Hôm nay,  

Geshe-la, Hạt Mầm Tây Tạng Thiện Duyên Với Phật Tử Việt Nam

23/02/200700:00:00(Xem: 11901)

Geshe-La, Hạt Mầm Tây Tạng Thiện Duyên Với Phật Tử Việt Nam

(Trích báo xuân Việt Báo Tết Đinh Hợi)

Cảm được lời thỉnh nguyện và phong cách đức độ của Geshe-la,

nhiều người Mỹ nổi tiếng đã quy y Phật pháp và lên tiếng cho dân Tây Tạng

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Hòa Thượng Geshe Tsultim Gyeltsen tại Long Beach.

  Đức Đạt Lai Lạt Ma có hai vị đại diện chính thức tại New York và Washington DC.. Riêng tại miền Tây nước Mỹ,  người mà Ngài tin tưởng và quý trọng chính là Hoà thượng Geshe Tsultim Gyeltsen tại Long Beach. Ngài gọi vị Hoà thượng Geshe-la là hạt mầm quý của Phật giáo Tây Tạng.

Geshe là đẳng trật tương đương với Hoà thượng tại Đông Á, hay, theo lối duy lý Tây phương, tương đương với học vị Tiến sĩ về Phật học của các vị cao tăng. Phật tử thương kính, gọi vị Hoà thượng 84 tuổi tại Long Beach là Geshe La. Tiếp vĩ ngữ "La" đặt sau tên gọi hay danh hiệu Geshe là để bày tỏ lòng quý trọng.

Geshe Tsultim Gyeltsen là vị cao tăng có công đức rất lớn trong việc quảng bá Phật giáo Tây Tạng và ảnh hưởng rất rộng trong việc vận động dư luận Hoa Kỳ.  và đặc biệt có thiện duyên với Phật giáo Việt Nam.

* Từ Đầu Nguồn Sông Mekong

"Ngôi làng tôi sinh ra chỉ cách nơi sông Mekong phát sinh có chừng cây số. Hồi còn bé, tôi vẫn thường ra chơi ở mạch sông đó". Thầy tâm sư.

Từ nguyên ủy, Geshe-la đã có mối duyên với Việt Nam. Con sông Mekong nối liền Tây Tạng với Việt Nam, nhưng phải qua một không gian đại nghiệp do Trung Quốc kiểm soát và khai thác!

Dưới thế danh là Jamphel Yeshe, Geshe-la đã vào chùa từ năm lên bảy. Thầy mất chín năm học kinh điển, Sutra và Tantra, và học phép biện chứng Phật giáo, rồi mới dự tính lên tu viện Sera gần Thủ đô Lhasa để đạt học vị Geshe của dòng Gelugpa.

Geshe-la trong ni viện Gaden Choling tại miền nam Ấn Độ.

Geshe-la sinh năm 1924 tại tỉnh Kham ở miền Đông Tây Tạng.

Con đường từ quê nhà lên kinh đô không dễ đi. Phải mất hơn một tháng, vượt 25 đèo mới tới Lhasa. Gần đến nơi, lần đầu tiên thấy tu viện Gaden hùng vĩ trên đỉnh đồi, Thầy bỗng ràn rụa nước mắt cảm ngộ. Hôm ấy lại là ngày thành đạo của vị Thánh Tăng Lạt Ma Tsongkhapa (Lạt Ma Tông Khách Ba) lừng danh lịch sử Phật giáo.

Được coi là hóa thân của đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, đức Lạt Ma Tsongkhapa là nhà cải cách Phật giáo của thế kỷ 14, đã xây dựng bảo tháp và nền móng của các tu viện Drepung, Sera và Gaden và sáng lập tông phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng.

Từ ngài Tsongkhapa, tiến trình tu học của Tỳ kheo là phải nghiên cứu năm ngành "Ngũ minh" và kiểm nghiệm qua Thiền định. Hành trình tu tập của tăng ni Tây Tạng ngày nay dựa rất nhiều vào những chỉ dạy của vị Thánh tăng ấy.

Hôm đó, như được sự mặc khải, Tu viện trưởng Kyabje Zong Rinpoche đã giữ Thầy ở lại và thọ giới cùng Ngài. Geshe-la học đạo mất hai chục năm trong trường Shartse của Tu viện Gaden, cho đến năm 36 tuổi. Đấy là khi bùng nổ biến cố pháp nạn năm Kỷ Hợi 1959.

Ngày 10 tháng Ba năm 1959, dân chúng Tây Tạng nổi dậy và Lhasa bị xâm chiếm. Trong chùa Gaden, Geshe Gyeltsen nghe tin đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải rời Tây Tạng. Cùng sáu vị tăng khác, Thầy dâng lời khấn nguyện và nửa đêm vượt Hy Mã Lạp Sơn tìm đường qua Ấn. Trong số hai chục ngàn vị cao tăng của ba Tu viện lớn nhất Tây Tạng là Gaden, Sera và Drepung (đều do đức Tsongkhapa thành lập mấy trăm năm trước), chỉ có một số ít như Geshe Gyeltsen là thoát ra ngoài.

Với chừng năm mươi vị cao tăng của mỗi Tu viện trên, Geshe Gyeltsen đã trú ngụ tại Dalhousie trên miền Bắc đất Ấn để tiếp tục học thêm hai năm. Kỳ khảo hạch lần này tổ chức tại Dharamsala, dưới sự chứng giám của đức Đạt Lai Lạt Ma và của hai vị thầy đã hướng dẫn Geshe-la, là Kyabje Ling Rinpoche và Kyabje Trijang Rinpoche.

Thầy tốt nghiệp tối ưu, trở thành Lharampa Geshe.

Cần nói thêm là muốn được thành một Geshe thì các thầy phải thấm nhuần năm ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana Vidya).

Thấm nhuần ở đây là phải nhập tâm, bằng Tạng ngữ, trong vài chục năm tu tập gian nan, hầu có thể ứng đối tranh luận trong mọi tình huống về mọi chủ đề trong các cuộc khảo hạch thường xuyên và từ đó đi hoằng pháp cho nhân thế. Đã vậy, từ thấp lên cao, học vị Geshe còn có bốn cấp là Dorampa, Lingtse, Tsorampa và cao nhất là Lharampa. Trung bình thì từ cấp Dorampa lên Lharampa, các thầy phải mất chừng sáu năm tu đạo.

Hai năm sau, Geshe-la được đức Đạt Lai Lạt Ma gửi đi giáo dục cho dân Tây Tạng lưu vong, vận động thế giới cho đất nước Tây Tạng và truyền bá đạo Phật.

Năm 1963, quãng đường hoằng pháp của Geshe-la khởi sự tại Sussex của nước Anh, nơi Thầy đem theo 22 trẻ em Tây Tạng, đa số là cô nhi, và hướng dẫn các em về Tạng ngữ, văn hoá và giáo lý đạo Phật. Ngôi vườn ươm cây đầu tiên tại Anh nay bắt đầu kết trái.

* Từ Anh Quốc tới Hoa Kỳ

Richard Gere đến với Phật giáo Tây Tạng

Năm 1976, Geshe-la qua Mỹ làm Giáo sư về Tạng ngữ và Thiền quán tại các Đại học University of Southern California (USC), University of California in Santa Barbara (UC Santa Barbara) và University of California in Los Angeles (UCLA). Năm 1978, Thầy lập ra một trung tâm Phật giáo Tây Tạng, được chính đức Đạt Lai Lạt Ma ban cho danh hiệu là Thubten Dhargye Ling, Đất Hoằng Pháp.

Tại mảnh đất quý này ở Long Beach, Geshe-la hướng dẫn các lớp Thiền quán và giảng dạy Phật pháp cho mọi người. Ngoài việc giảng huấn và thuyết pháp, Thầy còn viết sách và mở ra nhiều trung tâm tại miền Bắc California, Colorado, Texas, New Mexico và cả xứ Đan Mạch, đồng thời vận động hợp tác với các Giáo hội Phật giáo tại miền Nam California. Môn sinh Thầy đào tạo trong ngần ấy năm hiện đã có mặt và hoạt động trên toàn thế giới.

Cho đến nay, các cuốn sách ghi lại lời giảng của Thầy bằng Anh ngữ đã được phổ biến sâu rộng trong giới Phật học là “Keys to Great Enlightenment, Miror of Wisdom” và mới nhất là “The Foundation of All Good Qualities”, cuốn sách Thày giảng về 14 bài kệ của vị Thánh tăng Lạt Ma Tsongkhapa. Ba cuốn đều do Tu viện Thubten Dhargye Ling xuất bản và phổ biến miễn phí cho những người muốn học đạo.

Geshe-la cũng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội và tích cực hỗ trợ các dự án nhân đạo như mở trường mù tại Ấn Độ hay lập nơi cư trú của các vị sư cao niên trong chùa Gaden được dựng lại ở miền Nam xứ này. Công đức của Thầy đã thấm nhuần nhiều nơi và đạo đức của Thầy đã cảm hóa nhiều người.

Đối với đất nước và quyền tự trị của dân Tây Tạng, Geshe-la là một nhân vật tích cực tranh đấu và vận động trong xã hội Hoa Kỳ và ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Cảm được lời thỉnh nguyện và phong cách đức độ của Geshe-la, nhiều người Mỹ nổi tiếng đã quy y Phật pháp và lên tiếng cho dân Tây Tạng. Đặc biệt, giới phim ảnh của Hollywood đã hướng ống kính vào đề tài Tây Tạng. Nhiều cuốn phim giá trị như Sprit Tibet, Red Corner đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi.

 Một Phật tử nổi tiếng tại Hoa Kỳ là tài tử  Richard Gere. Thừa lệnh đức Đạt Lai Lạt Ma, ngôi sao điện ảnh này đã cùng Giáo sư Robert Thurman và nhà soạn nhạc Philip Glass lập ra Tibet House để bảo tồn và phát huy văn hoá và tôn giáo Tây Tạng. Robert Thurman đi tu năm 24 tuổi (1965), hiện là Giáo sư Đại học Columbia về Ấn Độ và Tây Tạng, và Chủ tịch của Tibet House. Ông cũng là thân phụ của nữ tài tử Uma Thurman.

Người ta còn nhớ đến Richard Gere vì ông gây chấn động khi dùng diễn đàn của lễ trao giải Oscar để lên tiếng cho Tây Tạng. Ông ở trong Hội đồng Quản trị của tổ chức Campaign for Tibet, đã yểm trợ việc phát triển tu viện Gaden của Tây Tạng tại Ấn Độ.

Geshe-la cũng đã được Richard Gere và gia đình đề nghị góp tiền mở mang chùa Long Beach cho khang trang hơn mà Thầy từ chối, muốn dùng nguồn yểm trợ của mọi người để giúp đỡ các tu viện hay bảo trợ cho các buổi thuyết giảng của đức Đạt Lai Lạt ma. Phần mình, Geshe-la sống đạm bạc tại Long Beach và đi không ngừng, thuyết pháp ở nhiều nơi, nơi nào cũng gieo trồng việc thiện, ý lành.

Với giới trí thức, thượng lưu hay nghệ sĩ Hoa Kỳ, Geshe-la là khuôn mặt đáng kính trọng nên người ta không ngạc nhiên khi thấy năm ngoái, đức Đạt Lai Lạt Ma từ miền Nam California qua New York đã lại quay về Long Beach tham dự Hội nghị về Phụ nữ do Đệ nhất Phu nhân California là bà Maria Schwarzenegger tổ chức hồi tháng Chín năm ngoái tại Convention Center. Với chủ đề "Một buổi chiều từ bi", hội nghị thành công rực rỡ vì quy tụ 11 ngàn người đến nghe mà vé bán sạch trong nội 72 giờ.

* Thiện Duyên Với Phật Tử Việt Nam

Caption: Chan dung Hoa thuong Thich Thin n.jpg

Chân dung Hoà Thượng Thích Thiên Ân

Geshe-la, hạt mầm quí của Phật Giáo Tây Tạng” -theo cách gọi của Đức Đạt Lai Lạt Ma-  có tình bạn và thiện duyên đặc biệt  với Phật giáo Việt Nam.

Năm 1977, trong khi làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học U.C. Santa Barbara, Geshe-La đã  gặp một nhà sư Việt Nam đang là Giáo sư của Đại học UCLA tại Los Angeles và được ông mời về ở chung phòng trong một chung cư nhỏ gần Hollywood. 

Trẻ hơn Geshe La hai tuổi, nhà sư đó là Hoà thượng Thích Thiên Ân, người mà Phật tử Hoa Kỳ rất ngưỡng mộ và là người có nhiều công đức cứu giúp người Việt tỵ nạn qua Mỹ sau biến cố 1975. Nhiều vị sư Hoa Kỳ ngày nay là đệ tử của thầy và không thể quên con người đặc biệt này.

Hoà thượng Thích Thiên Ân là Giáo sư tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Waseda của Nhật. Năm 1966, thầy từ Việt Nam qua Mỹ trong chương trình trao đổi giáo dục với Đại học UCLA để giảng dạy về Ngôn ngữ và Triết học Đông phương. Ngoài việc giảng huấn, thầy là một thiền sư có uy tín thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và đã trứ tác nhiều sách quảng bá Phật giáo bằng Anh ngữ. Thầy được mời ở lại Hoa Kỳ và lập ra ngôi chùa Việt Nam đầu tiên từ năm 1970.

Thiền viện “International Buddhist Meditation Center,” do Hoà Thượng Thiên Ân lập ra đã là nơi dừng chân đầu tiên của  Geshe La. Vị cao tăng Tây Tạng rất thường tới ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, tại đường Vermont của thành phố Los Angeles.

Từ ngày ấy, đúng 30 năm về trước, hai vị cao tăng Việt Nam và Tây Tạng trở thành thâm giao cho đến khi Hoà thượng Thiên Ân viên tịch, năm 1980. Mối kỳ duyên của Phật giáo Việt-Tạng đã keo sơn từ đó.

Khi đức Đạt Lai Lạt Ma tới Los Angeles lần đầu, Ngài đã đến thăm và dùng ngọ trai trong ngôi chùa đầu tiên của Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ để bày tỏ lòng thâm cảm với Phật giáo Việt Nam về sự hợp tác ban đầu đó.

Khi Hoà thượng Mãn Giác, người kế vị Hoà Thượng Thiên Ân làm trụ trì Chùa Việt Nam, viên tịch năm ngoái, Geshe-la tham gia vào Ủy ban Chứng minh Tang lễ.

Ngày nay, trong tu viện Long Beach, các khóa giảng của Geshe-la đều có phiên dịch sang Việt ngữ cho người Việt cùng theo. 

Với Phật giáo Việt Nam, Geshe-la có mối ân tình sâu đậm, được đức Đạt Lai Lạt Ma trân quý. Năm 2000, Geshe-la bảo trợ ngày Tương hội với chư tăng ni Việt Nam tại Nam California và thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự. Trong dịp này, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã tiếp xúc và dùng ngọ trai với tăng ni Việt Nam.

Năm xưa, Geshe-la cũng sớm nhìn ra căn tu của một cậu bé Việt Nam và hướng dẫn bước đầu để trở thành vị sư Tây Tạng đầu tiên sinh tại Mỹ, có cha mẹ Việt Nam, được thọ giới tại Ấn Độ với đức Đạt Lai Lạt Ma. Đó là nhà sư trẻ Kusho Tenzin Drodon.

Từ năm Kỷ Hợi 1959 đến nay, pháp nạn của Tây Tạng khiến báu vật của văn hoá và tôn giáo xứ này được tung ra khắp nơi trên thế giới. Nhưng cũng từ đấy, một viên kim cương của Phật giáo Tây Tạng đã chiếu tới Hoa Kỳ, ánh từ quang còn tỏa sáng đến nhiều Phật tử Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.