Hôm nay,  

Virginia: Cầu Siêu Vong Linh Thảm Sát Tết Mậu Thân

04/03/200800:00:00(Xem: 5775)

Phật tử Virginia 2008 cúng cầu siêu cho Mậu Thân Huế 1968.
Bốn mươi năm chẳng, kể từ biến cố Tết Mậu Thân 1968, mỗi độ Xuân về lòng người dân xứ Huế cũng như toàn dân Miền Nam không khỏi bùi ngùi, xót xa nghĩ tới những nạn nhân bị bức tử, bị thảm sát  trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968. Một ấn tượng hãi hùng đã in sâu vào tâm thức của mọi người, gần  nửa thế kỹ đã trôi qua, nhưng hình ảnh những vành  khăn tang trên đầu cô phụ,  dư âm tiếng khóc thê lương cho người thân yêu như còn vang vọng, đồng bào hải ngoại không thể bình tâm an hưởng, quên đi những oan hồn uẫn tử, vì vậy một nhóm phật tử vùng Hoa Thịnh Đốn cùng Chùa Hoa Nghiêm đã tổ chức lễ cầu siêu, nguyện càu hồng ân Chư Phật, Chư Bồ Tát phát quang tiếp độ chư hương linh nạn nhân biến cố Tết Mậu Thân sớm vãng sinh về cõi tịnh độ.

Buổi lễ cầu siêu và cúng giải oan các vong linh được tổ chức vào lúc 2 giờ trưa ngày 2 Tháng 3 năm 2008 trong không viên  Chùa Hoa Nghiêm ở Fort Belvoir, VA,  hoàn toàn theo nghi lễ tôn giáo, một sinh hoạt tâm linh dân gian vô cùng trang nghiêm,  không có thuyết giảng, diễn văn…được chủ tế bởi Thầy Thích Thông Khiết đến từ Oklahoma; Thầy trụ trì  Chùa Hoa Nghiêm, Thích Kiến Khai; Sư Cô Thích nữ Diệu Đạo và ba sư cô ở các chùa trong vùng Hoa Thịnh Đốn.

Có khoảng hai trăm phật tử vân tập trong khuôn viên chùa, trước cổng chính chùa có một bàn thờ với hương đèn, hoa quả và nhiều thức ăn chay.  Phía bên trái cổng chính có một bàn lớn hơn cũng bày cúng nhiều thức ăn chay và hoa quả. 

Trong chính điện, Đạo hữu Đào Hiếu Thảo đọc qua chương trình buổi lễ, kế đến Thầy Thông Triết cùng quý thầy, sư cô và  phật tử  đọc tụng một thời kinh. Sau đó quý thầy, sư cô và phật tử cầm lư hương, đèn và hoa quả đi một vòng sân chùa, vừa đi  vừa đọc kinh để thỉnh mời những oan hồn uẫn tử,  không riêng gì nạn nhân thảm sát Tết Mậu Thân mà tất cả hàng trăm ngàn vong linh chiến sĩ  trên mọi nẽo đường đất nước, hằng triệu đồng bào nạn nhân của bom đạn hoặc không may đã bỏ mình trên bước đường tỵ nạn chiến tranh, tất cả những ai đã chết dần mòn trong lao tù CS, những thuyền nhân thiệt mạng trên biển cả, trong rừng sâu…không phân biệt già trẻ, gái trai, Nam Bắc, chủng tộc, tôn giáo …tất cả được thỉnh mời vào trong chùa nghe kinh Phật.

 Trở vào chánh điện Thầy Thông Triết chủ lễ , đã cùng quý thầy, sư cô và phật tử tụng kinh cầu  siêu. Bài kinh có ý nghĩa như một bài giảng, khuyên các vong linh hãy trở về phó hội, tham dự đàn tràng Giải Oan, nghe kinh mà tu để được chuyển hóa, hưởng nguồn Cam Lộ, siêu sinh về cõi Tịnh Độ.

Sau đó quý thầy, sư cô và phật tử tiễn đưa các vong linh trở lại ngoài sân chùa. Thầy Kiến Khai chủ lễ cúng giải oan các vong linh. Thầy nói, trong cơn binh lửa, trong cảnh tao loạn của biến cố Tết Mậu Thân 1968, quý vị (các vong linh) đã bỏ lại hình hài, thân xác quý báu mà ra đi, nỗi khổ đau, oan khiên không thể nào diễn tả cho hết được. Nhiều vị đã gục ngã vì bom đạn, hoặc bị bức tử, bị chôn sống mà nắm xương tàn không  biết đã được chôn vùi ở nơi đâu.

Thầy Kiến Khai nói tiếp, chúng tôi, những người thân thuộc và đồng bào cùng huyềt thống với quý vị, xin thiết lập bàn thờ tại  Chùa Hoa Nghiêm, thắp nén hương tưởng niệm và nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát, Long Thiên Bát Bộ mười phương gia trì, giải kết những oan khiên đã hằn sâu trong tâm tưởng quý vị và giải trừ các nghiệp chuớng của quý vị, của chúng tôi và của đất nuớc Việt Nam, sớm thoát khỏi cảnh đau thương, hận thù điêu linh. Chúng tôi nguyện xin hồng ân Tam Bảo độ trì cho tất cả hương linh, được nương vào pháp lực mà chuyển hóa siêu thăng tịnh độ lạc quốc.  Cầu cho âm siêu, dương thái,  nước Việt Nam, con dân Việt Nam được thực sự có tự do, bình đẳng,  nhân quyền và quốc thái dân an.

Sau đó Thầy và phật tử tụng kinh triệu thỉnh các hương linh về chùa lắng nghe kinh, nương bóng Từ Bi, tiếp nhận hương hoa, thực phẩm cúng dường và cầu xin  Đức Phật A Di Đà duỗi cánh tay vàng cứu vớt hết muôn loài  về cõi Tịnh Độ. Theo sau là lễ mong sơn thí thực (cúng cô hồn).

Lễ cầu  siêu và cúng giải oan cho vong linh nạn nhân biến cố Tết Mậu Thân được chấm dứt lúc 4 giờ chiều.

Tưởng cũng nên nhắc lại một vài dữ kiện lịch sử về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân. Mặc dầu đã gần nửa thế kỹ đã trôi qua nhưng những hình ảnh kinh hoàng, ghê rợn của tội ác Việt Cộng đã gây cho chính đồng bào ruột thịt trong những ngày Tết cổ truyền vẫn chưa phai mờ trong tâm thức người dân Việt.

Trong giờ phút thiêng liêng của đêm  giao thừa Tết Mậu Thân, tiếng súng tổng công kích của Việt Cộng đã bùng nổ tại nhiều tỉnh thành miền Nam VN, đặc biệt Cố đô Huế. Theo tài liệu thì VC dự tính,  nếu không chiếm được toàn Miền Nam trong cuộc tổng công kích này thì ít nhất là họ phải  chiếm giữ Huế. Họ quyết tử thủ Huế để dựng lên “Thủ đô của chính phủ lâm thời cách mạng”. Nhưng chúng đã sai lầm, quân cán chính đã phản công mãnh liệt và giải tõa 34 tỉnh lỵ, riêng Thừa Thiên  bị VC chiếm giữ  khá lâu vì VC đã dồn tất cả 21 tiểu đoàn, quyết tử thủ ở Cố đô Huế.

Trong hai mươi sáu ngày chiếm đóng Huế, VC đã gieo biết bao nhiêu kinh hoàng, đau thương tang tóc cho người dân vô tội ở đây, cho dân tộc Việt Nam. Theo tổng kê của nhà chức trách địa phương Huế, khoảng 2000 người vẫn còn mất tích, tổng số nạn nhân của CS ở Huế là 7,600, trong đó đồng bào bị thương và tàn tật vì bom đạn  1900 , thường dân bị chết vì bom đạn  833, nhóm mồ tập thể thứ nhất sau cuộc chiến là 1173, nhóm tập thể thứ nhì luôn cả Gò Cát  năm 1969 là 809, nhóm mồ tập thể thứ ba là 428…

Nỗi đau của dân tộc, đặc biệt của người dân Huế vẫn âm ỉ trong giòng sống điêu linh của đất nước.  Vẫn chập chờn trong tâm trí người dân Huế , người dân Việt Nam hình ảnh từng đoàn người chạy loạn, những vành khăn  tang trắng, những nắm mồ tập thể, những xác dân vô tội bị hành hình dã man, biết bao nhiêu người vô tội bị chôn sống…

Nỗi  thống khổ của người dân Việt sẽ còn dài, máu và nước mắt của người dân vô tội vẫn còn tiếp tục đổ ra khi chế độ CS còn dã man cai trị trên quê hương Việt Nam thân yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.