Hôm nay,  

Vấn Đề Di Dân Bất Hợp Pháp

13/07/201000:00:00(Xem: 9166)

Vấn Đề Di Dân Bất Hợp Pháp

Vũ Linh

...Dân Chủ càng ngày càng lệ thuộc vào khối cử tri thiểu số da màu...

Ngày 1 tháng 7, TT Obama đọc diễn văn quan trọng về vấn đề di dân bất hợp pháp. Ông kêu gọi quốc hội nên tìm giải pháp cho vấn đề càng sớm càng tốt vì đã trở thành trầm trọng. Ông nhìn nhận khó khăn thực tiễn là trục xuất cả chục triệu người đó về nước không là giải pháp, mà phải tìm cách hợp thức hóa tình trạng này, không thể để họ sống ngoài vòng pháp luật, thiếu những bảo đảm căn bản về an sinh cho họ được. Và nếu chính phủ liên bang không làm gì thì các chính quyền tiểu bang sẽ làm lung tung, không có sự thống nhất trong chính sách di dân giữa các tiểu bang, mà có thể làm những chuyện vi phạm Hiến Pháp luôn.
TT Obama ám chỉ đến trường hợp tiểu bang Arizona mới ra luật coi di dân bất hợp pháp là… bất hợp pháp, không được có việc làm, không được hưởng quyền lợi gì, những người khả nghi có thể bị hỏi giấy bất cứ lúc nào, và có thể bị trục xuất ra khỏi tiểu bang ngay nếu bị bắt. Chính quyền liên bang vừa quyết định thưa tiểu bang Arizona ra tòa vì vi phạm nhân quyền, hiến pháp gì đó.
Bài diễn văn của TT Obama phản ánh một quan điểm không có gì mới lạ của đảng Dân Chủ, chủ trương ân xá tất cả di dân ở lậu với vài điều kiện tượng trưng như đóng tiền phạt, học tiếng Anh, và ghi tên xin nhập quốc tịch Mỹ.
Vấn đề di dân ở lậu là một nhức nhối cho Mỹ từ cả mấy chục năm nay, chứ không phải mới xuất hiện hôm qua. Gần đây, các TT Clinton và Bush cũng đã thử giải quyết, nhưng đều thất bại. TT Bush của tiểu bang Texas, một trong những cửa ngỏ vào Mỹ của di dân lậu, có một chủ trương tương đối cởi mở nhất trong khối bảo thủ Cộng Hòa. Ông dự tính dùng uy tín của mình trong khối bảo thủ để đưa giải pháp trên căn bản là dễ dãi việc hợp pháp hoá di dân tuy chưa đến độ ân xá toàn diện, nhưng bị chống đối mạnh ngay trong khối bảo thủ và đảng Cộng Hòa, khiến ông không thực hiện được ý định.
Chẳng riêng gì khối bảo thủ mà hai phần ba dân Mỹ chống lại việc ân xá những di dân này. Khối cấp tiến và truyền thông cố tình bóp méo vấn đề và trình bày nó như là phản ánh một thái độ kỳ thị màu da của dân da trắng Mỹ. Nhưng sự thật phức tạp hơn nhiều.
Dĩ nhiên dân Nam Mỹ và Mễ Tây Cơ là đa số lớn, nhưng trong số di dân lậu cũng có cả dân da trắng (từ Đông Âu), da vàng (phần lớn du sinh, học xong, trốn ở lại, trong đó cũng có du sinh Việt Nam), da đen (Phi Châu) và da nâu (từ các nước Trung Đông được coi là rất nguy hiểm cho vấn đề an ninh của Mỹ như Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen…). Đây là hiện tượng oái ăm của Mỹ: cả thế giới ít khi bỏ lỡ cơ hội sỉ vả Mỹ, nào là đế quốc, nào là bóc lột, nào là kỳ thị, nào là phản phúc, nào là hiếu chiến, nhưng chẳng ai bỏ lỡ cơ hội qua Mỹ sống. Nhiều người qua rồi, tuy miệng vẫn chửi Mỹ, nhưng lại… chẳng nỡ ra đi.
Dân Mỹ nói chung không chống lại chuyện di dân. Theo luật Mỹ, mỗi năm đều có cả chục ngàn dân tứ xứ được cho nhập cảnh và định cư tại Mỹ hợp pháp, mà không ai phản đối cả. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, cả trăm ngàn người cũng có thể được đón nhận vào cùng lúc, với tất cả thiện cảm của dân Mỹ. Nước Mỹ đã nhận hàng trăm ngàn dân tỵ nạn Việt, Căm-Pu-Chia, Lào và gần đây Iraq, Afghanistan. Vấn đề ở đây là những người xâm nhập lậu, ở lậu.
Tính hợp pháp là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với dân Mỹ vì họ quan niệm nước Mỹ là nước dân chủ cởi mở nhất thế giới, nhưng phải có pháp trị mới tồn tại trong sự cởi mở đó được. Và chuyện một khối cả chục triệu người làm chuyện bất hợp pháp lại được miễn tội, ân xá một cách giản dị như vậy không thể chấp nhận được. Chẳng những vậy thì chớ, sẽ còn khuyến khích cho hàng chục triệu người khác đổ xô vào trong tương lai. Nếu thực sự cần ân xá, thì trước hết phải có cách khoá cửa biên giới chứ không thì sẽ xẩy ra tình trạng vỡ đê ngay.
Hàng chục triệu di dân lậu này là một khối người đến Mỹ vì lý do sinh kế, kiếm được việc làm với lương cao hơn, để rồi có được đời sống vật chất thoải mái hơn là ở quê nhà. Họ là một đóng góp lớn lao cho kinh tế Mỹ vì là nguồn lao động rẻ nhất, làm những việc mà phần lớn dân Mỹ không chịu làm. Ngược lại, họ cũng là một gánh nặng lớn cho nước Mỹ: họ không đóng thuế gì hết, nhưng được hưởng một số quyền lợi của những người đóng thuế như con cái được đi học trường công miễn phí, bệnh hoạn được vào phòng cấp cứu mà chi phí cực cao trong khi họ không có tiền trả. Họ cũng lấy đi một phần công ăn việc làm của các dân thiểu số khác như dân da đen, dân Việt tỵ nạn. Một số không nhỏ di dân này cũng làm những chuyện bất hợp pháp khác như trộm cắp, băng đảng, buôn ma túy, giết người. Trở thành một gánh nặng cho các cơ quan an ninh, trại tù của các tiểu bang.
Không ai phủ nhận đây là vấn đề cực lớn, cần phải giải quyết. Nhưng cho đến nay, chưa ai có giải pháp nào thỏa đáng, được sự hưởng ứng của tất cả mọi người. Vấn đề lại còn được phức tạp hóa hơn nữa vì yếu tố chính trị lồng trong bối cảnh xã hội.
Ai cũng biết đảng Dân Chủ được hậu thuẫn của các khối dân thiểu số vì chủ trương Nhà Nước làm vú em của đảng. Từ chủ trương đó, đưa đến cái nhìn giản dị là theo dân thiểu số - thuộc đủ loại màu da - đảng Dân Chủ sẽ lấy thuế nhà giàu để cung cấp mọi tiện nghi, bảo đảm an sinh cho họ. Sự thật có như vậy hay không là chuyện họ không biết hay không cần biết.


Đã vậy, chủ trương của đảng Dân Chủ ân xá, hợp thức hóa khối di dân đang ở lậu là một quyết định dĩ nhiên sẽ được họ hoan hô hết mình. Nếu được trở thành dân Mỹ, có thể cái khối hơn một chục triệu di dân lậu này sẽ ủng hộ đảng Dân Chủ đến 80% -90% trong vài thế hệ nữa là ít.
Năm xưa TT Bush đã thắng khít nút vì được hậu thuẫn của gần 40% dân Mỹ gốc La Tinh. Nhưng McCain thì thua Obama vì chỉ thu hút được chưa tới 20% phiếu của khối cử tri này. Bây giờ mà đảng Dân Chủ kiếm được hậu thuẫn của khối cả chục triệu di dân được hợp thức hóa thì đảng Cộng Hoà chỉ còn cách giải thể.
Đó mới chính là lý do quan trọng nhất tại sao đảng Dân Chủ cổ võ cho ân xá trong khi đảng Cộng Hòa chống.
Nhưng không phải ông bà Dân Chủ nào cũng chủ trương ân xá. Và đến đây thì ta phải nói đến tính mỵ dân của TT Obama.
Từ ngày tổng thống đắc cử đến gần đây, đảng Dân Chủ nắm đa số tuyệt đối kiểm soát chẳng những Tòa Bạch Ốc mà cả hai viện quốc hội. Có nghĩa là TT Obama có thể ban bố bất cứ điều luật nào, kể cả việc ra luật ân xá hơn một chục triệu di dân ở lậu. Cũng như ông đã cho thông qua các luật kích cầu kinh tế hay cải tổ y tế mà chẳng cần đến một phiếu của Cộng Hòa. Nhưng ông đã không làm. Ông đã rõ ràng không giữ lời hứa: khi tranh cử, ông hứa sẽ giải quyết vấn đề di dân ngay trong năm đầu ("I cannot guarantee that it's going to be in the first 100 days. But what I can guarantee is that we will have in the first year an immigration bill…”, nguyên văn câu tuyên bố của ứng viên Obama). Đợi đến 17 tháng sau, khi đảng Dân Chủ mất đa số kiểm soát Thượng Viện rồi thì ông mới kêu gọi khẩn cấp trực diện vấn đề. Ông đợi đến bây giờ mới lên tiếng vì hai lý do:
- Lý do thứ nhất là ông biết sẽ không thông qua được luật ân xá toàn diện cho dù trong khi đảng Dân Chủ nắm đa số tuyệt đối vì có khá nhiều vị dân cử Dân Chủ không hậu thuẫn ân xá, cử tri của họ muốn như vậy. TT Obama đợi đến bây giờ, khi Dân Chủ đã mất đa số tuyệt đối, bất cứ luật nào bị Cộng Hòa chống cũng khó được thông qua, và như vậy sẽ có dịp đổ thừa phe Cộng Hòa là chướng ngại vật không giải quyết được vấn đề.
- Lý do thứ hai là còn bốn tháng nữa là có bầu cử quốc hội. Theo tất cả các thăm dò dư luận, đảng Dân Chủ sẽ thảm bại, thậm chí có thể mất cả đa số tại Hạ Viện luôn. Trong khi đó thì hậu thuẫn của khối dân thiểu số mà đảng Dân Chủ trông cậy, càng ngày càng yếu ớt, vì tình trạng kinh tế suy sụp, thất nghiệp tràn lan trong khối dân này. Bây giờ nêu vấn đề di dân lên là cách chắc ăn nhất để lấy lại  hậu thuẫn của dân Mỹ gốc La-tinh.
Đại khái là ông tổng thống nói cho có mà biết là chẳng làm được gì hết. Báo phe ta New York Times cũng phải nhìn nhận bài diễn văn của TT Obama thật sự chỉ nằm trong chiến lược tranh cử của đảng Dân Chủ, chứ không phải là một cố gắng chân thành để giải quyết vấn đề di dân ở lậu. Ngay cả việc thưa Arizona ra tòa cũng rõ ràng là một chiến thuật bầu cử vì là một vấn đề phức tạp và sẽ kéo dài qua khỏi cuộc bầu cử tháng Mười Một tới.
TT Obama trong bài diễn văn cũng lớn tiếng tố giác phe Cộng Hòa đã vừa nhẫn tâm vừa thiếu thực tế khi chủ trương trục xuất khối cả chục triệu di dân lậu ra khỏi nước Mỹ. Ở đây, TT Obama đã không mấy thành thật. Đảng Cộng Hòa không ngây ngô đến độ nghĩ rằng trong vài ngày, vài tuần là có thể xua cảnh sát đi bắt hơn mười triệu dân ở lậu để bỏ lên xe cây chở qua biên giới Mễ. Giải pháp của phe Cộng Hoà thực tế hơn vậy. Theo lý luận của họ, di dân qua Mỹ chỉ vì lý do kinh tế, muốn kiếm việc làm. Bây giờ, nếu có biện pháp ngăn ngừa, khiến dân ở lậu không kiếm được việc làm nữa thì họ sẽ tự động ra đi, hoặc không vào nữa, khỏi cần lùng bắt cả chục triệu người để trục xuất. Tiểu bang Arizona đã ra luật nghiêm cấm doanh nghiệp tuyển dụng di dân lậu, trừng phạt những chủ nhân thuê di dân ở lậu làm việc và cảnh sát có quyền xét hỏi những kẻ bị tình nghi là di dân lậu. Luật lệ này đã có sẵn mà không được thực tế áp dụng, chứ cũng chẳng mang tinh thần kỳ thì như bị xuyên tạc.
Kết quả người ta nhận thấy là một số di dân lậu đã tự động đi ra khỏi tiểu bang. Giải pháp này còn hữu hiệu hơn bất cứ giải pháp khoá cửa biên giới nào, vì thực tế là với biên giới hơn 1.500 dặm với Mễ, gần 3.000 dặm với Canada, và hai bên đại dương thì không thể nào khoá chặt 100% được.
Giải pháp này chẳng những thực tiễn, lại còn được cảm tình của dân Mỹ trong tình trạng thất nghiệp trầm trọng hiện nay, với hơn 15 triệu người Mỹ không có việc làm. Chính vì Arizona có thể được coi là mô thức đáng noi nên TT Obama mới bày trò kiện tụng Arizona ra tòa để ngăn vết dầu loang. Đã có gần hai chục tiểu bang đang nghiên cứu luật này để tìm cách áp dụng. Đồng thời thăm dò dư luận cho thấy gần 60% dân Mỹ ủng hộ việc làm của Arizona, và chỉ có 28% ủng hộ việc thưa kiện.
Nhưng Obama vẫn bất chấp vì thấy rõ tương lai chính trị của ông và đảng Dân Chủ nằm trong khối cử tri này. Thực tế chính trị cho thấy đảng Dân Chủ càng ngày càng lệ thuộc vào khối cử tri thiểu số da màu, trong khi khối đa số da trắng càng ngày càng chạy qua đảng Cộng Hòa. “Diễn biến hòa bình” sẽ đưa nước Mỹ về đâu, là vấn đề tương lai xa sẽ trả lời. (11-07-10) 
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.