Hôm nay,  

Mccain Hay Obama?

28/10/200800:00:00(Xem: 16293)

 

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Vũ Linh

 

...con tàu Cờ Hoa vào vùng biển động cấp… Mười! Quý vị lựa ai làm thuyền trưởng"...

 

Cuối cùng rồi thì ngày bầu cử cũng đã tới. Chỉ còn một tuần nữa. Cho đến nay, chưa ai có thể quả quyết một trăm phần trăm ứng cử viên nào sẽ thắng. Còn một vòng chạy cuối cùng. Biết đâu chẳng có một ông bất ngờ vấp té"

 

Cuộc bầu tổng thống năm nay là một bầu cử đi vào lịch sử Mỹ. Một là nước Mỹ sẽ có một người da đen làm tổng thống, hai là sẽ có một phụ nữ làm phó tổng thống. Cả hai chuyện đều chưa từng xẩy ra trong hơn hai trăm năm của Hiệp Chủng Quốc Cờ Hoa.

 

Cuộc chạy đua vào tòa Bạch Cung đã kéo dài hai năm và chúng ta đã nghe quá quá nhiều về cả hai phe. Nếu đầu óc chưa rối bù thì cũng là chuyện lạ.

 

Trong ngày trọng đại này, có lẽ là lúc ta hãy tổng kết lại một vài yếu tố chính để xem lại lần cuối vị thế của đôi bên. Vì khuôn khổ bài báo có hạn, chúng ta sẽ không đề cập đến các vấn đền đối ngoại không liên hệ trực tiếp đến chúng ta.

 

LIÊN DANH OBAMA-BIDEN

 

Đảng Dân Chủ với khuynh hướng cấp tiến năm nay đưa ra hai thượng nghị sĩ, một là Barack Obama của tiểu bang Illinois, và hai là Joe Biden của tiểu bang Delaware. Điểm hết sức nổi bật của ông Obama, chính là quá trình của ông. Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có một ứng viên tổng thống nào có quá trình mỏng manh như vậy.

 

Tính đến ngày ra tranh cử tổng thống, ông Obama cả đời làm đúng ba việc: ba năm làm nhân viên thiện nguyện tại một chung cư da màu tại Chicago, tám năm làm nghị sĩ tiểu bang Illinois đại diện cho một khu da đen ngoại ô Chicago, và hai năm thượng nghị sĩ liên bang cho tiểu bang Illinois. Không kể ông cũng làm luật sư tập sự (không phải luật sư thực thụ) và giảng viên (không phải giáo sư) đại học bán thời trong mấy tháng.

 

Trong hai năm ngắn ngủi làm TNS tại Hoa Thịnh Đốn, ông được xếp hạng là thượng nghị sĩ cấp tiến nhất, thiên tả nhất, nhưng chưa đưa ra được một dự luật nào, ngoại trừ một dự luật kêu gọi Cộng Hòa Congo của Phi Châu tôn trọng dân chủ.

 

Trong khi đó, ứng viên phó cho ông Obama là ông Joe Biden, là TNS từ 36 năm qua. Ông xuất thân từ một gia đình thợ thuyền tại tiểu bang Pennsylvania và hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện.

 

Ông được ông Obama lựa đứng chung liên danh chính vì gốc gác thợ thuyền và quá trình cả đời làm thượng nghị sĩ của ông, để bù lại trang giấy trắng Obama. Ông Biden có khuynh hướng cấp tiến rất mạnh, tuy không bằng Obama.

 

Trong vấn đề Việt Nam, ông Obama còn học tiểu học khi cuộc chiến chấm dứt. Cho đến nay, ông cũng không để ý gì đến vấn đề Việt Nam, ngoài việc ra một tuyên cáo vô thưởng vô phạt ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam khi Nguyễn Minh Triết qua Mỹ.

 

Ông Biden trái lại, rất quen thuộc với vấn đề Việt Nam cũng như đã có rất nhiều dịp minh xác lập trường. Vào thập niên 70, khi mới vào Thượng Viện, ông chủ trương chống việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam, liên tục bỏ phiếu chống mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam. Trong những ngày cuối, ông công khai chống lại việc chấp nhận dân tỵ nạn vào Mỹ. Sau này, ông cũng bác bỏ nhiều dự luật lên án chính quyền CSVN vi phạm nhân quyền, cũng như chống đối việc nhận dân HO vào Mỹ.

 

CHƯƠNG TRÌNH CỦA LIÊN DANH OBAMA-BIDEN

 

Phải nói ngay lập tức là viết bài về phần này không dễ, vì thứ nhất ông Obama, dưới khẩu hiệu “Thay Đổi”, thay đổi lập trường nhanh hơn kẻ viết bài này có thể đánh máy, và thứ nhì, có nhiều vấn đề ông Obama không nói chi tiết, nên chẳng ai có thể xác định dự tính của ông.

 

Đối nội, liên danh Obama-Biden chủ trương đúng theo sách vở cấp tiến Dân Chủ: tăng cường vai trò của Nhà Nước qua các luật lệ, tăng thuế để lấy tiền tăng trợ cấp cho dân nghèo. Ông Obama gọi đó là chính sách “san sẻ tài sản” (spread the wealth around).

 

Trong vấn đề thuế, phe Dân Chủ một mặt kêu gọi chấm dứt các cắt giảm thuế của TT Bush vào năm 2010, tức là tăng thuế trở lại một cách đồng loạt cho tất cả mọi người; mặt khác hứa hẹn sẽ cắt thuế lợi tức (income tax) cho 95% dân chúng, những người có lợi tức dưới 250.000 một năm. Hai định đề hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Ông cũng hứa không tăng thuế đánh trên lợi nhuận đầu tư (capital gain tax), hay tăng phần đóng góp cho quỹ an sinh xã hội (social security contribution) cho các thành phần này. Ông cũng sẽ duy trì việc khấu trừ 3.500 đô thuế cho mỗi người con còn sống với cha mẹ.

 

Ông cũng hứa đơn giản hoá các thủ tục bảo hiểm y tế để tiết kiệm 2.500 đô cho mỗi người. Không có chi tiết gì hơn để biết ông sẽ giản dị hoá và tiết kiệm bằng cách nào. Ông sẽ cho phép khấu trừ thuế ở mức 500 đô cho mỗi người, hay 1.000 đô cho một gia đình có cả hai vợ chồng đều đi làm, khấu trừ 4.000 đô (chứ không phải 1.000 đô như đã ghi trước đây) cho mỗi sinh viên học đại học, 1.000 đô tiền xăng, 7.000 đô tiền mua mỗi chiếc xe chạy bằng điện.

 

Ở đây, ta cần hiểu rõ “khấu trừ thuế” - tax credit - không phải là tiền mặt Nhà Nước cho chúng ta xài chơi, mà là số tiền được khấu trừ vào tiền thuế ta phải đóng. Ví dụ chúng ta khai thuế và phải trả 3.000 thuế. Nhà Nước cho ta “tax credit 1.000”, thì chúng ta sẽ phải đóng thuế có 2.000 thôi. Nếu chúng ta khai thuế cuối năm mà không phải trả đồng nào - như phần lớn dân tỵ nạn lớn tuổi và lợi tức thấp - thì “tax credit” chẳng có tác dụng gì hết. Đã không phải đóng thuế rồi thì còn khấu trừ gì nữa!

 

Ông cũng hứa tăng lương cho giáo viên, công chức, quân nhân, cũng như tăng mức lương tối thiểu 50% từ 6,5 đô một giờ lên 9,5 đô. Đồng thời Nhà Nước sẽ bảo đảm tất cả các nợ mua nhà không trả được để ngân hàng không sai áp nhà được. Ông Obama mới đây cũng đề nghị cấm các ngân hàng không được sai áp nhà trong 90 ngày. Ông cũng sẽ chi hàng trăm tỷ để tìm nguồn nhiên liệu mới thay thế dầu xăng.

 

Cả hai ông Obama và Biden đều chấp thuận các biện pháp cứu nguy tài chánh mới đây của TT Bush.

 

Trong vấn đề chống khủng bố trong nước, TT Bush quan niệm đây là một cuộc chiến tranh, cần những biện pháp mạnh, kể cả tạm giới hạn tự do cá nhân và có quyền theo dõi và bắt giữ nghi can trước khi chúng có hành động. Phe Dân Chủ coi đây là vấn đề trật tự an ninh nội bộ, không chấp nhận giới hạn tự do cá nhân, đòi hỏi tôn trọng nhân quyền của các nghi can khủng bố, phải có đầy đủ bằng chứng phạm tội mới bắt giữ được, phải đưa ra tòa ngay, không bị kêu án thì phải thả ngay. Nôm na là phải thu hẹp phạm vi của đạo luật bảo vệ an ninh "Patriot Act".

 

NHẬN ĐỊNH

 

Nói tóm lại, chương trình kinh tế tài chánh của liên danh Obama-Biden có vẻ hấp dẫn với dân tỵ nạn vì có nhiều hứa hẹn có lợi nếu chúng ta đi làm công với mức lương thấp hơn 20.000 đô một tháng. Ông Obama hứa sẽ cắt thuế tuy không ai biết cắt thế nào.

 

Những người đang được miễn thuế vì không có lợi tức vẫn không phải đóng thuế gì, và tất cả những khấu trừ thuế mà ông Obama hứa hẹn đều không áp dụng cho khối này.

 

Nếu quý vị là chủ một tiệm phở nhỏ thu được trên 800 đô một ngày, hay là 20.000 một tháng (mở cửa 25 ngày), hay 250.000 một năm, thì quý vị sẽ bị tăng thuế khá nặng. Tổng cộng mọi thứ thuế và đóng góp an sinh, tiền già, tiền bảo hiểm y tế, có thể sẽ lên tới 60%, hay là 480 đô thuế một ngày, chỉ còn giữ lại 320 đô thôi.

 

Nếu gia đình quý vị có cả hai vợ chồng đều đi làm, và lương gộp cao hơn 20.000 một tháng, mức thuế của quý vị sẽ tăng vọt. Các vị bác sĩ, luật sư, chuyên viên điện toán ở Bolsa nên chuẩn bị sẵn tiền trả thuế thêm.

 

Ông Obama thu thuế nặng để “san sẻ sự giàu có” như ông nói.

 

Một vấn đề lớn hơn nữa được đặt ra. Theo các chuyên gia kinh tế tài chánh, không có cách nào ông Obama có thể giữ tất cả lời hứa. Một cái bánh vẽ khổng lồ.

 

Một chương trình hành động quy mô vĩ đại, tốn kém khoảng chín trăm tỷ một năm, được đài thọ một phần nhỏ bằng việc tăng thuế các nhà giàu và các đại công ty, không thể nào đủ. Bằng chứng" Hiện nay, TT Bush không có những chương trình vĩ đại kiểu ông Obama hứa hẹn, cũng không có hứa hẹn cắt thuế cho 95% dân chúng như Obama hứa, mà đã bị thâm thủng ngân sách cỡ năm trăm tỷ (phe Dân Chủ đổ thừa tại chiến tranh Iraq, nhưng cuộc chiến này theo ông Obama, chỉ tốn trên dưới một trăm tỷ một năm).

 

Một câu hỏi có tính cách chi tiết, nhưng tiêu biểu cho những lời hứa hẹn của Obama: hiện giờ 40% dân Mỹ không đóng thuế lợi tức gì hết, làm sao ông Obama có thể hứa cắt thuế cho 95% dân Mỹ"

 

Ông Obama cũng nhất quyết sẽ tăng thuế các công ty lớn. Trong thời buổi kinh tế suy xụp như hiện nay, tăng thuế công ty là “thần dược” bảo đảm con bệnh Cờ Hoa sẽ đi từ bị thương đến chuyển sang từ trần. Công ty mất nghiệp là dân thất nghiệp.

 

Ông Obama bắt buộc sẽ phải tăng thuế, trực tiếp hay gián tiếp để bù đắp thiếu hụt. Hay sẽ phải cắt giảm rất nhiều chương trình đã hứa. Còn không thì sẽ bù đắp thiếu hụt bằng thâm thủng ngân sách, để rồi sẽ có nhiều hy vọng nước Mỹ trở về thời đại của Jimmy Carter, khi mà thất nghiệp lên đến 8%, lạm phát lên tới 13%, và lãi suất ngân hàng lên tới 22%. Hiện nay, mức thất nghiệp ở khoảng 6,1%, lạm phát 3%, và lãi suất mua nhà 6%.

 

Cả hai ông Obama và Biden đều cực lực chống việc khoan thêm mỏ dầu tại Mỹ.

 

Trong chính sách chống khủng bố, lập trường của Dân Chủ hợp với quan niệm tự do dân chủ của Mỹ, nhưng đây có vẻ là một chính sách chữa bệnh (chờ đến sau khi bệnh đã phát tác, tức là sau khi khủng bố đã đánh, người đã chết), hơn là phòng bệnh (ngăn trước).

 

Đối với vấn đề Việt Nam, bang giao giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển mạnh, lâu lâu thêm chút mắm muối bằng vài tuyên cáo lên án VC vi phạm nhân quyền, tự do, dân chủ. Không ai tin là ông Obama sẽ dám nói mạnh với CSVN, hay với Bắc Kinh nếu Trung Quốc xử ép với Việt Nam như ông McCain.

 

LIÊN DANH MCCAIN-PALIN

 

Đây là liên danh của đảng Cộng Hòa, có khuynh hướng bảo thủ, với Nghị sĩ John McCain của tiểu bang Arizona, và Thống Đốc Sarah Palin của tiểu bang Alaska.

 

Điểm nổi bật của TNS McCain là quá khứ dầy cộm của ông. Ông là cựu sĩ quan phi công, bị bắn rớt tại Hà Nội và bị tù tại Hỏa Lò hơn năm năm mà không chịu được tha sớm nhờ vai vế con trai Đô đốc Tư lệnh Thái bình dương. Trở về Mỹ, ông giải ngũ sau một thời gian ngắn phục vụ Hải Quân. Sau trở thành Dân Biểu rồi Thượng Nghị Sĩ.

 

Ông nổi tiếng vì tính bất khuất, không chịu để VC thả về Mỹ trong khi các chiến hữu của ông còn bị tù đầy, chấp nhận ở lại để chịu tra tấn đánh đập của CSVN, đến độ mang tật, bây giờ đưa hai cánh tay lên qua vai không được.

 

Trong chính trường Mỹ, ông cũng nổi tiếng là “ngựa chứng”, muốn làm gì thì làm, bất chấp đường lối và lập trường của đảng Cộng Hoà, hay của một tổng thống Cộng Hòa. Ông sẵn sàng bắt tay với các lãnh tụ Dân Chủ cấp tiến nhất như Ted Kennedy và Russ Feingold để bảo trợ nhiều đạo luật của Thượng viện.

 

Bà Palin được bầu làm Thống Đốc Alaska cách đây hai năm. Trước đó bà là Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Tồn Dầu Hỏa và Dầu Khí Alaska trong một thời gian ngắn trước khi từ chức để phản đối tình trạng tham nhũng của các đồng chí Cộng Hòa trong Ủy Ban. Trước đó nữa, bà làm việc 10 năm tại thành phố Wasilla, từ 1992 đến 2002, ban đầu là thành viên Hội Đồng Thành Phố bốn năm (cùng lúc ông Obama làm nhân viên thiện nguyện), sau làm Thị Trưởng sáu năm (khi ông Obama làm nghị sĩ tiểu bang).

 

Bà Palin nổi tiếng là loại ngựa bất kham như ông McCain, bà bước vào dinh thống đốc bằng cách đánh các chính khách Cộng Hòa vì bất tài và tham nhũng.

 

CHƯƠNG TRÌNH CỦA LIÊN DANH MCCAIN-PALIN

 

Dưới triều đại McCain, chúng ta sẽ thấy nhiều thay đổi quan trọng. Nhưng hiển nhiên sẽ không có những thay đổi kiểu đổi đời như phe Dân Chủ hứa hẹn.

 

Về thuế khoá, ông McCain sẽ gia hạn vĩnh viễn những cắt giảm thuế của TT Bush ban hành năm 2001, tức là mức thuế chúng ta đang đóng sẽ không tăng, mà còn bớt qua những sửa đổi như cho mỗi gia đình được khấu trừ 5.000 đô thuế để giúp mua bảo hiểm y tế; tăng gấp đôi việc khấu trừ thuế cho các con còn sống với cha mẹ, từ 3.500 đến 7.000 một người; và miễn thuế đánh trên tiền hưu và tiền già.

 

Ông McCain bỏ phiếu thuận cho các biện pháp cứu nguy tài chánh của TT Bush, giống như hai TNS Obama và Biden. Thêm vào đó, ông cũng đề nghị trích ba trăm trong số tiền bẩy trăm tỷ cứu nguy, để tái tài trợ lại các nợ mua nhà khó thu, tránh sai áp.

 

Ông chủ trương cấp phiếu (voucher) để học sinh có thể học trường tư. Các chương trình trợ cấp an sinh xã hội khác vẫn được duy trì như cũ.

 

McCain cũng đòi hỏi khoan thêm dầu ngoài thềm lục địa tại California.

 

Trong vấn đề chống khủng bố, ông chủ trương như TT Bush, mạnh bạo hơn, nhưng chống lại việc tra tấn nghi can, và đòi đóng cửa nhà tù Guantanamo ở Cuba.

 

NHẬN ĐỊNH

 

Đại để thì tình trạng chúng ta sẽ tương đối vẫn như cũ với một tổng thống McCain. Không đóng thuế thêm mà bớt được ít thuế, tùy tình trạng cá nhân. Những vấn đề oe-phe, medicaid, medicare, tiền thất nghiệp, tiền già, sẽ không có gì thay đổi. Nợ nhà có nhiều hy vọng dễ điều đình lại với ngân hàng hơn.

 

Phe Dân Chủ tố đảng Cộng Hòa là đảng của nhà giàu, không biết gì về nhu cầu của khối trung lưu và nhà nghèo. Bằng chứng là “chính McCain đã định nghĩa trung lưu là có lợi tức từ ba triệu đến năm triệu đô” trong cuộc tranh luận với mục sư Rick Warren tại Los Angeles tháng Tám vừa qua. Đây là một mệnh đề thiếu lương thiện của phe Dân Chủ ở hai ý. Thứ nhất, McCain nói đùa để nói mỉa mà phe Dân Chủ xuyên tạc (sẽ nói dưới đây). Thứ hai là lợi dụng những người trung lưu và nhà nghèo đầu tắp mặt tối đi làm nên ít thời giờ theo dõi tin tức để lừa họ.

 

Đây là điều đáng tiếc vì chúng ta có thể khác biệt ý kiến mà không cần phải nói láo.

 

Trong cuộc tranh luận tại nhà thờ Saddleback tại miền Nam California, khi mục sư Warren hỏi ông định nghĩa thế nào là nhà giàu, thì McCain đã cười rồi hỏi lại “how about 5 million"” (dịch đại khái là “có thể là năm triệu không"”). Rồi ông bật cười lớn và nói “thế nào rồi câu này cũng sẽ bị xuyên tạc và khai thác”. Mục sư Warren và cả hội trường cười rộ theo. Nói cách khác, câu nói “năm triệu” chỉ là câu nói đùa. Đúng như ông McCain tiên đoán, phe Dân Chủ xuyên tạc và khai thác ngay. Lại còn thêm mắm muối, nói là McCain định nghĩa trung lưu là có lợi tức trung bình từ ba triệu đến năm triệu đô. Ông McCain chưa bao giờ nói đến con số ba triệu này (quý độc giả có thể tự tìm hiểu bằng cách vào YouTube - Saddleback debate - để coi lại cuộc tranh luận, và nghe rõ những gì ông McCain nói và nhận định xem phe Dân Chủ có xuyên tạc hay không.)

 

Với sách lược của McCain, chúng ta có thể cảm thấy an toàn hơn trong cuộc chiến chống khủng bố, không ngồi chờ cho bom nổ người chết rồi thì mới đi điều tra bắt thủ phạm, bỏ vào nhà tù với đầy đủ tiện nghi máy lạnh, giường nệm, tivi,...

 

Trong vấn đề Việt Nam, những liên hệ của ông McCain với chúng ta đã quá rõ ràng. Ông là người lến tiếng ca ngợi sự chiến đấu của quân lực VNCH. Ông mạnh mẽ cổ võ cho việc công nhận thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng đồng thời cũng tích cực đưa ra những đạo luật mở rộng cửa nước Mỹ cho dân tỵ nạn, HO và gia đình, những chuyện mà ông Biden của liên danh Dân Chủ quyết liệt chống đối.

 

Việt Nam ta coi nặng câu “uống nước nhớ nguồn” nên khó quên được thái độ của hai ông McCain và Biden. Những người ủng hộ liên danh Obama-Biden có thể nhìn vào những hứa hẹn vật chất hiện hữu và tương lai của họ, tin hay không là quyền của mỗi người. Nhưng cũng cần hiểu nếu nước Mỹ trước đây nghe theo ý kiến của ông Biden thì đã không có cộng đồng tỵ nạn Việt tại Mỹ. Tất cả vẫn còn ở Việt Nam thôi. “Thế hệ một” còn đang loay hoay kiếm sống sau khi đã đi tù cải tạo cả chục năm - nếu không chết trong tù- và “thế hệ hai” vẫn đang bù đầu học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”.

 

KẾT LUẬN

 

Cả hai ứng viên Dân Chủ và Cộng Hòa đều hứa hẹn cắt thuế và tăng quyền lợi. Những hứa hẹn này được tung ra trước khi cuộc khủng hoảng tài chánh bùng nổ. Bây giờ, với cuộc khủng hoảng, các tiền đề kinh tế, tài chánh, xã hội đều bị đảo lộn, và Nhà Nước sẽ phải dành ưu tiên cho việc giải quyết khủng hoảng.

 

Nhưng cả hai ứng viên rõ ràng chưa phản ứng kịp, vẫn loay hoay bênh vực những lời hứa hẹn, và đáng lo hơn nữa, cả hai đều chưa đưa ra được kế hoạch nào có thể chữa bệnh cho nước Mỹ. Những biện pháp hai bên đưa ra mới đây đều có tính cách vá víu, mị dân, cốt lấy phiếu.

 

Chắc hơn đinh đóng cột là cả hai ông Obama và McCain sẽ nuốt rất nhiều lời hứa, và sẽ đổ thừa lên đầu TT Bush. Đổ lỗi cho Bush chính là thần dược giải quyết được mọi vấn đề. Ông Obama sẽ thất hứa nhiều hơn, chỉ vì ông hứa hẹn nhiều hơn.

 

Thực tế cần phải suy nghĩ không phải là những hứa hẹn trong mùa tranh cử. Mà phải nhìn vào hai vấn đề:

 

1) Bên nào có khả năng, kinh nghiệm và viễn kiến để vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, đồng thời đương đầu với cuộc chiến khốc liệt chống khủng bố trên cả ba mặt trận quốc nội, Iraq và Afghanistan"

 

2) Đời sống thực tế của chúng ta sau khi tổng thống mới áp dụng các chính sách của họ. Bên nào sẽ lấy thuế nhiều hơn, và bên nào sẽ gia tăng trợ cấp nhiều hơn"

 

Đó chính là những câu hỏi cần đặt ra. Lá phiếu phải được quyết định bằng câu trả lời cho các câu hỏi ấy. Không phải là những yếu tố vớ vẩn như một câu nói đùa dù vô duyên, hay tài nói giỏi, hứa nhiều, hoặc nháy mắt đá lông nheo giỏi, hay màu da.

 

Con tàu Cờ Hoa đang đi vào vùng biển động cấp… Mười! Quý vị lựa ai làm thuyền trưởng" (26-10-08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.