Hôm nay,  

Phim Tây, Chuyện Tàu: Trung Cộng Của Mao Hay: ‘mao, Một Chuyện Tàu’

12/09/200900:00:00(Xem: 5399)
Phim Tây, Chuyện Tàu: Trung Cộng của Mao Hay: ‘Mao, một chuyện Tàu’ 
(Bốn hồi ), Tác Giả Adrain Maben
Phan Văn Song
Hôm thứ tư 02/09/2009, vào 20:45 trên Đài Arte, Truyền Hình Pháp, có chiếu một cuốn phim nghiên cứu, «Mao, một câu chuyện Tàu ». Phim gồm 4 hồi, mỗi hồi 1 giờ. 02/09 2 hồi, 09/09 2 hồi. Sẽ ra DVD bán vào cuối tháng 9, nếu ai muốn mua để làm tài liệu.
Đầy đủ, thật là công phu. Bộ phim 4 hồi (4 tiếng đồng hồ) về Mao Tsé-toung do nhà làm phim Adrian Maben thực hiện, theo cuốn sách về Tiểu sử của Mao của tác giả Philippe Short (2005, Nhà sách Fayard-Paris) là một hiện tượng lớn của ngành truyền thông đầu mùa thu nầy. Cuốn phim là một bài lịch sử rõ ràng, hấp dẫn, dắt khán giả đi vào những khúc mắc, những khó khăn, những bất bình thường với quan niệm Âu tây,  đi vào lịch sử, đi vào thời cuộc, nhưng đấy là cuộc sống binh thường hằng ngày của ¼ nhơn loại. Bắt đầu bằng cuộc « Trường Chinh » và sự chinh phục Đảng Cộng sản Tàu kỳ Đại hội lần thứ VIII năm 1945, Mao đã dẫn dắt nhơn dân Tàu vào một con đường thật sự phiêu lưu mà cuối cùng phải nói là thật sự bi đát. Mỗi chặng đường của nửa thế kỷ lịch sử Tàu vừa qua  được kể lại và chứng minh một cách rõ ràng. Bộ phim cũng được nghiên cứu và dàn dựng với đầy đủ tài liệu hình ảnh. Nghiên cứu và dàn dựng thực hiện công phu trong vòng 4 năm trời. Rất khó khăn ! « Những thương thuyết với Nhà cầm quyền Trung Cộng không phải dễ dàng. Chúng tôi muốn thực hiện một cuốn phim không có sự dòm ngó kiểm duyệt của cơ quan Tuyên Truyền Trung Cộng. Và Trung Cộng ngày nay không ngừng thay đổi và viết lại lịch sử của họ » (Cũng giống như các cây viết  lịch sử Việt Cộng ở Hà nội ngày nay!). Nhà thực hiện phim kể lại.
Cũng vì thế mà nhiểu biến cố, nhiều dữ kiện và sự việc đã được « quên » và đã xóa khỏi ký ức  tập thể của lịch sử Trung Cộng. Thí dụ, Cuộc Cách Mạng Văn Hóa vào những năm 1960. Những người trách nhiệm các Văn  khố Tàu làm nhưng Cách Mạng Văn hóa không bao giờ xảy ra.
Như vậy để đề cao vai trò của nhóm làm phim Pierre - André Boutang, đã theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện ráp phim của nhóm Arte. Nhờ thế, những giai đoạn đen tối nhứt của lịch sửTàu đã được lục lạo, tìm kiếm, và chiếu những hình ảnh chưa bao giờ có. Khán giả đã được nhìn thấy những cảnh dã man của những cuộc đấu tố công cộng, trong thời kỳ Cách mạng Văn Hóa, những hình ảnh các lãnh đạo trách nhiệm Đảng Cộng sản hay cơ quan hành chánh bị nhóm Hồng Vệ binh hay quần chúng hoành hành đấu tố. Khán giả được chứng kiến những hình ảnh bất hủ của Jiang Qing (Giang Thanh), người vợ thứ tư và cũng là một tay đàn bà ác ôn, thấy lại hình ảnh của một nàng minh tinh điện ảnh hạng hai vào những năm 1930. Khán giả cũng được chứng kiến những cảnh thương tâm của nạn đói (38 triệu người chết) năm 1959, do sai lầm của chánh sách Đại Nhảy Vọt, trong hồi 3.
Sau khi được nhìn những hình ảnh nầy, chúng ta ngạc nhiên đặt câu hỏi tại sao tất cả những hình ảnh và kể cả những mẫu chuyên về những cuộc phiêu lưu của tên họ Mao nầy sau không được, hay rất ít được thấy trên các màn ảnh, sách báo Âu Tây " Vì khó khăn tìm tài liệu " Hay ...  "  ...

Câu hỏi nầy người viết cũng đặt về Hồ Chí Minh và Việt Cộng. Tội ác to như thế, lường gạt thiên hạ như thế,  mà ngày nay thông tin lịch sử thế giới vẫn nín khe. Bưng bít" ngại ngùng " Hay  thương hại. Nếu thương hại, nên dành các « thương hại » cho dân nhơn Việt nam vì đấy mới thiệt là những nạn nhơn .
Vì những câu hỏi trên nên ngày nay, những tài liệu  nghiên cứu về lịch sử cận đại Tàu thời đại Mao hay lịch sử cận đại Việt Nam về thời đại Hồ Chí Minh là một bãi sa mạc. Vì vậy hôm xem phim, cá nhơn chúng tôi đi từ cái ngạc nhiên nầy đến cái ngạc nhiên khác và cuối cùng tôi rất xúc động. Là một  người thích đọc sách, khảo cứu, nhưng đọc chưa đủ, nghe vẩn chưa đủ, nay thấy bằng mắt,  hình ảnh nó đập vào mắt, đập vào não. Biết vậy mà nay thấy còn hơn vậy nữa, không thể tưởng tượng nổi. Văn hóa hiền hòa Tàu, văn hóa văn học Khổng tử, văn hóa truyền thống Phật giáo..." đâu  cả rồi "  Sao toàn là cái  ác  không vậy "
Sự xóa bỏ  « sự thật » của  lịch sử cận đại Tàu, về Mao, cũng do chánh sách Đảng Cộng sản Tàu. Trung Cộng ngày nay, một mặt cố làm giàu, (bằng mọi giá), một mặt củng cố địa vị Đảng Cộng Sản cầm quyền, cố gắng phát triển kinh tế nước Tàu, bành trướng chủ nghĩa Hán tộc, dùng hình ảnh Mao để giữ an ninh, hòa giải trong toàn dân. Mở hủ mắm Mao ra là mở hồ lô trách móc, kiểm điểm. Là có thể bị nguy hiểm ngay.
Dân tộc Á đông ta, chưa đủ trưởng thành Dân chủ để làm một việc như Kroutchev hay Gorbatchev làm mà không có trả thù, máu đổ chết chóc.  Nước Mỹ sau cuộc nội chiến Nam Bắc không có trả thù.. Việt Nam ta văn hóa hiền hòa như vậy mà sau cuộc nội chiến Nhà Quang Trung /Nhà Nguyễn. Vua Gia long đã sai người đào mã  Vua Quang Trung, đốt xác, lấy tro trộn vào thuốc súng bắn đi. Việt Cộng Bắc Việt sau ngày 30/4/75, cũng không thể tha thứ làm hòa với dân chúng Miền Nam. Văn hóa Á đông cộng với nảo trạng  Cộng sản chỉ có  biết giết , trả thù và hành hạ dân Nam thôi.
Ngày nay ở Trung Cộng, Mao được sùng bái, được thần thánh hóa như một anh hùng dân tộc. Căn nhà của tuổi thơ của Mao ở Shaoshan và lăng tẩm nơi trưng bày xác Mao được ướp vẫn là những nơi được Đảng Cộng sản Tàu tổ chức cho dân chúng đi xem. Và lịch sử Tàu không nói đến những việc làm sai trái  của Mao. Một huyền thoại được viết lên để lường gạt cả một dân tộc. Làm như nhơn dân Tàu phải cần một huyền thoại giả tạo như vậy để tồn tại.
Cám ơn nhà thực hiện đã đưa những nhơn chứng sống để dẫ chứng những tài liệu. Những nhơn chứng đã từng là  những người cộng sự, hoặc con cháu nối tiếp của những nhơn vật tên tuổi: Lui Shaoqi ( Lưu ThiếuKỳ), Zhou Enlai (Châu ÂnLai), Lin Biao (Lâm Bưu), Jiang Qing (Giang Thanh) ... (Chúng tôi chuyển sang cách gọi Việt ngữ để các độc giả dễ nhận biết, vì truyền thông việt thường dùng những tên họ nầy). Các nhơn chứng nầy, và đặc biệt sự có mặt của tác giả Philippe Short, cuốn Tiểu sử về Mao giúp khán giả có cái nhìn phân tách, khoa học trước những dữ kiện rất thực tế  đang dồn dập  xáo trộn nội tâm chúng ta.
Mong các khán giả Việt Nam ở Pháp xem Truyền Hình Đài Arte thứ tư ngày 9 tháng 9. Biết được chuyện Tàu, sẽ hiểu nhiều về Việt Nam.
Và mong sao có một nhà Sử học ngoại quốc và một nhà thực hiện phim làm một cuốn phim trung thực , thực tế về nhơn vật Hồ Chí Minh và cuộc phiêu lưu bi đát  của Việt Nam
Mong lắm !
Đầu tháng Chín 2009
Phan Văn Song

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.