồ Chí Minh mở cuộc tổng tấn công ồ ạt miền Nam VN để mở Chiến dịch Xuân Hè 1972, mà bên chúng ta quen gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, theo tựa của cuốn sách phóng sự chiến trường nổi tiếng của nhà văn Phan Nhật Nam. Cũng như tháng 3 oan nghiệt của năm 1975, tháng 3 gẩy súng của người lính VNCH, khi Việt Cộng tấn công đánh úp Ban Mê Thuộc. Ngày 11-03-1975 Ban Mê Thuộc thất thủ lọt vào tay địch quân. Sự chiến thắng của quân Bắc Việt mở đường cho những mất mát đất đai, bờ cõi Việt Nam vào tay Trung Cộng, một xứ sở đầy tham vọng, bá quyền mà các lân bang Á châu gọi là hiểm họa Đại Hán.

Tôi nhớ ba anh Hồ Ngọc Minh Đức, Vũ Long Sơn Hải và Hồ Du, những cựu quân nhân của VNCH, cầm loa phóng thanh nhắc lại gương oanh liệt thuở xa xưa của tiền nhân khi đánh đuổi giặc Tống xâm lăng nước ta trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Tôi nghe bốn câu thơ để đời của tể tướng Lý Thường Kiệt bừng bừng sống trong lòng mọi người, để tinh thần dũng cảm của tiền nhân gọi hồn người dân Việt Nam khắp nơi, có nghe chăng hỡi tiếng lòng bất khuất vì non sông gấm vóc:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư."

Diễn nghĩa:

"Sông núi đất Việt vua Nam ở,

Sách trời phân định rõ ràng thay.

Cớ sao lũ giặc sang xâm lấn,

Chúng bây coi chừng thua trận ngay."

Ngược dòng lịch sử, người ta không quên câu nói dân gian "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Lịch sử chứng minh khi hòa ước Nhâm Tuất vào năm 1862 được ký kết, Việt Nam bị buộc nhượng ba tỉnh miền đông cho thực dân Pháp, làm cho dân chúng cả nước và nhất là tại Nam Kỳ rất phẫn uất trước cảnh quốc phá gia vong. Và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị Pháp chiếm lúc đó là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường. Năm năm sau, tức vào năm 1867 Pháp lại tấn công chiếm tiếp ba tỉnh miền tây còn lại là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Uất hận vì bị Pháp lừa gạt và dân chúng cả nước chỉ trích vì thái độ chủ hòa khiếp nhược của triều đình, quan đại thần Phan Thanh Giản chấp nhận trách nhiệm trong tinh thần kẻ sĩ, ông uống thuốc độc kết liễu đời mình.

Ngày hôm nay người Cộng Sản Việt Nam sợ sệt quân giặc Đại Hán đến nỗi khi ngoại bang xâm chiếm bờ cõi của dân tộc, ở trong nước nhà cầm quyền CSVN cho thấy sự đốn mạt, khiếp nhược, hèn hạ không cho phép dân chúng của mình được quyền tỏ thái độ bất mãn khi biểu tình phản đối Trung Cộng.  Một thí dụ điển hình là thông báo của Trường Đại Học Công Nghệ thuộc Viện Đại Học Hà Nội được đưa lên mạng lưới thông tin quốc tế mà nhiều người đã xem, bản văn khuyên sinh viên không nên tổ chức hay tham gia biểu tình mà phải chờ đợi chủ trương của nhà nước sẽ giải quyết ôn hòa theo đường lối ngoại giao. Tôi nghe Linh mục Phérô Phan Văn Lợi ngao ngán thở dài khi ngài đề cập về sự bạc nhược của nhà cầm quyền CSVN, họ chỉ giỏi hiếp đáp người dân của mình và lại thần phục ngoại bang bất kể liêm sĩ. Bởi vì họ chẳng bao giờ có liêm sĩ cả. Nên anh điều hợp chương trình Phan Đình Minh phỏng vấn Linh mục Phérô Lợi đã cho quan điểm cá nhân mĩa mai chua chát là: "Thưa Cha, nếu ngày hôm nay quý ngài Ngô Quyền, Lê Lợi, và Trần Hưng Đạo mà còn sống, có lẽ quý ngài sẽ vào tù hết tất cả". Một quốc gia bé tí xíu như Tibet, mà nhà lãnh đạo Đức Đạt Lai Lạt Ma không một tấc sắt trong tay, nhưng ban lãnh đạo do ngài chủ trương vẫn đối kháng với khủng bố bạo lực độc ác từ phía TC để đòi lại đất đai và chủ quyền quốc gia.

Nếu ai mà làm mất lãnh thổ quốc gia là một trọng tội và chịu hình phạt nặng nề. Ngay từ thế kỷ thứ 15, vua Lê Thánh Tông ban chỉ thị cho những người đi giải quyết vấn đề biên giới với nhà Minh:

"Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải bị tru di".

Hơn 5 thế kỷ trước đây, Cha Ông của chúng ta đã ý thức được tiền đồ của nước nhà, hay chủ quyền của quốc gia quan trọng như thế nào rồi, há gì tội ác của bọn mãi quốc cầu vinh Việt Cộng dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng. Ngày nay, đất nước chúng ta bị CSVN làm mất hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ, hàng chục ngàn cây số vuông lãnh hãi, và bây giờ cộng thêm những mất mát bờ cõi, những những hải đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa về tay giặc xâm lược phương Bắc, mà nhà cầm quyền CSVN vẫn trơ trơ mặt địa và thật vô liêm sì ra ngăn cản nhân dân đứng lên chống đối giặc ngoại xâm, họ chẳng dám chọn một thái độ đương đầu quyết liệt đối với quân xâm lăng Đại Hán Bắc phương, ít ra thì cũng như Phan Thanh Giản bày tỏ thái độ đối với giặc ngoại xâm hay như anh hùng Ngụy Văn Thà liều chết với quân xâm lược Bắ phương, một guơng sáng ngời của đất nước Việt Nam Cộng Hòa.

Trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Hộ tống hạm Nhật Tảo của VNCH đã bị hỏa lực vũ bão của Trung Cộng bắn cháy và chìm giữa biển Đông. Hạm trưởng chiến hạm này là Trung Tá HQ Ngụy Văn Thà, tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan HQ VNCH, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi tàu trúng đạn bốc cháy, với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá Thà cho lệnh các thuộc cấp hãy di tản thoát thân. Hạm Phó là Thiếu Tá HQ Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Đéc, thuộc khóa 17 sĩ quan HQ VNCH, dù bị thương nhưng ông cố hướng dẫn số quân nhân còn sống sót rời tàu, trong tổng số 80 thủy thủ đoàn, dùng bè cao su cấp cứu tìm về đất liền. Riêng Hạm trưởng Thà quyết định ở lại chọn cái chết theo tàu. Chơi vơi trên biển cả, Thiếu tá Trí vì bị thương nặng nên đã từ trần trên bè, trước khi toán người còn lại, được một thương thuyền Hòa Lan cứu vớt.

Trong biến cố thành lập huyện Tam Sa mới đây của Trung Quốc, chúng ta không khỏi oán hận, bực tức khi nghe lời tuyên bố vô cùng trâng tráo, xấc xược của tên Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng vào ngày 11/12/07 là: "Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi được đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa". Nghĩa là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng, họ công khai cướp giựt tài sản của người Việt Nam. Lời trịch thượng của quan thái thú Đại Hán thời đại dạy dỗ đàn em CSVN. Những hành vi mang tính cách gây hấn hung hãn, ngạo mạn, khinh thường công pháp quốc tế của Trung Cộng như là khi cho thiết lập các phương tiện hạ tầng như phi trường, bến cảng, xây dựng các khu du lịch ở Hoàng Sa. Rồi gần đây Trung Cộng cho Hạm Đội Nam Hải tập trận tác chiến ở vùng biển Hoàng Sa. Đi xa hơn nữa bá quyền Bắc Kinh cho thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Hải Nam, lấy tên là Tam Sa, trong đó có hai vùng lãnh hải thuộc Việt Nam là Hoàng Sa, mà Trung Cộng gọi là quần đảo Tây Sa và Trường Sa được gọi là quần đảo Nam Sa cùng với quần đảo Trung Sa ở gần hướng Phi Luật Tân.

Người Việt Nam sống bất cứ nơi nào không thể nhắm mắt làm ngơ trước những hành động ngang ngược xấc xược, bá quyền xâm lược rõ rệt như thế này được. Chúng ta đã mất liên tục tiền đồ của dân tộc như Ải Nam Quan, mất thác Bản Giốc và nhiều vùng đất biên giới trên đất liền sau khi bị quân Trung Cộng tấn công đánh chiếm từ năm 1979, nay lại tình trạng mất thêm các vùng biển gồm các quần đảo bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực để chính thức hóa vào bản đồ của họ trước sự chứng kiến và làm ngơ của thế giới. Trước nỗi phẫn nộ của đồng bào trong nước, nhất là các anh chị em trẻ tại Việt Nam, họ ôm ấp những suy tư, những băn khoăn về đất nước cùng nỗi đau thương của người dân bị trị, họ bất mãn cùng cực. Chúng ta người Việt ly hương tại hải ngoại phải nói lên cái tâm cảm quê hương và hãy chia sẻ niềm đau đớn này của quê hương với họ.

Nhà cầm quyền CSVN xưa nay đã cầm nhầm bản dư đồ của dân tộc Việt Nam, mượn công hàm và bản đồ mà viên thủ tướng hăng rô môi vều VC Phạm văn Đồng ký năm 1958, đã công khai xác nhận VNCH đã chiếm cứ đất đai của nước Tàu Đại Hán.

Bản Công Hàm Ngoại Giao của viên thủ tướng hăng rô môi vều VC Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng TC Chu Ân Lai, mà nội dung nguyên văn như sau:

“Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý được rõ:

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1959 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Phạm Văn Đồng

Thủ Tướng Chính Phủ

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.”

Ngày 11 tháng Giêng, 1974 Mao Trạch Đông tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa, tức Tây Sa và Nam Sa là của Trung Cộng. Rồi phía TC bất thần xua quân xâm chiếm hải đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng, năm 1974. Chỉ vì mục đích muốn cưỡng chiếm miền Nam bằng mọi giá, Hồ Chí Minh và thuộc hạ đã bán đứng tài sản của đất nước do tiền nhân để lại cho giặc Tàu Đại Hán. Rồi trong hai năm liên tiếp (từ tháng 12 trong năm 1999 đến tháng 12 trong năm 2000) bọn lãnh đạo chóp bu từ Đỗ Mười đến Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Nguyễn Mạnh Cầm đã lén lút sang Tàu để ký kết "thương nghị" hoặc bán, sang nhượng hay dâng hiến tài nguyên đất nước cho giặc Đại Hán Bắc phương.

Biến cố cuối năm 2007, khi Trung Cộng công bố rằng Quốc Vụ Viện TC xác nhận việc thành lập thành phố hành chánh cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, khiến giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước căm phẫn của lòng người Việt Nam chúng ta.

Phản ứng của dân chúng Việt Nam ở bên trong cũng như ngoài nước đã xôn xao sôi nổi vì uất ức, vì oán hận như lời ca của bài hát của một xứ sở hào hùng trong dòng lịch sử luôn đấu tranh vươn lên trong oan khiên: "Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn" hay "Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại. Xương da thịt này cha ông ta miệt mài". Để rồi biểu tình đòi lại đất đai bùng nổ lên khắp nơi, từ Hà Nội vào Sài Gòn, từ Paris đến Munich, từ London sang Bruxelles, từ Rotterdam sang Oslo, từ Prague sang Warsaw, từ Toronto sang Canberra,  từ Seattle đến Washington DC, từ Dallas về Houston, từ San Francisco về Los Angeles,...

Người con dân Việt Nam nơi nơi sẵn lòng đứng lên đáp lời sông núi. Lời ca tiếng nhạc của một Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ kêu gọi mọi người xích lại gần nhau hơn, hồn thiêng sông núi của dân tộc Việt Nam khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người, hãy làm người với ý chí bất khuất phải chọn làm người con dân Việt Nam. Trước nguy cơ mất đất đai, hỡi những ai uất hận hãy vùng dậy hùng cường tiến lên...

"Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng

Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm

Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời

Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người

Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam

Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian

Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên."

Thứ tư, ngày 5 tháng 3, 2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.