Hôm nay,  

Cơm Áo Và Tự Do Cho Người Lao Động VN

10/01/200700:00:00(Xem: 8445)

Kỹ Sư Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN: Cơm Áo Và Tự Do Cho Người Lao Động VN

Lời Giới thiệu của VNN: Những cuộc đình công tranh đấu của công nhân lao động Việt Nam từ Nam chí Bắc trong năm qua đã làm chấn động dư luận thế giới. Máu chảy ruột mềm, Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại đã mạnh mẽ lên tiếng và bày tỏ quyết tâm đoàn kết cùng đồng bào lao động quốc nội.

Song song với hai Công Đoàn Độc Lập vừa thành hình trong nước, Hội Nghị Quốc tế Warszawa về Quyền Lạo Động tại Việt Nam, với sự ra đời của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV) sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc đấu tranh hiện nay của công nhân lao động Việt Nam" Tương lai công nhân lao động Việt Nam sẽ có hy vọng gì không sau khi Việt Nam đã vào WTO" Hay sẽ tiếp tục bị bóc lột thảm hại hơn trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt sắp tới" UBBV sẽ làm được những gì để cứu công nhân lao động Việt Nam trước thảm họa bóc lột nầy" v.v...

Nhân dịp đầu năm mới 2007, thông tấn VNN rất hân hạnh được Kỹ sư TRẦN NGọC THÀNH, Chủ Tịch UBBV từ Đông Âu, dành cho môt cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây, do phóng viên Võ Triều Sơn thực hiện. Xin kính mời quý vị theo dõi.

 - VNN: Kính thưa Kỹ sư, giới công nhân lao động tại Việt Nam trên thực tế vốn đã bị áp bức và bóc lột từ lâu, xin Kỹ sư cho biết tại sao tới những tháng ngày gần đây vấn đề mới được quan tâm tới và đặt ra nhiều phương hướng để giải quyết" Và tại sao lại chọn thủ đô Warszawa của Ba Lan để họp Hội Nghị giải quyết vấn đề quan trọng nầy"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Đúng vậy. Trên thực tế họ đã bị áp bức, bóc lột từ lâu. Nhưng, từ trước đến nay, những người đấu tranh cho dân chủ trong, ngoài nước và đồng bào hải ngoại đã "vô tình" không chú ý đến lực lượng đông đảo này. Những cuộc đình công tự phát nổ ra tại khắp các miền đất nước với sự tham gia của hàng trăm ngàn người năm 2005 và đầu năm 2006 đã làm cho những người quan tâm đến đất nước phải giật mình. Do không được tổ chức và phối hợp chặt chẽ, không có bộ tham mưu, chỉ đạo chung; không được ủng hộ, chi viện về vật chất và tinh thần, những người tham gia đình công đã bị chính quyền cô lập và đàn áp. Chúng tôi đã nhận ra sai lầm: Chúng ta đã không quan tâm đến lực lượng quan trọng nhất tại Việt Nam: Những người lao động bị áp bức và bóc lột. Để sửa chữa sai lầm đó, chúng tôi đã quyết định tổ chức Hội Nghị về quyền của người lao động Việt Nam tại Warszawa.

Tại sao lại chọn Warszawa để tổ chức Hội Nghị" Balan và Việt Nam có những nét tương đồng về lịch sử và địa lý. Balan từng là một nước cộng sản. Balan cùng biên giới với Liên xô, hàng chục năm dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, dân tộc Balan bị Liên xô kiềm tỏa cũng như Việt Nam luôn bị kiềm tỏa bởi "Ông anh" cộng sản Trung Hoa. Nhưng, nhân dân Balan đã anh dũng vùng lên. Công Đoàn Đoàn Kết là biểu tượng chói ngời về lòng dũng cảm. Đoàn kết những người lao động Balan, đoàn kết cộng đồng người Balan khắp thế giới, trong và ngoài nước Balan. Đoàn kết đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng sợ hãi. Đoàn kết đã đập tan chế độ công sản tai Balan, tạo tiền đề để các nước khác cùng vùng lên đập tan khối cộng sản Đông Âu và phe Xã hội chủ nghĩa.

Công Đoàn Đoàn Kết là một huyền thoại, chúng tôi đến đây để học tập họ, những kinh nghiệm và cả những sai lầm. Chứng kiến tận mắt những thành tựu của nền dân chủ, tay bắt mặt mừng với những người đã làm nên lịch sử: Thay đổi cuộc sống cho hàng trăm triệu người; thay đổi nhận thức cho hàng trăm triệu người, và chúng tôi đã không chọn lầm địa điểm.

- VNN: Cơm Áo và Tự Do, xin Kỹ sư cho biết tại sao Hội Nghị Warszawa lại chọn chủ đề nầy, nó có ý nghĩa như thế nào đối với việc làm của Quý vị" Trên thực tế, 3 điều nầy có phải là nhu cầu thiết thực hiện nay của thành phần công nhân lao động tại Việt Nam không"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Cơm Áo và Tự Do vẫn là những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay đối với những người lao động Việt Nam. Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước nghèo nhất thế giới. Nhưng thu nhập phần lớn lại tập trung trong tay tầng lớp lãnh đạo, những người thân tín của họ và tầng lớp tư bản đỏ. Đại đa số người lao đông vẫn sống trong nghèo đói. Quý vị có đến các khu nhà trọ ổ chuột mới thấm thía nỗi khổ cực của công nhân. Những người lao động trực tiếp làm ra của cải, nhưng họ không có quyền gì hết, họ vẫn là những nô lệ của thế kỷ 21. Với mức lương bình quân 40 đến 50 đô la tháng, nhưng họ phải làm việc cật lực tư 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Định đoạt cuộc sống của họ là chính quyền và giới chủ. Còn tự do" 83 triệu người Viêt Nam không có tự do, phải suy nghĩ, phải nói và làm theo lệnh của đảng cộng sản, nếu không phải mất việc, phải tù đày. Người lao động là tầng lớp cuối cùng của xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản, làm sao họ có thể có tự do"

 - VNN: Rất cảm ơn Kỹ sư đã cho biết rõ. Tại Việt Nam hiện nay đã có sẳn hai cơ cấu ở tầm mức quốc gia để phụ trách giải quyết những vấn đề lao động là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và Bộ Lao Động, Xã Hội và Thương Binh. Như vậy, những nỗ lực nhằm giúp đỡ và bảo vệ giới công nhân lao động tại Việt Nam của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV) cũng như của Hội Nghị Warszawa nói trên có thực sự cần thiết không" Tại sao"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Tất cả các tổ chức xã hội tại Viêt Nam đều là công cụ của đảng cộng sản, là cơ quan do đảng cộng sản lập ra để kiểm soát và đàn áp dân chúng. Ai đứng đầu Tổng liên đoàn lao động Việt Nam" Ủy viên trung ương đảng cộng sản. Ai đứng đầu Bộ lao động, xã hội và thương binh" Ủy viên trung ương đảng cộng sản. Những người đó chắc chắn chỉ quan tâm đến lợi ích của đảng cộng sản, người lao động chỉ là nô lệ trong tay họ. Giúp đỡ và bảo vệ người lao động Việt Nam rất cần thiết, nhất là trong một chế độ độc tài. Chính quyền và giới chủ chỉ lo làm giàu và bảo vệ quyền lợi, hai thế lực này cấu kết với nhau, người lao động bị hai tầng áp bức. Nếu không có ai bênh vực và bảo vệ họ, cuộc sống của họ sẽ là một thảm cảnh.

 - VNN: Kính thưa Kỹ sư, như Kỹ sư vừa cho biết, Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan nói riêng, và Ba Lan nói chung, đã có những giúp đỡ rất tích cực cho công việc bảo vệ người lao động Việt Nam hiện nay, tiêu biểu là Hội Nghị Warszawa cuối tháng 10 vừa qua. Xin Kỹ sư cho biết Ba Lan làm như vậy họ có được những lợi ích như thế nào" Điều ấy có thực sự bảo vệ và giúp đỡ được cho giới công nhân lao động tại Việt Nam hiện nay không" Tại sao"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Về vật chất họ không được lợi lộc gì. Nhưng, về tinh thần họ được: Họ thanh thản lương tâm khi giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Họ đã sống trong chế độ độc tài. Họ cũng từng trải qua cảnh ngộ như những người lao động Việt Nam hôm nay, họ đã được thế giới động viên, giúp đỡ và bảo vệ. "Đây là món nợ mà người Balan phải trả...". Họ nói với chúng tôi như vậy khi chúng tôi cảm ơn họ trong Hội Nghị vùa qua.

Đối với người lao động Việt Nam, đây là một nguồn động viên khích lệ lớn lao. Đối với nhà nước cộng sản Việt Nam, đây là một lời cảnh cáo: Bal an là một đối tác kinh tế của Việt Nam, một thành viên của EU. Trong thời đại toàn cầu hóa, một chế độ độc tài không phải muốn làm gì cũng được.

 - VNN: Rất cảm ơn Kỹ sư. Là người đã từng sống và hoạt động lâu dài tại Đông Âu, xin Kỹ sư cho biết cuộc đấu tranh của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan và của nhân dân Ba Lan trước đây có thể giúp chúng ta có được được những bài học quý giá nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ người lao động Việt Nam cũng như tiến trình dân chủ hóa Việt Nam hiện nay"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Cuộc đấu tranh của Công Đoàn Đoàn Kết và nhân dân Balan, đã cho chúng ta, những người Việt Nam những bài học vô cùng quý giá. Những người Việt tìm hiểu cuộc đấu tranh của dân tộc Balan, những đại biểu tham dự Hội Nghị Warszawa 10.2006 đều cảm nhận điều đó. Bài học đó là: ĐOÀN KẾT VÀ KHÔNG Sợ HÃI. 60 năm dưới chế độ cộng sản, dân tộc Việt Nam bị chia rẽ, người Việt mất đoàn kết, người Việt luôn mang nỗi sợ, chỉ rất ít người dám đấu tranh. Đoàn kết và vất bỏ nỗi sợ. Có như vậy những người lao đông Việt Nam mới có thể đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình như người Balan từng kiên trì đấu tranh, và họ đã giành thắng lợi.

- VNN: Rất cảm ơn Kỹ sư. Xin Kỹ sư cho biết mối quan hệ giữa quý Ủy Ban và Công Đoàn Độc Lập Việt Nam mới được thành lập ngày 20.10.2006 ra sao" Và Kỹ sư tiên liệu như thế nào về những đối phó của nhà cầm quyền CSVN đối với Công Đoàn Độc Lập nầy" Theo Kỹ sư nhận định, điều gì quan trọng nhất để Công Đoàn Độc Lập có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trước sóng gió đàn áp của chế độ độc tài CSVN"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Là Tổ chức được lập ra để giúp đỡ và bảo vệ người Lao động, UBBV hỗ trợ và giúp đỡ tối đa về vật chất và tinh thần Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (CĐĐLVN) cũng như các tổ chức nghiệp đoàn khác của người lao động trong tương lai. Nhà cầm quyền CSVN đã và đang đàn áp các thành viên CĐĐLVN, thường xuyên truy bức họ, tịch thu các phương tiện làm việc của họ như máy vi tính, điện thoại di động, dùng công an giả dạng côn đồ đến phá nhà cửa, đồ đạc của họ, xuyên tạc, chia rẽ và ly gián họ; Nhà cầm quyền CSVN ruồng bố và bắt giam toàn bộ thành viên Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam (HHĐKCNVN) và những người ủng hộ họ. Đây là một thách thức đối với Cộng Đồng Việt Nam, đặc biệt là đối với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, thách thức dư luận thế giới. Để CĐĐLVN tồn tại và phát triển, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại phải dồn mọi nỗ lực để yểm trợ tối đa CĐĐLVN, HHĐKCNVN về vật chất và tinh thần; kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chính phủ dân chủ giúp đỡ, bênh vực và bảo vệ họ, tạo thành một hậu phương vững chắc cho những người lao động trong nước.

- VNN: Kính thưa Kỹ sư, một phần lớn lực lượng lao động tại Việt Nam hiện nay đang làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán phần hoặc toàn phần. Khi đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của anh chị em công nhân lao động nầy, quý Ủy Ban có tiên liệu sẽ gặp sự chống đối của giới tư bản nước ngoài không" Nhất là khi họ có ý cấu kết với nhà cầm quyền CSVN để tiếp tục bóc lột công nhân lao động Việt Nam" Theo quý Ủy Ban, phương cách nào để giải quyết hữu hiệu nhất những trường hợp nầy"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Quyền lợi của giới chủ và giới cầm quyền luôn luôn đi ngược lai quyền lợi của người lao động. Nhà cầm quyền CSVN đang kêu gọi tư bản nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, thực chất là sự cấu kết để khai thác sức lao động của người Viêt Nam một cách rẻ mạt nhất. Nhà cầm quyền bằng mọi cách hạn chế sự đấu tranh của người lao động để làm vừa lòng giới chủ. Giới tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chắc chắn không ủng hộ công việc của UBBV. Chúng tôi cũng không đến với họ để tìm sự ủng hộ và giúp đỡ. Các đối tượng mà chúng tôi kêu gọi ủng hộ và bảo vệ người lao động Việt Nam trước hết là các nghiệp đoàn quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền và các chính phủ các nước dân chủ. Điều cơ bản vẫn là giúp đỡ người lao động Việt Nam nhận thức được quyền và lợi của mình bị vi phạm, bị ăn cắp để đấu tranh tự bảo vệ.

 - VNN: Cảm ơn Kỹ sư. Nếu có thể được, xin Kỹ sư cho biết trong tương lai trước mặt, quý Ủy Ban sẽ tiến hành những công việc gì cần thiết nhất để bảo vệ người lao đông Việt Nam"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Trước hết, UBBV đấu tranh, kêu gọi các tổ chức quốc tế đấu tranh, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đấu tranh đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do ngay cho những người bị bắt; Đòi nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt ngay mọi hành động đàn áp, truy bức, sách nhiễu đối với các thành viên CĐĐLVN, HHĐKCNVN. Nếu chính quyền Hà Nội tiếp tục thách thức Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, UBBV sẽ kêu gọi tất cả các tổ chức Cộng Đồng và đồng bào hải ngoại đồng loạt biểu tình trên toàn thế giới, nhằm vào tất cả các cơ quan ngoại giao của nhà nước CSVN. UBBV sẽ làm hết sức mình ủng hộ vật chất và tinh thần những người bị bắt, bị đuổi việc vì tổ chức hoặc tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân. Để việc hỗ trợ và bảo vệ người lao động có kết quả, cần thiết phải có sự nỗ lực chung của tất cả Cộng Đồng.

- VNN: Rất cảm ơn Kỹ sư. Trong Hội Nghị Warszawa, ông Tomasz Wojcik, Ủy viên Hội Đồng Toàn Quốc Công Đoàn Đoàn Kết kiêm Phó Chủ Tịch Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO, đã phát biểu rằng: Chỉ có nhân dân Việt Nam trong nước mới là lực lượng quyết định của phong trào đấu tranh dân chủ. Dân chủ không thể áp đặt từ bên ngoài hoặc bị lãnh đạo từ bên ngoài. Cộng Đồng hải ngoại chỉ có thể là chỗ dựa và hỗ trợ mà thôi... Xin Kỹ sư cho biết nhận định như thế nào về quan điểm nầy của vị Phó Chủ Tịch ILO"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Chúng tôi chia sẻ quan điểm này của ông Tomasz Wojcik. Cộng Đồng Người Việt Hải ngoại chỉ có thể là chỗ dựa và hỗ trợ. Lực lượng quyết định vẫn là nhân dân Việt Nam trong nước, nhưng chỗ dựa và hỗ trợ của cộng đồng hải ngoại rất quan trọng, nó là nguồn động viên, nguồn cổ vũ to lớn, khích lệ đồng bào trong nước đứng lên đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

 - VNN: Trong dịp Mặc Áo Trắng Cho Dân Chủ Việt Nam ngày 15.12 vừa qua, ông Boguslaw Stanislawski, Đồng Tổ chức và nguyên Chủ Tịch Ân Xá Quốc Tế của Ba Lan, đã phát biểu: Việc Việt Nam gia nhập WTO hay bình thường hóa quan hệ kinh tế với Mỹ đã làm tất cả những ai gắn phát triển hài hòa trên thế giới với phát triển dân chủ và pháp quyền đều cảm thấy lo ngại. Tôi không hoài nghi rằng mọi hành động mang tính thiển cận của cộng đồng quốc tế nhằm ''chủ quyền hóa'' độc tài chỉ đẩy chúng ra xa mép đường dân chủ. Xin Kỹ sư cho biết nhận định như thế nào về quan điểm của vị trí thức Ba Lan khả kính nầy" Quan điểm đó có phản ánh đúng thực tại Việt Nam không"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Tôi đồng ý với quan điểm của ông Boguslaw Stanislawski. Những việc làm của nhà nước CSVN đã chứng minh điều đó: Khi đã gia nhập WTO và đang đón các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị APEC trong đó có Tổng thống Bush, chính quyền Hà Nội đã đàn áp thô bạo những nhà tranh đấu, đàn áp các thành viên CĐĐLVN, ruồng bố và bắt giam các thành viên HHĐKCNVN như đã nói ở trên. Quyền lợi kinh tế, nguồn lao động rẻ mạt tại Việt Nam đã làm các thành viên tham dự APEC lóa mắt, không nhớ tới những giá trị nhân quyền.

 - VNN: Rất cảm ơn Kỹ sư. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh quốc tế rất gay gắt trong khi Việt Nam hiện hoàn toàn thiếu vắng một nền dân chủ đích thực, tham nhũng tràn lan và cụ thể là không có những cơ chế pháp lý vững vàng để bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động... Trước thực trạng ấy, đã có nhiều quan ngại về tình trạng bóc lột lao động tại Việt Nam sẽ gia tăng rất tệ hại trong tương lai trước mặt. Xin Kỹ sư cho biết nhận định như thế nào về vấn đề nầy" Và vai trò của quý Ủy Ban và CĐĐLVN sẽ như thế nào trong tình trạng tệ hại nầy"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Đúng như vậy, để đương đầu với cuộc cạnh tranh quốc tế gay gắt, chính quyền độc tài với hệ thống quản lý quan liêu và quốc nạn tham nhũng chỉ có cách là tạo điều kiện cho giới chủ bóc lột sức lao động để hạ giá thành sản phẩm, dùng sức mạnh quyền lực để trấn áp người lao động nếu họ đấu tranh. Luật lao động Việt Nam thực chất chỉ là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giới chủ và chính quyền. Nhưng, người lao động Việt Nam không phải là những nô lệ ngoan ngoãn. UBBV và CĐĐLVN sẽ là chỗ dựa vững chắc của người lao động. Chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin về luật lao động quốc tế, quyền bất khả xâm phạm của người lao động, những sai trái của luật lao động Việt Nam, hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ người lao động trong việc đấu tranh vì quyên lợi chính đáng của mình.

 - VNN: Cảm ơn Kỹ sư, xin Kỹ sư một câu hỏi cuối. Sau Hội Nghị Warszawa với nhiều thành quả mỹ mãn như mọi người đã biết, một quan điểm rất đáng chú ý đã phát xuất từ Cộng Đồng Người Việt Tây Phương, đó là: Ngoài nghĩa vụ bảo vệ người lao động Việt Nam, Công Đồng Người Việt Tây Phương còn cần phải hỗ trợ đồng bào Việt Đông Âu đang bị chế độ CSVN tiếp tục đàn áp và khống chế qua những Đại sứ quán của họ tại Đông Âu. Là một người Việt Nam tại Đông Âu, Kỹ sư nhận định như thế nào về quan điểm nầy" Và nếu như cần đưa ra một đề nghị cùng đồng bào ở Tây Phương, xin Kỹ sư có thể cho biết đề nghị ấy như thế nào"

- Kỹ sư Trần Ngọc Thành: Cộng Đồng Người Việt Đông Âu phần lớn ra đi từ Miền Bắc. Hàng chục năm sống dưới chế độ cộng sản, Người Việt mang nỗi sợ truyền kiếp, sang đến Đông Âu, dù chế độ cộng sản tại các nước này đã bị đập tan hơn 15 năm trước, nhưng bóng ma cộng sản vẫn làm cho họ sợ. Các tòa đại sứ Việt Nam vẫn là con ngoáo ộp đối với họ. Đó là một điều đáng buồn. Nếu cần đưa ra một đề nghị cùng đồng bào Người Việt Phương Tây" Đề nghị đó sẽ là: Quý đồng bào hãy nỗ lực giúp đỡ người lao động trong nước đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Người lao động trong nước thắng lợi, Người Việt Đông Âu sẽ hết sợ.

- Võ Triều Sơn: Đại diện cho thông tấn VNN, tôi xin cảm tạ Kỹ sư Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, dù rất bận rộn công việc cũng vẫn cố gắng dành nhiều suy nghĩ và thì giờ quý báu để chia sẻ một cách chân thành cùng quý độc giả của VNN về nhiều vấn đề quan trọng của người lao động Việt Nam hôm nay. Nhân dịp đầu năm, VNN chúng tôi xin kính chúc Kỹ sư cùng quý quyến và toàn thể Quý Vị trong quý Ủy Ban một Năm Mới 2007 dồi dào nghị lực và thành đạt mọi ước nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.