Hôm nay,  

Giáo Viên Thời Gu-gơn (*)

30/11/200700:00:00(Xem: 6669)

- Cẩm Thùy (Tạp Chí Phía Trước số 8 - Tháng 11/2007)

Tại Việt Nam chỉ có một nghề duy nhất được vinh danh hai lần trong một năm đó là: Nghề đi dạy! Ngoài ngày Hiến Chương Nhà Giáo 20/11, hằng năm còn có ngày mồng Ba Tết dành cho quý Thầy Cô, vinh dự thay!

Năm nay ngoài bó hoa kính tặng Thầy Cô, cộng tác viên Cẩm Thùy đã thực hiện một bài phỏng vấn nhỏ với cô giáo HT trường tiểu học X Sài Gòn, tuy không phải là tiếng nói đại diện cho đội ngũ giáo viên trường X, cũng hoàn toàn không phải cho cả thành phố, nhưng dù sao đi nữa cũng là tiếng nói của người trong cuộc, với mong muốn đưa việc trồng người ngày càng có hiệu quả, có chất lượng hơn.

Phấn trắng bảng đen, xưa rồi Diễm ơi!

Hết rồi cái thời Thầy Cô lên lớp quần áo phẳng phiu, sạch sẽ, đứng dạy năm tiết đầu tóc trắng xóa, quần áo lấm tấm đầy bụi phấn. Bảng bây giờ phải là bảng trắng, cục phấn ngày nào được thay bằng cây viết đen. Thậm chí mấy trường quốc tế, trường điểm ở Hà Nội, Sài Gòn đã chuyển sử dụng hẳn màn hình máy vi tính.

Giáo trình điện tử cũng nhờ thế mà phát triển, nếu như trước kia, mấy thầy cô bỏ nhiều thì giờ cho việc soạn giáo án, bây giờ có gì cứ chạy lên gõ cửa ông thần đèn GU GƠN (google) là được tất. Nhiều tài liệu nhất, chương trình phong phú nhất vẫn là cổng điện tử của Bộ Giáo Dục. Ai muốn xin cái gì thì lên tiếng, các bài giảng từ sơ cấp cho đến trung cấp, các giáo trình đại học, chương trình nghiên cứu...cái gì cũng có tiếng Việt tiếng Tây tiếng Tàu, đặc biệt nhất là tất tần tật đều là hàng "pho-phơ-ri" (for free-miễn phí), tác giả chỉ có một yêu cầu duy nhất là ghi tài liệu xuất xứ từ nguồn nào! Thời đại thế giới mở mà!

Suy nghĩ kỹ đi rồi hãy học làm Thầy!

Đó là lời khuyên của một blogger đã làm Thầy cho một sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP Sài Gòn! Đúng vậy ở thời buổi thị trường, cái gì cũng quy ra gạo ra thóc. Làm nghề Sư phạm thật khó thay!

Quan niệm xem Thầy Cô như người đưa đò, truyền thụ hết kiến thức của mình cho trẻ, đưa các em nhỏ từ những dòng suối nhỏ mẫu giáo sang con lạch tiểu học, vượt sang sông phổ thông để cá chép hóa rồng sau khi lặn hụp ở biển đại học...dường như hơi cổ. Cả kiến thức nhân loại đều nằm trên những đầu ngón tay học trò, cứ cái nào không hiểu thì cứ hỏi GOOGLE, từ những kiến thức phổ thông cho đến những chuyện trên trời dưới đất đều có câu trả lời.

Độc nhất có lẽ là môn Địa Lý, các bản đồ địa dư đầy chỗ dán băng keo sử dụng trong giờ học chắc không thể nào so sánh nổi với những hình ảnh ba chiều do sản phẩm Gu Gôn ợt (Google Earth) đem lại. Kim Tự Tháp (Ai Cập), Mũi Hảo Vọng (Nam Phi) cho đến vị trí của các dòng chảy Gơn-xì-trim (Gulf stream), mọi thứ đều được giải thích cặn kẽ rõ ràng.

Cũng không cần trí tưởng tượng phong phú hay những kiếng viễn vọng chuyên dụng mắc tiền để tiếp thu các bài học về vũ trụ bao la. Nào là Gấu lớn, Gấu nhỏ, kia là Sao Mai (thứ thiệt chứ không phải là chương trình tuyển ca sĩ Sao Mai Điểm Hẹn). Các hình ảnh mới chụp của Nasa cách đây vài tháng đã được đưa vào phiên bản mới nhất trong chương trình Google Earth 4.2. Tiến bộ vô cùng, khoa học tột đỉnh!

Với lượng kiến thức tràn đầy như vậy, không lẽ Thầy Cô là thừa" Xin trả lời "Không!"

Thông tin càng nhiều càng phải biết cách sàng lọc, càng cần có người đi trước để hướng dẫn chọn lựa. Sẽ là ảo tưởng nếu coi ông thần đèn Google là người bạn trung thực có thể tin tưởng tuyệt đối 100%. Cần biết rằng phía bên trong dụng cụ tìm kiếm nổi tiếng kia, hàng ngàn kỹ sư đủ mọi quốc tịch ngày đêm làm việc, mà bạn biết đó, ở xứ sở tư bản thì Money is Money (Tiền là Tiền), hổng có ai rảnh để phục vụ pho-phơ-ri cho bạn đâu! Tin mình đi!

Chính vì vậy nên lời khuyên của vị Thầy blogger nọ không phải không có lý! Ngoài việc soạn bài, giáo án, đáp án, chấm bài, cho điểm, viết sổ điểm, họp ban chấp hành lớp, họp phụ huynh, họp tổ chuyên môn, họp công đoàn, họp chi đoàn, họp chi bộ, tập huấn kiến thức, học tập chính trị, gác thi, chấm thi, trại bồi dưỡng, chưa kể những chuyện đời sống thường ngày như đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, họp tổ dân phố, họp phụ huynh cho con (lại họp), nhà giáo không những phải luôn cập nhật liên tục kiến thức chuyên môn mà còn phải cập nhật cả các tin tức thời sự trong cũng như ngoài nước, phòng khi học trò hỏi biết mà trả lời. Mà học trò thì luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đấng Thầy Cô. Một câu nói sai, một lời bình luận không đúng sẽ mang lại hậu quả khó lường!

Thời đại tin học, mới vừa biết đọc biết viết là đã hí hoáy, ti toe mách-bờ-lốc rồi! (make blog-làm blog) Chuyện gì trong lớp cũng đưa lên nhật ký trên mạng tất, cô này hiền, thầy kia khó, vị này không học thêm thì không xong, vị kia thì đừng có mà hòng "Thầy ơi cho em tí điểm!". Chuyện sai phạm trong ngành được biết trong phạm vi nội bộ trường lớp đã thấy quê mặt rồi, đằng này thông tin lại xuyên miền, xuyên lục địa, mới nổ ở Hà Nội cách đó vài phút mà sau đó đã được bàn tán râm ran ở Sài Gòn rồi, chưa kể ở hải ngoại, tha hồ mà đàm tiếu; cư dân thế giới ảo tha hồ có đề tài mà bình luận!

Thế đấy! Bao nhiêu áp lực, bao nhiêu cống hiến, bao nhiêu sức khỏe...mà để đánh đổi trên dưới 1 triệu đồng một tháng! Thiết nghĩ, có đáng không"

"Tôi yêu ngành sư phạm, tôi quý những học trò của tôi!"

Cô H. giáo viên ở một trường tiểu học tại Sài Gòn đã nói như trên khi được đề cập đến những khó khăn của nghề giáo viên. Cô cho biết:

"Nếu được bắt đầu lại, mình sẽ không ngần ngại chọn lựa con đường sư phạm cho sự nghiệp của mình, có nhiều cái tiền bạc không thể nào đánh đổi nổi đó là tình thầy trò, là niềm vui khi thấy sự tiến bộ khôn lớn của các em qua năm học." Thoảng cười cô tiếp lời: "Học trò ở chỗ mình phần đông là học sinh nghèo, ấy vậy mà ngày hiến chương các nhà giáo 20/11 các em cũng lễ nghĩa đầy đủ, đứa thì ít nhành hoa, đứa thì cái thiệp, có lần ba bốn em hùn tiền tặng cô một chai si-rô dâu để uống cho mát..." Chị C. giáo sinh năm thứ hai trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn thì chia sẻ: "Tuy việc dạy học hiện nay có nhiều thuận lợi hơn về tài liệu nhờ vào việc sử dụng khối lượng thông tin khổng lồ trên Internet nhưng phải mất rất nhiều thời gian để xử lý, phân loại. Cũng chính vì vậy mà học sinh trông đợi ở các giờ lên lớp nhiều thứ khác hơn là những bài giảng lý thuyết dài lê thê, mất thời giờ soạn cho giáo viên đã đành mà học sinh chẳng tiếp thu là bao". Thời buổi kinh tế WTO, cái gì cũng tính ra tiền, quy ra thóc, mấy phụ huynh thừa tiền lắm bạc cứ nghĩ là cứ bung mạnh thì cái gì cũng có tất, thứ gì còn được chứ tấm bằng PTTH, quá dễ! Thầy D., giáo viên Toán có tiếng ở Q.4 nói: "Có hôm một phụ huynh đại gia đến đặt vấn đề hẳn hoi, đề nghị thầy bồi dưỡng riêng cho cháu, bao nhiêu họ cũng chi, chỉ cần điểm thi tốt nghiệp vừa đủ đạt, kỳ thi đại học cũng chẳng cần đỗ đầu vừa đủ điểm để vào Đại học là OK, thế mà mình từ chối thẳng, vì cậu quý tử nọ kém vô cùng...".

Ở trong chăn mới biết chăn có...cái gì!

Cộng tác viên Phía Trước (CTVPT): Alô, chị cho em phỏng vấn nhé!

Giáo viên HT. Quận I (GV): Dạ được.

CTVPT: Lương tháng giáo viên cấp I bình quân bao nhiêu hả chị"

GV: 1 triệu rưỡi chị à! Cũng chật vật lắm

CTVPT: Thế còn dạy thêm"

GV: Mình có dạy kèm nhưng không lấy tiền, học sinh khu lao động nghèo mà chi, các em được đi học là may mắn lắm rồi!

CTVPT: Báo chí lên tiếng nhiều về chuyện sách giáo khoa, thế có thay đổi gì không chị"

GV: Vẫn còn nhiều điều cập rập lắm, cứ sửa, cứ bổ túc hoài mà vẫn còn nhiều thiếu sót, thiếu thực tế! Chị nghĩ coi, thời đại Internet mà bắt học trò viết điện báo, lạc hậu cổ hủ đến 10, 15 năm luôn!

CTVPT: Còn nạn ngồi nhầm lớp đến nay ra sao rồi ạ"

GV: Hậu quả khó mà giải quyết rốt ráo được! Việc mất căn bản đâu phải một sớm một chiều được! Mà này! Em là nạn nhân đấy!

CTVPT: Thế là sao hả chị"

GV: Số là việc ngồi nhầm lớp, mình bức xúc lâu rồi, ngay từ khi những năm mới đi làm đó, năm vừa qua, thấy thầy Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân ra chiến dịch "Nói không với tiêu cực trong thi cử" mình hưởng ứng hết mình, nào là dạy thêm (không lấy tiền) cho các em mất căn bản, đến cuối năm, em nào đạt đủ trình độ thì cho lên, còn không thì em kiên quyết cho ở lại, mặc dù biết rằng đó là gánh nặng lớn cho cha mẹ mà phần đông là dân lao động nghèo!

CTVPT: Thế còn việc chị làm nạn nhân"

GV: Thì đó! Chính vì tỷ lệ ở lại lớp khá nhiều so với các lớp khác cho nên em mất danh hiệu chiến sĩ thi đua năm vừa qua, cô Hiệu Trưởng thì phê bình là không cố gắng hết sức mình!" Mất danh hiệu em không lo, đổi lại là thấy mình làm việc có trách nhiệm với tương lai của các em, cũng như thấy thư thản trong tinh thần! Mình làm việc đúng lương tâm giáo viên đó mới là chuyện quan trọng!

CTVPT: Một lời khuyên cho một bạn trẻ đang do dự muốn theo học ngành Sư Phạm"

GV: Phải thật yêu trẻ, và có lương tâm mới có thể đeo đuổi nghề đến cùng

CTVPT: Còn đối với phụ huynh"

GV: Phải hợp tác nhiều hơn nữa đối với nhà trường, đừng xem việc xuân thu nhị kỳ đóng tiền học, tiền ăn đầy đủ là con mình "tự nhiên" lên lớp. Nhiều lần mình cảm thấy bị xúc phạm khi được phụ huynh gợi ý cho cháu học thêm, họ có cái nhìn sai về Thầy Cô giáo qua chuyện dạy thêm, mà quả thật chuyện này con sâu làm rầu nồi canh đó chị!

CTVPT: Theo chị biết nơi chị dạy bao nhiêu phần trăm cho sâu, bao nhiêu cho canh"

GV: 50, à không 70% là sâu, may mắn là mình có cửa hàng buôn bán có đồng ra đồng vô, chứ không thì cũng trở thành sâu thôi! Cơ chế nó làm mình như vậy mà!

CTVPT: Nếu được gặp Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo thì chị sẽ những đề nghị gì"

GV: Cái này nói thiệt, chị PV làm mình bối rối quá!

CTVPT: Là sao hả chị"

GV: Vì từ trước đến giờ mình góp ý mà Ban Giám Hiệu có ai nghe đâu" Bây giờ lại còn nói chuyện với Ngài Bộ Trưởng thì quả thật...

CTVPT: Mời chị!

GV: Vâng nếu chị cho phép thì em mới dám lên tiếng, là rằng Bộ Trưởng hãy lo đến đời sống GV nhiều hơn, lương hướng đãi ngộ xứng đáng thì ai cũng dốc hết công sức chăm lo cho học sinh tốt hơn! Nhờ đó mà việc học thêm học kèm biến tướng sẽ không còn đất để tồn tại!

CTVPT: Xin cám ơn chị! Chúc chị hưởng được một ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 thật nhiều ý nghĩa, và hy vọng sẽ có nhiều chuyển biến thuận lợi cho công việc giảng dạy của chị cũng như nhiều đổi thay tích cực cho ngành Giáo Dục Việt Nam.

Đã ở trong chăn, bây giờ chạy ra ngoài chăn thì... thấy gì"

Cô TN, giáo viên với hơn 10 năm giảng dạy, làm công tác quản lý, là một trong những người dự kiến được đưa lên làm cán bộ quản lý tại một quận nọ ở Sài Gòn, nay theo gia đình định cư tại nước ngoài, cho biết:

"Xa hơn hai năm rồi phấn trắng bảng đen mà mình vẫn còn nhớ học trò lắm lắm. Nhớ khi áp dụng các phương pháp dạy học mới, mừng vui vì cảm nhận được sự thích thú của học sinh, để rồi thất vọng vô cùng với sự thờ ơ, bảo thủ, và nhất là sự thiếu năng lực của các vị lãnh đạo mà cuối cùng chính trẻ nhỏ phải gánh chịu. Ở đây mình muốn nhấn mạnh về quan điểm lãnh đạo, không phải ai cũng thoáng và "quán triệt" hết những gì mình được học, được tiếp cận. Biết bao các vị lãnh đạo ở đủ mọi cấp đã đi nước ngoài để "học hỏi", nhưng bao nhiêu vị đã thực sự áp dụng được tại cơ sở của mình"

Thỉnh thoảng mình vẫn gởi tư liệu về để cho các bạn đồng nghiệp tham khảo, nghiên cứu để tìm phương pháp dạy tiên tiến áp dụng trong hoàn cảnh Việt Nam, rất tiếc chẳng được cấp trên chú ý nên đâu vẫn hoàn đấy! Chỉ tội cho các em học sinh mà thôi! Hiện tại ở nơi định cư mới (Mỹ), mình nhận thấy là cộng đồng người Việt tại đây ra sức giữ gìn tiếng nói, truyền thống của dân tộc bằng những lớp học tiếng Việt cho trẻ em. Các lễ hội, ngày tưởng niệm những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo cũng được mang sang đây nhằm mục đích lưu truyền cho thế hệ trẻ cái hay cái đẹp của quê hương đất nước. Trong khi đó tại quê hương mình một bộ phận giới trẻ lại đang "tàn phá" tiếng Việt qua những từ vựng được xài trên chat, blog..., các lời hát vô nghĩa, không có giá trị..."

Riêng Thầy TV, một giáo viên đã một thời năng nổ trong giảng dạy cũng như công tác đoàn thể, nay là chuyên viên phần mềm cho một công ty IT tầm cỡ tại Pháp nói: "Ở phương Tây quan hệ giữa giáo viên và học sinh rất là thoải mái trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, nhất là ở các trường Đại Học. Sau giờ giảng nếu có gì thắc mắc, giảng viên, giáo sư...sẵn sàng nán lại hàng giờ để giải thích thêm. Sinh viên thì hoàn toàn tự do để trình bày tư tưởng của mình mà không sợ bị la rầy quát nạt như bên nhà. Điều thú vị nhất là chẳng có tổ chức đoàn đội bắt buộc gì trong trường, học mà học sinh học rất tốt, vui khỏe, các em có thì giờ để học các môn ngoại khóa như Nhạc, Thể Thao...

Riêng hội sinh viên cũng như liên minh các trường Đại Học rất mạnh, họ được tự do bày tỏ về các vấn đề liên quan đến chương trình học, nghiên cứu và nếu cần họ sẵn sàng xuống đường để đòi hỏi những gì mà cho là chính đáng. Giới chính trị Pháp luôn tôn trọng tiếng nói sinh viên, cho nên trước các vấn đề lớn liên quan đến Giáo Dục, ngoài các giáo sư chuyên ngành, các quan chức chuyên về quản lý, hội sinh viên được mời đến để tham khảo ý kiến. "

Giáo Viên thời A còng -"lắm hạng, lắm công phu"

Em B. học sinh lớp 10 trường Z tuyên bố một câu xanh rờn: "Mai mốt em sẽ làm giáo viên" Vì nghề này kiếm được tiền nhiều lắm, thu nhập ổn định!"

Em nói tiếp: "Cô biết không! Thầy Văn ở lớp dạy thêm, có phương pháp hay, dễ hiểu, Thầy cũng không có bài tủ, đề tủ nào hết, chỉ dạy căn bản, cách phân tích câu cú thế nào hợp lý dễ ăn điểm trong các kỳ thi, thế thôi. Có thế mà tăm tiếng thầy V. vang dội khắp thành phố, nhà Thầy quận 1 mà học trò sang học ở tận Tân Bình, quận 5, mỗi tuần 2h, một lớp ít nhất cũng 30 mạng, ngày nào cũng sáng chiều hai buổi, trừ chủ nhật (hổng hiểu Thầy có thì giờ dành cho gia đình hay không, lúc nào"!)."

B. tính nhẩm: "Một tháng 250.000 đồng mỗi đầu học sinh, lớp học 30 người là thấy vô túi 7,5 triệu, mỗi ngày thầy dạy hai xuất sáng, hai xuất chiều vị chi là 30 triệu. Mỗi tuần Thầy dạy 6 ngày, thành ra là 180 triệu cho lớp học Văn. Trừ tiền nhà cửa, thuê mướn, ăn uống tối đa, cực kỳ bổ, bao gồm nhung sâm, chân gấu, cao hổ..., Thầy cũng bỏ túi cũng trên dưới 100 triệu! Đi làm cho hãng Tây cũng chưa có giá đó nhen Cô!".

Thật ra người như Thầy V, Cô T có thu nhập hàng tỷ cả năm không được nhiều, dăm bảy chục vị trên cả nước thôi, chứ phần đông giáo viên cũng còn cực nhọc lắm mới theo đuổi cái nghề thiêng liêng, cao quý này. Một triệu rưỡi không có là bao nhiêu với cô giáo HT ở Sài Gòn, nhưng tại các vùng quê, vùng sâu vùng cao, đó là số tiền lớn. Đời sống vật chất còn như vậy, đời sống tinh thần cũng còn thiếu thốn nhiều lắm.

Chuyện ngồi nhầm lớp đang là một vấn đề khó xử cho hầu hết các trường học hiện nay, quy mô ở tầm cỡ quốc gia chứ không chỉ riêng vài trường ở Bình Định, Quảng Nam, An Giang...Học đến lớp 5 lớp 6 mà chưa biết đọc, cho ở lại lớp cũng thế thôi! Vì các em đó hoàn toàn không biết chữ để tiếp thu con chữ, bài học. Giáo viên đứng lớp không còn quỹ thời gian để kèm thêm, dạy riêng, mà có muốn cũng không thể nào thực hiện nổi!

Tính đi! Học sinh bình thường phải chật vật lắm mới vượt qua 5 năm tiểu học, bây giờ em học sinh hoàn toàn không biết chữ mà bắt giáo viên vừa phải xóa nạn mù chữ vừa phải trang bị kiến thức tổng quát cho 5 năm tiểu học, nói thiệt giải thưởng Cù Nèo Vàng của báo Tuổi Trẻ Cười sẽ danh dự trao về tay mấy vị giải quyết nạn ngồi nhầm lớp một cách vô trách nhiệm!

Thay lời kết là lời chúc chân tình đến cô HT mong chúc cô có nhiều nghị lực, dũng cảm hơn nữa để theo đuổi con đường cô đã chọn. Còn các Thầy Cô công tác quản lý trong ngành Giáo Dục sớm có thay đổi mạnh tay trong việc đào tạo. Họp hành nhiều lắm rồi, bàn cãi cũng không thiếu chi! Đã đến lúc hành động thôi! Sự sai lầm đến từ trên cao của bộ máy quản lý sẽ đánh đổi sự thiệt hại cho cả thế hệ trẻ!

(*) Gu Gơn: Google, phương tiện tìm kiếm thông tin thông dụng nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.