Hôm nay,  

Diễn Đàn An Ninh Đna-17 - Arf 17

31/07/201000:00:00(Xem: 4448)

DIỄN ĐÀN AN NINH ĐNA-17 - ARF 17        

Đào Như

Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á–ASEAN Regional Forum-Security-được viết tắt là ARF. Diễn đàn này, lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 25-7-1994 tại Bangkok- Tính đến nay Diễn Đàn An Ninh ĐNÁ-ARF-có 27 thành viên, gồm có:
-10 nước ĐNÁ: Indonesia, Philipines, Singapore, Thailand, Brunai, Burma (Myanmar), Lào, Cambodia, Việt Nam. Tổng diện tích của 10 quốc gia này là 4, 46 triệu km2, tổng dân số: 580 triệu (bằng 8,7% dân số toàn cầu), tổng GDP của 10 quốc gia này là 1,5 ngàn tỷ Mỹ kim.
-17 quốc gia khác gồm có: Australia, Bangladesh, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn độ, Nhật, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Mongolia, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Russia, Timor-Leste, Hoa kỳ, và Isri Lanka. (Có điều đáng chú ý Đài Loan bị loại ra khỏi danh sách này vì áp lực của Trung Quốc. Do đó vấn đề Eo Biển Đài Loan-Taiwan Straits-không được đề cập đến trong bất cứ đàm phán nào tại Diên Đàn An Ninh ĐNÁ-ARF-vì nó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.)
Diễn Đàn An Ninh ĐNA-17 được tổ chức tại Hà Nội (Vì Việt Nam là đương nhiệm Chủ Tịch Tổ chức ĐNÁ-2010) trong hai ngày 23-24-7-2010 với sự tham dự đầy đủ của các đại diện ngoại giao của 27 thành viên. ARF-17 được tổ chức với chủ đề thường lệ về An ninh và Phát triển Kinh tế vùng. Ẩn tàng dưới những chủ đề này, chủ đề cốt lõi của ARF-17 thực sự là: Quốc Tế Hoá Biển Đông. Vấn nạn tàu Cheonan hôm 24-3-10 trên Hoàng Hải và cưộc thao diễn Hải quân của Mỹ và Nam Triều Tiên trong 4 ngày 27-30-7 tại Đông hải và Hoàng Hải, cũng phủ bóng nặng nề trên Diễn đàn ARF-17.
     Sự hiện diện của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, và những điều phát biểu của bà tại Hà nội nhân dịp bà tham dự ARF-17 đã gây ra sự chú ý, quan tâm của báo chí quốc tế. Bên cạnh tham dự Diễn đàn ARF-17, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Bà Clinton, cũng có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam, tham gia với các giới lãnh đạo Việt Nam, Tòa Đại Sứ Hoa kỳ tại Hà nội, cùng tổ chức Lễ Kỷ Niệm15 Năm Bình Thường Hóa giữa Hoa kỳ và Việt Nam. Ngoài những gặp gỡ song phương hay đa phương với các thành viên khác bên lề ARF-17, Ngoại trưởng Clinton còn tham dự hôi nghị Phát Triển Kinh Tế Vùng Hạ Lưu Sông Mekong với các Ngoại trưởng: Cambodia, Lào, Thailand, và Việt Nam. Nghĩa là thượng đỉnh cấp Bộ trưởng Ngoại giao của ARF-17 bao gồm những phiên họp kín, và toàn thể, song phương và đa phương, và một loạt hoạt động quan trọng khác.
     Tại hội nghị ARF-17, thế giới hay ít ra là 27 quốc gia có mặt tại hội nghị này đã kiểm chứng  những gì mà Ngoại trưởng Clinton nói các đây vài tháng về Chiến Lược Toàn Cầu mới của Mỹ là “Mỹ chẳng những sẽ trở lại châu Á Thái Bình Dương, mà Mỹ còn sẽ ở lại đây, nhất là tại khu vực ĐNA và Biển Đông. Hôm 23/7 tại Hà nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Bà Clinton khẳng định trước buổi họp của hội nghị ARF-17: Vấn đề Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và an ninh khu vực. Mỹ sẵn sàng can thiệp ngoại giao về Biển Đông, vì Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Ngoại trưởng Clinton nêu lên tầm quan trọng và sư khẩn thiết về duy trì tự do lưu thông hàng hải và tự do đầu tư khai thác nguồn tài nguyên thuộc những vùng biển hay bờ biển hợp lệ của các quốc gia, cũng như tự do tiếp cận các vùng biển và bờ biển châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Ngoai trưởng Mỹ thẳng thừng phản đối sự đe doạ hay sử dụng vũ lực ở Biển Đông bất cứ từ bên nào. Bà mong muốn tất cả các nước trong khu vực đều có thể chia sẻ lợi ích ở vùng biển chung này. Bà mong muốn các bên tranh chấp về Biển Đông phải tôn trọng và theo đuổi những điều lệ hợp với công ước LHQ về Luật Biển. Bà kêu gọi các bên hãy nổ lực tiến tới một thỏa thuận về Bộ Quy Tắc Ứng xử đầy đủ-COC. Mọi cuộc thảo luận hay đàm phán về quyền lợi của các quốc gia tại biển Đông phải được đa phương hóa, phải được quốc tế hóa, phải dựa trên Thỏa Ước Về Biển Đông năm 2002 được ký kết giữa TQ và các nước ĐNÁ. Đó là đề xuất không phải riêng của Mỹ mà đó cũng là đề xuất chung giữa Mỹ với 11 quốc gia khác, thành viên của Diễn Đàn An Ninh ĐNÁ. Tuy thế lời tuyên bố của Ngoại trương Hoa Kỳ đã gây sửng sốt không ít cho những thành viên ARF-17 và quốc tế. Họ có cảm tưởng đang chứng kiến thời gian trôi ngược dòng: Chánh phủ Obama hôm nay nhất quyết phục hồi lại quyền năng của Mỹ  tại Châu Á Thái Bình Dương, nhất là tại Biển Đông đã bị xao lãng gần 10 năm qua dưới thời của Tổng thống G.W.Bush. 
      Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng TQ sau đó liền tuyên bố bằng cách qui trách nhiệm vào Mỹ và tố cáo những lời chỉ trích TQ về Biển Đông tại ARF-17 là do Hoa kỳ dàn dựng. Thật sự mà nói, phản ứng của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và báo giới Trung Quốc hôm đó tương đối trầm tỉnh, và biết tự kiềm chế. Điều ngạc nhiên, hôm 26/7, 2 hôm sau ngày bế mạc ARF-17, ngoại trưởng TQ, Dương Khiết Trì và giới báo chí TQ, tờ Global Times, đồng loạt lên tiếng phản kích dữ dội những điều tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại ARF-17 và Ngoai trưởng TQ cảnh báo: Chính sách quốc-tế-hóa tranh chấp Biển Đông của Mỹ, chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ. Thực tiển quốc tế cho thấy cách tốt nhất để giải quyết bất đồng tại Biển Đông là các bên liên quan đàm phán song phương và trực tiếp. Dương Khiết Trì còn lớn tiếng bảo Diễn Đàn ĐNÁ-ASEAN- không phải là nơi thích hợp để bàn về vấn đề Biển Đông. Nói ngắn lại, Ngoai trưởng Dương Khiết Trì kiên trì bảo vệ lập luận chống lại quốc tế hóa hay đa phương hóa vấn đề Biển Đông. Ông dứt khoác bác bỏ đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông và chỉ thừa nhận đàm phán song phương giữa Trung Quốc với mỗi thành viên của ASEAN. TQ nhất quyết tiếp tục bảo vệ lợi ich của của TQ tại Biển Đông, bằng tất cả mọi biện pháp ngay cả bằng vũ lực như TQ đã từng áp dụng. Trong những tháng gần đây, báo chí TQ lại đề cập trở lại thuật ngữ: “Lợi ích cốt lõi” khi nói về Biển Đông. Trước đây TQ chỉ qui định Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan là ‘lợi ích cốt lõi’ của họ và bây giờ Biển Đông cũng được TQ qui định vào phạm vi ‘lợi ich cốt lõi’ của TQ. Thuật ngữ “lợi ích cốt lõi’ hàm chứa ý nghĩa khi lợi ích này bị xâm phạm, thì TQ sẽ dùng vũ lực để bảo vệ nếu cần. Tờ Global Times-phiên bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo của TQ đã thẳng thừng tuyên bố: “Xung đột quân sự sẽ đem lại kết quả xấu cho toàn bộ trong vùng. Nhưng TQ sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ tại Biển Đông của mình bằng cả phương tiện quân sự” 


     Sau hội nghị ARF-17, các quốc gia ĐNÁ-ASEAN được ưu thế với TQ, nhờ sự can thiệp mạnh dạn thẳng thừng của Mỹ đòi hỏi quốc tế hoá, đa phương hóa Biển Đông. Trước áp lực càng ngày càng căng của TQ, các quốc gia ĐNA đã biết được ưu điểm của sức mạnh đoàn kết. Dĩ nhiên nhân cơ hội này ASEAN cũng thẳng thừng không chấp nhận đàm phán song phương với TQ về Biển Đông. Hơn thế nữa, bất cứ một một ký kết hay một đàm phán song phưong nào giữa TQ và một thành viên nào đó củă ĐNÁ về vấn đề Biển Đông đều có nguy cơ nẩy sinh nghi kỵ giữa các nước ĐNÁ với nhau do đó làm suy yếu diễn đàn này và có thề tăng nguy cơ cho sư xuất hiện những mối bất hòa trong cộng đồng ĐNÁ.
    Trong quá khứ, như tại diễn đàn Bộ Trưởng ĐNÁ-43 và các hội nghị ASEAN khác, TQ mặc nhiên làm áp lực các thành viên ĐNÁ bằng các đe dọa là sẽ hạ cấp người đại diện của TQ dự hội nghị ĐNÁ nếu vấn đề hàng hải và Biển Đông được đưa vào chương trình nghị sự. Nghĩa là TQ không muốn thấy một cuộc đàm phán đa phương về Biển Đông giữa TQ với nhiều thành viên ĐNÁ mà chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng mỗi thành viên ĐNÁ. Nhưng qua sự can thiệp thẳng thừng của Mỹ về Biển Đông tại diễn đàn ARF-17, liệu lần này TQ có nhận thấy tình hình, thời thế đã thay đổi để xét lại chỗ đứng của mình, thái độ của mình đối với các nước DNÁ, nhược bằng không, TQ sẽ bị cô lập trong việc ứng xử Biển Đông, trên diện rộng hơn TQ sẽ bị cô lập trên trường quốc tế.

Với Việt Nam, những biến động trong hai ngày 23-24-7-2010 tại diễn đàn ARF-17 tại Hà nội đã trở thành một cột mốc lịch sử mang tính tích cực cho Việt Nam trong giải pháp Biển Đông. Câu hỏi lớn nhất của Hà nội liệu sự tin tưởng của Hà nội với những điều phát biểu của Ngoại Trưởng Hoa kỳ, Hillary Clinton, đến mức độ nào. Có phải chăng đây là sự thăng hoa chân chính mối quan hệ giữa Hà nội và Hoa thịnh Đốn sau 35 năm ngưng chiến và sau 15 năm bình thường hoá giữa 2 dân tộc Việt Mỹ. Hay một lần nữa Mỹ sử dụng diễn đàn ARF-17 và các thành viên của nó, nhất là Việt Nam, như một mắc xích trong Chiến Lược Toàn Cầu mới của Mỹ. Người Mỹ rất thực tế, các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ luôn luôn hành động theo phương châm muôn thuở ‘Không có gì ngoài lợi ích của nước Mỹ- Nothing but American interest” Là người Việt ai cũng nhớ cuộc thương nghị giữa Tổng thống Mỹ, Richard Nixon và Mao Trạch Đông tại Nhân Dân Đại Sảnh, Bắc kinh, năm 1972. Tổng thống Mỹ, Richard Nixon bày tỏ với Mao Trach Đông: Vì lợi ích của nước Mỹ, chúng muốn có bang giao tốt với Trung Quốc”. Đáp lại, Mao Trạch Đông bảo: “Cũng vì lợi ích của nhân dân Trung Quốc, chúng tôi hoan hỉ chấp nhận lời đề nghị của ông”. Sau đó, để thể hiện đúng điều mình hứa, vào ngày 23/Janvier/73, Mỹ ký Hòa ước Paris, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của ta và chính Mỹ đã làm ngơ, nếu không muốn nói là đã đồng lõa với Trung Quốc, trong việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH năm 1974 trước mũi của Ham Đội 7 của Mỹ cũng trên Biển Đông. Lịch sử có thể tái diễn chăng" Trong trường hợp TQ thấy cần tạm hòa hoãn để chờ thời cơ, TQ có thể ngày mai, cho Mỹ một lợi ích gì đó lớn hơn Biển Đông thì chắc chắn người Mỹ sẽ không từ chối và bỏ rơi Biển Đông. Giả thiết này tạo ra những “bước đi” rất khó cho Hà nội hôm nay. Nhưng mặt khác Hà nội cũng có thể mạnh dạn tin tưởng những điều phát biểu chân tình của Ngoại trưởng Clinton trong buổi gặp gỡ với Ngoại trưởng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm:
    “Cho dù còn nhiều khác biệt sâu sắc về nhân quyền giữa hai bên, Hoa kỳ vẫn xem Việt Nam quan trọng không chỉ là một quốc gia đơn thuần mà còn như một phần trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Mỹ  tại châu Á Thái Bình Dưong, đặc biệt tại Đông Nam Á.”.
       Đó là thời cơ thuận lợi đang đến với Hà Nội để Hà Nội đưa Viêt Nam và Biển Đông ra khỏi moi áp lực, xâm lăng từ Bắc Kinh. Xuyên qua lịch sử chính trị của tổ quốc ta và thế giới, chúng ta thấy một chân lý hiển nhiên: Không có những người bạn trường cửu, cũng như không có những kẻ thù muôn đời. Những người bạn hôm nay có thể là kẻ thù ngày mai. Những kẻ thủ hôm nay có thể là bạn ngày mai. Với Hà nội, tất cả chỉ vì lợi ich của Việt Nam- Cũng như với Washington, tất cả chỉ vì lợi ích của Mỹ. Hà nội đang tạo được thời cơ cho chính mình-Hà nội phải vượt lên chính mình nắm lấy thời cơ. Thời gian đang làm việc cho Việt Nam./.

Đào Như
BS Đào Trọng Thể
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park, Illinois USA
July 30th 2010

 

NGUỒN THAM KHẢO

1-WHY CLINTON CARES SO MUCH ABOUT AN ASIAN  ISLAND CHAIN4433
http://news.yahoo.com/s/atlantic/whyclintoncaressomuchanasianislandchain4433

2-CÁI NHÌN CỦA MỘT NHÀ DÂN CHỦ VIỆTNAM VỀ BANG GIAO VIỆT MỸ
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vn-pham-hong-son-interview-07-22-2010-99021614.html

3-HOA KỲ SẼ KHÔNG ĐỨNG NGOÀI LỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/us-vn-disputed-islands-07-23-2010-99095839.html

4-TRUNG QUỐC BỰC TỨC VÌ BỊ ĐÃ KÍCH VỀ VỤ TRƯỜNG SA
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-vn-07-23-2010-99110024.html

5-MỸ KÊU GỌI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100723_clinton_vietnam.shtml

6-TRUNG QUỐC PHẢN KÍCH MỸ VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
http://vietnamnet.vn/chinhtri/201007/Ngoai-truong-TQ-phan-kich-quoc-te-hoa-van-de-Bien-Dong-924784

7-TRUYỀN THÔNG TQ BÌNH LUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/07/100727_china_media_reax.shtml

8-TRUNG QUỐC CẢNH CÁO MỸ KHÔNG NÊN CAN THIỆP VÀO BIỂN ĐÔNG
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-vietnam-07-28-2010-99456814.html

9-QUAN HỆ VIỆT MỸ NHÌN XA TRÔNG RỘNG
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100429_vietnam_us_relations.shtml

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.