Hôm nay,  

Những Truyền Thống Và Huyền Thoại Diễm Tình Trong Ngày Lễ Giáng Sinh

17/12/200900:00:00(Xem: 6051)

Những Truyền Thống Và Huyền Thoại Diễm Tình Trong Ngày Lễ Giáng Sinh

MƯỜNG GIANG
Mùa giáng sinh năm 1818 tại một ngôi nhà thờ nhỏ thuộc làng Oberndorf, nằm giữa những rặng thông quanh năm tuyết phủ ở miền Tyrol nước Áo. Đây là một thôn xóm trầm lặng, trong đó có linh mục Mohn ngoài việc giảng đạo, ông còn là một thi sĩ thường sáng tác những bài thơ về tôn giáo và được người bạn thân làm giáo viên trong làng tên Franz Gruber phổ thành nhạc.. Năm đó cũng như bao năm qua, ngày giáng sinh lại về, trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nhưng thật buồn vì đã vắng tiếng phong cầm bởi cây đàn quá cũ nên phải đem sữa chữa.Để làm bớt nổi cô tịch trong đêm thánh vô cùng, linh mục và những con chiên trong làng đã hợp ca bài hát: ”Silent night, holy night, all is calm,all is bright.” do chính ngài vừa sáng tác và thầy giáo Franz phổ nhạc.
 Từ đó, bài hát lan truyền khắp nước Áo và những miền lân cận, rồi khắp hoàn cầu trong đêm giáng sinh, với đủ ngôn ngữ của con nhân loại Tại Châu Âu, khi chờ đón lễ nửa đêm, ngồi bên bếp lửa bập bùng, quanh quanh bông tuyết rơi trắng lạnh, các cụ thường kể cho con cháu nghe câu chuyện cãm động về bài hát giáng sinh trên cũng như tác giả đã sáng tác, cho mãi tới năm 1830, mới được nhà vua nước Saxe cũng là một nhạc sĩ tài danh, đưa ra ánh sáng.
Mùa giáng sinh năm nay lại tới trên hải đảo, đêm NOEL đang về trong khung trời giá lạnh căm căm và nổi lo lắng của thế nhân về một cuộc chiến vô hình vây bủa bốn bề. Nhưng mặc kệ, như xưa nay tại khắp hết các thành phố, đô thị.. kể cả làng quê biển xóm, từ Nữu Ước, Luân Đôn, La Mã, Ba Lê, Bá Linh, Ba Lan, Đông Kinh, Tân Gia Ba, Hồng Kông.. cho tới Sài Gòn, Hà Nội trong xã nghĩa thiên đường , nơi nào cũng mỗi ngày mỗi thêm nhộn nhịp, từ đầu tháng 12 dương lịch, cho tới nữa đêm 24 thì hâu như mọi người, từ tín đồ cho tới kẻ ngoại đạo, đều đổ xô ra đường, trong muôn sắc lập lòe của đủ loại pháo và ánh sáng rạng ngời của những ngôi sao trên trời , để cùng đón mừng đêm giáng sinh huyền diệu, đêm thánh vô cùng.
+ TÌM HIỂU NGÀY GIÁNG SINH
Từ cái đêm huyền thoại đó vào năm 1 sau tây lịch, giữa cánh đồng mông quạnh của thành phố nhỏ bé Bethlehem, thuộc đất Vua David, theo thánh kinh là nơi Đức Chúa Jésus Christ ra đời. Thành phố này hiện thuộc lãnh thổ của Palestine, điểm hành hương và đất thiêng của tín đồ Thiên Chúa giáo trên khắp thế giới. Vùng này trước đây gọi là Ephrath, nằm cách kinh thành Jerusalem về phía nam chừng 9 km. Xa hơn nơi Chúa ra đời về phía lục địa Âu Châu là Via Francigena , tên gọi của một con đường thời trung cổ, nơi các quốc gia phương bắc kể cả Anh Cát Lợi dùng để tới vương quốc Y Pha Nho cũng là nước Chúa thời đó, để hành hương từ năm 944 sau tây lịch (STL). Việc này có ghi trong những trang nhật ký du hành ( travel diary) của Tổng giám mục Sigerico thành Canterbury thuộc Anh quốc, kéo dài từ thế kỷ thứ XI đến XIV (STL). Đây là con đường quan trọng vì đã ghi đầy dấu ấn cũng như nhiều huyền thoại có liên quan tới sự phát triển của Ky tô giáo. Do trên, Tòa Thánh La Mã đã quyết định dựng lại con đường hành hương thời trung cổ trên, để cho bốn nước Anh,Pháp,Thụy Sĩ và Ý, chuyển bốn hòm thánh tích của nước mình về Vatican trong ngày kỷ niệm năm toàn xá 2000. Lịch sữ vốn là một tái diễn vô thường, ngày giáng sinh của Đức Chúa Jésus cũng theo dòng đời biến chuyển càng lúc càng phong phú và sôi động, dù tựu trung nhân loại cũng chỉ nhắm vào mục đích tôn vinh đấng toàn năng,toàn thiên, đã đem tình thương và bác ái tới cho nhân loại.
Dù cho có dùng bất cứ một thứ ngôn ngữ nào trên thế giới như DIES NATALIS DOMINI (La Tinh), Il Natale Ý),Noel (Pháp), La Navidad (Tây ban Nha,Mễ), Weihnacht (Đức), Rozh Destro Krista (Nga), Christmas (Anh,Úc,Hoa Ký..). tất cả đều mang chung ý nghĩa sinh nhật Chúa.
Về niên lịch Chúa ra đời, các thánh kinh không nhắc tới, mãi tới khi hoàn thành kinh đô Rome của đế quốc La Mã, Linh mục Dionysius Exignus mới xét lại lịch sử, tính năm Chúa ra đời, nhằm năm 754 trước tây linh (TTL),và lấy đó làm mốc thời gian đầu tiên của kỷ nguyên mới. Sau này những nhà làm lịch tính lại, thấy sai xuất 4 năm nhưng vì sự việc đã thuộc vào quá khứ hơn 14 thế kỷ qua, nên đành chấp nhận.
 Thật ra nguồn gốc lễ giáng sinh đầu tiên bắt nguồn từ các lễ hội dân gian của người La Mã, qua chu kỳ hằng năm vía thần Mặt Trời và Thổ Tinh. Tại vùng Trung Đông trước Thiên chúa giáng sinh, cũng đã có nhiều lễ hội mừng mùa đông chấm dứt. Tập tục này truyền vào Âu Châu và rất được các nước phương bắc ưa chuộng vì không mấy ai thích cảnh mùa đông băng giá, ngày ngắn đêm dài.
 Việc đón mừng Chúa giáng sinh cũng có nhiều khác biệt, trước khi nhân loại thống nhất như bây giờ. Căn cứ vào giáo sử, trong ba thế kỷ đầu (STL), giáo dân mừng sinh nhật vào ngày lễ Ba Vua (6/1). Riêng giáo hội Đông phương (Chính thống giáo), vẫn còn giữ tới ngày nay., còn giáo hội tây phương (Tòa thánh La Mã), từ năm 353 (STL),thời vua La Mã Constantino, chọn ngày 25-12 cho tới hôm nay. Đây cũng là sự phù hợp với ngày 25-3 hằng năm, lễ mừng Đức Mẹ thụ thai Chúa rất hợp lý, theo thời gian biến tuần lễ cuối cùng của tháng 12 dương lịch thành một lễ hội thu hút,vui nhộn và đầy ý nghĩa nhất của Ky tô giáo.
+ GIÁNG SINH TRONG VĂN NGHỆ :
Từ thời trung cổ, khắp Âu Châu hằng năm vào mùa giáng sinh, lập ra các sân khấu lộ thiên để các đoàn văn nghệ lưu động biểu diễn các vỡ kịch soạn theo những tình tiết trong thánh kinh, nhờ vậy nền kịch nghệ của tây phương đã phát triển mạnh trong giai đoạn này, cho tới đầu thế kỷ XVIII mới chấm dứt phong trào kịch diễn thánh kinh. Riêng trong lãnh vực văn chương, qua bao nhiêu thế kỷ đã có nhiều tác phẩm viết về ngày giáng sinh nhưng theo nhận xét của văn học sử tây phương thì tác phẩm ON THE MORNING OF CHRIST’S NATIVITY của thi sĩ Anh quốc Milton (1608-1674) hay nhất nên đã được phổ quát rộng rãi khắp thế giới, chẳng những về giá trị nghệ thuật mà còn mang tính chất trung thực vì tác giả là tín đồ tân giáo.
Về âm nhạc, ngoài bài hát Silent night của một linh mục người Áo năm 1818 nổi tiếng dù từ thế kỷ XVI đã có nhiều bài hát về giáng sinh như Lucas Le Moigne, Barthélémy Aneau, Nicolas Sabely.. song song với những thánh ca giáng sinh của Michel Corrette (1709-1795), Louis Claude D’aquin (1694-1772), Claude Balbastre (1729-1799). Theo tài liệu thì bài thánh ca ‘ Jesus, ánh sáng muôn dân’ của thánh Hilerio là bài hát đầu tiên về Ky tô giáo vào thế kỷ thứ 4 STL Thế kỷ thứ 13 STL mới có nhiều bài thánh ca vui nhộn bằng tiếng Latin, trong đó nổi tiếng là bài Adeste Fideles. Tại VN trước kia, cũng có bài hát ‘ Đêm đông lạnh lẽo’ của nhạc sĩ Hải Linh, rất được ưa thích và phổ quát.. Cũng đã có nhiều phim ảnh kể lại cuộc đời của Chúa Jesus như Ben Hur do đạo diễn Fred Nibro thực hiện , có trình chiếu tại VN năm 1932-1934. Truyện phim phỏng theo quyển lịch sử tiểu thuyết của nhà văn danh tiếng Lewis Wallace, thực hiện tại các thành phố cổ tích liên quan tới cuộc đời Chúa Jesus như Jesusalem, Bethlehem, Nazareth.. trong lãnh thổ của Do Thái và Palestine.
+ NHỮNG BỨC TRANH THIÊN CHÚA NỔI TIẾNG :
Từ khi Ky tô giáo phương đông du nhập và phát triển tại Âu Châu, bàng bạc qua mấy trăm năm thời trung cổ cho đến cuối thế kỷ thứ XV, Tòa thánh La Mã hầu như quyết định hoàn toàn việc phát hành mọi tranh ảnh vẽ các vị thiên thần,thánh,mẹ Maria và chúa hài đồng. Do sự hạn hẹp trên, nên nhà kiến trúc và hội họa đã phải sáng tạo những tác phẩm vô cùng ước lệ, công thức và kiểu mẫu, từ hình thức đến nội dung đầy tính chất thần thánh, siêu phàm và bất động.
 Chính họa sư người Ý là GIOTTO sống trong thế kỷ XIV là một trong những người đã có công sáng tạo nên những bức tranh nổi tiếng về Mẹ MARIA và CHÚA KY TÔ, trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời trung cổ và phục hưng tại Âu Châu. Sự khác biệt lớn lao nhất là nền hội họa mới hướng theo tinh thần hội họa Hy Lạp, lấy NGƯỜI THẬT làm đối tượng, để sáng tạo nên hình ảnh những vị thần thánh trong tín ngưỡng. Hai họa sư người Ý là LEONARD DE VINCY và RAPHAEL trong thời phục hưng đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. LEONARD DE VINCY thành công tuyệt đỉnh trong bức tranh “Đức Mẹ BENOIS” .
 Đây là họa phẩm đầu tay và ông đã mượn hình ảnh của một thiếu phụ trẻ đẹp, khả ái mĩm cười nhìn hai nụ hoa tím đang hé nở trên tay một hài nhi. Người mẹ tượng trưng cho Mẹ MARIA hiền từ và hài nhi là biểu tượng của chúa Ky Tô.Toàn bộ bức tranh thật sống đọng qua đôi mắt của chú bé lúc hướng nhìn vào cánh hoa , đồng thời đưa một ngón tay chạm vào hoa như sợ mất. Bức tranh này có nội dung và hình thức khác biệt với những tranh vẽ thời trước rất rườm rà và mầu sắc loè loẹt khó coi. Ngoài tuyệt tác phẩm trên, họa sư còn có nhiều tranh khác như Đức Mẹ Lita, Đức Mẹ và Thánh Ana.. cũng là những thành công tuyệt đỉnh đối với nền hội họa thời phục hưng tại Âu Châu.


RAPHEL SANTY sống đồng thời với Leonard và cũng nổi danh về những tuyệt tác phẩm vẽ về Chúa và Mẹ Maria. Tuy nhiên giữa hai ông có sự khác biệt trong cách dựng nền của bức tranh. Điều này dễ hiểu vì Raphel sinh trưởng và sống trọn quảng đời niên thiếu của mình tại URBINO, một vùng quê thơ mộng và xinh đẹp của miền bắc Ý. Phong cảnh hữu tình đã ảnh hưởng lớn đến tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ. Sau này, ông đến sống tại Florence và Rome. Những bức tranh cũng được vẽ ở đó nhưng trong các danh họa như Đức Mẹ Cadatempi, Đức Mẹ với hài nhi, Cậu bé Jean Baptist, Người mẹ Elizabeth.. đều được ông chọn đồng quê qua cảnh vườn cây thơ mộng, bãi cỏ xanh mượt chen lẫn với muôn hoa, tháp chuông nhà thờ cao vòi vọi, im lìm soi bóng trên mặt sông, hồ xanh ngắt tĩnh lặng. Ông qua đời sớm vào năm 37 tuổi, trước khi ra đi đã để lại cho thế nhân và Tòa Thánh bức danh họa được xem như là một tiêu biểu của nền nghệ thuật Ý xưa nay “ĐỨC MẸ SIXTINE” vì đã viên mãn trong sự kết hợp giựa niềm tin của thiên chúa và nghệ thuật , lấy tình mẫu tử của thế nhân để đạt tới chủ đề lòng vị tha cũng như đức hy sinh cao cả của thiên chúa và mẹ Maria.
+ HUYỀN THOẠI VÀ TẬP TỤC VỀ MÁNG CỎ :
Theo truyền thuyết, chính Thánh Francois là người đầu tiên sáng tạo MÁNG CỎ vào năm1223 STL, khi ông từ quê hương tại Assie thuộc tỉnh Pérouse Y pha Nho, tới dẫn dắt con chiên trong ngôi làng Greccio miền sơn cước. Đêm giáng sinh năm đó, ngài cử hành lễ Misa trong khu rừng, trước một hang động nơi đặt bàn thờ Chúa là cảnh thật với máng cỏ và đàn bò cừu đang vô tư gặm nhắm thức ăn. Theo thời gian, miền Greccio trở thành một Bethlem thứ hai trong tâm trí những người thiên chúa giáo và cũng từ đó khắp Âu Châu lan tràn toàn thế giới, ước vọng sáng tạo khung cảnh đêm thánh vô cùng thân thương và quen thuộc mau chóng thành công và tiếp tục tới ngày nay.
 Bao nhiêu thế kỷ qua , cứ tới mùa giáng sinh, các tín dồ Ky tô lại làm máng cỏ trong cảnh Chúa sinh ra đời. Nhưng tuỳ theo tập quán của mỗi dân tộc, nên không cái nào giống nhau. Tại thành phố Naples của Ý vào thế kỷ XVIII, nghệ thuật làm máng cỏ tại đây nhờ có Vua Charles 3 và triều thần chú trọng nên đã đạt tới đỉnh cao của thời hoàng kim và trở thành một cái mốt thời thượng trong mọi giới. Nghề làm máng cỏ từ đó cũng phát triển khắp Âu Châu và Hội chợ máng cỏ mỗi năm lại được khai mạc vào tháng chạp tại Khu Canebière ở Marseille Pháp, tại đây bày bán đủ thứ các pho tượng các Thánh ,nhỏ nhắn xinh đẹp , bò cừu lừa thời xưa luôn cả tưọng cư dân của miền Provence là nơi nổi tiếng làm máng cỏ.
Ngày nay các viện bảo tàng tại Naples, Trapani, Munich.. đều có bày các máng cỏ lịch sử của mọi thời. Tại miền nam nước Ý, các ngư phủ ở Amalfi đặt máng cỏ trong động Bích Ngọc dưới làn nước xanh, trong khi đó vùng Lombadie cạnh hồ Majeur, giữa biên giới Ý-Thụy Sĩ, hằng năm vào đêm 24-12, các thợ lặn đặt tượng Chúa trong một máng cỏ làm bằng chiếc vỏ sò lớn ở độ sâu 23m.
+ BÍ ẨN VỀ NGÔI SAO BETHLEHEM :
 Trong tất cả các tranh ảnh Chúa giáng sinh, trên bầu trời bao giờ cũng có một ngôi sao sáng rực rở, thánh kinh gọi đó là ngôi sao Bethlehem, đã dẩn đường cho Ba Vua tới hang đá. Ngôi sao này còn có tên là ngôi sao giáng sinh, một supernova từ lâu đã là mối tranh cải của các nhà thiên văn học. Mới đây Nibel Henbest, một khoa học người Anh đã dựa vào sự chuyển động của quỹ đạo trong thái dương he, để giải tỏa câu hỏi tại sao chỉ có Ba Vua nhìn thấy ngội sao đó, trong khi lịch sử thiên văn không ghi nhận được.
 Theo Nibel thì vào năm 1604, nhà toán học Johannes Kepler đã tính được vị trí các hành tinh vào thời Chúa giáng sinh, đồng thời cũng tìm được sự giao hội đặc biệt của các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm thứ 7 trước tây lịch, có nghĩa là sao Mộc và sao Hỏa, biểu tượng của người Do Thái gặp nhau trên bầu trời nhưng vẫn cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của mặt trăng. Vài năm sau đó một sự hội ngộ khác lại diễn ra vào tháng 8 năm 3 trước tây linh, Mộc tinh tiến gần sao Vệ Nữ là một ngôi sao sáng.
 Ngày 17/6/2 trước tây lịch, hai sao trên lại gặp nhua nhưng không va chạm, giống như đã tạo thành một ngôi sao lạ, sáng chói khắp miền Trung Đông mà thánh kinh đã gọi là ngôi sao Bethlehem. Ngoài ra với người Ky tô giáo xưa thì ngôi sao Vệ Nữ, tức là sao Hôm mọc trước bình minh, đưọc coi là biểu tưọng của Đấng Cứu thế, còn sao Hải Sư lại được người Do Thái coi là Đấng bổn mạng. Đây là hai ngôi sao sáng nhất trong thái dương hệ và cái hiện tưọng hội ngộ giao thoa, chỉ xãy ra một lần trong hai ba thế kỷ, như giải thích ở trên, đưọc xem là giã thuyết hợp lý về ngôi sao Bethlehem trong truyền thuyết.
+ CÂY THÔNG :
Theo huyền thoại thì vào một đêm đông giá lạnh nơi khu rừng cô tịch, có một chú bé vào xin trọ trong một túp lều nghèo nàn của vợ chồng bác tiều phu và được tiếp đãi tử tế. Chú bé đó là Chúa Jesus hài đồng, đã đền ơn cho bác tiều phu bằng cách hóa phép biến cành thông có đầy các trái vàng bạc. Đây cũng là cây thông đầu tiên trong mùa giáng sinh.. Cây Noel còn được gọi là cây Sapin, xuất xứ từ Bắc Âu, được quân Thụy Điển mang vào Đức , trong cuộc chiến Guerre de Trentes Ans (30 năm). Đến thế kỷ thứ XIX, thông vượt biển Manche vào Anh quốc rồi theo công chúa nước này là Mercklembourg tới Pháp khi theo chồng là công tước Orléans. Từ đó về sau, cây được mọi người trang hoàng với đèn hoa và các đồ vật đủ màu sắc trong mùa giáng sinh. Theo thống kê của Nha Kiểm Lâm Hoa Kỳ, thì hằng năm dân Mỹ tiêu thụ trên hai triệu cây thông đưọc trồng trong các trang trại tư nhân. Tại Bạch Cung ở Hoa Thịnh Đốn, mỗi năm đều có lễ dựng cây thông lớn nhất trên đất Mỹ, do chính tay Tổng Thống và Phu Nhân trang hoàng.
+ ÔNG GIÀ NOEL :
 Cách đây hơn 100 năm, tờ nhật báo The New York Sun, đã đăng bài trả lời câu hỏi của cô bé Virginia “ ông già Noel có thật hay không " “ trong đó có đoạn :’.. tất nhiên là ông già Noel có thật. Đó là một sự thật hiển nhiên như tình thương, lòng bác ái, sự thành kính không thể thiếu trên hành tinh chúng ta.. ’ ’ ’
Cũng kể từ đó bài viết này đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng và đưa vào chương trình bậc đại học Mỹ ngành báo chí. Theo truyền thuyết, giám mục thành Myra, sinh tại Thổ nhĩ Kỳ năm 279 sau tây lịch (STL), nổi tiếng vì những hoạt động bác ái, vì vậy đã đưọc phong thánh bổn mạng cho trẻ em, vào thế kỷ IX (STL). Từ đó tại các quốc gia Anh,Mỹ gọi là Santa Clauss, xuất phát từ St. Nicholas Sinterklass. Lúc sinh thời, ngài hay bố thí tiền bạc cho trẻ con nghèo, có một lần đã bỏ những đồng tiền vàng từ ống khói xuống các đôi bít tất của ba cô gái nghèo, treo bên lò sưởi.. khởi đầu tập tục trẻ con treo vớ trên đầu giường, để nhận quà của ông già Noel trong đêm giáng sinh.
Tại Hoa Kỳ, huyền thoại về ông già Noel sống ở vùng Bắc cực , với công việc duy nhất là theo dõi mọi trẻ em trên thế giới để coi ai tốt,xấu. Ông bà Noel có một xưởng với nhân công toàn là những chú lùn, chuyên chế tạo đồ chơi cho trẻ con, vì vậy đến mùa giáng sinh, trẻ con khắp nơi viết thư về xin quà. Vào đêm 24 tháng 12, ông già Noel ngồi trên xe chở đầy quà, do đàn tuần lộc kéo, bay trên trời tới từng nhà phát quà cho trẻ con. Từng nhà,ông mang theo một gói quà lớn, theo đường ống khói vào nhà. Do trên, các em đều đi ngủ sớm trong đêm lễ, với hy vọng thức dậy sẽ có đầy quà trong đôi bít tất treo trước giường.. Theo bưu điện Hoa Kỳ, hằng năm đã nhận hằng chục triệu bức thơ của trẻ em nghèo gởi ông già Noel tại bắc cực xin quà và dĩ nhiên các em sẽ được các ông già Noel giã của các hội từ thiện tới nhà cho quà.
+ GÀ TÂY :
Còn dược gọi là gà lôi, turkey hay Dinde, được các nhà thám hiểm từ tân thế giới ( Châu Mỹ) mang vào Âu Châu từ thế kỷ XVI. Năm 1521 Hernan Cortes chiếm Mễ tây Cơ và lấy giống gà này mang về Tây ban Nha. Người Pháp gọi gà mái tây là Poule d’Inde hay là Dinde, còn gà trống là Dindon vì lúc đó Âu Châu lầm tưởng Tân thế giới là Ấn Độ.Tại Pháp , gà mái tây lần đầu được đưa vào bàn tiệc cưới của vua Charles XIX vào năm 1570. Từ đó , gà tây được coi như món ăn của Hoàng gia và giới thượng lưu, trong các ngày lễ,tiệc và đặc biệt là bửa ăn tối đêm Noel.
Ngày nay gà tây là món ăn thông dụng, nhất là tại Hoa Kỳ. Gà tây còn được dùng trong lễ Tạ ơn theo truyền thuyết vào năm 1621 khi linh mục Pilgrim, đi tàu Mayflower tới vùng Tân Anh Cát Lợi. Trong đêm tổ chức Lễ tạ ơn, thổ dân tại đây đã tặng ông một con gà tây. Tập tục này được giữ tói ngày nay và trở thành món truyền thống, không thể thiếu được trong bữa tiệc đêm Noel.
Ngoài ra còn phải kể tới chiếc bánh Buche de Noel có hình khúc củi, xuất xứ tại các gia đình Âu Châu thời trung cổ, đã dùng củi đốt suốt đêm trong lò sười, để chống lại băng giá mùa đông và cầu phước lành. Bánh trở thành món ngọt trong tiệc giáng sinh từ sau thế chiến II, làm bắng bột, đường, bơ , kem và chocolat. Cùng hiện diện trong mùa giáng sinh với cây thông, hang đá, còn có Hoa giáng sinh (Christmas Flower) mà VN gọi là Hoa trạng nguyên và hoa rất đặc biệt vì hoa là lá, có màu đỏ hay vàng bao quanh cụm hoa.
Đêm nay giáng sinh lại về trên quê ngươi, gió đông hiu hắt lành lạnh, khiến kẻ ngoại đạo càng thêm cô đơn và thèm bữa Réveillon như năm nào còn sống tại Phan Thiết. Trên bầu trời đen đặc, dường như đã thấy xuất hiện một ngôi sao sáng rực rỡ. Bắt chước thế nhân, ta đón chào niềm vui bất tận để mừng đêm Chúa ra đời và chúc một mùa giáng sinh an lành đến với tất cả mọi người. Chợt đâu có tiếng ai đang hát bản Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, khiến đang vui bổng ngậm ngùi thương nhớ quê hương.-/-
Viết từ Xóm Cồn Ha Uy Di
Chạp 2009
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.