Hôm nay,  

Đảng CSVN Giữ Điều 4 Để Bán Nước?

13/12/200700:00:00(Xem: 6736)

http://ddcnd.org/main/

Mặc dù Việt Nam đã nhượng bộ và muối mặt làm lành nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ tham vọng. Hải quân Trung Quốc tấn công vào ngư dân vô tội nhưng Hải quân Việt Nam đã không dám phản ứng. Trung Quốc áp lực Việt Nam đến nỗi hãng dầu BP của Anh Quốc đã phải hủy bỏ hợp đồng 2 tỷ dollars khai thác dầu và khí đốt. Gần đây, Trung Quốc lại leo thang bằng sự kiện xác nhận chủ quyền trên các hòn đảo đang tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam chỉ phản ứng lấy lệ và biểu tỏ sự khiếp nhược. Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ làm gì trong bối cảnh phức tạp, tiếp tục trung thành với Đảng hay đứng về phía Nhân dân.

Hơn 25 năm trước chiến tranh Việt - Trung đã để lại không biết bao nhiêu tang thương tại các làng mạc thuộc biên giới phía Bắc. Dù vậy cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược như Hà Nội đã từng công bố và tuyên truyền đã đi vào quên lãng.

Ngày hôm nay, những người Cộng Sản Trung Quốc không cần xua xe tăng, đại pháo và bộ binh để tràn qua biên giới. Trung Quốc chỉ bằng vào miệng lưỡi Tô Tần đã không đánh mà được thành vì Đảng CSVN đã tự nguyện dâng một phần đất màu mỡ tại biên giới và lãnh hải cho Trung Quốc qua hai văn kiện ký kết hồi năm 1999 và 2000. Theo cáo giác và công bố của dư luận quần chúng trong và ngoài nước thì biên giới Việt Trung đã bị lấn hơn 700km, các di tích lịch sử như Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc v.v..., bổng nhiên một sớm một chiều lọt vào tay người Trung Quốc.

Đảng Ký Văn Kiện Bán Nước

Sự kiện những nhà lãnh đạo đảng CSVN ngang nhiên ký kết các văn kiện bán nước đã làm phẩn nộ cả một dân tộc. Nhiều tiếng nói từ trong nội bộ đảng CSVN đã lên tiếng. Nhiều cáo giáo, cảnh báo từ ngoài đảng, trong lẩn ngoài nước đã chất vấn đảng CSVN. Khi các ký giả quốc tế hỏi thẳng nhà cầm quyền CSVN, phát ngôn viên của Hà Nội đã trả lời theo kiểu "biết rồi nói mãi" trong cuộc họp báo như sau: " hai nước đã ký kết dựa trên tinh thần tôn trọng và bỉnh đẳng lẫn nhau". Trong khi đó tờ L'Express, tuần báo lớn ở Pháp trong số phát hành ngày 24 tháng 1 năm 2002 với tựa đề "Một vụ nhượng bổ bỉ ổi" đã nhận định: "Tại vịnh Bắc Bộ, vùng có nhiều tài nguyên hải sản và dầu khí, có ý nghĩa chiến lược, Hà Nội đã để mất đến 10.000km2, thậm chí gấp đôi. Theo hiệp nước Patenotre hồi 1885, Trung Quốc được chia 38% diện tích của toàn vịnh thì nay họ chiếm đến 47%. Còn việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1974 và quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1988 - một vấn đề gai góc giữa hai nước đã bị gác lại do chưa có giải pháp."

Tướng nước Nam dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt đã từng mang quân Nam đi đánh Quảng Đông, quấy rối Quảng Tây và áp lực Quảng Châu. Sự kiện này đã làm vua tôi Nhà Tống Trung Quốc bấy giờ phải một phen hồn vía lên mây. Năm 1076 quân Tống quyết định Nam chinh. Đại Tướng Lý Thường Kiệt đã viết bốn câu thơ bất hủ để động viên tinh thần kháng chiến dân tộc và nhờ đó nước Nam đã chận đứng mộng xâm lược của nhà Tống.

 Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 (Đất nước của người Nam phải do người Nam cai tri.

Điều đó đã do ý trời định.

Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta

Chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi)

Quân Tống thất bại đành phải rút về và chấp thuận ký các nghị ước giao hảo. Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai sứ đưa voi triều cống và đòi lại được những Châu, Huyện ở miền Cao Bằng (Quảng Nguyên) đã bị Tống chiếm giữ. Mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Lý triều lại phái Binh bộ Thị Lang Lê văn Thịnh (thủ khoa đầu tiên của nước Việt) sang yêu cầu Tống triều phải phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện mà Tống vẫn còn chiếm giữ. Vấn đề phân chia địa giới đối với thời bấy giờ đáng kể là một việc quan trọng vì đến đời Lý, cương thổ Việt Nam chỉ mới rỏ rệt về phương Nam vào khoảng Thanh Hóa, cách biệt với đất Chàm do dẫy núi Hoàng Sơn và về phương Bắc từ Cao Bằng sang Đông. Điạ phận Đông Khê so sánh với ngày xưa không khác lắm. Từ nơi này ra biển, Bắc ngạn sông Kỳ Cùng thuộc về Tống gồm có châu Tây Bình, Lộc Châu và huyện Thanh Viễn rồi tới chổ gần bể, lĩnh thổ Việt Nam còn ăn vào tới tỉnh Quảng Đông đến gần vịnh Khâm Châu.

Dưới các chế độ phong kiến, trải qua nhiều đời Vua, đất nước có lúc mạnh lúc yếu nhưng người nước Nam chưa bao giờ chịu nhường một tấc đất cho Trung Quốc. Thậm chí khi thế mạnh còn dám đem quân chinh phạt để đòi lại các lãnh thổ đã bị mất. Trước khí thế quật cường và không chịu đồng hóa của dân tộc Việt, thiên triều Tống đã phải ngậm bồ hòn đồng ý đổi nước Nam từng coi như một quận của họ là Giao Chỉ Quận thành một nước có chủ quyền riêng biệt là An Nam Quốc, phong cho vua Nam là An Nam Quốc Vương năm 1164. (Theo Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn)

Năm 1206, Thành Cát Tư Hản đưa vó ngưa. Mông Cổ dẩm nát hơn 1/2 phần đất của thế giới. Nhiều quốc gia Âu Châu và Á Châu đã bị Mông Cổ chiếm giữ và cai tri. Cả một đế quốc Trung Hoa dưới triều Tống cũng bị đại bại và thần phục dưới những người lính Mông Cổ thiện chiến nhất hoàn cầu. Câu nói nổi tiếng của người Mông Cổ đã được thế giới chứng nghiệm. "Nơi nào vó ngựa quân Mông Cổ đi qua thì cỏ cây cũng hết sống".

Vậy mà vó ngưa. Mông Cổ đã bị đại bại dưới lòng can đảm và tài dụng binh có một không hai của quân Tướng nước Nam. Gần 30 năm liên tục , không chỉ đem quân có một lần, mà ba lần vượt biên giới Trung Viêt, ba lần quân nhà Nguyên (Mông Cổ) đã phải ôm đầu máu chạy dài. Từ Thoát Hoan, Toa Đô cho đến Ô Mã Nhi, danh tướng nhưng trở thành bại tướng, quân Mông Cổ, đoàn quân chưa bao giờ bại trận đã kiêng phục và đại bại trước lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt.

Thời nào, thì đất nưóc cũng có những kẻ phản bội tổ quốc. Khi vua tôi nhà Trần lo chống đở ngoại xâm, thì Trần ích Tắc, cùng một số vương tôn tham sống sợ chết cũng đã dâng đất xin hàng. May lắm thay, Việt Nam nhờ có một Trần Hưng Đạo, bách chiến bách thắng, có Trần Thủ Độ một lòng báo quốc tận trung, đã nói câu nói để đời trong lịch sử Việt: "Đầu hạ thần chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo".

 Đọc sử sách gần 1000 năm trước mà rơi nước mắt. Ngày nay, địch chưa đánh thì vua tôi CSVN đã hai tay, qùi gối ký văn kiện bán nước, xin nhường đất. Cả một giải biên giới mênh mông, non sông gấm vóc của tổ tiên với nhiều di tích lịch sữ đã biến mất trên bản đồ địa lý Việt Nam. Ai sẽ là một Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo tân thời để trong nước thì dẹp lũ mãi quốc cầu vinh, ngoài nước thì đòi lại đất, hải đảo đã và đang bị ngoại bang xâm chiếm" Ai sẽ trả lại cho dân tộc Việt câu thuộc lòng lịch sử "Nước Việt Nam ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau".

Đảng Cần Điều 4 Để Bán Nước

 Những nhà lãnh đạo đảng CSVN mắc chứng bệnh ảo vọng chính trị. Họ vẫn tự nhận đất nước Việt Nam thuộc quyền sở hửu riêng của Đảng. Vì vậy, Đảng độc quyền sang nhượng, ký kết các vùng biển, hải đảo cho các thế lực ngoại bang, các thương gia quốc tế v.v... để mang lại lợi ích riêng cho Đảng. Vì an toàn bản thân và vì các mưu đồ chính trị, Đảng đang nhượng đất, lãnh hải, hải đảo cho ngoại bang để giữ vững vị thế lãnh đạo.

 

Điều 4 Hiến Pháp của CSVN đã cho phép và đã thể hiện toàn bộ căn bệnh mộng tưởng ấy. Chưa hết, điều 17 trong Hiến Pháp còn qui định rõ về quyền làm chủ của Đảng CSVN trên các tài nguyên quốc gia. Điều này ghi như sau: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà Nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các nghành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hửu của toàn dân." Sợ còn chưa hết ý nghĩa, trong điều 18 đã được nhắc lại cho rõ: " Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.... Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài..."

Một mặt công nhận các quyền trên thuộc Nhà Nước và sở hửu của toàn dân, nhưng mặt khác thi minh thị quyền của Đảng có tính cách tối thượng. Điều 4 Hiến Pháp đã nói lên bản chất của chế độ, vì đã khẳng định vai trò chủ nhân ông duy nhất của đảng CSVN trên toàn bộ cơ chế chính trị, xã hội của Việt Nam kể cả các chủ thể do CSVN đặt ra như Nhà Nước, Quốc Hội v.v.... Điều 4 đã khẳng quyết rất rõ, không mập mờ, không che đậy bản chất: " Đảng CSVN là lực lượng (duy nhất) lãnh đạo Nhà nước và xã hội..."

Như vậy, điều 4 đã bao trùm toàn bộ căn bản pháp lý cho phép đảng CSVN, với danh nghĩa lưc lượng lãnh đạo Nhà Nước (duy nhất) để ký kết các văn kiện bán nước, ký kết các văn kiện chuyển nhượng đất đai để làm giàu cho ngân qủy kinh tài. Ngày nào điều 4 còn hiện hữu trong bản Hiến Pháp của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày đó đảng CSVN còn có thẩm quyền nhân danh Việt Nam để ký kết thêm các văn kiện bán nước, các giao dịch chuyển nhượng đất đai khác nữa.

Trong bối cảnh chính trị trên, bỏ điều 4 là bỏ vị trí hợp hiến và lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước. Tạo điều kiện cho Quốc Hội (bù nhìn) và các chủ thể khác như Nhà nước (bù nhìn) được nâng cấp và bình đẳng về mặt chính trị với đảng CSVN. Vì vậy, đảng CSVN mất vị thế đơn phương là đại diện duy nhất của Việt Nam khi ký kết các văn kiện có tầm vóc liên hệ đến chủ quyền quốc gia. Các văn kiện đã ký kết trước kia nhân danh Đảng và Nhà nước, vô hình chung bị mất giá trị pháp lý. Trên căn bản có cơ sở để phủ nhận những văn kiện bán nước, Việt Nam và Chính Quyền Tự Do Dân Chủ trong tương lai có đủ thẩm quyền và tư thế để biện minh cho tính vô lý của các văn kiện trên về mặt công ước quốc tế.

Bỏ điều 4 cũng tạo điều kiện và cơ hội cho các tiếng nói đối lập, các tổ chức không trực thuộc quyền kiểm soát của đảng và nhà nước xuất hiện hợp pháp và hợp hiến để công khai hoá các áp lực đấu tranh. Nói một cách bạch hoá, huỷ bỏ điều 4 chính là để công khai hóa và hợp thức hóa vị trí của đối lập, đối trọng về mặt chính trị. Có sự hiện diện của nhiều tiếng nói đối lập, đảng CSVN có muốn bán nước cũng không đủ tư cách và vị thế để bán nước. Tính công khai về mặt chính trị dù không đủ mạnh để áp lực chế độ, nhưng có vị trí để làm các thế lực độc tài, bạo quyền phải e dè, cân nhắc trước khi có các quyết định quan trọng.

Ông Nguyễn Kiến Giang trong tiểu luận bàn về tính bí mật và công khai khi phân tích về bản chất của tính này đối với chế độ cực quyền đã nhận xét chính xác: "tính công khai đụng tới tất cả các mặt của đời sống, không có ngoại lệ...chẳng hạn quốc phòng và an ninh là những lãnh vực có nhiều bí mật nhất, những vẫn không phải là khu vực bí mật tuyệt đối...".Tính công khai sẽ đụng đến các vấn đề sau: "Đánh giá sự thật của các mặt đời sống xã hội, những mặt tích cực cũng như tiêu cực; Chuẩn bị và thông qua những quyết định quan trọng, có liên quan đến lợi ích của nhân dân; Lựa chọn người vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước, trước hết là các cơ quan được bầu..."

Nhiều người vẫn cho là bản Hiến Pháp của CSVN chỉ là miếng giấy không hơn không kém vì Hà Nội chẳng bao giờ tôn trọng, vì vậy không cần phải đặt vấn đề thay điều này, sửa điều nọ. Phải xoá bỏ toàn bộ bản Hiến Pháp thì mới giải quyết rốt ráo vấn nạn Việt Nam. Vấn nạn của chúng ta là bằng cách nào để vô hiệu hoá bản Hiến Pháp “vi hiến” của CSVN, dựa vào căn bản của yếu tố nào" sức mạnh nào" lực lượng nào.... Thực tế đấu tranh lúc nào cũng khắc nghiệt và nhiều khi đối chọi lại với ước vọng. Bản Hiến Pháp 1992 của CSVN vẫn có giá trị pháp lý để đảng CSVN đại diện Việt Nam ký kết các văn kiện bán nước cho dù Nhân dân có chấp nhận hay không. Bản Hiến Pháp trên cũng vẫn mang đầy đủ áp lực để bóp chặt các tiếng nói đối lập đang hoạt động, để trấn áp các nỗ lực bí mật và công khai đang tìm cách đẩy chế độ độc tài đi bên lề lịch sử.

 Bản Hiến Pháp này với các điều khoản vô lý chính là vòng kim cô thắt chặt lên đầu của hơn 80 triệu nhân dân Việt Nam. Không ai muốn mang nó, và cũng không ai chấp nhận nó cả. Tuy nhiên, phải vất bỏ nó ngay lập tức thì nhân dân chưa đủ pháp thuật thần thông.

Trong hoàn cảnh hiện tại, mọi pháp thuật nhằm làm giảm giá trị bản Hiếp Pháp 1992, làm thay đổi một cách tiệm tiến để có lợi cho tiến trình dân chủ, làm vô hiệu hoá từng điều khoản vô lý để bác bỏ tính hợp hiến của chế độ trong việc ký kết các văn kiện bán nước đều cần thiết, cấp bách và cần được tiếp trợ. Nhờ vậy, vòng kim cô trên đầu dân tộc Việt mới mỗi lúc một mất đi sức mạnh để cho tiến trình dân chủ hoá sớm được thành hình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vũ khí tang vật xuất hiện trong hành lý ký gởi qua đường hàng không quốc tế là một trong những yếu tố tội phạm quan trọng liên quan đến nhiều lãnh vực
Trong những ngày qua, người Việt khắp năm châu đang theo dõi và tán thưởng những hành động can đảm, đượm tinh thần quốc gia dân tộc
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược”
Viết tặng các bạn sinh viên tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung quốc ngày 09 tháng 12 năm 2007.
Trong những tuần lễ qua, người ta đã chứng kiến cảnh đảng Cộng Hòa Mỹ đi từ tiểu họa này đến đại họa kia kiểu "họa vô đơn chí".
Nhớ lại thời ở quân trường Đà Lạt, trời lạnh, những anh lười tập có thể trốn bằng cách ôm mền gối leo lên trần nhà nằm nướng thêm vài mươi phút.
Nghi thức Phủ Quốc Kỳ trang trọng đã được cử hành Peek Family Feneral Home, vào lúc 5 giờ 30 chiều thứ Năm 13 tháng 12 năm 2007
1961.. Sau tiếng quát tháo dồn dập của bốn sinh viên sĩ quan khóa đàn anh (Khoá 16), vây bốn góc
Ngày 17/11, lực lượng An ninh Việt Nam đã kịp thời phát hiện và bắt giữ một nhóm đối tượng có hành vi khủng bố thuộc mạng lưới của Việt Tân
Nếu Cuộc biểu tình tự phát của nhân dân chống Tầu xâm lược ngày 9-12 (2007) tại Hà Nội và Sài Gòn  đã nói lên quyết tâm bảo vệ giang sơn bất khuất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.