Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Mưa Ơi Sao Khổ Thế

24/10/200900:00:00(Xem: 4703)

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Mưa Ơi Sao Khổ Thế

“Mưa ngày nay như lệ khóc phần đất quê hương tù đày…”
(Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội)
Khi khổng khi không, sáng nay, tôi hơi bị nhức đầu. Đối với đàn ông, chuyện nhức đầu (nếu không vì những đêm quá chén) xưa nay hiếm. Mà đêm qua, nói có đất trời làm chứng, tôi chỉ uống (sương sương) có mấy chai bia thôi – chớ không nhấp thêm một giọt rượu nào ráo trọi.
Trong khi loay hoay tìm mấy viên Asprin, tôi chợt thấy Chuyện của một nguời di cư nhức đầu vừa phải. Cuốn sách này tôi được ký tặng đã lâu nhưng chưa đọc dòng nào, nửa dòng cũng không luôn.
Lý do: không phải vì tôi ghét chuyện nhức đầu mà chỉ vì tôi không ưa tác giả. Tôi đã long trọng tự hứa là sẽ không bao giờ đọc thêm một câu chữ nào – bất kể là bằng văn vần, văn xuôi, hay văn dịch – của nhà văn (kiêm nhà thơ và dịch giả) Nguyễn Bá Trạc.
Nói như vậy (nghe) dễ gây án mạng nên xin được giải thích đôi lời, dù có hơi lôi thôi và dài dòng chút đỉnh.  Chuyện bắt đầu từ hồi cuối thế kỷ trước – vào mùa hè năm 1984 – khi tôi vừa từ Santa Clara, di chuyển đến thành phố kế cận (có tên là San Jose) thuộc tiểu bang California.
Nơi đây, tôi đã có dịp được quen biết với danh sĩ Nguyễn Bá Trạc. Chúng tôi không “gần” nhau mấy dù cả hai đều thất nghiệp, và đều thuộc loại “tứ cố vô thân”.
Bởi rảnh nên hàng ngày Nguyễn quân vẫn đều đặn ghé qua tệ thất của tôi, dù tôi chưa bao giờ tỏ ý mời – kể cả mời lơi. Thêm một điều đáng phàn nàn khác nữa là đây (chả may) lại đúng vào lúc mà ông đang thai nghén một tác phẩm văn thơ tổng hợp: Ngọn cỏ bồng.
Sáng tác (thường) là một việc làm thầm lặng. Với họ Nguyễn thì khác, hoàn toàn khác. Do đó, trước khi cuốn Ngọn cỏ bồng được Nhà xuất bản Người Việt đem in, tôi đã phải nghe tác giả đọc đi đọc lại bản thảo (cỡ) một… tỉ lần! Riêng tiểu truyện “Ông Khó Tính” thì tôi phải nghe đến nhập tâm luôn:
Bạn tôi, ông Khó Tính, lúc còn ở Sài Gòn vốn làm nghề mô phạm. Kể cả trường công lẫn trường tư, sĩ tử theo học kinh nghĩa có đến mấy nghìn. Gặp lúc can qua, học trò thì đông mà chả mấy ai hiển đạt: cứ học nủa chừng lại bị gọi đi lính, ba phần chết tiệt mất hai. Số còn lại trở về chống gậy, đi xe lăn. Thầy trò nhìn nhau nghẹn ngào chửi thề những câu tục tĩu…
Khi cộng sản từ Bắc tiến vào Nam, xe tăng vừa ì ạch đến sát cửa Dinh Ðộc Lập thì ông Khó Tính quyết định dắt vợ cõng con xuống tàu lánh xa bạo ngược. Cuối cùng trôi dạt đến Mỹ. Ðất lạ quê người, tiếng Anh ăn đong, kinh nghĩa nói không ai hiểu…
Từ ngày xa nhà, tính tình lại càng khó chịu hơn. Mặt mày hầm hầm, mồm lúc nào cũng lẩm nhẩm nói chuyện một mình. Chiều chiều đứng chống nạnh bắt con tập võ ta. Ðứa đi quyền, đứa dang chân đứng tấn. Người bản xứ cho là lạ, tò mò rủ nhau nhìn trộm qua hàng rào như đi xem xiếc. Ban đêm bắt con học Việt sử. Ðứa nào không thuộc bài thì co giò mà đá, đến nỗi bị cảnh sát còng cả tay.
Càng cay đắng, càng chửi, càng chê. Chê người gì mà nhiều lông lá, chê nhà chọc trời nhìn thêm mỏi mắt, có ngày động đất nó đổ xuống đầu cho mà khốn. Lại chửi trời nhiều hơn, chửi tục hơn, gọi trời là thằng không kiêng nể gì nữa…
Bạn khen biển, ông chê lạnh, tắm cóc sướng bằng Long Hải, Vũng Tàu. Bạn khen núi, ông bĩu môi: “Tôi lấy làm ngờ về cái thẩm mỹ của anh. Núi trọc thế này so sao được gót chân Đại Lãnh"”
Bạn ngượng, không còn dám mở mồm khen điều gì. Bụng bảo dạ: “Bọn Đông Dương ta khối đứa bị bịnh tâm thần.” Có ý thương xót mà lui tới thăm viếng nhiều hơn…
Một hôm nhận được bao trà từ Việt Nam gửi sang, bạn thân ái mời ông Khó Tính đến. Nước đun sủi tăm, trà trút vào bình, chủ khách ân cần đối ẩm. Được đôi tuần, bạn lên tiếng hỏi:
“Trà uống được không"”
Ông Khó Tính:
“Cũng được. Nhưng thua Đỗ Hữu”. Bạn cười giòn:
“Bố ơi! Chính hiệu trà Đỗ Hữu Bảo Lộc vừa gửi sang.”
Ông Khó Tính:
“Thảo nào. Có điều cái nước máy chát quá!”
Bạn chồm lên:
“Biết tính bố thích trà Bảo Lộc, phải hứng nước mưa pha trà đây. Không phải nước máy đâu.”
Ông Khó Tính tuột giày gãi nách ngáp:
“Nước mưa ở Mỹ, uống vào đắng cả mồm!”
Tôi đã nghe rất nhiều danh gia tán thưởng sự duyên dáng (quá cỡ) của Nguyễn quân khi viết về Ông Khó Tính. Ai cũng thích thú, buột miệng  xuýt xoa khi đọc đến câu nói cuối cùng: “Nước mưa ở Mỹ uống vào đắng cả mồm!”
Tôi thật chết được chứ chả bỡn đâu, Giời ạ! Ai mà ngờ Nguyễn Bá Trạc (nói riêng) và cả đám những danh sĩ Việt Nam ở hải ngoại (nói chung) lại kém hiểu biết về vấn để môi sinh đến thế.
Ông Khó Tính không phải là một nhân vật hư cấu. Ông ấy sống (rành rành) ở thành phố San Jose một thời gian rất dài. Người vốn họ Trần, lấy tên thật làm bút hiệu: Trần Lam Giang.
Trần tiên sinh thích làm thơ, làm văn, làm báo… Đôi lúc, ông cũng làm luôn thợ điện hoặc thợ sơn [dù (hình như) không hào hứng gì cho lắm] nhưng riêng thời gian ở San Jose thì người tuyệt đối không làm gì hết trơn hết trọi. Nói cách khác: thằng chả (cũng) thất nghiệp luôn!
Bởi dư thì giờ nên chúng tôi có rất nhiều dịp hội kiến và mạn đàm về thế sự.  Nhân sinh quan và vũ trụ quan Trần quân ra sao, phận kẻ hậu sinh, tôi (tuyệt nhiên) không dán lạm bàn nhưng nhận xét của ông là “nước mưa ở Mỹ uống vào đắng cả mồm” –  theo thiển ý –  vô cùng chính xác.
Tôi bắt chước cổ nhân, làm bộ ăn nói cầu kỳ cho nó ra vẻ khiêm cung. Chứ  “nước mưa ở Mỹ uống ngang phè” là một sự kiện khách quan, chả có dính dáng (con bà) gì đến “tôn ý” hoặc “thiển ý” của bất cứ ai.
Những hóa chất như sulfur dioxide, nitrogen oxides… từ chất đốt của xăng dầu than củi trong không khí, khi gặp môi trường không khí ẩm thấp sẽ góp phần tạo thành mưa hay tuyết với nồng độ acid cao – có thể làm ô nhiễm nước uống, hư hại nhà cửa, mùa màng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của của nhiều sinh vật – là một tiến trình tự nhiên.
Khói xe, khói nhà máy phun tùm lum ở Mỹ vẫn được coi là nguyên nhân chính tạo ra nồng độ acid cao trong nước mưa. Uống vào đắng cả mồm là phải.


Trần tiên sinh phán như thế thì có trật chỗ nào đâu mà quí vị che miệng (chúm chím) cười. Đã thế, còn xa gần ám chỉ rằng tâm thần của ông ấy “hơi” bất ổn.
Đã lâu, tôi không có dịp gặp lại ông Khó Tính – dù thỉnh thoảng vẫn nghĩ đến cố nhân với đôi chút quan hoài và (rất nhiều) ái ngại. Chúng tôi đều đã qua hơn nửa đời tha phương cầu thực, tóc đã điểm sương (từ lâu rồi) mà đường về vẫn chưa có lối.
Hà thời kết ốc vân phong hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên
Mà nghe nói thì bây giờ nước suối, hay nước mưa (nơi cố lý) nếu đem pha trà uống xong dám… tắt thở như không –  theo như tường trình của ông Dương Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường (“Mưa độc có thể tàn phá hệ hô hấp của con người”) đọc được trên VnMedia, vào hôm 23 tháng 12 năm 2008:
“Ở Việt Nam, lượng mưa axit đã chiếm 30%, có nơi tới 50% số lần mưa… gây tác hại không nhỏ đối với con người, cơ sở hạ tầng, sản xuất… Những báo cáo của mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy, mưa axit từ nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên…”
Ủa, “nước ngoài” là nước nào vậy cà"  Lào Quốc, Miên Quốc hay Trung Quốc"
Người Lào, dù đã vượt quá độ từ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa từ lâu – nghe đâu – vẫn còn đi xe bò lòng vòng trong thành phố, và (vẫn) cưỡi voi dạo chơi tà tà ở trong rừng.
Còn người Miên, cách đây chưa lâu, họ vẫn còn có thể (nhân danh chủ nghĩa cộng sản) giết hàng triệu mạng bằng cuốc chim hay chầy vồ gì đó mà khỏi cần tới lò ga hay súng đạn gì ráo. Đời sống của nhân dân ở hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng, ngoại trừ những lúc nướng khoai, đâu mấy khi có ai đụng chạm gì tới máy móc – sao khói dữ vậy được"
Vậy thì khói thải ở đâu ra" Phải có lửa ở chỗ nào đó mới được chớ, đúng không"  Không có lửa sao có khói" Lò dò một chập, tui tìm được xuất xứ của khói lạ (nguyên nhân gây ra “mưa axit từ nước ngoài vào nước ta”) qua một bài viết ngắn, bằng Anh Ngữ: “Transboundary sulfur pollution & Vietnam.”
Tác giả, một chuyên gia về khí quyển hiện sinh sống tại nước Úc, bày tỏ sự quan ngại rằng ở Đông Nam Á có những quốc gia chỉ tạo ra những lượng lưu huỳnh rất nhỏ nhưng lại phải chịu nhận sự tích tụ của loại hóa chất này (rất lớn) từ những lân bang. Việt Nam và Nepal là hai “nạn nhân” điển hình, trong vùng, về tệ trạng này.
Tài liệu mà tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp trích dẫn (R. Arndt, G. Carmichael, J. Roorda – Seasonal source-receptor relationships in Asia, Journal of Atmospheric Environment, Vol. 32, No. 8, 1988, pp. 1937-1406) được phổ biến từ năm 1988. Hơn hai mươi năm sau, ông Dương Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thuộc Viện Khoa học Khí tượng – mới từ tốn cho công luận biết là  “hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đáng giá tổng thể ảnh hưởng của mưa axit,” và chỉ nói xa gần rằng “mưa axit từ nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên…” nhưng nhất định không chịu cho biết đích xác nước nào là thủ phạm.
Theo như cách nói “đương đại” thì sự gia tăng mức độ và nồng độ mưa axit ở Việt Nam là do… khói lạ, từ nước lạ bay tới – thế thôi. Nếu ai cảm thấy bức xúc và muốn làm rõ vấn đề thì cứ tự nhiên (và tự phát) thiết kế “Trang Sulfuric Việt Nam” – làm y như nhóm chủ trương “Trang nhà Bauxit VN” vậy.
Ông Dương Hồng Sơn không phải là người duy nhất có thái độ dè dặt, tế nhị, và kín đáo như thế. Thời phải thế, thế thời phải thế!
Trong buổi hội thảo An ninh môi trường và trách nhiệm của ngành Công an – tổ chức lần đầu tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 6 năm 2009 – người ta thấy có sự  tham dự của Trung tướng Đặng Văn Hiếu (Thứ trưởng Bộ Công an), Thiếu tướng TS. Nghiêm Xuân Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật) và  đông đảo các cán bộ quản lý đầu ngành tại Bộ Tài nguyên Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng CAND…
Qua ngày hôm sau, 3 tháng 6 năm 2009, báo Điện tử của ĐCSVN tường thuật rằng: “Các tham luận đều nhất trí quan điểm, an ninh môi trường và an ninh quốc gia có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Mất an ninh môi trường có thể trở thành nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.” Cả lũ đều gật gù hay phát biểu như một đàn vẹt thế thôi. An ninh môi trường mất (mẹ nó) lâu rồi, chứ còn “có thể trở thành nguy cơ” gì nữa, mấy cha"
Chuyện 60 phần trăm số lượng khí thải sulfur từ Trung Hoa – nước có lượng khí thải vào hàng thứ hai thế giới – vẫn theo “gió lạ” vào Việt Nam, gây ra những trận “mưa độc” với nồng độ axit mỗi lúc một cao  cũng được mọi người (nhất trí) bỏ qua luôn. Họ không biết, không dám, hay không hề bậm tâm về sự kiện này" Chắc cả ba.
Cho đến thời điểm hiện tại, mưa acid ở Việt Nam (có lẽ) không có ảnh hưởng gì tức thời đến sức khỏe của những ai có khả năng tài chính mua dùng những nước tinh khiết đóng chai.
Còn những người dân nghèo khổ ở thôn quê, những kẻ đang sống ở “những làng ung thư” thì sao"  Câu trả lời có thể tìm thấy trong thư ngỏ của Sơ Trịnh Thị Hồng, đọc được trên web của Hội Bác Ái Phanxicô – Franciscan Charity:
“Nước trong cuộc sống là một điều không thể thiếu, và nước sạch lại càng cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày giúp con người sống vui sống khỏe. Xin… Quý Ân Nhân Hải Ngoại quan tâm giúp đỡ để người nghèo có được những nhu cầu tối thiểu của con người: GIÚP GIẾNG NƯỚC, $140 USD/ 1 giếng.”
Tôi viết những dòng chữ này khi California đang bước (khẽ) vào Thu. Sáng trời đã bắt đầu se se lạnh, và lất phất mấy hạt mưa bay. Mưa không đủ làm ướt đất, và chắc cũng không làm nhạt được chén nước mắm của những o bán bánh bèo (gánh) ở quê nhà.
Quê hương tôi ở vùng nhiệt đới, nơi đây mỗi năm chỉ có hai mùa: mưa và nắng. Vũ độ hàng năm tính hào phóng theo đơn vị mét (mètre), nghĩa là cả trăm “inches”. Cũng chính đây là nơi xuất xứ của câu thành ngữ “hiền như một ngụm nước mưa.” Vậy mà, sau hơn nửa thế kỷ đói ăn, đồng bào tôi –  đã đến lúc – phải ngửa tay đi xin luôn… nước uống. Mưa ơi, sao khổ thế!
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.