Hôm nay,  

Ngoại Trưởng Clinton Và Chuyến Công Du Đông Âu

17/07/201000:00:00(Xem: 5538)

NGOẠI TRƯỞNG CLINTON VÀ CHUYẾN CÔNG DU ĐÔNG ÂU

Đào Như                                              
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, đang cuốn hút theo cơn lốc, chuyến công du 5 nước thuôc Trung và Đông Âu: Ukraine, Balan, Azerbaijan, Armenia và Cruzia, trong 5 ngày từ ngày 1 đến hết ngày 5 tháng 7. Ngay cả việc trọng đại, đám cưới cho vị con gái duy nhất của bà và của ‘Hoàng gia Clinton’,và sự hiện diện quan trọng của bà trong ngày lễ Độc lập “July-4”của Hoa kỳ cũng không thể giữ bà ở lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có phải chăng đây là cách bà Ngoại trưởng Hoa kỳ muốn thể hiện với các quốc gia Trung và Đông Âu thấy tầm mức quan trọng của họ với Hoa Thịnh Đốn và cũng là một cách bà khẳng định với một số chính khách trong khu vực và các quốc gia phía nam Caucase: Chính phủ Obama không bao giờ bỏ rơi các đồng minh trung thành với mình ở khu vực này. Sứ mệnh của chuyến công du thần tốc này của Ngoại trưởng Hillary Clinton là phải cân bằng cho bằng được mối quan hệ giữa Hoa kỳ, Nga và 5 nước nói trên. Đó là nhiệm vụ hết sức tế nhị và khó khăn, nhất là trong việc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và các chính khách của 5 nước này.
1- TẠI KIEW, Thủ đô của Ukraine, Ngoại trưởng Clinton đến Kiew hôm 2/7, cũng là lúc“Liên Minh Cách Mạng Cam” không còn nữa. Lập trường thiên về phương Tây của Ukraine do đó bị phai nhạt, nhất là kể từ khi Victor Yanokovich đắc cử lên làm Tổng thống của xứ này. Vì thế, không ai ngạc nhiên khi thấy cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm 2/7 tại Kiew thiếu hẳn sư nhiệt tình và nồng hậu. Những điều phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại Kiew hôm ấy cũng mang bản sắc trung dung, chừng mực, khi bà Ngoại trưởng nhắc lại cánh cửa của NATO vẫn sẵn sàng chờ đợi đón nhận Ukraine, nhưng liền sau đó chính bà cũng nói thêm là Ukraine không bị bắt buộc phải gia nhập khối NATO. Tổng thống Yanokovich cũng nhanh chóng đáp lễ là Ukraine sẽ không tham gia bất cứ Liên Minh Quân Sự nào. Dĩ nhiên Moscova rất hài lòng với câu nói này của Yanokovich và Moscova cũng thích thú khi nghe câu nói của Ngoại trưởng Mỹ: Ukraine không bị bắt buộc phải gia nhập NATO. Thật sư qua câu nói này bà Clinton muốn nhắc cho Tổng thống Yanokovich biết rằng Washington đang mong muốn ông ta phải biết thận trọng đừng có vô tình phá vỡ thế cân bằng mong manh của tam giác mới thành lập: Moscova-Kiew-Washington. Không có hiệp định nào được ký kết với Kiew trong chuyến viếng thăm này. Hẳn nhiên là chính phủ Hoa kỳ đã giảm sự quan tâm chính trị đến nuớc này. Và điều này cũng là điều mà Moscova mong muốn. Như vậy, ngay chặng dừng chân đầu tiên, Ukraine, của Ngoại trưởng Clinton, các nhá quan sát quốc tế thấy ngay rằng những động thái của Washington ở khu vự này giờ đây mang nhiều màu sắc phát triển kinh tế thi trường, tư tưởng thực dụng của thời đại, hơn là đấu tranh ý thức hê như những năm trước năm 2009, trước nhiêm kỳ của Tổng thống Obama.
2-TẠI VARSAW, Ngoại trưởng Hoa kỳ đến Varsaw hôm 3/7, chỉ vài ngày trước khi kết quả bầu cử Tổng thống Balan được công bố. Lại một lần nữa Ngoại Trưởng Hillary Clinton thể hiện một hành động tế nhị, bà muốn chính phủ Balan biết rằng người dân Balan chọn ai làm Tổng thống, thì kẻ đó luôn luôn được sự hậu thuẫn của Hoa kỳ. Tại Varsaw, bà đã làm việc với người đồng nhiệm, ngoại trưởng Balan, Radoslaw Sikorski, ký nhiều bổ sung về lá chắn, tên lửa SM-3 của Mỹ được thiết kế trên đất Balan. Đây là thỏa ước từ thời Cộng Hòa, dưới thời của nguyên Tổng thống G.W.Bush. Theo thỏa ước này thì Hoa kỳ sẽ thảo ra kế hoạch triển khai các tên lửa SM-3 trên đất Balan kể từ năm 2015 đến 2018.
Tại Varsaw, Ngoại Trưởng Hillary Clinton được tiếp đón nồng hậu và mọi việc tiến hành suôn sẻ. Cả thế giới ngạc nhiên lần này Nga không có một phản ứng nào về thỏa ước lá chắn tên lửa của Mỹ trên đất Balan. Lần trước hồi năm 2007-2008 Nga đã phản ứng dữ dội thỏa ước này và coi đó như là sự đe dọa trực tiếp an ninh của Moscova. Điều này có thể là do Nga biết trước chuyến viếng thăm các nước Đông Âu của Ngoại trưởng Hillary Clinton lần này thực chất chỉ là Mỹ trấn an các quốc gia này, và cố duy trì sự ủng hộ với họ. Có thể Tổng thống Nga, Dmitri Medvedew, đã được Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama thông báo về chuyến công du Đông Âu của Ngoại trưởng Clinton, hôm họ gặp nhau tại Washington, 24/6/2010.


3-TẠI CRUZIA- Phải nói đây là chặng dừng chân khó khăn nhất trong chuyến công du Đông Âu trong 5 ngày của Ngoại trưởng Clinton. Vì Cruzia vốn dĩ có tiền căng là một “unhappy Legacy” lưu lại từ thời Cộng hòa của nguyên Tổng thống G.W.Bush. Từ khi Tổng thống Obama lên nhậm chức thì sự quan hệ giữa Washington và Tbilisi trở nên suy đồi. Thay vào đó mối quan hệ Nga Mỹ lại tăng trưởng theo cấp số nhân. Sư khó khăn của Ngoại trưởng Hillary Clinton là bà phải nổ lực tái lập sự cân bằng, tạo một phong cảnh chính trị mới trong quan hệ giữa Mỹ và Cruzia, tốt đẹp hơn, sinh động hơn và nhất là phù hợp hơn với những đòi hỏi của một Âu châu đổi mới. Bà còn phải cố gắng thuyết phục Tổng thống Mikhail Saakashvili và các nhà lãnh đạo của Cruzia tin rằng Mỹ sẽ không đánh đổi mối quan hệ nào của Mỹ với Cruzia để đổi lấy sự cải thiện với Moscova. Mặt khác bà cũng công khai không muốn Cruzia gây rối trong mối quan hệ Nga-Mỹ. Tại Tbilisi, Ngoại trưởng Clinton cũng lập lại lời kêu gọi Nga chấm dứt sư hiện diên quân sư Nga  tại Nam Ossetia và Abkhazia. Và yêu cầu Nga tuân thủ cam kết dựa trên thỏa thuận ngưng bắn tháng 8-2008 giữa tống thống Saakhasvili và Tổng thống Nga, Medvedew. Ngoại trưởng Clinton vô cùng lạc quan trong quan hệ Nga-Mỹ-Cruzia, khi bà tuyên bố tại Yeveran, chặng đường chót của chuyến công du: Mọi bất đồng còn lại với Nga về Georgia (Cruzia), sẽ không cản trở việc hợp tác giữa Nga và Hoa kỳ trong những lãnh vực khác.       
4-TẠI BAKU- thủ đô của Azerbaijan, Tổng thống của xứ này, Aliyev, yêu cầu Ngoại trưởng Hillary Clinton giải quyết vấn đề tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh giữa sắc tộc Armenia với quốc gia của ông, đã làm cho hơn 35,000 người thiệt mạng. Hòa ước ngưng bắn được thiết lập năm 1990. Nhưng cuộc chiến vẫn còn ầm ỉ, và tháng 6 vừa rồi có cuộc nổ súng làm chết 4 người lính Armenia và 2 người lính của Azerbaijan. Và Tổng thống Aliyev tố cáo sự mâu thuẫn này là mối de dọa chính cho hòa bình an ninh khu vực. Ngoại trưởng Hoa kỳ phát biểu rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ Nagorno-karabakth đã gây quan ngại cho chính phủ Hoa kỳ, và bà đồng ý đó là mối de dọa cho nền an ninh khu vực. Và chính phủ Obama cũng mong muốn vấn đề tranh chấp này phải được thật sự chấm dứt  để đem lại ổn định hòa bình cho khu vực. Nhưng bà không tiết lộ chi tiết là Chính phủ Mỹ sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào.Trước khi rời Baku, ngoại trưởng Hoa kỳ cũng không quên nhắc Tổng thống Aliyev phải xử lý đúng đắng và trả tư do cho hai người Azerbaijan, những nhà hoạt động Tự Do Trên Mạng, đã bị giam giữ đã trên 24 tháng.
5-TẠI YEREVAN- Thủ đô của Armenia, chặng cuối trong chuyến công du của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Trong cuộc tiếp xúc với chính phủ Armenia, Ngoại trưởng Hoa kỳ cố gắng xoa dịu căng thẳng đang gia tăng giữa Armenia và Azerbaijan vì cuộc tranh chắp vùng đất Nagorno-Karabackh. Tổng thống của Armenia, Serzh Sarkistyan, gọi vụ giải quyết tranh chấp này là vấn đề quan trọng đối với ông, máu đã đổ qua nhiều thập niên. Bà Hillary Clinton cũng hứa là chính phủ Obama sẽ cố gắng giải quyết quyết vấn đề này với sư hợp tác của các chính phủ trong vùng. Cũng như tại Azerbaijan, Ngoại trưởng không tiết lộ thêm chi tiết.
Như chúng tôi vừa nói ở trên sứ mệnh của Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến công du thần tốc 5 nước Trung và Đông Âu lần này là tái tạo lại cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ, Nga và các nước trong vùng Đông Âu. Rõ ràng là chánh phủ Obama muốn cài đặt lại những quan hệ giữa Mỹ với các nước Đông Âu trong khu vực ảnh hưởng của Nga chỉ vì mục đích ổn định hòa bình và phát triển kinh tế. Sau chuyến công du, khi trở về Hoa thịnh Đốn hôm thứ ba 6/7 Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố là Chính phủ Obama đã tạo được quan hệ tốt đẹp với Nga đem lợi ích cho các nước Cộng Hòa Sô Viết và các đồng minh của họ mà bà đã đến thăm với tinh thần thoải mái như bà đã nói: Tại Tbilisi người Mỹ có thể vừa tản bộ vừa nhai gum-The United States can walk and chew gum at the same time./. (1)
Đào Như
Bác sỹ Đào Trọng Thể
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park, Ill  USA
July/8/10
CHÚ THÍCH NGUỒN
(1) Clinton Concludes “Reassurances” Tour Of  Russia’s Neighbors
http://www.rferl.org/Content/Clinton_Conchudes_Reassurance_Tour_of_Russias_Neighbors/2092434.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sang Mỹ ăn nhiều bơ thịt, tạng người trẻ Việt có vẻ cao ráo gồ ghề hẳn ra, hình ảnh cô em Bắc Kỳ nho nhỏ đôi khi cũng nhạt nhòa theo với Nguyễn Tất Nhiên.
Trong danh sách những gì mà bạn cần dự định làm cho ngày lễ, sự chuẩn bị an tòan là việc cần để ý hàng đầu trong danh sách.
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy.
Ngày 15/11/2007 Tân hoa xã, cơ quan thông tấn của đảng Cộng sản Trung quốc cho ban hành một Bạch thư bằng Anh ngữ nhan đề
Hôm ấy là ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, chúng tôi một nhóm Phật tử tại Orange County
Hội đồng thành phố San Jose tối ngày 20.11.2007 đã biểu quyết thông qua việc đặt tên cho một khu phố
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), tập hợp những thanh niên có mong muốn góp sức xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.