Hôm nay,  

Miền Trung - Quê Hương Ta

16/12/200700:00:00(Xem: 6295)

"Bầu ơi thương lấy Bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung, nơi mà thiên tai hàng năm vẫn không tha mà còn làm cho bao nhiêu người dân nơi đây không thể nào vượt qua khỏi cái nghèo truyền kiếp để vươn lên trong cuộc sống, không dám nói là “vương giả” mà chỉ gọi là đủ sống qua ngày. Hầu như năm nào ở miền Trung cũng bão lụt, không thiên tai lớn thì thiên tai nhỏ xảy đến, cảnh nước ngập lênh láng và gió giật tứ bề quá quen thuộc với người dân miền Trung. Anh em Bút Nhóm Lửa Việt tại Hoa Kỳ đã dùng hết thời gian hạn hẹp của mình mà đi vận động, liên lạc kêu gọi mọi người hướng về quê hương miền Trung – Việt Nam để giúp cho những người dân nơi đây đang bị cảnh thiên tai lũ lụt. Còn tại Việt Nam, người đại diện Bút Nhóm Lửa Việt lo sắp chương trình, địa điểm, dự khoản… liên hệ với Nhà Chùa, Nhà Thờ, các Dòng Tu để lên kế hoạch đem những phần quà mang đầy tình người đến với người dân miền đất lũ này.

Ngay từ những ngày đầu, rẽ làn nước mênh mông, chảy xiết, trên con thuyền nhỏ tròng trành vì những đợt sóng lớn, Bút Nhóm Lửa Việt cùng anh em đoàn thiện nguyện Dòng Thánh Tâm - Huế tìm đến với những hộ dân vùng thấp trũng, ngập lụt và có nguy cơ bị lũ quét, trượt lở cao: như vùng rốn lũ Phú Hậu, Sịa. Dù công việc di dời dân đã được địa phương hỗ trợ rất nhiều, tuy nhiên do mực nước lên nhanh đã cô lập hàng trăm con người này, nhất là cư dân Vạn Đò. Trời mưa xối xả, những khuôn mặt chỉ kịp ló ra trên con thuyền nhỏ mà lộ rõ vẻ hốc hác, xanh xao vì những ngày đói rét. Tiếng cười trẻ con chẳng thể nào tươi tắn như ngày nào vì không còn đủ sức... Cả khu vực Vạn Đò phía bắc sông Đông Ba vốn đã tiêu điều nay lại càng xơ xác giữa màn trời đen nghịt những đùm mây đang trút xuống từng trận nước lớn.

Từng thùng mì tôm được chuyển đến tay các hộ dân Vạn Đò, không ít người còn run run vì xúc động trước sự cứu trợ đầy ý nghĩa. “Cứ mưa như rứa (vậy) thì chúng tôi chết mất, cư dân Vạn Đò chỉ sống qua ngày làm gì có dư giả mà phòng, chống với lũ. Chúng tôi cũng chỉ mới gượng dậy sau trận lũ vừa rồi. Rứa mà... cũng may có các anh chị của đoàn cứu trợ đến kịp, chứ như ri (này) thì chết mất, chúng tôi đói mấy ngày rồi” ông Huân (45 tuổi), một người dân ở Vạn Đò cố nói thật to trong tiếng mưa ào ào quật mạnh vào mạn thuyền và những làn nước lạnh buốt không ngừng hắt vào khuôn mặt xanh sao. Hơn 300 hộ dân nhận thùng mì, do con thuyền nhỏ của đoàn thiện nguyện không thể chở nhiều hơn, hi vọng làm ấm lòng phần nào những con người đang giá lạnh vì mưa lũ.

Theo chân đoàn thiện nguyện Bút Nhóm Lửa Việt  từ Hoa Kỳ ra miền Trung có ông bà cố Nguyễn Hứa từ San Jose (CA), anh chị Lê Xuân Vinh – Lan từ Fremont (CA) đã bỏ giữa chừng những ngày thăm quê hương của họ để ra Vinh và vào miền Trung  để gia nhập với phái đoàn, cùng chuẩn bị, lo sắm sửa những phần quà cho đồng bào nghèo đang bị lũ lụt hoành hành tại đây, tôi đã nghe được câu nói: “Ông tha mà bà chẳng tha, còn cái lụt hai mươi ba tháng mười âm lịch…” Người dân nơi đây cứ thấp thỏm lo âu không biết còn cái lụt đó có nặng hay không" Nước lên và có rút nhanh hay không" Bao nhiêu câu hỏi mà những con người sống trong vùng lũ đã gắn bó suốt cuộc đời của họ tại nơi chôn nhau cắn rốn này, nơi mà quê cha đất tổ từ thuở nào đó, nơi mà họ lớn lên từ tuổi thơ của họ và cuộc đời của họ gắn chặt trên mảnh đất quê hương.

Từ Hoa Kỳ, anh chị em trong Ban Điều Hành đã tạm thời dừng lại công việc chuẩn bị cho cuốn Đặc san Xuân và chương trỉnh kỷ niệm sinh nhật BNLV tròn 25 tuổi trong năm 2008, để lên tiếng kêu gọi và chuẩn bị cho chuyến cứu trợ miền Trung. Ngân khoản $2,000 đầu tiên đã gởi đến Việt Catholic và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, tin tức kêu gọi dồn dập, $1000 về cứu trợ tại Vinh, “chưa đủ xin tiếp tục cố gắng”. Thượng toạ Pháp Chơn từ San Jose về miền Trung cứu trợ nạn lụt đã điện thoại cùng linh mục Nguyễn Hoài Chương, thầy Pháp Chơn nói: “Xin kêu gọi nhé, ngân khoản của ICAN hết rồi và người dân tội lắm chưa ai đến cứu giúp cả”. Anh Nguyễn Hiền (NC) Cô Tố Mộng Hoa (VA) chị Trần Hằng (MD), Trưởng Hướng Đạo Võ Thiện Toàn (MD) linh mục Trần Viết Hùng (NJ) “khi nào phái đoàn Cứu Trợ của Bút Nhóm Lửa Việt lên đường”.

Sau 3 ngày có mặt tại Huế để chuẩn bị, để tham quan, cho 7 ngày liên tục của chuyến công tác Cứu Trợ. Ngày đầu tiên, đoàn thiện nguyện của chúng tôi đến thăm và phát quà cho hơn 400 phần tại các xã Phong Xuân, Điền Hải, Điền Học thuộc Quãng Điền, Huế, những phần quà chất đầy trên một xe tải, cùng với các anh chị em sinh viên thiện nguyện của Dòng Thánh Tâm – Huế đã vượt qua hành trình hơn nửa dặm để đến với bà con nghèo. Đường đi thật gian nan, vất vả vì nước rút rồi mà đất lầy và mềm, nên đoàn cứu trợ của chúng tôi đã gặp rất nhiều trở ngại trên đoạn đường đi. Chúng tôi đành phải cho xe tải chở hàng vào trước, sau đó xe tải quay trở lại đón chúng tôi vào. Nhìn đoạn đường lầy lội, những ổ trâu, ổ voi cứ lù lù hiện đến khiến  chúng tôi “nhảy múa” tưng bừng trên thùng xe tải. Những tiếng la oai oái, những cánh tay giang ra vịn những thành sắt trên xe rất chắc chắn, thế mà cũng có những lúc bổ nhào vào nhau. Khi đến điểm phát quà đầu tiên, nhìn bà con đang nôn nóng đón chờ chúng tôi, lo lắng cho chúng tôi có vượt qua được những chướng ngại vật kia đến với họ hay không" Những khuôn mặt rạng rỡ, mừng mừng tủi tủi, hằn lên những vết nhăn trên trán các cụ già, những cái nhìn ngơ ngác của ánh mắt trẻ thơ đã không cho phép chúng tôi nghỉ ngơi mà bắt tay vào việc ngay. Những phần quà lập tức chuyền tay nhau đến với những con người đang chờ đợi tấm lòng yêu thương của quý vị ân nhân xa gần: “Lá lành đùm lá rách”.

Những tiếng cám ơn với ánh mắt vui mừng của trẻ thơ, của các cụ già, của biết bao người nghèo sống trong những vùng mà hầu như năm nào cũng bị lũ lụt thiên tai hoành hành.  Họ gần như cạn kiệt mỗi khi đón chờ những tin tức về dự báo thời tiết bão lụt, một vài cụ già nắm tay tôi mà ánh mắt rưng rưng: “Cám ơn các con đã nhớ đến quê hương, cho già này gởi lời cám ơn đến các ân nhân, những người xa quê hương rất lâu rồi mà vẫn còn nhớ về nơi chôn nhau cắn rốn của mình.” Có người còn bảo: “Trong những ngày qua, mùa màng, lúa gạo đều bị nước ngắm vào hư hết, đâu có gì ăn, phải húp nước cháo, nay đã có mì, có gạo, tôi mừng lắm.” Tôi hỏi: “Thế địa phương đã giúp gì chưa"” Họ trả lời: “Là một xã nghèo, lại ở xa thành thị, nên chưa kịp thời nhận được sự trợ giúp của chính quyền cấp cao hơn mà giúp đồng bào như thế này.”

Ngày thứ hai, chúng tôi đến phát hơn 500 phần quà cho giáo xứ Cây Đa nằm cách xa thành phố Huế hơn 70km, hướng về Quảng Trị - La Vang chỉ còn cách 30km nữa thôi.  Nơi này vẫn còn bị nước ngập lún hết ruộng đồng, hoa mầu, tôi chợt nghĩ những năm tháng tới đây họ sẽ sống như thế nào" Dù cho họ có nhận những phần quà cứu trợ kịp thời nhưng rồi sẽ hết, vì gia đình đông con, mất hết hoa mầu, ruộng đất.  Cảm thương cho họ quá mọi người ơi. Những đứa trẻ khi nhận được trên tay những thùng mì gói, mà các em đã vui mừng rồi, các em nghĩ đã đủ rồi, các em đi ra kêu ơi ới: “Mẹ ơi, từ giờ nhà mình có mì ăn rồi, không cần húp nước cháo nữa mẹ à.” Nhưng các em đâu có biết rằng phần quà của Bút Nhóm Lửa Việt còn có gạo và nước mắm nữa. Ngồi trên những chiếc xuống nhỏ, vừa đi vừa tác nước, vừa đưa tay bịt những lỗ thủng nhỏ trên xuồng, để nước khỏi tràn vào xuồng, vừa tát nước vừa cảm nghiệm một cách sâu xa về vùng lũ, tôi mới thấu hiểu thế nào là cuộc sống ở đây khi mà chỉ trong một đêm thôi mà nước lũ lên nhanh và làm ngăn chặn, cô lập lại bao dự định của một ngày mới tại đây. Tôi chợt nghĩ nếu như tôi sống trong vùng lũ này, tôi sẽ ra sao" Chắc chắn rằng tôi cũng sẽ như họ thôi, tôi khâm phục những cụ già đã trải qua cuộc đời của họ nơi đây.

Ngày thứ ba, đoàn từ thiện của chúng tôi tiến xa về Quãng Nam, đến Chùa An Trung tại xã Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam qua sự giới thiệu của sư cô Diệu Cảnh ở Chùa Sư Nữ Bảo Quang. Mặc dầu nước đã rút hết rồi, thời tiết trả lại cho những cái nắng gắt gao, khô ráo đẩy lùi những rong rêu ẩm mốc trong những ngày nước lụt, thế nhưng người dân nơi đây vẫn chưa hết bàn hoàng về cái đêm nước lũ lên nhanh này. Họ đã không kịp dọn đồ đạc trong nhà chất lên cao để, những bao lúa, bao gạo, hoa mầu đã bị thối trong vùng nước lũ. Giờ đây họ mang ra phơi lại cho khô, nhằm vớt vát được phần nào để có thể mưu sinh qua ngày trên những cánh đồng. Khoảng 350 phần quà được nhà chùa qui tụ được trao cho những gia đình gần như không còn cái để ăn để mặc. Nhìn những khuôn mặt hớn hở khi đoàn chúng tôi đến thăm và phát quà cho họ, sư cô Diệu Cảnh tâm sự: “Tội nghiệp lắm các anh chị ơi, nhìn thấy cảnh nghèo và đói trong thời gian lũ kéo về, nhà chùa đã nấu cơm tiếp tế cho họ, thế mà không làm sao cho đủ được. Có khi trong một ngày nhà chùa nấu cơm nhiều lần mà vẫn có nhiều người đến gõ cửa chùa xin trợ giúp thêm.” Ở Chùa Trung Lương, sư cô Hạnh Tâm ở chùa Hoà Cường đã giới thiệu cho chúng tôi cũng như thế, nhà chùa đã nấu cơm, tiếp tế đến những nơi trong ngõ ngách, không có đường ra. Những phần cơm được gói trên những vạc lá chuối, chuyền tay nhau đến với những cụ già, trẻ em,…

Ngày thứ tư, đoàn từ thiện của chúng tôi đến làm việc với xã Duy Hoà, Duy Xuyên, Quảng Nam qua sự giới thiệu của Sơ Huỳnh An – Dòng Phaolo Đà Nẵng, với hơn 500 phần quà đã kịp thời chuyển đến tận tay cho các cụ già, trẻ em và mọi người, những ánh mắt rưng rưng rơi lệ của đồng bào nghèo trong vùng lũ đã nói lên lời cảm hơn sâu sắc nhất nơi con tim của họ đến với những vị ân nhân của Bút Nhóm Lửa Việt.

Trong những ngày qua, chúng tôi biết sức mình có hạn và công việc Cứu Trợ này không thể nào trách nhiệm của một nhóm nên chúng tôi đã cùng cộng tác với các hội từ thiện khác như nhóm từ thiện Linh Quang, đến các vùng Tây Trà, Trà Bồng thuộc Quảng Ngãi để khám bệnh và phát thuốc, phát quà, sách vở cho hơn 500 bà con thuộc các vùng lũ lụt tại đây. Ở Qui Nhơn, cha Quang Ninh thuộc giáo xứ Nam Bình xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trước là Qui Nhơn cũng cho hay bà con ở đây đang hứng chịu thiệt hại của bão lụt đi qua. Bút Nhóm Lửa Việt cũng đã trợ giúp nơi này hơn 200 phần quà kịp thời cho bà con nghèo ở vùng này. Tại Phú Yên, linh mục Minh Thái, quản xứ Đông Mỹ, giáo phận Qui Nhơn cho biết ven tỉnh Phú Yên bị thiệt hại rất nặng: 21 người chết, nhiều nhà cửa bị sập và sạt lở siêu vẹo, hàng ngàn ngôi nhà ngập chìm trong nước lũ, lúa gạo bị bị ngập nước hư hại rất nhiều, do ô nhiễm nước lụt rất nhiều người thiếu nước sạch để uống, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi… Tại huyện Đông Hòa, thuộc địa bàn giáo xứ Đông Mỹ mà cha đang phụ trách, là nơi bị thiệt hại nặng nhất của tỉnh Phú Yên : 09 người chết, nhiều ngôi nhà bị sạt lở siêu vẹo, 02 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, hơn 600 ngôi nhà ngập chìm trong nước lũ, hơn ngàn người đang rơi vào tình trạng thiếu lương thực và nước uống trầm trọng, lại thêm dịch bệnh do bị lạnh và đói, và do ô nhiễm xác người và súc vật chết, phân, rác… Bút Nhóm Lửa Việt đã gởi một số ngân khoản đến cho cha Thái để tiếp tục cứu trợ cho 500 gia đình thiếu lương thực (mỗi nhà 10kg gạo, 30 gói mì tôm và 01 lít dầu ăn), khám phát thuốc cho hơn 300 người và phát chăn mền cho 300 người ở 3 vùng bị thiệt hại nhất.

Thực phẩm, thuốc men đã hết sau gần 10 ngày có mặt tại miền Trung, lòng chúng tôi cảm thấy xót xa cho những con người sống trên vùng đất này quanh năm sống trong vùng luôn bị bão lụt thiên tai hoành hành. Hầu như năm nào ở miền Trung cũng bão lụt, không thiên tai lớn thì thiên tai nhỏ xảy đến, cảnh nước ngập lênh láng và gió giật tứ bề quá quen thuộc với người dân miền Trung. Vậy mà họ vẫn sống, sống lầm lũi và cam chịu, sống nhọc nhằn và kiêu hãnh: “Có sao đâu, chúng tôi sinh ra trong bão lụt, lớn lên trong bão lụt và tập vững vàng trong bão lụt.” Chúng tôi còn rất nhiều ước mơ, bao dự định ấp ủ trong lòng là ước muốn làm cái gì đó giúp họ qua cơn hoạn nạn này. Việt Nam ta có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no.” Cùng nhau san sẻ yêu thương, tấm lòng của quý vị ân nhân đến cho đồng bào bị lũ lụt.

Xin quý vị ân nhân của BNLV tại Hoa Kỳ nhận nơi chúng tôi lời cám ơn chân thành sâu sắc nhất của anh em thiện nguyện viện của Bút Nhóm Lửa Việt tại Việt Nam. Quí vị đã cùng chúng tôi thắt chặt những tấm lòng yêu thương, tương trợ lẫn nhau cho quê hương Việt Nam của mình qua những con người nghèo khổ để còn tiếp tục sống trên mãnh đất của cha ông. Chúng tôi cũng không quên sự tiếp tay rất đắc lực của các thầy Dòng Thánh Tâm – Huế, các nữ tu Dòng thánh Phaolô Đà Nẵng, quí Sư Cô tại các Chùa Hoà Cường, Chùa Sư Nữ Bảo Quang, các linh mục ở các nơi và biết bao nhiều ân tình mà giờ này chúng tôi không thể nào nhớ hết và sau hết là những sinh viên của học bổng Dấn Thân Nguyễn Văn Thuận đã lên đường trợ giúp chúng tôi.

Đêm cuối ở miền Trung, tôi nhân được điện thoại của Thương Tọa Pháp Chơn cho biết Thầy đã có mặt ở Đà Nẵng để tiếp tục việc cứu trợ và email của linh mục Nguyễn Hoài Chương cho biết Liên Đoàn Công Giáo và nhiều hội đoàn tại Hoa Kỳ đang tiếp tục kêu gọi và gởi tặng phẩm gói đầy tình yêu thương về miền Trung quê ta. Đêm nay chúng tôi chỉ còn biết dâng lời nguyện đến Thiên Chúa xin gìn giữ và ban hồng ân cho những mãnh đời bất hạnh nhưng tràn đầy niềm tin. Trên đường về chúng tôi hát vang “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam… … …”

Nguyễn Khánh Trân

Đại diện BNLV tại Việt Nam (http://www.luaviet.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.