Hôm nay,  

Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: Cia Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Vn

09/03/200900:00:00(Xem: 18143)

Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: cia và sự thất bại chính trị của mỹ ở vn

“Facing The Phoenix” và tác giả Zalin Grant.

Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". Hơn 20 năm sau, 1991, Trần Ngọc Châu lại trở thành nhân vật chính cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political  Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng: CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ tại Việt Nam."
   Zalin Grant là nhà báo và tác giả kỳ cựu chuyên về Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt. Từ 1964 tới 1973, ông là phái viên tạp chí Time và New Republic, từng có 5 năm  làm việc ở Việt Nam. Sau khi gặp lại Trần Ngọc Châu tại Hoa Kỳ, Zalin dành thêm 5 năm để nghiên cứu, phỏng vấn từng nhân vật để viết Facing the Phoenix. Vụ án Trần Ngọc Châu trong sách này được đặt trong toàn cảnh lịch sử 30 năm quan hệ chính trị Việt - Mỹ, từ 1945 tới 1975, đụng tới nhiều bí ẩn chưa từng được soi sáng, từ bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, cái chết của Ngô Đình Diệm, tới sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
    Terrence  Maitland đã giới thiệu “Facing the Phoenix” trên báo New York Times như sau:
“Phượng Hoàng trong tựa sách là để chỉ Trần Ngọc Châu và sự sống sót phi thường của ông ta như một người lính, một viên chức, một người tù bị phản bội của chính phủ Nam Việt Nam, trong trại tù cải tạo sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam, một thuyền nhân, di dân tới nước Mỹ cũng như vai trò ông ta, người bố đỡ đầu bất hạnh cho chương trình Phượng Hoàng, một chiến dịch bình định  thành công của CIA trong chiến tranh Việt Nam.”
   Sau đây là phần rút gọn nội dung “Facing the Phoenix” trích từ sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”

II. Hà Nội, Huế, Saigon, từ 1945

"...Hôm ấy, ngày 22 tháng Tám, 1945," Elyette kể, "khi tôi nhìn lên từ cửa sổ thì những gì tôi trông thấy đã làm thay đổi tất cả. Bất thình lình, trên bầu trời, ngang qua con sông, ngay trên sân bay tôi thấy xuất hiện một cái dù. Rồi hai máy bay. Tin tức lan đi rất nhanh. Người Mỹ đã đến. Đó là phái bộ Patti. Hầu hết các sĩ quan OSS của Mỹ ngồi trên một máy bay. Chiếc còn lại chỉ Jean Sainteny và các quan chức của nước Pháp Tự do. Viên sĩ quan OSS nhảy dù và chạm đất đầu tiên là Lou Conein - người sau này là chồng tôi."

Đó là cô Elyette Bruchot lai ba phần Pháp, một phần Việt.  Ông ngoại cô là một trong những tay thực dân từ Pháp đầu tiên đến xứ này thời cuối 1880'. Mẹ cô là một phụ nữ lai hai dòng máu Pháp-Việt, kết hôn với Bruchot, một kỹ sư mỏ. Elyette sinh năm 1929, mấy năm sau ông bố bỏ đi, mẹ cô tái hôn với Charles Dufour, chủ tịch Phòng Thương Mại đồng thời là chủ nhân Câu Lạc Bộ Thể Thao của giới thương lưu Pháp tại Hà Nội.  Thế chiến thứ II, mẫu quốc Pháp bại trận. Quân Nhật tràn vào Việt Nam, quan tây thuộc địa như rắn không đầu, cúc cung nghe lệnh quân Nhật. Cả triệu dân miền Bắc bị đẩy vào cảnh chết đói.  Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp,  các quan tây bị bắt nhốt. Hai mẹ con Elyette đang bơ vơ trong cảnh tuyệt vọng. 
Trước đó hai tuần, ngày 6 và 9 tháng Tám, hai trái bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật bại trận, thế chiến kết thúc, nhưng các lực lượng quân sự của họ ở Đông Dương chưa đầu hàng. Không ai biết quân Nhật đang kiểm soát sân bay Hà Nội sẽ phản ứng ra sao khi người Mỹ đến. Lou Conein tình nguyện nhảy dù để dò đường. Thấy quân Nhật không phản ứng, anh ta ra dấu cho máy bay hạ cánh.
Lou Conein là một sĩ quan tình báo Mỹ gốc Pháp, điệp viên trong tổ chức OSS  -Office of Strategic Services, tiền thân của CIA. Hồi cuối thế chiến, toán OSS do Thiếu Tá Archimedes Patti chỉ huy hoạt động ở biên giới Hoa Việt giúp du kích chống Nhật.  Hồ Chí Minh nhiều lần gặp Patti cung cấp tin tức và xin yểm trợ vũ khí. Đến Hà Nội ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền, chính Patti được Hồ Chí Minh nhờ cố vấn cho ông ta soạn một diễn văn mô phỏng theo tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
Ngày 2 tháng 9, Lou Conein đứng cạnh Patti coi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Cả Hồ Chí Minh và Patti đều hy vọng đây là một khởi đầu tốt cho quan hệ của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nhưng họ không biết là sau khi đồng minh thắng trận, Tổng Thống Hoa Kỳ Truman đã thoả thuận với Thủ Tướng Anh Churchil để cho Pháp lo chuyện thuộc địa cũ.  Chẳng bao lâu sau, Phái bộ Patti tại Hà Nội được lệnh giải tán. Tầu Mỹ giúp chở quân Pháp quay lại Việt Nam rồi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ.
Phải đợi 9 năm sau, khi quân Pháp ở Việt Nam lâm vào thế tuyệt vọng, đầu năm 1954, Lou Conein mới có dịp trở lại Việt Nam để tham gia nhóm Lansdale. Đây là lúc chàng gặp lại cô bé Elyette Bruchot của Hà Nội năm xưa và hai người thành hôn. Tiệc cưới của họ ở Saigon có Lansdale đi dự. Tên đầy đủ của chú rể là Lucien Emile Conein.
Conein là trợ thủ đắc lực cho Lansdale khi  đấu đá với các thế lực Pháp ở Việt Nam giúp củng cố chế độ Ngô Đình Diệm. Nhưng cũng chính trong biệt thự của cặp vợ chồng Lucien-Bruchot ở Saigon, các ông tướng Việt Nam đã lui tới bàn tính làm đảo chính ngày 1-11-1963, đưa tới cái chết của anh em ông Diệm. Đó là chuyện sau này.
. . .

Cùng có chung với cô Elyette Bruchot những biến chuyển lịch sử của Việt Nam thời 1945-1954, và cũng từng thân thiết với tướng Lansdale như Lou Conein, nhưng Trần Ngọc Châu ở một phía khác hẳn.
Châu nói  nền giáo dục của Pháp đã tạo ra một nghịch lý cho ông và anh em ông. Họ càng học, càng khâm phục nền văn hoá của Pháp, càng yêu mến lịch sử và triết lý của Pháp bao nhiêu thì họ càng ghét người Pháp thuộc địa bấy nhiêu. Họ thấy tự do, bình đẳng, bác ái không áp dụng với người Việt Nam và người Pháp thực dân tuy có toi-moi thân mật với họ, nhưng chẳng liên quan gì với ông Montesquieu mà họ kính trọng.


Không giống như nhiều người khác trong giai cấp của ông, Châu vẫn giữ gốc của mình là nền nếp một gia đình Phật giáo của Huế. Tổ tiên của ông đã phụng sự các hoàng đế nhà Nguyễn mấy đời. Ông nội ông là thành viên trong nội các và bố ông là một quan toà. Đó là một gia tộc có ít tài sản mà nhiều danh vọng. Sau này, khi Ngô Đình Diệm, người cầm đầu chính phủ Sài Gòn, cũng gốc Huế, muốn được gặp bố của Châu, Châu phải thuyết phục mãi ông cụ mới chịu. Bố Châu cho rằng vị thế của Diệm thấp hơn ông. Hơn nữa, ông cụ nói, gia tộc ông trung thành với Tồ quốc hơn gia đình Diệm, bởi vì gia đình Diệm đã cải giáo mà theo đạo Thiên chúa - đạo của Pháp - và sống theo phong tục phương Tây.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, người Pháp trở lại và chiến tranh bùng nổ, tất cả anh em Châu -hai chị gái và ba anh em, trừ người em út- đều theo Việt Minh vào rừng để kháng chiến chống thực dân. Đó là một thời kỳ rất lộn xộn. Huấn luyện trong ba mươi ngày: hai mươi ngày học tập chỉnh trị, mười ngày huấn luyện quân sự. Tiểu đội của Châu chỉ có sáu khẩu súng, hai của Pháp, phần còn lại là của Đức và Nhật. Một thanh niên đã chết vì không biết sử dụng súng. Họ thiếu những kiến thức quân sự đến nỗi một người hướng đạo sinh ở Huế, đã được huấn luyện trong năm tháng và được phong làm người lãnh đạo Chiến khu Năm của Việt Minh, khu vực chạy dài từ Đà Nẵng về phía nam tới Phan Thiết, một khu vực rộng đến nỗi trong cuộc chiến tranh của Mỹ, đã được chia thành ba quân khu. Hiền, người anh lớn hơn Châu một tuổi đã được bổ nhiệm làm người phụ trách tình báo của Khu Năm. Châu từng cầm quân đánh trận, trong 4 năm có 4 lần bị thương, từng được đề bạt làm tiểu đoàn trưởng.
Năm1949, sau khi chữa lành trọng thương,  Châu được thủ trưởng Việt Minh giao công tác đi lại khắp trong vùng để quan sát và làm báo cáo.  Lần đầu tiên trong nhiều năm, Châu mới được đi đây đi đó và nói chuyện với nhân dân bên ngoài, đọc báo và nghe đài. Những gì ông nghe được, thấy được quả là một cú sốc. Nước Anh đã trao trả độc lập cho Ấn Độ. Mọi dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa thực dân đã tới đoạn cuối. Pháp hình như cũng chịu nhượng bộ. Hoàng đế Bảo Đại lưu vong đã được Pháp đưa về nước....
Châu quyết định rời bỏ Việt Minh. Nhìn lại việc làm của mình, Châu nói rằng lúc đó đột nhiên ông thấy thiếu tin tưởng ở sự lãnh đạo của Việt Minh và cách họ chỉ đạo chiến tranh. Ông bất mãn với sự đối xử của họ.  Đó là một thời kỳ đau khổ đối với Châu. Một người chị và hai người anh, trong đó có Hiền, cũng công tác gần đấy, nhưng Châu quyết định không cho họ biết. Một buổi sáng, Châu mặc bô quân phục của quân đội chính quy Việt Minh đi tới dinh của tỉnh trưởng bên ngoài Đà Nẵng. Quân lính bảo vệ ngạc nhiên thấy một sĩ quan Việt Minh đi tới. Để trấn an họ, Châu nói rằng ông là một người bà con với tỉnh trưởng - điều này không đúng - và đề nghị cho gặp ông ta. Viên tỉnh trưởng này có quen với bố Châu và tiếp đãi ông ân cần. Người Pháp cũng được báo cho biết vụ đào ngũ này. Châu được coi là "Quan sát đặc biệt khu vực Đà Nẵng", họ nói một cách hoan hỉ. Chức vụ này làm Châu trở thành người Việt Minh cao cấp nhất bỏ chiến khu . Người Pháp đối xử với ông một cách thích hợp. Quan chức Pháp ở Huế biết bố ông Châu, hiện đang sống như một quan toà về hưu. Châu được cho về nhà với yêu cầu phải báo cáo hàng tuần với cảnh sát. Châu cảm thấy như người bị trục xuất. Ông tìm cách để xây dựng lại cuộc đời. Hy vọng hoà giải những người Việt Nam ở hai phía, ông lập ra một tạp chí tên là Tổ Quốc. Ông chủ trương để cho Việt Nam độc lập theo từng giai đoạn. Tạp chí sống được bốn tháng. Ông thủ hiến Việt Nam gọi Châu lên và biểu Châu thôi ra tạp chí đi. Nó gây ra nhiều dư luận quá.
Châu vốn không phải là một người thụ động. Lúc đó trường võ bị Đà Lạt vừa thành lập, Châu được nhận làm học viên khoá đầu tiên của trường. Tốt nghiệp khoá I Võ Bị Đà Lạt, Châu là một trong hai người được chọn ở lại trường làm huấn luyện viên. Ít lâu sau đó có thêm tám huấn luyện viên nữa tới, trong đó có Nguyễn Văn Thiệu. Trung uý Thiệu và vợ chưa có chỗ ở, còn Châu lại sống trong biệt thự có tới ba phòng. Châu mời Thiệu tới ở chung. Châu và Thiệu sống chung với nhau trong một năm. Hai cặp vợ chồng này trở thành bạn thân. Châu có ấn tượng rất tốt về sự thông minh của Thiệu. Thiệu là sĩ quan giỏi nhất mà Châu được biết, có thể còn lên cao nữa. Không những thế, Thiệu còn là một người vui tính và có vẻ là một người sống có chuẩn mực.
Một hôm Châu dạy xong sớm về nhà. Vợ ông đang ngủ trưa trên lầu. Ông nghe có mùi khét, ông bước vào nhà tới chỗ nhà bếp tầng trệt nhìn vào. Vì hôm đó trời lạnh nên vợ Thiệu với chị bếp đóng cửa kiếng kín mít nên hai người bị hơi than làm cho ngợp. Châu phải phá cửa để mang hai người bất tỉnh ra chỗ thoáng khí. Ông gọi điện thoại tới trường cho Thiệu báo tin là vợ ông ta đang trong cảnh nguy hiểm chết người. Vì hai người thường hay nói đùa nên Thiệu đáp, "Tốt, thì mình lấy bà khác." Không, đây không phải chuyện chơi. Thiệu bẩm sinh đã là một người hoài nghi và thận trọng. Phải một lát sau Thiệu mới hiểu ra là Châu không có ý chơi xỏ gì mình. Thiệu mang được Bác sĩ của trường võ bị về nhà, bà vợ và chị bếp được cứu tỉnh lại. Bác sĩ nói nếu chậm một giờ nữa thì vợ Thiệu hết thuốc cứu. Hai người bạn thân về sau thỉnh thoảng còn nhắc lại chuyện này để cười vui với nhau. Cuộc đời sống chung của họ đã chấm dứt khi Châu bất bình với một đại uý Pháp trong trường võ bị, yêu cầu được đổi đi tác chiến đánh nhau với Việt Minh.
Ít năm sau, khi Thiệu đã là một Trung Tá và Châu là Thiếu Tá, hai người bạn thân lại có dịp trở lại Đà Lạt, sát cánh bên nhau trong việc tái tổ chức việc huấn luyện các sĩ quan cho một nước Việt Nam Cộng Hoà độc lập. Tình thân của họ còn tiếp tục thêm nhiều năm, nhưng khi Thiệu là Tổng Thống, Châu là Tổng Thư Ký Quốc Hội thì quan điểm của họ về cuộc chiến ngày càng khác biệt. Tổng Thống Thiệu coi Dân biểu Châu là đối thủ chính trị và quyết tâm triệt hạ.

Kỳ tới: Huyền thoại Lansdale và Đệ Nhất Cộng Hoà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.