Hôm nay,  

Việt Nam: Cán Bộ Xuống Cấp, Dân Đen Điêu Đứng

16/11/200700:00:00(Xem: 7080)

Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam  không bao giờ nhận  lỗi  dù cán bộ, đảng viên phạm tội ngập đầu nên dân điêu đứng.

Bằng chứng không cần chứng minh nhiều mà chỉ căn cứ vào những lời thú nhận của cán bộ có chức, có quyền từ Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư trở xuống cũng đủ để thấy đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên càng ngày càng sa đọa đến mức chỉ biết ì ra để ăn hại mà cấp lãnh đạo không biết phải làm gì.

Sáng 13/11 (2007), tại Hà Nội, Nông Đức Mạnh nói với  Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy chưa tốt. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Nhiều tổ chức cơ sở đảng không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh, thậm chí có tổ chức cơ sở đảng bị tê liệt. Công tác tư tưởng còn thiếu sức thuyết phục. Công tác tổ chức và cán bộ còn nhiều mặt yếu kém. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn diễn ra nghiêm trọng.”

Đây chẳng phải là lần đầu tiên Mạnh đã nói ra những điều “trái tai gai mắt” tệ hại đến thế.  “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng” bắt đấu làm từ thời Lê Khả Phiêu giữ Tổng Bí thư (1997 – 2001), đến nay đã  ngoài 10 năm mà vẫn chưa  “ra ngô ra khoai” gì là thế nào"

Nhưng nếu so với tình trạng  xuống cấp của cán bộ, đảng viên từ  “triều đại”  Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười (1986 – 1997) thì “kỷ nguyên” Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh (1997- ) tệ hại gấp 100 lần hơn.  Thời gian đã chứng minh cán bộ, đảng viên càng có  quyền  cao, chức trọng càng tham nhũng nhiều thì đạo đức  xuống dốc nhanh,  nhưng lại “thông minh” hơn trong việc mua bằng, học luộc, mua quan,bán chức, bao che cho nhau để móc ruột dân.

BỐ THAM NHŨNG NUÔI CON 

Những kẻ được đảng gọi là “tinh hoa” của cách mạng đã được hai Tác gỉa  Đinh Thị Minh Tuyết - Nguyễn Đức Mạnh mô tả trong bài viết chung trên Tạp chí Cộng sản Số 126 (năm 2007): “Trên thực tế, có cả những trường hợp "hy sinh đời bố để củng cố kinh tế đời con", tức là bố chịu vào tù, thậm chí chịu tử hình để con được hưởng tài sản mà bố tham nhũng...”

“…. Hiện nay, nhiều địa phương chưa thực hiện phân cấp hoặc phân cấp nửa vời, dẫn đến kéo dài tình trạng cấp trên vẫn muốn giữ một số việc đáng ra phân cho cấp dưới thực hiện, nghĩa là cấp trên vẫn muốn cấp dưới tiếp tục thực hiện lộ trình "xin - cho", gắn với tệ hối lộ, quà cáp. Để tồn tại, kéo dài tình trạng đó cũng có nghĩa là để tiếp tục tồn tại, kéo dài các hiện tượng đùn đẩy, vô trách nhiệm, trùng chéo, hội họp liên miên, dẫn đến thất thoát tài chính, lãng phí tài sản, thời gian, công sức và làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhất là giữa cấp sở với cấp huyện và giữa cấp huyện với cấp xã.”

Ngày 16-10-2007, báo Nhân Dân đăng bài của  Lê Thị Liên (Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết rằng : “Nhiều cán bộ, đảng viên trong kháng chiến đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công, nhưng đến khi đất nước hòa bình, trở về với cuộc sống đời thường, họ lại bị tiền bạc quyến rũ, sa vào tội lỗi. Tiền và gái là hai cạm bẫy nguy hiểm, nó làm cho con người dễ bị tha hóa, thậm chí phản bội lại cách mạng.”

Theo Bà Liên ngày nay: “Số tiền tham ô của Nhà nước được tính bằng tiền tỷ giờ đây không phải là ít. Bản danh sách đen đó ngày càng một dài thêm. Tham ô, tham nhũng đã trở thành quốc nạn ở nước ta.”

Vậy  hai Cơ quan Kiểm tra của đảng và Ban Thanh tra của Nhà nước đã làm trò trống gì mà để xẩy ra tình trạng nhiễu nhương như thế"

Nông Đức Mạnh phê bình Ban Kiêm tra Trung ương: “Chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trong công tác kiểm tra; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực; nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và khắc phục. Công tác kiểm tra của nhiều tổ chức đảng, nhất là ban cán sự đảng, đảng đoàn còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu quả thấp; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nghị quyết, chỉ thị của Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực, trình độ, phong cách công tác của một bộ phận cán bộ kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.”

Trong các cuộc họp của Quốc hội, nhiều Đại biểu phê bình cán bộ kiểm tra, thanh tra đang “mắc các chứng bệnh” nể nang, tránh né, sợ đụng chạm, cố tình làm sai lệnh hồ sơ chạy tội cho những kẻ phạm pháp để được qùa cáp, ăn chia nên tham nhũng, lãng phí  diễn ra liên tu bất tận, báo hại nhân dân lương thiện.

THANH TRA NUÔI THAM NHŨNG

Tạp chí Kiểm tra, tháng 4-2007 đã chứng minh: “Trong những năm vừa qua, cùng với những thành quả bước đầu đạt được công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế:

- Một là: Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số nơi còn thiếu cụ thể, chưa xác định được các lĩnh vực trong tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo. Chưa bám sát vào đặc điểm đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương để đặt ra chương trình hành động; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục, chưa rộng khắp trong nhân dân.

- Hai là: Tình trạng sử dụng ngân sách trong mua sắm tài sản, vật tư vượt định mức, tiêu chuẩn chế độ vẫn khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều ngành, nhiều bất cập được khắc phục.

- Ba là: Việc tự phát hiện các vụ việc lãng phí của các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Hầu hết các vụ việc lãng phí được phát hiện là do quá trình kiểm tra, thanh tra, phát giác của quần chúng nhân dân.

- Bốn là: Công tác công khai, minh bạch nhiều nơi còn mang tính hình thức, nhất là việc công khai, minh bạch các khoản chi tiêu chưa thực hiện thường xuyên.

- Năm là: Trong quản lý xây dựng cơ bản vẫn còn tình trạng thiếu chặt chẽ, chất lượng công trình thấp: khâu kiểm tra giám sát hiệu quả đầu tư của các công trình dự án sau khi xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy không ít các công trình xây dựng xong không được sử dụng hoặc phát huy hiệu quả kém gây lãng.

- Sáu là: Việc xử lý trách nhiệm cá nhân trực tiếp và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra lãng phí thất thoát chưa nghiêm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sai phạm về lãng phí, thất thoát tiếp tục tái diễn, chậm được ngăn chặn đẩy lùi.”

Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nói với Báo Điện tử của  đảng : “Cũng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch khi thực hiện nhiệm vụ mà Đảng giao phó, gây phiền hà cho dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, thậm chí vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.…. Trong thực tế vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, cá biệt còn có sự nhìn nhận méo mó về nhiệm vụ này, nên khi tiến hành còn miễn cưỡng, đối phó, mặc cảm hoặc né tránh.”

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 3 (khóa X) nói vế việc chống tham nhũng, lãng phí trong đảng hồi đầu năm 2007,  Báo Hà Nội Mới viết Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư  cảnh giác: “Một khi không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, lãng phí, Nạn tham nhũng, lãng phí được ví như giặc nội xâm, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Thế nhưng, khi triển khai NQTƯ 3, nhiều địa phương, bộ, ngành chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chưa thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều địa phương, đơn vị không xây dựng chương trình hành động, kế hoạch phòng, chống tham nhũng, nếu có cũng chỉ làm hình thức, mang tính đối phó, nghĩa là chống tham nhũng trên giấy tờ làm cũng chẳng xong. Vì thế, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản nghiêm khắc phê bình 20 bộ, ngành và 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

Sang nói: “Có một thực tế diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị đó là tồn tại tình trạng “dĩ hòa vi quý”, nể nang, né tránh, làm tê liệt sức chiến đấu trước các hiện tượng tham nhũng, hoặc chỉ thấy tham nhũng ở đơn vị khác, địa phương khác mà không thấy, không dám đấu tranh với tham nhũng ngay tại đơn vị của chính mình.”

LÙI MỘT TIẾN HAI

Đó là chuyện “ddầu năm”, nhưng bây giờ  đã gần hết năm, vậy tình hình “tham nhũng của đảng ta” đã lùi lại chưa hay tiến tới mạnh mẽ hơn "

Tác gỉa Trúc Thanh có bài viết trên Bào Điện tử Trung ương đảng (7/9/2007): “Khó có thể thống kê được có bao nhiêu việc làm của cấp này, cấp kia, người này, người kia đã gây nên sự lãng phí tài sản công làm thiệt hại lớn đến quốc kế, dân sinh. Mặc dù đã có không ít thông tư, chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của cả cấp uỷ, của cả chính quyền về chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, nhưng xem ra thực hiện còn chậm chạp, ngành này nhìn ngành kia, người này nhìn người kia, chờ đợi. Ai hăng hái quá lại cảm thấy bị thiệt…”

“ …Nhân dân nhìn thấy rõ lãng phí trên nhiều lĩnh vực. Nói về lãng phí do hội họp, hội nghị, nhiều người nêu ra một cái nhìn tổng quát (cũng có thể chưa chính xác lắm vì họ không phải là cơ quan quản lý tài chính) thì thấy việc họp sơ kết, tổng kết đơn vị, cơ quan; họp tổng kết khu vực, tổng kết toàn quốc của ngành năm nào cũng diễn ra, rồi họp chuyên đề và hội thảo các loại…, cả nước không biết bao nhiêu nghìn cuộc. Tất nhiên có nhiều cuộc họp bổ ích, thiết thực, giải quyết được công việc; nhưng cũng không ít cuộc họp còn hình thức, nội dung không thiết thực, thậm chí để hợp thức hoá thủ tục thanh quyết toán tài chính. Có cơ quan họp Hội nghị toàn quốc, chỉ riêng tiền vé máy bay đi lại cho cán bộ vào dự họp đã hơn 100 triệu. Đã họp thì phải có “gặp mặt thân mật” do địa phương đăng cai chiêu đãi; đã họp thường lại phải có phong bao phong bì; đã họp thường lại có đi thăm quan nơi này, nơi kia – xe đưa, xe đón… Đã rất nhiều năm, không ít lần Trung ương và Chính phủ đã chỉ đạo tiết kiệm chi hội họp, hội nghị, nhưng xem ra hiệu lực của Chỉ thị còn yếu quá. Và mọi chuyện vẫn diễn ra…”

Ai cũng thấy như thế, nhưng Trúc Thanh  chỉ biết ngao ngán: “Nói về lãng phí thì còn vô vàn cái đang diễn ra trong đời sống mà ai cũng thấy: lãng phí chất xám, lãng phí thời gian, lãng phí lao động, lãng phí vật tư… mà hễ nói đến thì ai cũng xót xa, ca thán, cũng đều nhất tâm phải tiết kiệm, nhưng làm thế nào"”

Nhưng những  tiết lộ của Trúc Thanh có mới hơn những việc xẩy ra cách nay một năm  không"  Báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối tuần viết ngày 21/1/2007: “Tham nhũng tràn lan, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tổng Công ty quy mô lớn. Mấy năm gần đây, tham nhũng đã bị phát hiện ở 4 đại gia là dầu khí (vụ Nguyễn Quang Thưởng), điện lực (vụ điện kế điện tử của Nguyễn Minh Hoàng), bưu chính - viễn thông (vụ Nguyễn Lâm Thái), hàng không (vụ Công ty xăng dầu hàng không). Riêng 4 Tổng Công ty này đã chiếm trên 50% vốn của Nhà nước có tại doanh nghiệp nhà nước, một nguồn lực lớn đang tham nhũng nhằm vào để đục khoét.”

“Tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước được nảy sinh và nuôi dưỡng trong một mạng lưới quan hệ chằng chịt, phi pháp luật, phi chính thức, nhưng có sức công phá rất mạnh và sức công phạt cao. Những vụ tham nhũng nổi tiếng đều có sự móc nối giữa giới kinh doanh với giới quyền lực để trục lợi cho cả hai bên một cách bất hợp pháp (điển hình là vụ đường dây 500 KV Bắc Nam, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU 18).”

“Những kẻ tham nhũng hầu hết là cán bộ có chức và hoặc chức trách trong bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước, có hiểu biết sâu về pháp luật, liên kết với nhau tạo thành thể lực lớn, lợi dụng ngay sơ hở trong quản lý, kiểm tra, giám sát để chiếm đoạt tài sản, xâm phạm lợi ích Nhà nước, tham nhũng ngày càng có tổ chức, câu kết với phần tử tiêu cực, móc nối với phần tử bên ngoài, liên kết với nhiều giới trong xã hội từ quan chức đến trí thức, từ báo chí đến xã hội đen (vụ án Năm Cam) bưng bít, trấn áp người lộ thông tin, vùi dập người đấu tranh, khống chế người có ý định chống tham nhũng.”

 “Từ chỗ không dám tham nhũng vì đó là việc làm bất hợp pháp, vô lương tâm, bị dư luận xã hội lên án, ngày nay tham nhũng gần như công khai, trắng trợn, nguy hiểm hơn nó đã và đang trở thành việc không làm không được, nếu không công việc kinh doanh không chạy.”

Như vậy thì cái đảng CSVN và Nhà nước Cộng hỏa Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam bây giờ là hai tổ chức chính trị hay hai Băng đảng " Một bên cầm quyền và một bên cai trị, nhưng kẻ cai trị lại là tay sai của đảng cầm quyền nên tuy hai mà lại là một.

QUỐC HỘI BÙ NHÌN

Thế các Đại biểu Quốc hội có đóng được vai trò  “cầm cân nẩy mực” cho Nhà nước không"

Tất nhiên là không vì có tới 90 phần trăm Đại biểu là đảng viên nên hy vọng họ làm trái lệnh đảng là điều không tưởng. Bằng chứng như công tác làm luật, thông qua ngân sách nhà nước hàng năm và các cuộc thảo luận đã nói rõ tính “bù nhìn” của Quốc hội.

Ông Lê Kiên Thành, con trai trưởng Lê Duẩn, Cựu Tổng Bí thư đảng đã nhận xét về  các cuộc thảo luận tại Kỳ họp 2  của Quốc Hội (22/10 – 22/11/2007) như thế này : “DDiều tôi thấy ấn tượng hơn cả là kết quả và định hướng phát triển cho vài năm tới được Quốc hội đề cập đến, mà nói đúng hơn là do Chính phủ đề ra.”

 “Còn lại, so với các kỳ họp trước, tôi không thấy có gì khác lắm;  hình thức hoạt động được thể hiện qua báo chí tường thuật cũng không có gì mới. Đặc biệt, cách mà ĐB thể hiện trách nhiệm của mình thì lại càng không... ấn tượng.”

 “Cách đây không lâu, tôi nhớ ĐB Dương Trung Quốc từng phát biểu: ĐBQH phải tránh trở thành người đưa thư, tức chỉ là người truyền tải ý kiến của người dân lên Quốc hội. Nếu thế thì chức năng của các đại biểu rất mờ nhạt. Đến kỳ họp này, tính chất đó không bớt đi mà vẫn thể hiện rõ.” 

“Tôi có cảm giác ĐB của mình rất hay "giật mình". "Giật mình" với các vấn đề dân sinh xảy ra một cách ngắn hạn như giá cả, tiền lương, sốt đất đai... thế nên chúng được đề cập đến một cách bị động chứ không phải được các đại biểu chủ động đưa ra. Điều này cũng có thể do các ĐB chủ yếu nắm bắt thông tin về những vấn đề này  từ báo chí và chuyển vào nghị trường.”

 “Khi bị động thì các ý kiến đưa ra thường không đủ thuyết phục. Chẳng hạn như khi các ĐB đang bức xúc về một số vấn đề về kinh tế nhưng khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lên giải thích thì ĐB... im lặng hết.”

 “Vì những lẽ đó mà dường như đại biểu QH như "hàn thử biểu" cũng không sai. Nóng thì nóng mà lạnh thì lạnh, không giải thích được tại sao nóng, lạnh; ngày mai sẽ nóng hay lạnh"...; không giải thích được nhiều vấn đề khác nữa trong cuộc sống.”

“Nói về dân sinh,QH mới đi loanh quanh ở những hiện tượng bên ngoài, ảnh hưởng này khác mà chưa một lần chỉ ra ở nước Việt Nam bao nhiêu người đang thất nghiệp" Người đi cửu vạn, cô gái bán hoa... có phải là người thất nghiệp không khi họ cũng làm ra tiền" Với giá cả, tiền lương hiện nay thì một người mới ra trường bao lâu thì mua được xe, mua được nhà v.v...”

 “Hay tôi cũng chưa bao giờ thấy con số cụ thể đất nước ta có bao nhiêu người đang mù chữ" Bao nhiêu học sinh bỏ dở cấp 1 giữa chừng...Các con số đó nếu đưa ra được để có những biện pháp thực tế để giải quyết thì mới là lo cho cuộc sống người dân.” (VNNET, 02-11-2007)

Lê Kiên Thành tự ứng cử Quốc hội tại Sài Gòn hồi tháng 5/2006 nhưng bị đánh trượt.

Như vậy thì  các đại biểu Quốc hội đã làm được trò trống gì cho dân cho nước hay cũng chỉ là một tổ chức tiếp tay  nuôi đảng  mà cũng để nuôi mình"

Cũng như những kẻ tham nhũng, lãng phí của công là người của đảng và những đảng viên có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra  để  chận tham nhũng lại nuôi quân tham nhũng  thì  dân đen  điêu đứng có đường nào chạy không" -/-

Phạm Trần

(11/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
..để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Nhật báo The Canberra Times hôm Thứ Hai 1-10-2007 đã có bài tường thuật về buổi lễ cầu nguyện cho nhân dân Miến Điện
Các đối tác quảng cáo thuộc truyền thông sắc tộc của Flex Your Power đang gởi đi các thông điệp báo động tình trạng hâm nóng địa cầu
...để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Xe chạy loanh quanh mấy vòng mà vẫn chưa có chỗ đậu. Tứ phía đông nghẹt. Tờ chương trình trong tay
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Mới đây, có người quen hỏi tôi nguyên nhân nào đưa đến sự thống nhất nước Đức" Đây cũng đề tài một bài báo mà tôi đã  viết và đăng trên Việt Báo
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống.
Sau hơn 30 năm, người Việt tại Mỹ đã đạt được những thành công rực rỡ. Ngành nghề nào cũng có bóng dáng người Việt đứng đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.