Hôm nay,  

Khoa Học Giả Tưởng Về Tết Mậu Thân

2/5/200800:00:00(View: 7344)

Sáng ngày 1-2 , tức 25 tháng Chạp, tại hội trường Thống Nhất, hay dinh Độc Lập cũ, đã có lễ mít-tinh trọng thể cấp nhà nước kỷ niệm 40 năm biến cố mà Cộng sản gọi là "Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968-2008)". Buổi lễ lớn sáng Thứ Sáu có đông đủ các cấp của Đảng Cộng sản tham dự, từ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trở xuống, nhưng vắng bóng Chủ tịch Nứơc Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo Tuổi Trẻ ngày 31-1 thuật lời ông Nguyễn Tuấn Việt, phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Thành Phố cho biết trước, buổi mít-tinh có gần 10.000 người tham dự, trong đó có 4.000 quần chúng, 1.500 dân quân tự vệ, 2.349 người tham gia diễu binh, 1.700 người tham gia diễu hành nghệ thuật quần chúng...

Theo lệnh Ban Bí Thư Trung Ương Đảng , nhiều sinh hoạt trong khuôn khổ kỷ niệm 40 năm cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã diễn ra tại nhiều nơi, bắt đầu từ ba tuần nay. Tên gọi chung của các sinh hoạt này, mà cao điểm là cuộc mít-tinh sáng mùng 1 tháng 2, là "Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968-2008)".

Có mấy điểm đáng chú ý trong các sinh hoạt kỷ niệm vụ Tết Mậu Thân: Đầu tiên là về tên gọi "Tổng tiến công và nổi dậy". Cuộc tấn công xẩy ra ở nhiều nơi cùng vào dịp Tết, gọi là "tổng tấn công", hay "tổng tiến công" là đúng. Nhưng theo các nhân chứng còn sống, cũng như theo tài liệu lịch sử, không có chuyện nhân dân nổi dậy. Những người đã sống qua Tết Mậu Thân, và hiện sống trong nước cũng như ngoại quốc, hãy còn khá nhiều. Ai cũng có thể kiểm chứng với thành phần này, để biết là thực sự không có chuyện "nhân dân nổi dậy".

Theo một tài liệu nghiên cứu đứng đắn, là luận án tiến sĩ tại Đại học Yale về chiến tranh Việt Nam thời kỳ 1968-1973 của Phó Giáo sư khoa sử Nguyễn Thị Liên Hằng, thì: "... người dân miền Nam ở các thành phố đã không nổi dậy cùng với quân cộng sản để lật đổ chính quyền VNCH (...) Quận Tám của Sài Gòn hầu như bị san phẳng, nhưng người dân đô thị vẫn không xuống đường và tham gia cách mạng". Nhưng tại cuộc mít-tinh kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân, Bí thư Thành ủy Sàigòn Lê Thanh Hải vẫn bất chấp sự thật, nói rằng "Lời chúc Tết của Bác là hiệu lệnh cho quân và dân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam"

Theo một bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 28 tháng 1, 2008 về mặt trận Tết Mậu Thân ở Huế của Trung tướng Đặng Kinh, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thì: "Phương châm hoạt động được đề ra là: Kết hợp tấn công với nổi dậy". Kế hoạch của Hà Nội là như vậy, nhưng thực tế là, khi tấn công, nhân dân đã không nổi dậy. Do đó, ngày nay không thể gọi biến cố đó là "Tổng tiến công và nổi dậy". Tên gọi này chỉ đúng một nửa, còn một nửa là gian dối.

Nhận xét thứ nhì là nhà cầm quyền cộng sản đã lợi dụng hai chữ "khoa học" để che dấu những giả dối về biến cố Tết Mậu Thân. Bộ Quốc Phòng và Tỉnh Ủy Thừa Thiên-Huế đã tổ chức cuộc họp tại Huế vào ngày 10 tháng 1 để nghe các thuyết trình viên như ông Hồ Xuân Mãn, Ủy viên Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế khoác lác rằng "hàng chục vạn quần chúng có tổ chức và lãnh đạo đồng loạt nổi dậy..." Cuộc họp để nghe nói khóac này mang danh hiệu "Hội thảo khoa học 'Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968'". Một cuộc họp khác tại Sàigòn ngày 22 tháng 1, cũng để nghe nói láo về Tết Mậu Thân, được gọi là "Tọa đàm khoa học 'Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân'".

Yếu tố căn bản của mọi việc làm khoa học là phải dựa trên sự thật. Khi dựa vào khoa học để nói dối, Đảng Cộng sản quả thật đã coi thường dư luận và quần chúng. Và khoa học về Tết Mậu Thân, chắc phải là thứ khoa học giả tưởng.

Ngoài gian dối về thái độ của người dân hồi Tết Mậu Thân, Đảng Cộng sản VN còn tỏ ra nhẫn tâm khi chỉ ca tụng một biến cố đầy tang thương do mình chủ động, trong khi không nói gì tới những đau khổ do người dân phải trải qua, và sự hy sinh cay đắng của những cán binh đã bị Đảng chủ tâm đẩy vào chỗ chết, như những người lính cảm tử một đi không trở lại.

Tài liệu và chứng cớ cho thấy, vào khoảng 5,300 thường dân đã bị giết dã man tại Huế hồi Tết Mậu Thân. Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Huế là ông Lê Minh, Phó bí thư Khu ủy đồng thời là Bí thư Thành ủy Huế, đã viết trên tạp chí Sông Hương cách đây 20 năm, rằng:

"(...) đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi. Nhiệm vụ của cách mạng là phải minh oan cho gia đình, con cái của những người đã chết trong hoàn cảnh như vậy, trong khi luật pháp cách mạng chưa hề có ý định xử họ vào tội chết; có một người phải minh oan cho một người, có một trăm người phải minh oan cho một trăm người. Đó chính là lẽ phải và tình thương, quần chúng sẽ thông cảm và không bao giờ lẫn lộn trắng đen (...)"

Không phải 20 năm, mà 40 năm đã qua đi, thay vì sám hối và minh oan cho những người bị thảm sát, Đảng tổ chức cái gọi là "Hội thảo khoa học" ở Huế để ăn mừng và xuyên tạc sự thật. Ngoài ra, Tướng Đặng Kinh, hồi ấy là Chỉ huy phó và Tham mưu trưởng chiến dịch, nói rằng "Sau một tuần chiến đấu quyết liệt và lập công xuất sắc, do việc bổ sung và thay quân có hạn nên sức chiến đấu của ta phần nào giảm sút". Tư lệnh Quân khu là Trần Văn Quang đã hỏi ông:"Có ý kiến cho rút, ý anh thấy thế nào"". Chính Tướng Đặng Kinh cũng cho biết, theo kế hoạch của Hà Nội, chỉ đánh thành phố Huế, giữ một số ngày, rồi rút. Sau một tuần, dù biết sức chiến đấu của binh sĩ đã giảm sút, nhưng trên vẫn ra lệnh ở lại thêm hai tuần nữa. Trong hai tuần này, thêm bao nhiêu binh sĩ đã hy sinh vô ích, và thêm bao nhiêu người dân đã chết oan" Mục tiêu của chiến dịch là gây tiếng vang, mặc dầu đã tạo được tiếng vang rồi, những người ngồi ở Hà Nội vẫn muốn quân dân tiếp tục đổ máu.

Vì cuộc mít-tinh lớn kỷ niệm vụ Tết Mậu Thân diễn ra tại Sài Gòn ngày 25 tháng chạp với hàng chục ngàn người tham dự, chúng ta hãy thử nhìn lại diễn tiến vụ tấn công vào ngày Tết tại Sàigòn 40 năm trước. Trong dịp gọi là "Tọa đàm khoa học" tại Sàigòn ngày 22 tháng 1, Đại tá Tần Văn Hùng tuyên bố "Biệt động Sài Gòn đã bất ngờ đồng loạt tấn công vào các mục tiêu trọng yếu của địch như Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tổng tham mưu ngụy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Điều không được ông Hùng nói tới là số phận của các cán binh đã tham dự cuộc tấn công này, và 6 chữ "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" có nghĩa là tất cả đã chết, hoặc bị bắt.

Theo một bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày Thứ Tư, 23/01/2008, cuộc tấn công tại Sài Gòn do Biệt động Sài Gòn-Gia Định phụ trách. Đây là lực lượng địa phương, quân số tấn công trong ngày Tết chỉ có 88 người chia làm 5 đội, tấn công 5 mục tiêu. Trừ hai người chạy thoát, 60 người chết, tất cả số còn lại đều bị bắt. Tờ báo quân đội đã căn cứ vào lời kể của những người tham dự chiến dịch, cho biết chi tiết như sau:

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, tức đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết Mậu Thân, tại sở chỉ huy tiền phương số 7 đường Yên Đổ, nhiệm vụ được trao cho các đơn vị xung kích tấn công các mục tiêu đầu não. Diễn tiến và kết quả như sau:

Tại dinh Độc Lập, 1 giờ 30 phút, đội 5 gồm 15 cán bộ, xuất phát từ số nhà 280/70 Phan Đình Phùng, đi trên 3 xe hơi loại nhỏ và một xe hon-đa, nổ súng tấn công dinh Độc Lập. Đến gần sáng, toàn đội chết 7 người, trong đó có đội trưởng Tô Hoài Thanh. Tám người còn lại thì phân nửa bị thương, rút vào nhà dân cố thủ trên lầu 3. Một người nữa bị chết, còn lại 7 người, bị bắt vào sáng 1-2-1968.

Tại Tòa Đại Sứ Mỹ, 1 giờ 45 phút, đội biệt động 11 gồm 17 cán bộ, xuất phát từ nhà số 59 Phan Thanh Giản trên 2 xe du lịch, dùng bộc phá đánh thủng mảng tường sát gần lô cốt góc đường Thống Nhất-Mạc Đĩnh Chi, đột nhập vào khuôn viên Đại sứ quán Mỹ, đánh chiếm từ tầng 1 đến tầng 3. Đến 8 giờ sáng, tất cả đều chết hoặc bị thương. Đến 9 giờ, tất cả đều chết, trừ một người bị thương và bị bắt.

Tại Đài phát thanh, đội biệt động 4 gồm 12 cán bộ, xuất phát từ tiệm may Quốc Anh, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nổ súng tấn công lúc 1 giờ 59 phút. Hơn 6 giờ sáng, tất cả đều tử thương.

Tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đội biệt động 3 gồm 16 cán bộ, đi bằng hai xe ô tô hiệu Simca và Peugeot, nổ súng tấn công lúc 1 giờ 50 phút. Đến 6 giờ sáng, toàn đội hy sinh gần hết, chỉ còn lại hai người vượt sông Sài Gòn rút về căn cứ Thủ Đức.

Tại Bộ Tổng Tham Mưu, Cụm biệt động 679 gồm 27 cán bộ, tấn công vào cổng số 4 Bộ Tổng tham mưu. Đến 9 giờ sáng mùng 3 Tết, tất cả đều chết, hoặc bị bắt.

Như đã trình bầy, gần một trăm người bị làm vật tế thần trong dịp Tết Mậu Thân thuộc Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Mặc dầu đóng vai chủ động và về sau còn bị thiệt hại nặng, lực lượng này, vì gồm các thành phần địa phương, đã bị giải thể khi Mặt Trận Giải Phóng bị giải tán vào giữa năm 1976. Có 5 tập thể và 7 cá nhân đến nay vẫn chưa được truy tặng huy chương.

Sau hết, một thắc mắc cần nêu ra: Tại sao mít-tinh lớn kỷ niệm Tết Mậu Thân không được tổ chức vào đúng ngày Tết, mà diễn ra một tuần trước" Tại vì Đảng không muốn làm mất tính cách thiêng liêng và vui vẻ của ngày Tết truyền thống. Vậy sao Đảng gây máu lửa vào đúng ngày Tết 40 năm trước"

Vũ An Bài

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
Lý do Việt Nam còn chậm tiến và lạc hậu hơn các nước láng giềng vì đảng CSVN chỉ muốn chỉ huy trí thức, thay vì hợp tác chân thành trong dân chủ và tự do...
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.