Hôm nay,  

Ngày Cũ, Viết Để Thương Nhớ Thầy Tôi: Giáo Sư Đặng Vũ Tiển

18/01/201000:00:00(Xem: 7607)

Ngày Cũ, Viết Để Thương Nhớ Thầy Tôi: Giáo Sư Đặng Vũ Tiển

Thầy Đặng Vũ Tiển lúc còn trẻ.


Dakto và Mường Giang


Theo tư liệu gia đình cho biết: Thầy Đặng Vũ Tiển sinh năm Canh Tuất (1910) tại làng Hành Thiện, huyện XuânTrường, tỉnh Nam Định (Bắc Phần). Trước năm 1954, thầy là giáo sư trường Hồ Ngọc Cẩn (Hà Nội). Di cư vào nam, gia đình sinh sống tại Bình Thuận và là giáo sư trường TH Phan Bội Châu niên khóa 1955-1956, cũng là Hiệu Trưởng trường tư thục Tiến Đức tại đường Đồng Khánh vào cuối năm này.
Từ đầu niên khóa 1957-1958, trường TH Phan Bội Châu tại đường Trần Hưng Đạo, dời về địa điểm mới ở đường Nguyễn Hoàng, chỉ còn lại 2 lớp thất 3 và 4, vì không đủ phòng học. Dịp này, thầy Tiển đã mướn lại cơ sở trên, để chuyển trường Tiến Đức từ đường Đồng Khánh tới. Từ năm 1973, thầy nghĩ hưu về sống tại Sài Gòn và qua đời tại đây vào năm 1978.
Trung học tư thục Tiến Đức là một trong những trường nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận. Từ ngày khai giảng tới tháng 4-1975, dưới sự điều hành của thầy hiệu trưởng Đặng Vũ Tiển và ban giám hiệu gồm các vị nam nữ giáo sư tận tâm và chuyên nghiệp quí thầy Côn, Khôi Anh, Giao, Vi, Tường, Thạch, Chà, Đồng, Đinh Nho Xuyên, cô Huỳnh Thị Yến.. đã đào tạo rất nhiều nhân tài cho miền Nam VN qua mọi lãnh vực.
Trong số này nổi bậc nhất vẫn là ca nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh. Ngoài ra còn có kiến trúc sư Ngô Đình Kha, dược sĩ Hà Thị Cảnh Phước, họa sĩ Nguyễn Duy Huệ và nhiều học sinh đã trở thành nam nữ GS dạy tại trường TH Phan Bội Châu như các cô Đinh Thị Ngọc, Ngô Thị Tươi, thầy Bùi Kim Trọng.. Trong quân đội có nhiều người mang cấp bậc Thiếu Tá như Lê Tiến Diện (Duyên Đoàn Trưởng), Đại Uý Lê Trị (P7BTTM), Đại Uý Phạm Đình Thừa, cố Đại Uý Vũ Mạnh Hùng (TQLC). Nhưng đáng khâm phục vẫn là Thiếu Tá Pháo Binh Trần Văn Bường, xuất thân khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, cấp bậc của ông đều được vinh thăng ngoài mặt trận, qua những chiến công từ Đèo Chu Pao (1972) cho tới những ngày cuối cùng vào tháng 4-1975 tại Tiểu Khu Quảng Đức, trong chức vụ ‘ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh kiêm Tham Mưu Phó Hành Quân ‘.
Cảm động nhất là việc những cựu học sinh Tiến Đức hiện sống tại hải ngoại, tuy số lượng không đông, cũng không bao giờ có ý định tổ chức hội ngộ hội hè này này nọ nọ. Nhưng năm nào cũng giống như năm nào, anh chị em đã âm thầm đóng góp, để gửi về quê nhà giúp đở các thầy cô và đồng môn trong lúc khó khăn bệnh tật. Nghĩa cử này đã khiến cho ai biết tới cũng ngậm ngùi, thương thêm cho bạn bè đồng trường, đồng đội hiện còn ở Phan Thiết.. nhất là những TPB què đui tật bệnh, vì trước đó đã đem thân xác mình để ‘ che chở bảo vệ ‘ cho đời.
Nhà văn Dakto, cũng là giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chương hiện giảng dạy tại trường trung học M.Kinley và đại học Pacific tại thủ phủ Honolulu thuộc tiểu bang Hawaii, ngày cũ từng là học trò thầy Đặng Vũ Tiển ở ngoài Bắc trước khi di cư vào Nam năm 1954. Sau đó Dakto có ra Phan Thiết và được thầy Tiển giới thiệu vào trường PBC dạy môn Anh Văn nhưng chỉ một thời ngắn ông phải trở về Sài Gònđể nhập ngủ.
Nhân Ủy Ban Tương Trợ Cựu Chiến Binh BT Hải Ngoại trong kỳ Đại Hội Ân Tình 3 tại Nam CA vào tháng 6-2009, thực hiện Đặc San, vinh danh Quân Cán Chính Bình Thuận, trong số này có qúi vị ân sư tại các trường trung học công tư tại Phan Thiết. Nhà văn Dakto (cựu Trung uý QLVNCH) đã viết NGÀY CŨ với tấm lòng thương nhớ người thầy năm xưa đã dạy dỗ mình tại quê nhà. GS Đặng Vũ Tiển, chẳng những là một danh sư mà ông còn là một nhà đạo đức, xứng đáng để cho các thế hệ học sinh tại Phan Thiết Bình Thuận, noi gương ngưỡng kính và trân quý mến thương. Xin được thắp một nén hương lòng, mượn gió ngàn phương kính gửi đến bậc thầy đã góp phần cùng với các vị nam nữ ân sư, đã làm rạng danh đất Phan Thành (Mường Giang)
GS Nguyễn Chương, tức là nhà văn Dakto viết “.... Bất cứ ai đã từng qua tuổi trưởng thành đều đã sống qua một thời niên thiếu, trong đó biết bao kỷ niệm buồn vui kết lại thành một vùng trời yêu dấu, mà nhiều người gọi là ‘ miền thơ ấu ‘ hay ‘ tuổi hoa ‘.Đối với phái nam, miền thơ ấu có thể là những ngày vui phá làng phá xóm, quậy phá lung tung chỉ để tiêu khiển chứ không có ý niệm gì. Về phái nữ, tuổi hoa là thời kỳ mới lớn đầy mộng mơ, đan mây trời làm chiếc nệm tưởng tượng, đưa mình vào chuổi ngày êm đềm nhất của cuộc đời, để tự tạo sắc đẹp, thể xác và tâm hồn trên con đường đi vào một miền hạnh phúc.
Ngày cũ của tôi, ôi xa xưa biết mấy. Đó là những năm tháng cách đây hơn một nữa thế kỷ, khi tôi bước vào ranh giới giữa thời niên thiếu và tuổi trưởng thành, thời gian đã xa quá mà về không gian cũng mịt mù hoang vắng. Những năm đó tôi chỉ còn lại những kỷ niệm mờ ảợo, vì tuổi đòi đã làm cho những ngày tháng xa xưa phai nhạt trong ký ức. Trong khi vùng đất mà tôi sống vào lúc sắp trưởng thành ở trên đất Bắc, nay không còn lại hình ảnh rõ rệt của miền ‘ thơ ấu’ xa vời. Nhưng ngược lại trong trí nhớ của tôi, những kỷ niệm cũ về một ngôi trường nhỏ , nghèo nàn trong thời kháng chiến , với một ông thầy rất đặc biệt mà tôi thương mến vô vàn, giờ đây vẫn còn đậm nét và có lẽ sẽ không bao giờ phai nhạt, vì đây là những kẻ niệm vàng.
Ngày ấy khoảng năm 1946, gia đình tôi bỏ lại thành phố Hà Nội đang ngập khói lửa chiến tranh, để tản cư về quê nội tôi ở làng Hành Thiện, cách Hà Nội hơn 100 cây số. Đây là một ‘ vùng tề ‘ do quân đội Pháp và Quốc Gia kiểm soát, mà người dân quen gọi l2 Secteur Hành Thiện, đầy những đồn binh, cơ sở chính quyền địa phương, xe jeep mang cờ Pháp chạy ngang chạy dọc, với những người lính ‘ Lê Dương ‘ cả trắng lẫn đen rãi rác khắp các hàng quán bên đường. Tình hình ở đây rất yên ổn, an lành do các đơn vị Hiến Binh Pháp, quản trị và canh chừng nghiêm ngặt, nên cuộc sống, tuy trong thời chiến vẫn không bị xáo trộn.
Làng tôi có 12 ngõ hẽm, gọi là ‘giọng‘ , gồm có 9 ‘giọng‘ toàn mang họ ‘Đặng-Vũ’, còn lại 3 giọng là họ Nguyễn, tọa lạc ở phần cuối phía bắc của làng. Một điều đáng chú ý là hầu hết những người mang họ ‘ Đặng-Vũ ‘ trong làng học rất giỏi, làm quan dưới triều Hoàng Đế Bảo Đại hay giữ các chức vụ quan trọng giới cách mạng kháng chiến chống Pháp. Những thành phần này hầu hết đã bỏ làng ra đi, chứ không chịu sống trong vùng tề do Pháp kiểm soát.
Cạnh làng tôi là một xã có cái tên rất lạ ‘Ngọc Cục‘.Thêm vào đó trong làng lúc nào cũng tỏa ra một mùi hôi thúi chịu không nổi. Nguyên do là người trong đó sống bằng nghề ‘gánh phân người‘. Họ đi khắp nơi để thu lượm phân đem về làng bón ruộng vướn. Vì là nghề tổ truyền từ mấy trăm năm qua, nên người trong làng coi đó như một việc bình thường, chẳng có gì quan trọng hay phải xấu hổ, ngoại trừ những cô gái trẻ trong làng.. Các cô rất đẹp, cùng theo cha mẹ gánh phân nhưng có ai hỏi làm nghề gì, thì cac thiếu nữ Ngọc Cục dồng nhất trả lời ‘em trồng hoa.‘ So với gái Hành Thiện, nhiều cô vượt trội hơn nhưng không bao giờ chịu nhận là em đi gánh phân. Còn trai Hành Thiện thì thông cảm điều này và nhiều người lấy vợ bên Ngọc Cục.
Khung cảnh làng tôi không có gì sắc thái đáng chú ý, ngoài một điểm : Dân trong làng chia làm hai khối rõ rẽt, một khối Quốc Gia trung thành với triều Bảo Đại và một khối nhỏ đứng vào phe kháng chiến qua cái tên gọi Việt Minh. Chóp bu của nhóm này là một tên cộng sản gộc, sau này lộ diện. Đó là Đặng Xuân Khu qua đảng danh là Trường Chinh, lúc đó đang giữ chức vụ ‘ ủy viên tuyên huấn liên khu ‘.Cả nước biết đến tên này, từ ngày Việt Minh phát động phong trào đấu tố ‘ trí, phú, địa, hào ‘ vào năm 1956. Chính Trường Chính đứng ra kể tội bố mẹ của hắn, để cho tòa án nhân dân huyện Xuân Trường kết án tử hình. Từ đó tới bây giờ, người dân xã Hành Thiện, đâu có quên được thằng con bất hiếu Trường Chinh.
Khi gia đình tôi tản cư về làng cũ, tình hình chiến sự bắt đầu lan rộng tới chi khu Hành Thiện. Quân đội Pháp và Quốc Gia đã thực sự nhâp cuộc bằng những cuộc hành quân tuần tiểu quanh vùng. Đêm đêm tiếng súng đại bác của Pháp đánh thức dân làng trong hoảng hốt và lo âu. Việc đi lại bắt đầu khó khăn giữa Hành Thiện và các secteur khác. khiến chúng tôi không thể rời làng để đi học xa mà chỉ học tại địa phương. Tại đây một ngôi trường nhỏ đã được hình thành để đáp ứng nhu cầu số học sinh tại Hành Thiện và Ngọc Cúc, đã bắt đầu vào lớp đệ thất của bậc trung học đệ nhất cấp. Ngôi trường ấy nằm ở giong số 9, mà cơ sở gồm 3 gian nhà cổ lợp ngói với ba vị thầy bắc đắc dĩ đãm trách nhưng rất được mọi người thương mến và kính phục.


Một trong ba vị thầy trên : giáo sư Đặng Vũ Tiển là ân sư của tôi . Năm đó thầy khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp cử nhân toán và rất thông thạo Việt cũng như Pháp ngữ. Một vị khác là thầy Hai, do đã sống nhiều năm tại Hồng Kông, nên viết và nói tiếng Anh lưu loát theo đúng giọng Ăng Lê. Cuối cùng là nữ GS trẻ đẹp, cũng là phu nhân của thầy Tiển phụ trách môn Việt và Pháp Văn.
Đó là ngôi trường trung học đầu tiên tại Hành Thiện mà tôi đã theo học từ năm 1948-1950 (học sinh gồm làng tôi và Ngọc Cúc). Tuy ngắn ngủi nhưng những ngày vui của tôi ở ngôi trường nhỏ này tràn đầy ký ức, về mấy phòng học sơ sài nhưng ấm cúng với ba vị ân sư đã giảng dạy. Quí thầy đã xem đám học trò như con cháu, trong buổi ly loạn mịt mù khói súng, cách đây hơn nữa thế kỷ.
Ngày đó tôi cũng đang bước vào tuổi trưởng thành ở quê cũ, trí óc tôi đang khao khát một triết lý sống. Thì may mắn thay đúng lúc đó, Thầy Tiển đã khai sáng tâm trí tôi về những điều đang mong đợi và tìm tòi. Thầy dạy toán, lý hóa, Pháp văn.. ngoài ra mỗi ngày thầy còn dành vài phút sau giờ học, để giảng cho tôi học hỏi thêm về ‘ nhân sinh quan và cách học làm người ‘.Nhiều lúc cao hứng, thầy còn giảng cho tôi về những chủ trương cải cách của Hoàng Đạo trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, về Tam Giáo trong đó thầy rất ưa thích chủ trương ‘ tu, tề, trị, bình ‘ của Khổng Học. Cuối cùng là môn ‘Tổ Quốc Học‘ về lòng ái quốc và trách nhiệm của người trai đối với đất nước và dân tộc Việt.
Bản thân tôi tuy tin theo đạo thiên chúa lâu đời nhưng tôi đã thu nhận những lời giảng dạy của Thầy Tiển, về ‘ Tổ Quốc giáo ‘ không bao giờ thấy nhàm chán, tới độ quên mất về nhà dù nhiều hôm trời đã nhá nhem tối. Tóm lại dù bị tật nguyền từ thuở nhỏ sau một cơn bạo bệnh nhưng đối với xã hội lúc đó hay bây giờ và mãi mãi, thầy Đặng Vũ Tiển luôn luôn là một mẫu người Quân Tử theo đúng triết lý Khổng Mạnh. Ông sống với mẫu mực đó hằng ngày, thực hành khuôn vàng thước ngọc ‘ kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân ‘ Một điểm đặc biệt khác của thầy đã làm cho tôi thêm kính trọng. Đó là thầy đã phân biệt rõ ràng những thành phần yêu nước đang kháng chiến trong mặt trận liên hiệp ‘ Việt Minh ‘ và bọn cán bộ cộng sản đầu nảo đang núp bóng mặt trận. Bọn này chỉ biệt vọng ngoại. mù quáng theo đuổi chủ nghĩa Lê Mac hai dân hại nước.. mà chúng ta đã biết sau 34 năm sống dưới thiên đàng xã nghĩa.
Do trên, thầy rất khinh ghét, ghê tởm tên Trường Chinh Đặng Xuân Khu, tới độ thầy không bao giờ bước tới nhà hắn ở giong số 6, cũng như từ chối dạy con hắn với lý do trường đã hết chỗ. Thật sự thầy nghi ngờ vợ Chinh gửi con tới học, để có lý do theo dõi dò xét thầy.
Thêm một lần thầy Tiển đã làm tôi ngạc nhiên và càng kính phục. Đó là dịp đua ghe trên sông Thái Bình chảy ngang qua xã Hành Thiện, được coi như là ranh giới giữa huyện Xuân Trường (Nam Định) và Thái Bình. Đây là nơi hàng năm diễn ra cuộc đua thuyền hào hứng nên rất được nhiều người khắp nơi đổ về thưởng thức vào dịp Tết. Thầy cô và thầy Hai, ba người đã đi bộ một khoảng đường hơn một cây số để tới địa điểm diễn ra cuộc đua. Quảng đường này đối với bọn học trò chúng tôi thì chẳng thấm tháp gì nhưng ngược lại đối với thầy, quả là rất cực nhọc
Thầy đi giữa lúc trời đang nắng gắt vào buổi trưa, làm mồ hôi tuôn ra ướt đẳm cả chiếc áo chùm màu đen. Tuy cực nhọc nhưng vẽ mặt thầy vẫn vui cười, tới hỏi thăm các phụ huynh học sinh và đám học trò, trừ những thành phần thuộc gia đình Trường Chinh. Chúng tôi đã hỏi thầy đi lối nào tới đây mà trên đường chẳng ai gặp. Thầy vui vẽ chỉ về phía sau và nói mình qua làng Ngọc Cục và vòng lại bờ sông. Chuyện này đã làm tôi chưng hửng không hiểu. Cô Tiển thấy vậy mới giải thích ‘ con biết, thầy không muốn qua giong số 6 ‘.
Bấy giờ tôi mới hiểu, hóa ra thầy Tiển thà chọn con đường xa hơn để tới chỗ đua thuyền, chứ nhất định không qua giong có nhà Trường Chinh. Người quân tử Đặng Vũ Tiển đã coi cái nhà của Chinh như là hang ổ của ma quĩ , ông không thể ngang qua hay tới gần. Nên thầy chấp nhận đi xuyên qua làng Ngọc Cục, dù phải chịu ngữi mùi phân người hôi thúi, còn hơn là tới chỗ u ám. Thầy nói với tôi ‘ dân Ngọc Cục làm nghề gánh phân nhưng tâm hồn họ trong sáng , hơn mấy giong tại Hành Thiện theo cộng sản qũi ám’. Thầy Hai, giáo sư Anh Văn còn nói thêm với tôi ‘ thầy Tiển đã ra điều kiện là cả nhà không ai được đi ngang qua giong số 6, nếu không chịu, thì không ai được đi coi đua thuyền ‘.Qua câu chuyện, lòng tôi càng khâm phục một bậc thầy đầy nghĩa khí và đạo đức hiếm có trong đời.
Đầu thập niên 50, tôi rời Hành Thiện nhưng những lới giáo huấn dạy dổ của thầy Tiển, tôi luôn mang trong huyết quản. Chiến tranh Việt-Pháp càng lúc càng tàn khốc và lan rộng khắp Bắc phần cũng như cả nước. Như thành phần nam nữ thanh niên lúc đó, tôi dấn thân vào con đường kháng chiến chống Pháp, mãi mê với những chiến dịch xa xôi đầy thu hút của cách mạng tháng tám, ở mỗi khu chiến núi rừng với mộng ước trở thành ‘ người hùng như Dũng trong Đoạn Tuyệt, tiểu thuyết của Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn ‘.Ngờ đâu giấc mơ người hùng chưa thành sự thực, thì cộng sản sắp sữa đưa gia đình tôi ra đấu tố trả thù, vì những liên hệ với đạo Thiên Chúa ở Hành Thiện. Tôi bừng tỉnh cơn mê, tìm đường ra khỏi khu chiến để về ‘ Tề ‘ . Mấy năm sau, tôi và gia đình trở lại Hà Nội, trãi qua những ngày khốn khổ trong lúc hồi cư , làm lại cuộc đời mới. Từ đó tôi không còn nghe được tin tức gì về người thầy cũ nhưng lúc nào hình ảnh của ông cũng luôn sống trong ký ức suốt những năm kế tiếp và không bao giờ dám quên những lời dạy dổ giáo huấn của thầy. Tất cả đã trở thành một cuốn thánh kinh, giúp tôi về nhan sinh quan và đạo làm người.
Mãi tới năm 1959, vì hoàn cảnh tôi phải đi tìm sinh kế sau mấy năm vật lộn với sách vở ở Sài Gòn. Tôi lạc tới Phan Thiết và gặp lại thầy tôi: GS Đặng Vũ Tiển. Sau 10 năm xa cách, thầy tôi già thêm, chỉ có cô Tiển vẫn trẻ và đẹp nhưng thầy Hai GS dạy Anh Văn thì vắng bóng. Thầy Tiển và gia đình đã xuôi Nam vào tháng 7-1954 và lập nghiệp tại Phan Thiết với ngôi trường trung học tư thục Tiến Đức khang trang tại đuờng Trần Hưng Đạo, khai giảng từ niên khóa 1957-1958.
Thầy cô đã đón tôi về nhà như đón một đứa con thân yêu trong gia đình và cho tôi sống lại những ‘ ngày cũ ‘ ở quê nhà năm xưa trên đất Bắc. Rồi những bữa cơm gia đình tại nhà thầy, tôi hàn huyên với ông bà như thuở nào, được nghe lại những lời khuyên bảo vàng ngọc của thầy về việc tôi phải làm gì khi buớc vào đời.
Nhưng số mạng đã không cho phép tôi dừng lại ở thành phố biển, dù lúc đó tôi sắp trở thành nguời rễ của Phan Thành. Tôi chỉ dừng gót giang hồ ở đây khoảng một năm rồi lại trở về Sài Gòn để tiếp tục con đường thi cử. Nhưng khi hoàn tất việc học hành thì cuộc chiến đã mở rộng, tôi lại lên đường thi hành bổn phận làm trai, bạn với giày trận, ba lô, nón sắt . Nhớ về thây cô, tôi chỉ còn biết liên lạc qua thư tín nhưng trên bước đường lưu lạc đời lính, tôi vẫn không quên những lời giáo huấn của của thầy Tiển. Hẳn đi một dạo, tôi không còn nhận được tin tức gì về thầy, nhất là sau cuộc đổi đời 30-4-1975. Sau này tôi mới biết là hai người con trai của thầy vốn là sĩ quan QLVNCH đã tới Mỹ qua diện HO.
Tóm lại cuộc đời tôi, nhờ những ‘ ngày cũ ‘ với thầy Tiển, mà tôi trở thành một con người hữu dụng, biết làm gì khi dấn thân vào đời. Thầy tôi ‘ GS Đặng Vũ Tiển ‘ cũng như hàng ngàn nam nữ giáo sư khác qua kiến thức nghề nghiệp hướng dẫn dạy dỗ học trò mình. Nhưng thầy tôi còn có một ưu điểm hơn người, ở chỗ là thầy đã giảng dạy cho mọn sinh biết thế nào để chọn ‘ nhân sinh quan và đạo làm người ‘ khi dấn thân vào nẽo đời, để biết làm gì cho xứng đáng với thân phận trí thức và con người. Do đó dù cho đời có đổi, nước chảy đá mòn nhưng quan niệm đạo lý về cách hành xử của người quân tử, sống sao cho đáng sống để làm người, miên viễn vẫn không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh hay thời đại nào.
Giờ sống kiếp lưu vong cách xa quê hương Hành Thiện cả biển Thái Bình với khoảng thời gian hơn nữa thế kỷ. Ngồi viết những giòng tưởng nhớ ‘ Ngày Cũ ‘ qua hình bóng người thầy cũ mến yêu ‘ tật nguyền ‘ nhưng tâm hôn trong sáng và nhân hậu. Tôi vẫn luôn biết ơn và cãm mến thầy. Và tôi đã học gương người, nên suốt 34 năm qua từ ngày rời VN (1975) tới nay, t6i không hề trở về quê cũ, dù đó là Hành Thiện, Hà Nội, Phan Thiết hay Sài Gòn.. ngày nào trên quê hương còn bóng dáng của loài cộng sản quĩ ám, như thầy tôi vì ghét tên Trường Chinh. mà không bao giờ thèm đặt chân tới giông số 6 .
Hạ Uy Di ,Tháng 5-2009
DAKTO

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.