Hôm nay,  

Bất Lương Tản Mạn Ký

18/10/200700:00:00(Xem: 7689)

Những cuộc biểu tình kéo hàng vạn, hàng triệu người xuống đường, gây nghẽn tắc giao thông, ngừng trệ các sinh hoạt xã hội, những chính phủ sụp đổ, những chính khách bị đưa ra vành móng ngựa, bị trát truy nã Interpol, những tài khỏan bị tịch biên v.v... Thế giới văn minh chưa có một chính quyền, một chính khách nào phạm tội tham nhũng mà không trả giá. Nhưng ở Việt Nam dù tham nhũng đã bị quốc tế xếp vào ngoại hạng, chính quyền vẫn được phép trơ... như thớt.

Tôi không nằm trong bộ máy đảng, chính quyền nên không có cơ hội mục sở thị những vụ hối lộ triệu đô, chỉ được mục sở thị những vụ tham nhũng "cỏ". Tuy nhiên nó là bộ mặt của xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay.

1

- Ngày ấy, chú "đấm mõm"* hải quan thế nào, bảo anh" - Ông trưởng phòng hỏi tôi.

- Em không phải hối lộ - Tôi trả lời.

Câu trả lời của tôi đánh gục tinh thần vị cán bộ đảng hét ra lửa của xí nghiệp DHHP. Bấy giờ là vào một ngày giữa tháng 6 năm 1984, hai chúng tôi phải ngồi chồm hổm ở tiền sảnh ga hàng không quốc tế Nội Bài (nhà ga không đủ ghế cho khách đợi) và những cây Trúc Đào** gợi trong đầu tôi câu hỏi: tại sao ở đây người ta chỉ trông làm cảnh loại cây gợi nhớ đến cái chết" Chưa thấy nhà ga mới như hiện hữu, sân bay sử dụng nhà ga do Liên Xô (chưa sụp đổ) cất dựng miễn phí. Những ai chưa một lần xuất ngoại, dù chỉ đến các quốc gia thuộc khối cộng sản Đông Âu, khi đến ga Nội Bài hẳn ngây thơ tin rằng nó cũng hoành tráng chẳng thua Âu- Mỹ. Ông thủ trưởng của tôi; khổ thay! Cũng mang cảm giác choáng ngợp tương tự.

Trong mắt tôi, ga hàng không Nội Bài là bộ mặt của quốc gia Việt Nam bệ rạc. Nó thua xa một ga xép hoả xa ở nước Tiệp Khắc mà tôi đã đến học nghề 15 năm trước. Nó quá bẩn! Bên trong đã bẩn, ngoài sân càng bẩn dễ sợ. Mỗi khi một cơn gió mạnh tràn đến, những mẩu giấy lộn, nhật trình cũ hất tung đám ruồi nhặng, bay vút lên, lướt trên mặt sân, cuốn cả vào chân khách. Đứng trên bậc tam cấp, quan sát đồng loại đi lại "loạn xì ngầu" như đàn kiến, tôi mất ý thức tôi là họ, trở lại cảm giác đã có 10 năm trước khi từ Tiệp Khắc trở về gặp lại khối người Việt nội địa.

Vào thời kỳ này, chính quyền cộng sản ra sức rào chắn đất nước với thế giới văn minh phương Tây; dìm xã hội trong nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp. Đói và Đói! Nạn trộm cắp, cướp bóc hoành hành từ nông thôn đến thành phố. Mạng người ngang giá chiếc xe đạp. Gạo nhà nước bán theo tem phiếu mủn, vụn như cám, ẩm, mốc xanh lè, vón lại từng cục. Đại mạch Nga xô bán thay gạo, ninh nấu cả ngày, nuốt vào bao tử, đại tiện ra ngoài nguyên cả hạt. Các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh lãi giả, lỗ thật triền miên, lương người lao động có kỳ chậm đến 4 tháng. Nạn thất nghiệp (người cộng sản nói văn hoa là thiếu việc làm) ngày càng trầm trọng. Xuất khẩu lao động sang các quốc gia khối cộng sản Đông Âu là lối thoát duy nhất giảm biên chế nhà nước.

Ông trưởng phòng của tôi, đảng viên đảng cộng sản, uỷ viên ban chấp hành đảng bộ xí nghiệp phải để bà vợ xinh đẹp và trẻ hơn chục tuổi làm cuộc xuất ngoại "cứu nhà". Sau 6 năm đằng đẵng gà trống nuôi con, bây giờ ông ta đang có mặt tại đây cho ngày đoàn tụ. Biết vợ mang về khá nhiều va ly, túi tắm lỉnh kỉnh, cần người mang xách hộ, ông chọn tôi vì tôi trẻ nhất dưới quyền; và thứ nữa, ông đinh ninh tôi đã qua Nội Bài một lần, biết cách "đẫm mõm" hải quan. Thế là tôi phải hiện diện bên ông tại cái sân bay quỷ quái này.

Ông trưởng phòng đã nhầm. Mười bảy năm trước, tôi sang Tiệp Khắc trong chương trình học nghề. Học bổng chỉ đủ tiêu. Khi về, tôi chỉ có số lượng và chủng loại vật tiêu dùng trong khung miễn thuế, không phải "đấm mõm" ai. Thứ nữa, ngày ấy tôi về bằng hoả xa liên vận, không qua Nội Bài (chưa có Nội Bài). Sau này, kế tiếp chúng tôi mới là những người đi theo diện xuất khẩu lao động. Ở nước họ đến, lớp công nhân này được vào xí nghiệp làm việc, hưởng lương như công nhân nước sở tại. Hàng hoá họ mang về nhiều và giá trị. Từ Tiệp có xe đạp Favorit, xe đạp Eska; Liên Xô có quạt tai voi, nồi áp suất, dây điện trở (mai xo), Đông Đức có xe đạp Diaman, máy chụp hình... Bungari có tân dược. Bấy giờ, trong nước tân dược cực kỳ hiếm, hiếm là đắt. Ở các nước XHCN Đông Âu, tân dược chỉ được mua theo toa kê. Nhưng vì biết mang trò hối lộ từ Việt Nam sang, người lao động tại Bungari mua được cả va ly mang về nước để bán kiếm lời. Vì số lượng gấp nhiều lần quy định, họ có thể mất sản nghiệp khi qua cửa khẩu.

Không phải chờ đến tận ngày vụ buôn lậu điện thoại di động (2006) rồi gần đây nhất một phi công phạm tội buôn ma tuý bị bắt tại nước ngoài, người ta mới nhìn thấy những vết nhọ của Vietnam Airlines; từ những năm 1980 công nhân xuất khẩu lao động về nước, Việt kiều về thăm quê hương và thân nhân của họ đã chứng kiến tệ đòi hối lộ của hải quan các sân bay quốc tế Việt Nam..

***

Sau 6 năm, phút này vợ chồng ông trưởng phòng của tôi đang bước đến cạnh nhau. Hẳn quý độc giả sẽ tưởng tượng ra những cử chỉ thiêng liêng nhất của tình yêu thương: hoa tươi" nụ hôn" nước mắt"... Không! Trống trơn! Không có gì hết! Giống như khoảng trăm cặp phu-thê tái ngộ vào phút ấy; họ phải nhanh chóng kết thúc vài câu hàn huyên gọi là để trở lại tức thì với nỗi lo thường nhật: làm cách nào đưa lọt 50 kg tân dược qua cửa khẩu.

Chỉ chi tiết này thôi, nhìn ra thế giới, ai không ngậm ngùi cho một cộng đồng vì đâu biệt ly, tái ngộ chưa bao giờ đúng cách!

Vài phút thầm thì bàn luận, họ nghĩ ra một đắc kế. Thứ nhất: vợ chồng họ tạm lánh đâu đó để thành hành khách nhận hành lý gửi kèm cuối cùng. Thứ hai: tôi trong vai thân nhân của một người nào đó nhận hành lý trước, xâm nhập vào nơi kiểm tra, ghi nhận chi tiết cách Hải quan Nội Bài kiểm tra, và thuật lại cho vợ chồng họ.

Vào cái thời bế quan toả cảng ấy, các sân bay Việt Nam chưa có những phương tiện kiểm tra điện tử hiện đại. Tôi không biết với người nước ngoài họ kiểm tra ra sao. Với công dân của mình nơi kiểm tra hành lý nằm trong dãy nhà ngang, mái bê tông, thấp, chạy vuông góc với nhà ga chính. Tôi là người đầu tiên trong số 4 hoặc 5 người đầu tiên mang vác va ly, hòm xiểng lỉnh kỉnh có mặt trong nó. Đồ vật duy nhất chúng tôi thấy trong khu nhà là những chiếc bàn mộc, rất thô vụng, xếp thành một dãy dài, bàn này cách bàn kia khoảng 3, 4 gang tay.

Những nhân viên hải quan đi sau lưng khách hàng không, mắt bám chặt hành lý cần kiểm tra, đến đứng sau mỗi bàn. Họ mặc đồng phục màu xanh xám, áo cộc tay, ve áo có logo gắn hình chim én màu bạc. Không ai đeo biển ghi danh trước ngực như ta thấy hiện nay ("), tất thảy họ đều khoẻ mạnh, mập mạp.

Lúc bấy giờ nhìn vào khuôn mặt của mỗi cá nhân cộng đồng, thấy khuôn mặt nào cũng hốc hác, hốc mắt sâu thành lỗ, gò má nhô cao, khiến liên tưởng đến biểu tượng thần chết (chỉ thiếu cái lưỡi hái), thì nhìn họ ta thấy họ đáng yêu, đáng ngưỡng vọng. Ngưỡng vọng vì họ đang ở vị trí bắt ta phải liên đới; đáng yêu vì khuôn mặt nào đầy dặn cũng cho ta cảm giác phúc hậu.

Họ bắt đầu làm việc. Thao tác đầu tiên, (không ai bảo ai): cúi xuống. Ngăn kéo bàn được mở ra cùng một lúc.(")

Những chiếc va ly được đặt lên bàn. Khách, theo yêu cầu phải tự mở va ly bốc tân dược ra bàn. Tân dược đóng dạng vỉ, các vỉ được họ xếp lên nhau thành đơn vị 10, buộc dây cao su gọn ghẽ. Sau khi đã làm xong động tác thứ nhất, nhân viên hải quan ra hiệu và giúp khách gỡ bỏ cấu trúc cũ. Những cọc thuốc đơn vị 10 giờ thành đơn nguyên vỉ xổ tung toé xuống mặt bàn, tạo thành đống cao ngất

Tôi không hiểu người ta sẽ làm gì với đống tân dược. Kiểm tra theo trọng lượng" Không phải! họ không dùng cân. Kiểm tra theo số lượng vỉ" Cũng không! Họ không đếm!

Bắt đầu có những vỉ tân dược trôi tuột xuống chân đống khi chúng chồng lên thành đống cao đến giới hạn hết chịu. Bởi vì đống tân dược không nằm ở tim bàn mà nằm lệch sang phía bên kia nên phần lớn các vỉ thuốc rơi tọt xuống ngăn kéo.

Tôi nín thở chờ xem người ta làm gì với những vỉ thuốc rơi xuống ngăn kéo"

Một vị khách trẻ đã vô tư nhoài người nhặt những vỉ thuốc từ ngăn kéo đặt trở lại mặt bàn. Anh ta đâu biết tai hoạ đang đến:

- Anh khai có 20 kg thuốc tây. Lượng thuốc trong này ước tính 50 kg- Nhân viên hải quan nhìn list, nói.

Vị khách trẻ ấp úng câu gì đó khá nhỏ. Hình thái khuôn mặt viên hải quan kia không thay đổi. Anh ta vẫy một đồng nghiệp lại gần, tay chỉ vào đống tân dược. Viên hải quan mới gật đầu, hốt số tân dược trở lại va ly. Hót xong, anh ta tự xách va ly như đã thuộc sở hữu của mình đi ra ngoài. Người thanh niên với bộ mặt xám ngoét, rảo bước đuổi theo.

Cô gái bên tôi thì thầm:

- Gặp "hạn" rồi!

Những người còn lại giật mình: Mồi thử" Phải rồi!. Những vỉ thuốc rơi xuống ngăn kéo bàn chính là mồi thử. Nếu ai nhặt lên bị coi không đồng ý hối lộ; hành lý sẽ bị đưa sang gian bên, nơi ấy có bộ phận khác xử lý theo đúng luật nhập cảnh.

Trừ trường hợp tôi mô tả sơ lược trên, tất cả hành khách còn lại đều để nguyên những vỉ tân dược của mình trong ngăn kéo bàn. Có nhân viên hải quan rất tự tin dùng tay gạt những vỉ thuốc còn chênh vênh xuống ngăn kéo trong sự khuyến khích của một vài vị khách phóng khoáng nhằm đưa nhanh vụ nhận hối lộ đến kết thúc.

Khi tỉ lệ số thuốc trên bàn và số thuốc trong ngăn kéo "hợp lý", nhân viên hải quan mãn nguyện đóng ngăn kéo. Cuộc kiểm tra hoàn tất.

Tôi bỗng nhớ đến trò ảo thuật trong rạp xiếc. Những ảo thuật gia làm ta đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Dù ta trương mắt soi mói vào từng đạo cụ, từng động tác "bịp bợm" của họ cũng không thể nhìn ra cách nào họ làm biến mất một đồ vật, thậm chí một con người cao to đến 60 kg. Còn ở đây, chúng tôi cũng kinh ngạc không kém khi nhân viên hải quan làm mất đi khá nhiều vỉ thuốc trên bàn mà không phải dùng ảo thuật.

Bạn đọc có tưởng ra được cảnh này không đây" Ta phải gọi nó là gì" Tham nhũng, ăn cướp, trấn lột" Điều đáng nhớ: tất cả nhân viên hải quan đều là đảng viên, một thông lệ dùng cho lực lượng công an của chế độ.

Nhắc lại rằng: những hành vi trên đây nằm giữa thanh thiên bạch nhật, dưới con mắt chăm chú của nhiều người. Thường thì một người về nước mang theo vào đây hai, ba người đi đón. Tôi không biết lần này hoặc lần khác có ở đây không một ông cán bộ, đảng ở cấp cao hơn đang hô hào chống tiêu cực, tham nhũng như ông trưởng phòng của tôi" Nếu có, ông ta sẽ nghĩ gì"

Tôi trở ra, thuật lại rất chi tiết cho vợ chồng ông trưởng phòng. Ông trưởng phòng cười: "Trơ trẽn đến thế kia à!"; rồi ông ta ngừng cười:

- Anh, chú đây mà được làm hải quan cũng thế!

2

Tạm kết

Tôi còn giữ trong sổ tay những ghi chép về công an xuất nhập cảnh Hải Phòng, công an giao thông Hải Phòng. Đọc xong mẩu ký nhỏ trên đây, không có nhiều người kêu: " Biết rồi, khổ lắm, nói mãi", tôi xin kể tiếp đặng hầu độc giả.

Những vị lãnh đạo cộng sản vẫn khoe với thế giới người Việt Nam (quốc nội) thông minh, thật thà, cần cù, mến khách.v.v. Nhưng thực tiễn làm cho chúng ta đau đớn hiểu rằng: ấy là khi đảng cộng sản chưa cầm quyền. Từ khi đảng cầm quyền; từ bản chất phi dân tộc và phi nhân tính, bạo lực và tước đoạt của học thuyết cộng sản xuất hiện một quái lực; đẩy đạo đức, nhân cách người Việt chúng ta xuống véc- tơ âm một cách nhanh chóng; từ cộng đồng đã phân hoá một đống người bất lương từ đủ mọi thành phần xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (nền kinh tế Mafia) càng làm cho khối người bất lương kia càng đông lên, càng lộng hành trong một xã hội dùng luật đảng. Có lập luận rằng cây nào sâu ấy; Khối người bất lương kia là loài sâu của cây toàn trị. Muốn cây toàn trị nhanh chết, thay vì bắt sâu, phải để chúng đông lên, đục khoét tham hơn. Lập luận này vừa phiến diện vừa yếm thế. Đối tượng trả giá đâu phải cây mà là đất đai (tức nhân dân) bị hút kiệt dinh dưỡng để nuôi cây. Bởi vậy để cứu nguy dân tộc phải diệt sâu bằng cách nhanh chóng đạt được một thể chế chính trị có giám sát, có cạnh tranh, dân chủ và pháp trị.

Viết trong những ngày nhân dân thêm một lần trả giá cho dự án 112 và cầu Cần Thơ bị sập

Số nhà 828-Trường Chinh- Kiến An - Hải Phòng

mail: xuannghiahp@yahoo.com

 (* ) Đấm mõm: từ lóng chỉ hối lộ

(**) Loại cây lá rất độc; ăn để chết

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.