Hôm nay,  

Việt Nam: Lịch Sử Có Mắt, Ai Đẻ Ra Tù “Cải Tạo” và “Thuyền Nhân”?

14/09/200700:00:00(Xem: 11658)

Hoa Thịnh Đốn.-  Bôi, xoá lịch sử hay bịa ra chuyện  để có lợi cho mình không phải là việc làm bất bình thường  của người Cộng sản Việt Nam, nhưng xuyên tạc lịch sử để chạy tội  và mạ lỵ  những nạn nhân còn sống là hành động đáng khinh bỉ.

Chuyện  xẩy ra xung quanh lời tuyên bố hôm 22-8 (2007) của Tổng thống Hoa Kỳ George Walker Bush trước các Cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở nước ngoài (Veterans of Foreign Wars), tại thành phố Kansas City, tiểu Bang  Missouri.

Tổng thống Bush nói rằng, trái với những suy đoán của những người lạc quan không thực tế và chống sự can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cuộc triệt thoái Quân đội Hoa Kỳ  đã để lại thảm họa cho nhân dân Cao Miên và Việt Nam.

Ông nói: “Tại Cao Miên, Khmer đỏ đã  thi hành ngay một chế độ sát nhân làm cho  hàng trăm ngàn người dân Cao Miên đã bị chết vì đói, bị hành hạ và bị thủ tiêu. Tại Việt Nam, các cựu đồng minh của Hoa Kỳ và các nhân viên chính phủ và trí thức, thương gia đã bị bắt vào các trại tù và đã có hàng chục ngàn người đã mất mạng. Hàng trăm ngàn người khác trốn khỏi nước ra đi bằng những chiếc thuyền mong manh, nhiều người trong số họ đã bị chìm sâu dưới lòng Biển Đông.”

(In Cambodia, the Khmer Rouge began a murderous rule in which hundreds of thousands of Cambodians died by starvation and torture and execution. In Vietnam, former allies of the United States and government workers and intellectuals and businessmen were sent off to prison camps, where tens of thousands perished. Hundreds of thousands more fled the country on rickety boats, many of them going to their graves in the South China Sea.)

Tổng thống Bush nói tiếp: “Ba mươi năm sau, vẫn có cuộc tranh luận nghiêm chỉnh  về lý do chúng ta tham chiến ở Việt Nam và việc chúng ta triệt  thoái  khỏi cuộc chiến này.  Nhưng nhất định, không hề có cuộc tranh luận  trong đầu tôi về việc các cựu chiến binh Việt Nam phải  được đền  ơn cao qúy của Hiệp Chủng Quốc. Dù lập trường của Qúy vị ở đâu trong cuộc tranh luận này nhưng  có một điều không thể nhầm lẫn về di sản Việt Nam là cái gía của cuộc triệt thoái của Hoa Kỳ đã phải trả bởi hàng triệu thường dân vô tội mà nỗi thống khổ của họ đã  tạo ra  những điệp ngữ mới như “thuyền nhân”, “các trại tù cải tạo”, và “những cánh đồng chết”.

(Three decades later, there is a legitimate debate about how we got into the Vietnam War and how we left. There's no debate in my mind that the veterans from Vietnam deserve the high praise of the United States of America. (Applause.) Whatever your position is on that debate, one unmistakable legacy of Vietnam is that the price of America's withdrawal was paid by millions of innocent citizens whose agonies would add to our vocabulary new terms like "boat people," "re-education camps," and "killing fields.")

Tổng thống Bush đã dùng diễn đàn Kansas City để cảnh giác dư luận, nhất là những Nhà Lập pháp của đảng đối lập Dân chủ tại Quốc hội về hiểm họa có thể xẩy đến cho nhân dân Iraq nếu Quân đội Mỹ rút ra khỏi nước này mà chưa  chiến thắng các lực lượng khủng bố tại đó.

Ông nói với các Cựu chiến binh: “Cũng còn một cái gía khác đối với cuộc triệt thoái quân Mỹ  ra khỏi Việt Nam, và chúng ta có thể nghe thấy trong ngôn ngữ của kẻ thù mà chúng ta đang phải đối diện trong cuộc chiến đấu hôm nay.  Đó là những kẻ đã đến đất nước chúng ta để giết hàng ngàn người dân trong cuộc tấn công của chúng vào ngày 11 tháng Chín năm 2001. Trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo ở Pakistan sau cuộc khủng bố 9/11, Osama bin Laden đã tuyên bố rằng “nhân dân Mỹ đã đứng lên chống lại Cuộc chiến tranh Việt Nam của chính phủ họ. Họ phải làm lại như thế hôm nay.”

(There was another price to our withdrawal from Vietnam, and we can hear it in the words of the enemy we face in today's struggle -- those who came to our soil and killed thousands of citizens on September the 11th, 2001. In an interview with a Pakistani newspaper after the 9/11 attacks, Osama bin Laden declared that "the American people had risen against their government's war in Vietnam. And they must do the same today.)

“Chúng ta phải nhớ những lời nói của kẻ thù,” Tổng thống Mỹ nói tiếp, “Chúng ta phải nghe xem chúng nói cái gì. Bin Laden đã nói thẳng ra rằng “Cuộc chiến ở Iraq là để anh thắng hay chúng tôi thắng. Nếu chúng tôi thắng, có nghĩa là anh sẽ bị mất mặt và thất bại vĩnh viễn.” Iraq là một trong số  mặt trận trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng đó là mặt trận chính, nó là mặt trận chính của kẻ thù đã tấn công chúng ta và muốn tấn công chúng ta lần nữa. Và đây cũng là chiến trường chính của Hoa Kỳ nên triệt thoái  khi  chưa hòan tất được nhiệm vụ sẽ đưa đến hậu qủa nghiêm trọng.”

(We must remember the words of the enemy. We must listen to what they say. Bin Laden has declared that "the war [in Iraq] is for you or us to win. If we win it, it means your disgrace and defeat forever." Iraq is one of several fronts in the war on terror -- but it's the central front -- it's the central front for the enemy that attacked us and wants to attack us again. And it's the central front for the United States and to withdraw without getting the job done would be devastating.)

Tổng thống Bush đang bị áp lực rút 160 ngàn quân Mỹ về nước sau hơn 4 năm chiếm đóng Iraq, sau khi lật dổ Saddam Hussein (3/2003) mà chưa đem lại hòa bình cho nước này. Trong khi các phe phái người Iraq, Sunni, Shiia và Kurd,lại chưa đoàn kết được với nhau để lập lên một chính phủ mạnh có khả năng tự bảo vệ đất nước của họ.

Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy có tới 60 phần trăm dân  Mỹ không hài lòng với chính sách chiến tranh tại Iraq của Tổng thống Bush.  Ông Bush và đảng Cộng Hòa cũng lo ngại sự bất bình về cuộc chiến tranh ở Iraq sẽ  khiến cử tri Mỹ   bỏ phiếu chống lại các  ứng viên Tổng thống, Nghị sỹ và Dân biểu của đảng này trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2008.

VIỆT NAM PHẢN ỨNG GAY GẮT

Tuy nhiên lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã gây “ddộng não” mạnh mẽ cho báo Quân đội Nhân dân và Ban Tư tưởng – Vănn hóa Trung ương của đảng CSVN.

Trong số Báo ra ngày 31-08 (2007), Quân đội Nhân dân viết: “Mới đây, trong bài diễn văn đọc trước Đại hội toàn quốc thường niên của Hội Cựu chiến binh Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, diễn ra tại thành phố Can-xát, Tổng thống Mỹ Bu-sơ đã đưa ra những đánh giá hết sức sai lệch về chiến tranh Việt Nam. Ông Bu-sơ cho rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam là một sai lầm bởi “cuộc triệt thoái của Mỹ đã được trả bằng cái giá sinh mạng của nhiều triệu người vô tội” với những “ddau đớn” như “nạn thuyền nhân” và “trại cải tạo”. Không chỉ có vậy, bài phát biểu còn dựng lên chuyện rằng “sự kinh hoàng sau chiến tranh ở Việt Nam có thể sánh với “cánh đồng chết” ở Cam-pu-chia” dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Khơ-me Đỏ.”

Để hậu thuẫn cho quan điểm này, tờ  Báo đã phỏng vấn Nguyễn Đình Ước, Trung tướng, Phó giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự để gọi là “ làm rõ về những đánh giá sai lệch trên.”

Ước nói về cuộc rút quân khỏi Nam Việt Nam của Mỹ: “Có thể nói đó là một việc làm bắt buộc, chứ không phải là một sai lầm lịch sử. Từ trước đến nay, không một người nào trong giới cầm quyền Mỹ và quân sự Mỹ nói đã giành chiến thắng bằng quân sự ở Việt Nam mà là rút ra trong danh dự. Chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra khi sang Việt Nam dự hội thảo ở Học viện Quan hệ quốc tế cũng đã nói như thế. Các nước đồng minh của Mỹ đều thừa nhận việc rút quân là đúng, chưa thấy nước nào nói rút quân là sai lầm. Bây giờ tôi mới nghe thấy có ý kiến trái ngược như vậy.”

Tuy nhiên Ước quên rằng ông Bush chỉ nói đến “hậu qủa” của cuộc triết thoái quân Mỹ chứ ông không nói về quyết định rút quân Mỹ khỏi cuộc chiến vì lúc đó ông chưa có trách nhiệm gì với cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

H: - Thế còn thảm cảnh “thuyền nhân”, “trại cải tạo”"

Đ: - “Làm gì có các chuyện như “tắm máu” hay “ddàn áp” như người ta dựng lên. Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu đời. Nguyễn Trãi đã nói “hận thù rồi kêu gọi trả thù thì oán mãi không thôi”. Chúng ta đã thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, giáo dục, cảm hóa, giúp cả triệu binh lính của chính quyền cũ hòa nhập dần vào cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng con người, đề cao con người, thức tỉnh con người, vì con người. Việt Nam đã đối xử nhân đạo với tù binh Mỹ, huống hồ cùng là người Việt Nam với nhau, làm sao có chuyện “tắm máu”. Đó là sự bịa đặt.”

“Còn về “nạn thuyền nhân”. Đó là chuyện có thật. Thử tưởng tượng sau chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề như vậy thì khó khăn về kinh tế sẽ lớn tới mức nào. Thế mà, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế, tình hình càng khó khăn hơn.”

“Tháng 10-1975, Ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-giơ sang châu Á, rồi sang châu Âu. Khi đến Áo, ông tiết lộ “DDối với Mỹ, tình hình thật tốt đẹp. Vì Mỹ, Việt Nam sẽ chảy máu một lần nữa”. Đó là âm mưu hậu chiến. Đã thế họ lại kích động, đưa ra những viễn cảnh thiên đường ở bên ngoài gây nên tình trạng có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi. Không ít người đã thiệt mạng trên biển do bị chìm thuyền, bị bọn đưa người vượt biên trái phép lừa gạt giết chết. Đó đúng là một thảm cảnh nhưng là hệ quả do những chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài.”

Trước hết, Ước đã không dám trả lời thẳng Tổng thống Bush về những cuộc đàn áp sát hại người miền Nam của CSVN sau 1975.  Ông Bush không lên án CSVN đã “tắm máu” những quân nhân, công chức, trí thức, đảng viên các đảng phái Quốc gia và thương gia miền Nam mà ông chỉ muốn nói đến hòan cảnh những thành phần này đã bị CSVN lùa vào các trại tù được ngụy tạo  là “cải tạo” để bị cưỡng bách lao động, bị bỏ đói, bị giam hãm trong những điều kiện thiếu  thuốc men, quần áo đến mang bệnh mà chết dần chết mòn. Và  nhiều ngàn người đã bỏ xác trong rừng sâu, núi thẳm vì những cuộc tra tấn, hành hạ thân xác trong những điều kiện ngặt nghèo như thế.

Những nhân chứng còn sống sót của các trại tù khổ sai này, sau hàng chục năm bị hành hạ, là những người đã nói cho nhân loại văn minh biết về những cuộc “tắm máu trắng” này của CSVN.  Họ không cần phải đối chất với Ước để chứng minh ai là kẻ đã “bịa đặt” đổi trắng thay đen hòan cảnh của họ.

Những điều nhân nghĩa đầu môi, chót lưỡi của Ước  như “ddoàn kết dân tộc, giáo dục, cảm hóa” chỉ là những mỹ từ chứa đấy nọc độc của rắn hổ mang.  Chúng không có chút nghĩa lý gì với những xác người miền Nam đã chết vì tay người Cộng sản.

Còn chuyện “nạn thuyền nhân” thì những điều xuất ra từ miệng Ước có cần phải phân tích, dẫn chứng về nguyên do nào mà trên 1 triệu người dân miền Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do ngay trước ngày  quân Cộng sản tràn vào Sài Gòn ngày 30-4-1975"

Luận điệu xuyên tạc bỉ ổi và  chủ tâm xúc phạm ngập đầu của Ước đối với những vong linh của  nạn nhân thuyền nhân  bị hải tặc tấn công cướp của, giết người hay bị sóng, bão đánh chìm trên đường tìm tự do có cần phải tranh cãi chăng "

Nhưng khi Ước xuyên tạc đến hạ cấp đổ tội cho Mỹ đã gây ra nạn “thuyền nhân” vì Việt Nam bị Mỹ “bao vây, cấm vận về kinh tế” và chủ mưu  “kích động, đưa ra những viễn cảnh thiên đường ở bên ngoài gây nên tình trạng có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi” là Ước và tờ Quân Đội Nhân Dân đã chạy tội vụng về cho chính sách hà khắc, trả thù người miền Nam đáng kinh tởm của đảng CSVN.

Hẳn Ước và báo Quân đội Nhân dân chưa quên hậu qủa hại dân của đảng trong  các vụ đánh Tư sản Mại bản và đầy dân thành phố, vợ con những người bị xua đi “học tập cải tạo” đi vùng được gọi là “Kinh tế mới” để sống đời trâu ngựa, thiếu cơm ăn, áo mặc, nước uống !

Hành động giết người hàng loạt này cũng đâu phải là chuyện “tắm máu”"

Ngay đến cuộc tàn sát tập thể trên 3,000 đồng bào Huế  của quân Cộng sản trong cuộc tấn công năm Mậu Thân 1968 và hàng trăm ngàn người khác bị xử chết oan trong Cuộc Cải cách Ruông đất từ 1953 đến 1956 ở miền Bắc cũng chưa bao giờ được gọi là “tắm máu”.

Nhưng những oan hồn nạn nhân của các cuộc tàn sát này và các “thuyền nhân” bị chết trên Biển Đông vẫn đang  quanh quẩn đâu đó. Thân xác họ không còn nữa, nhưng không ai có thể tiêu hủy được thể phách của họ, cho dù  họ có bị xuyên tạc và bôi nhọ đến mức nào đi nữa.

TẠP CHÍ CỘNG SẢN

Sau báo Quân đội Nhân dân, những cán bộ làm công tác tuyên truyền của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương cũng “tát nước theo mưa” mở chiến dịch tấn công quan điểm của Tổng thống Bush trên Tạp chí Cộng sản, Cơ quan Lý luận và Chính trị của Trung ương đảng.

Bài Bình luận mang tiêu đề “Cần Tôn Trọng Lịch  Sử” của Thu Hà trong số 136 (2007) viết: “Uy tín, vị thế đất nước và mối quan hệ bầu bạn của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, kể cả với Mỹ tốt đẹp như ngày hôm nay, được tạo dựng bởi những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của một dân tộc tiêu biểu cho lương tri nhân loại trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm, thống nhất đất nước; đồng thời được tạo dựng bởi những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, đáng tự hào của công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.”

“DDiều đó là đã quá rõ ràng. Thế nhưng vẫn có một số người bày tỏ các quan điểm lệch lạc, sai trái, họ đổ lỗi cho chúng ta, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc, thực dân đã gây ra "mấy chục năm binh đao, khói lửa", gây nên những cảnh chết chóc đau thương(!).”

 “DDặc biệt mới đây, Tổng thống Mỹ Bu-sơ đó đưa ra những đánh giá hết sức sai lệch về chiến tranh Việt Nam, rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam là một sai lầm bởi “cuộc triệt thoái của Mỹ đó được trả bằng cái giá sinh mạng của nhiều triệu người vô tội” với những “ddau đớn” như “nạn thuyền nhân” và “trại cải tạo”; rằng “sự kinh hoàng sau chiến tranh ở Việt Nam có thể sánh với “cánh đồng chết” ở Căm-pu-chia” dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Khơ-me Đỏ.”

“Thực tế lịch sử đã khẳng định, việc rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam là việc làm bắt buộc và tất yếu do sự thất bại của Mỹ trong chính sách đưa quân xâm lược Việt Nam, chứ không phải là một "sai lầm lịch sử" mà từ đó dẫn đến những "đau đớn" cho nhiều triệu người.”

Thu Hà kêu gọi Tổng thống Bush: “Hãy tôn trọng sự thật lịch sử như đúng nó vốn có, hãy nhìn nhận lịch sử với con mắt khách quan. Không thể phủ nhận, coi thường những hy sinh, mất mát to lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. Làm sao mà một dân tộc quyết đứng lên bảo vệ cuộc sống, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình lại bị coi là kẻ gây ra chiến tranh, gây ra chết chóc đau thương! Bất kỳ người nào có cái nhìn khách quan, đều thấy rằng, kẻ gây ra mấy chục năm “binh đao, khói lửa” đối với dân tộc Việt Nam không ai khác chính là thực dân, đế quốc.”

Luận điệu con vẹt của Thu Hà  đổ tội cho Mỹ gây ra chiến tranh Việt Nam, gây ra chết chóc đau thương không có quyền đổ tội cho Cộng sản Việt Nam, những người chỉ biết “ddứng lên bảo vệ cuộc sống, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình” nghe mà tội nghiệp!

Thế thì nhân dân Nam Việt Nam, nạn nhân của cuộc xâm lăng của quân đội Cộng sản miền Bắc được Nga-Tầu cho tiền nuôi ăn, trao vũ khí cho bắn giết, đứng ở chỗ nào trong cuộc chiến Việt Nam"

Người dân miền Nam, sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh chỉ để tự vệ chống lại quân miền Bắc từ 1954 đến 1975.  Họ không xâm lăng miền Bắc thì hà cớ gì đảng CSVN lại xua quân đánh phá miền Nam"

“Giải phóng” ư"  Nhà văn gốc Bộ đội Dương Thu Hương đã “phóng uế” lên hai chữ “Giải phóng” như thế nào thì đảng CSVN và những người làm công tác tuyên truyền đã biết rồi. Có cần phải mời Bà về làm nhân chứng cho vai “nạn nhân chiến tranh” của đảng CSVN trong cuộc tranh cãi với Tổng thống Bush chăng" -/-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.