Hôm nay,  

Phụ Nữ Việt: Một Tiềm Năng Kiến Quốc

03/03/201000:00:00(Xem: 4703)

Phụ Nữ Việt: Một Tiềm Năng Kiến Quốc

Trần Diệu Chân, Ph.D

Nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 2010 với chủ đề ‘Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người’, thử đi tìm một đường lối phát triển cho người phụ nữ Việt Nam...

Công cuộc canh tân để đưa Việt Nam từ tình trạng độc tài, đói nghèo và lạc hậu như hiện nay sang một thể chế chính trị tự do, dân chủ và một xã hội thịnh vuợng, đồng thời bắt kịp đà văn minh của nhân loại, đòi hỏi nỗ lực của toàn dân: già cũng như trẻ, nam cũng như nữ, Kinh cũng như Thượng, quốc nội cũng như hải ngoại. Bài viết này xin được chia sẻ một số những suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong trách nhiệm chung nói trên, hầu tạo dựng thêm sức mạnh cho công cuộc canh tân để mau chóng đưa đất nước thoát khỏi hoàn cảnh tang thương, đói nghèo hiện tại.

1. Vai trò phụ nữ ngày nay qua các dữ kiện cụ thể

Trước khi đánh giá tiềm năng xây dựng đất nước từ thành phần phụ nữ của dân tộc, ta hãy duyệt qua một số dữ kiện từ những tài liệu của Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu dựa trên các dữ liệu do nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cùng với một số tổ chức Phi Chính Phủ (NGO's) cung cấp. Tuy các thống kê này có thể thiếu tính chất vô tư do bản chất của nhà nước CSVN muốn che đậy các yếu điểm trong khi lại giữ độc quyền kiểm soát các dữ kiện, nhưng qua đó chúng ta vẫn có thể hiểu được phần nào hoàn cảnh của đất nước và xã hội Việt Nam ngày nay.

Phụ nữ hiện nay chiếm đa số so với nam giới (51%). Với độ sống dai hơn nam giới (71 so với 66 tuổi), tỉ lệ phụ nữ trong xã hội sẽ càng ngày càng gia tăng. Theo tài liệu của World Bank thì phụ nữ tham gia với tỉ lệ tương đương cùng nam giới trong các lãnh vực kinh tế, chưa kể đến sức lao động trong gia đình của họ không được tính vào các thống kê. Trong khi đó thực tế (phụ bản 1) và thống kê của LHQ cho thấy phụ nữ giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế  tại Việt Nam (52%), ngay cả trong việc đồng áng nặng nhọc tại thôn quê (70%) và các hoạt động khác như buôn bán sản phẩm nông nghiệp, buôn gánh bán bưng (petty trade), sản xuất thực phẩm và đồ thủ công nghệ (handicrafts).  Riêng trong ngành giáo dục phụ nữ chiếm 63% (nghề dậy học ở Việt Nam hiện nay lương rất thấp đưa đến việc khan hiếm người dậy học). Phụ nữ làm chủ 50% các gia đình ở thành thị và 28% các gia đình ở thôn quê.

Nói chung, phụ nữ Việt Nam vừa hiện diện vừa có ảnh hưởng đa số trong mọi hoạt động kinh tế, y tế, từ thiện, giáo dục và tôn giáo. Ở phạm vi gia đình người phụ nữ còn có ảnh hưởng sâu đậm hơn nữa. Trong khi đó nam phái góp mặt đa số chỉ trong hai lãnh vực chính trị và quân sự, nhưng họ lại luôn luôn ở vị trí lãnh đạo về mọi khía cạnh. Các ký giả ngoại quốc nhận xét là ở Việt Nam hiện nay, ''women run the show'' và ''men play the bosses''. 

2. Vai trò truyền thống của phụ nữ Việt

Vai trò truyền thống của phụ nữ là quản trị gia đình. Trong việc đồng áng hay ra ngoài xã hội, phụ nữ thường chỉ giữ vai trò phụ thuộc người chồng hay đàn ông trong gia đình. Nhưng hoàn cảnh và nhu cầu sống thay đổi cũng như chiến tranh đã khiến người phụ nữ phải tham gia gánh vác việc nhà trong vai trò chủ gia đình, thay thế người chồng đã thiệt mạng hay phải đi xa, hoặc trong nhiều trường hợp họ là nguồn lợi tức chính của gia đình dù vẫn có chồng bên cạnh.

Tuy vậy, quan niệm của toàn xã hội từ trước tới nay vẫn cho người đàn ông là chủ gia đình và giới hạn sự tham gia của nữ giới trong các vai trò quyết định hay lãnh đạo trong chính quyền và xã hội. Theo số liệu của CSVN thì có 5% phụ nữ ở mức lãnh đạo các bộ và 26% trong quốc hội; số lượng phụ nữ ở vị trí giám đốc trong các tổ chức và hãng xưởng cũng gia tăng nhưng so với thực tế thì quyền lực trong gia đình và xã hội vẫn đa phần nằm trong tay người đàn ông. Quan niệm hay lề thói phân biệt này do ảnh hưởng ''trọng nam khinh nữ'' của Trung Hoa du nhập vào Việt Nam kể từ thời Bắc thuộc sau khi Hai Bà Trưng bị đánh bại vào năm 43; và tuy đã được cải thiện nhiều với thời gian cùng hoàn cảnh sống, nhưng chưa đủ nhanh so với nhu cầu tiến bộ của xã hội cũng như so với đà thăng tiến khả năng và tiềm năng phong phú của người phụ nữ Việt.

3. Những thay đổi cần thiết

Với khả năng đa điện và tỉ lệ đa số, phụ nữ Việt Nam chắc chắn là một lực lượng quan trọng trong tiến trình canh tân đất nước - một công việc rất khó khăn và cần bàn tay đóng góp của mọi người, mọi giới. Hơn thế nữa, phụ nữ Việt Nam hiện đang là cái sườn trong các hoạt động của gia đình và xã hội, có ảnh hưởng rộng rãi và quan trọng trên thực tế dù không được đánh giá cao trong quan niệm và vị trí xã hội. Khả năng của phụ nữ lại mang tính chất hỗ tương cùng nam giới, rất cần thiết cho sự phát triển quân bình và đa diện của đất nước. Vì thế tiềm năng đóng góp của phụ nữ Việt Nam cần được khai dụng bằng những thay đổi cần thiết, điển hình là:

Thay đổi quan điểm: Hai quan điểm cần thay đổi là ''Nam hơn Nữ'' và ''Việc chính của người phụ nữ là trong gia đình, nam giới là ra ngoài xã hội''. Từ hai quan niệm sai lệch và lạc hậu này, khả năng đóng góp của người phụ nữ đã bị giới hạn trong phạm vi gia đình hoặc ở vai trò phụ thuộc thay vì là lãnh đạo dù có khả năng. Xã hội Việt Nam cần phải trở về với quan niệm bình đẳng của tổ tiên coi trọng ngang bằng nam nữ: Hai Bà Trưng là hai vị anh hùng đầu tiên của dân tộc, đã từng cầm quân cứu nước và lên ngôi vua; Lạc Long Quân và Âu Cơ, theo huyền sử, đã chia đều trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn con cái, tỏa đi khắp nơi gầy mạch sống và dựng nước khi ông bà chia tay với mỗi người 50 đứa con cùng bọc, không phân biệt đối xử.

Việc thay đổi nếp suy nghĩ của hằng ngàn năm cần nhiều thời gian và nỗ lực, và phải được thực hiện ráo riết qua những phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục ở mọi cấp.

Tạo bình đẳng cơ hội cho cả nam lẫn nữ trong vấn đề giáo dục và tham gia các ngành nghề: Qua các dữ kiện hiện có thì phụ nữ Việt Nam vẫn chưa được cơ hội học hành ngang với nam giới, đưa đến tỉ lệ biết đọc biết viết thua nam giới 15%, phải lao động cực nhọc hơn mà lợi tức lại thấp hơn. Cơ hội bình đẳng giáo dục và nghề nghiệp cần được khuyến khích và bảo đảm qua các chính sách quốc gia như trợ cấp học bổng, luật lao động và luật giáo dục bình đẳng quy định tỉ lệ tham gia để quân bằng cơ hội đồng đều cho cả hai giới.

Khích lệ phụ nữ tham chính và tham gia các hoạt động bên ngoài phạm vi gia đình: Thí dụ qua chính sách ấn định tỉ lệ đại diện các thành phần dân tộc, kể cả giới tính, trong chính quyền phải tương đương với tỉ lệ của dân số; trợ cấp tài chánh hay các phương tiện kinh tế để giúp cho những thành phần trong xã hội đang bị thiệt thòi nói chung, kể cả phụ nữ và các dân tộc thiểu số, có cơ hội vươn lên. Khích lệ nam giới hỗ trợ việc nâng đỡ phụ nữ thăng tiến khả năng, tham gia các hoạt động bên ngoài phạm vi gia đình vì việc thay đổi trong xã hội cần có ý thức và nỗ lực của cả hai giới.

Tuy phụ nữ hiện có mặt ở khắp nơi trong mọi lãnh vực hoạt động nhưng đó là hệ qủa của nhu cầu sống nhiều hơn là do ý thức. Quan niệm lỗi thời vẫn ràng buộc người phụ nữ trong trọng trách đối với gia đình, nên dù có phải bương chải ra ngoài để lo sống, họ vẫn phải gánh vác thêm việc nhà mà không dám hoặc không thể đòi hỏi sự chia sẻ gánh vác việc nhà từ người chồng.

Với những thành kiến hay thói quen đóng khung các suy nghĩ, trì lực cản trở sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động đa diện bên ngoài phạm vi gia đình, trong các vị trí lãnh đạo hay guồng máy chính trị không phải chỉ đến từ nam giới. Đôi khi chính người phụ nữ tự giới hạn mình hay giới hạn những phụ nữ khác trong các quan niệm sai lầm mà không nhận ra tiềm năng đa diện của chính mình. Vì thế cần phải có những chính sách quảng bá tư tưởng bình đẳng cho cả nam lẫn nữ để thấy là sự tham gia của nữ giới trong guồng máy xã hội sẽ đem lại lợi ích chung cho tất cả.

4. Lợi ích trong việc thay đổi

Tăng cường sức mạnh kiến quốc: Cởi trói giới hạn bất cứ thành phần nào của dân tộc cũng là giúp tăng thêm khả năng đa diện cần thiết trong việc phục hưng xứ sở. Với tỉ lệ phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số thì việc khai dụng thành phần dân tộc này càng quan trọng hơn nữa. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy sự phát triển của một quốc gia là hệ quả trực tiếp của việc nâng cao trình độ giáo dục và phẩm chất đời sống của phụ nữ và trẻ em; hai thành phần này chiếm đa số và có tương quan mật thiết với nhau trong bất kỳ xã hội nào, vì khi phụ nữ trong xã hội bị thiệt thòi thì ảnh hưởng dây chuyền ngay đến con trẻ.  Trong xã hội Việt Nam với tỉ lệ phụ nữ là 51% dân số và tuổi trẻ dưới 30 tuổi là 60%, các chính sách nâng đỡ phúc lợi cũng như nâng cao dân trí và cơ hội phát triển của phụ nữ chắc chắn có ảnh hưởng tốt đẹp mạnh mẽ lên toàn xã hội. 

Nhìn vào thực tế trên đất nước hiện tại chúng ta không thể không đau lòng khi thấy người phụ nữ Việt Nam đang phải gánh vác những loại việc cực nhọc nhất với mức lương thấp nhất trong xã hội, là mục tiêu của những khai thác lao động, xách nhiễu và buôn bán tình dục, là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, phải gánh vác gia đình, con cái trong những hoàn cảnh ngặt nghèo mà không được sự trợ giúp đặc biệt nào của chính quyền. Từ đó ta không ngạc nhiên khi thấy trẻ con Việt Nam bị ảnh hưởng lây và trở thành nạn nhân của đói nghèo, thất học và khai thác tình dục.

Người phụ nữ Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử đã chứng tỏ khả năng đa diện, sự nhẫn nại và lòng hy sinh vô bờ. Đặc biệt khi có được cơ hội phát triển như ở hải ngoại, thì khả năng đa diện của người phụ nữ lại càng được thể hiện rõ rệt ngay cả trong các lãnh vực từ trước thường được quan niệm là lãnh vực của nam giới như khoa học, lãnh đạo, quản trị, và  cả quân sự. Điều này càng cho thấy rõ phụ nữ Việt Nam sẽ là một lực lượng quan trọng trong việc xây dựng lại đất nước và xoa dịu, hàn gắn những đau thương của dân tộc.

Đa diện và quân bình hoá sự phát triển: Một quốc gia nghèo đói thường hay chú trọng đến sự phát triển kinh tế và kỹ thuật. Trong thực tế, các sự phát triển này cần phải đi song song với những phát triển tâm linh, nền tảng gia đình, các giá trị đạo đức, các sinh hoạt văn hóa, và văn học nghệ thuật. Trong các lãnh vực này, không thể chối bỏ vai trò quan trọng của người mẹ nói riêng và phụ nữ nói chung. Cùng lúc phụ nữ đang nắm đa số trong ngành giáo dục học đường, các hoạt động y tế, và các công tác từ thiện. Tất cả đều là những hoạt động cần thiết để quân bằng các phát triển khác trong xã hội. Bản chất và khả năng bẩm sinh khác biệt của người phụ nữ còn mang lại những giá trị hỗ tương quan trọng cho các giá trị đặc thù của nam giới và vì thế cần phải được trân qúy, phát triển ngang nhau để đưa đến một cuộc sống hài hòa.

Giảm thiểu những tệ đoan xã hội: Quan niệm ''trọng nam khinh nữ'' đã là nguyên nhân chính đưa đến những tệ đoan xã hội như bạo hành trong gia đình, sách nhiễu tình dục, đa thê, thiếu chung thủy đưa đến việc gia đình mất hạnh phúc, con cái bị bỏ rơi hoặc không cha, hoặc nạn mãi dâm. Vì không được cơ hội bình đẳng nên có những phụ nữ đã sẵn sàng bán rẻ giá trị mình để nhận làm tình nhân, vợ bé cho đàn ông để qua đó tìm phương tiện sống hoặc bắc cầu cho mức thang danh vọng và quyền lực, cùng lúc làm hại hạnh phúc gia đình người khác. Trong khi đó thì quan niệm đàn ông có quyền ''năm thê bảy thiếp'' đã đưa đến những hành vi vô trách nhiệm của người cha, người chồng trong gia đình, làm đau khổ nhiều bà mẹ và tạo ra nhiều giòng con không được chăm nuôi tử tế với đầy đủ tình thương của bố mẹ.

Con số thống kê mà một quốc gia coi trọng nền tảng đạo đức như Việt Nam không thể chấp nhận được, đó là tỉ lệ đào thai 52%, cao nhất thế giới. Mức độ trẻ em thiếu dinh dưỡng rất cao, 37%; nạn thất học gia tăng; và độ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi là 4.2%, sơ sinh là 3.7% so với 0.8% ở Mã Lai, chưa kể đến vấn nạn các bệnh tình dục (sexual diseases) trên đà gia tăng ở mức báo động.

5. Ý thức mới

Khi nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ như đã nêu thì các phản ứng tiêu cực do thành kiến hay thói quen về những thay đổi cần có sẽ được giải tỏa phần nào. Ngược lại, có khi cần phải tạo được ý thức mới trước khi những giá trị của phụ nữ được nhìn nhận để đưa đến những thay đổi tốt đẹp. Và đối tượng cần thay đổi ý thức không chỉ riêng gì nam giới.

Suy nghĩ từ người phụ nữ: Chính người phụ nữ sau nhiều ngàn năm bị áp đặt những suy nghĩ lỗi thời, thiên lệch lại mặc nhiên chấp nhận các sự bất công dành cho chính mình. Từ đó tự giới hạn khả năng đóng góp và vươn lên của mình hoặc của các phụ nữ khác. Yếu tố thứ hai là khi họ đã quen với một nếp sống nào đó rồi thì vì bản chất rụt rè và dĩ hoà vi qúy (hai bản chất khá bẩm sinh của nữ giới), hay vì ngại sự thay đổi, vì an phận mà đâm ra chấp nhận những bất công hay giới hạn dành cho mình.

Xã hội nói chung vì thế cần phải có những hoạt động, những chính sách để giúp người phụ nữ tự ý thức và cởi trói cho chính mình. Khi người phụ nữ được có cơ hội để học hỏi, tìm hiểu, thảo luận, ý thức chắc chắn sẽ được mở mang và thăng tiến. Việc giới hạn trình độ giáo dục phụ nữ tại các cấp bộ vì quan niệm thiên lệch cho là nam cần học hơn nữ, hoặc vì nghèo túng không thể cho hết con cái đi học thì lựa chọn đầu tư giáo dục vào con trai có lợi hơn (vì mức lương của nam giới cho cùng một khả năng và vị trí trách nhiệm cao hơn mức lương của nữ giới), đã đưa đến cái vòng luẩn quẩn là người phụ nữ không được nâng cấp về trình độ, không được có cơ hội phát triển, đưa đến sự thu hẹp phát triển nói chung và tình trạng đói nghèo cho cả nước (ở đây chúng ta không đề cập đến yếu tố làm cả nước đói nghèo nặng nhất đó là guồng máy chính trị độc tài và lạc hậu hiện tại)

Suy nghĩ từ nam giới: Trong xã hội ta, bên cạnh những người đàn ông cấp tiến coi trọng giá trị của phụ nữ và ủng hộ sự tham gia của nữ giới trong mọi lãnh vực thì đa số vẫn còn chưa ý thức được sự bình đẳng giới tính, vì thế đã có những e dè sau:

Khi giá trị của phụ nữ được đề cao tức là giá trị của nam giới sẽ bị hạ thấp, hoặc khi nâng quyền lợi của người phụ nữ lên thì người đàn ông sẽ bị thiệt. Đây là lối suy nghĩ hạn hẹp đến từ tương quan ''thắng bại'' (có người thắng thì sẽ có kẻ thua) lỗi thời, trong khi trên thực tế tương quan ''cùng thắng'' (win-win situation) đã được chứng nghiệm trong mọi lãnh vực và hiện đang là lối suy nghĩ tích cực phổ thông ngày nay. Trong tương quan này, khi người phụ nữ được phát triển một cách đa diện sẽ đem lại lợi ích chung cho toàn gia đình và xã hội, không chỉ riêng ai.

Một thí dụ tiêu biểu là khi người vợ bung ra ngoài xã hội, việc nhà đương nhiên cần sự chia sẻ của người chồng. Đây có thể là một cái giá nhỏ mà người chồng phải trả lúc ban đầu (nhưng cuộc đời có cái lợi nào mà miễn phí"). Bù lại, người đàn bà khi gia tăng kiến thức sẽ giúp được cho người chồng trong việc giáo dục con cái, chia sẻ được với chồng những khía cạnh khác trong đời sống, chia sẻ được gánh nặng kinh tế của gia đình. Người đàn bà khi nhận thức được giá trị của mình, được sống theo ý thích và khả năng sẽ yêu đời hơn, trân qúy gia đình hơn. Người chồng khi giúp vợ cũng có cơ hội hiểu được các khó khăn trong gia đình, có cơ hội chia sẻ đời sống với con cái hơn, đưa đến việc thông cảm vợ con hơn.

Việc đa diện hoá khả năng của người chồng lẫn vợ trong cả phạm vi gia đình và ngoài xã hội đều cần thiết và bổ ích hơn cho con cái, nhất là khi chẳng may một người vắng mặt, đau ốm hay không còn khả năng đóng góp trong đời sống. Đây là điển hình của lợi ích chung (win-win situation) và sự phát triển hài hoà trên đường dài với những cái giá phải trả rất nhỏ trong giai đoạn thay đổi lúc đầu.

Một quan niệm sai lệch nữa là sự phát triển của phụ nữ ra ngoài xã hội sẽ làm lung lay nền móng gia đình mà điển hình là tại các xã hội tiền tiến phương Tây đã có độ ly dị rất cao và con cái không được chăm sóc chu đáo vì cả hai bố mẹ đều đi làm. Đây là một kết luận phiến diện vì sự lung lay nền tảng gia đình tại các quốc gia tiền tiến có thể đến từ những yếu tố khác như ''cá nhân chủ nghĩa'' của cả hai bố mẹ, hay vì những cám dỗ vật chất khiến gia đình không còn thì giờ dành cho nhau nên trở nên lỏng lẻo, bố mẹ không có thì giờ cho con cái, và vì thế không thể kết luận đơn giản là gia đình lung lay vì người phụ nữ hoạt động ra bên ngoài. Một điều ta có thể chắc chắn là hạnh phúc gia đình là trách nhiệm chung của cả chồng lẫn vợ, và sự thay đổi nào cũng vậy cần phải được quân bằng, tránh hiện tượng thái quá thì mới đem lại ích lợi: người vợ, người mẹ khi vươn ra ngoài không có nghĩa là bỏ bê gia đình. 

Khi ta mở rộng cơ hội cho người phụ nữ ra ngoài xã hội tức là ta cũng mở rộng cơ hội cho nam giới gần gũi hơn với gia đình, giúp cho cả hai giới thông cảm vai trò và những khó khăn của nhau, trân qúy nhau hơn (người chồng có nấu ăn, chăm con nhỏ mới thấy việc nhà nhiêu khê, cực nhọc; người vợ có ra ngoài làm việc mới hiểu rõ những khó khăn, những nhức đầu trong xã hội, trong hãng xưởng), giúp cho cả hai cùng trở nên đa năng và góp phần hữu hiệu hơn vào cuộc sống chung.

6. Kết Luận

Tóm lại, các chính sách cũng như hoạt động để phát triển tiềm năng và tăng cường sự tham gia của nữ giới trong mọi lãnh vực, ở mọi cấp bộ không những đem lại lợi ích chung cho toàn dân tộc, đẩy nhanh tiến tình canh tân đất nước, đem đến các phát triển hài hoà trong gia đình và xã hội mà còn là một chuyện cần phải làm vì yếu tố nhân bản. Con người phải được đối xử bình đẳng, coi trọng ngang nhau không phân biệt mầu da, chủng tộc hay giới tính. Suy tôn tinh thần bình đẳng cũng là phát huy truyền thống hay đẹp của dân tộc tự nghìn xưa trước khi bị ảnh hưởng thiên lệch của Trung Hoa. Nguyên tắc trọng đạo đức của dân tộc cũng không cho phép những hiện tượng bất công, sai trái xảy ra cho bất cứ con dân nào của đất nước. Tinh thần hoà đồng, coi trọng nhân phẩm và bản chất nhân hậu của dân tộc sẽ là kim chỉ nam để hướng dẫn toàn dân trong tiến trình tái tạo đất nước, qua đó việc vinh danh giá trị của phụ nữ Việt Nam bằng những chính sách cụ thể đưa đến bình đẳng cơ hội và đề cao sự tương kính là một việc làm tự nhiên, không thể thiếu.  (DC, 2010)

Các tài liệu tham khảo:

''Bad conditions harm women'', VNS, January 5, 19992
''Police Arrest 11 in Alleged Women-Trading Ring'', Associated Press, January 21, 1999
''Cash for women workers humiliated by underwear inspections'', Greg Torode, South China Morning Post, February 24, 1999
''Men strut around like bosses while women run the show'', Greg Torode, The Mekong Region, March 10, 19995.
''New permissiveness sends rate of abortions soaring'', Huw Watkin, South China Morning Post, July 13, 1999
''Working women blast lazy men'', Huw Watkin, South China Morning Post, September 29, 1999
''Women illegally sold to China return'', VNA, January 25, 1999
''Women's role in Vietnam's  socio-economic development'', Xinhua, October 13, 1998

“Vietnam Gender Assessment 2006”, http://web.worldbank.org/  
WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIFICEXT/VIETNAMEXTN/0, contentMDK:21189278~pagePK:141137~piPK:141127~theSitePK:387565,00.html

“Gender Equality in Vietnam (2008)”, http://www.wikigender.org/index.php/Vietnam

“Vietnam: Gender equality needs society's attention”, http://www.politicalaffairs.net/article/view/4800/1/238/

“RIGHTS-VIETNAM: Gender Equality Far Off Despite Political Will”,
http://www.ipsnews.net/news.asp"idnews=46036

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.