Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Điếu Cày Giữa Buổi Giao Thời

13/09/200800:00:00(Xem: 8728)
Tôi vốn lo xa, và đôi khi, xa quá. Đã có lúc, tôi đề nghị: kiếp sau, nếu có dịp gặp lại nhau, chúng ta nên bỏ cái lối chào hỏi (xã giao) hiện nay đi - nghe nhà quê chết mẹ:

“Xin được vô phép hỏi thăm, anh chị từ đâu đến"”

“Thưa bà, bà thuộc quốc tịch nào thế ạ"”

“Còn ông, quê quán ở đâu"”

Kể từ khi chúng ta có mặt trên quả đất, hình dạng của những lục địa đã nhiều lần thay đổi, nói chi tới mấy chuyện lẻ tẻ, nhỏ nhặt (và lặt vặt) cỡ như biên giới của những quốc gia. Bởi thế, những câu trả lời cũng như những câu hỏi (vớ vẩn) vừa nêu đều có vẻ hơi… ngớ ngẩn:

“Thưa tôi người Chiêm Thành, còn cô bạn gái của tôi đây người Chân Lạp.”

“Còn tôi là công dân thành Nhã Điển (Athens) ạ.”

Đối đáp như thế, nghe mất... sướng! Hẹp hòi, và nặng tính chất địa phương, thấy rõ. Đã vậy, nó còn có thể khiến người đối thoại bối rối. Chiêm Thành, Chân Lạp, Nhã Điển... đều thuộc những nền văn minh đã lụi tàn, hay bị hủy diệt từ lâu.

Do đó, tôi xin có ý kiến là chúng ta nên chào hỏi nhau theo cách khác, bỏ hẳn mọi ý niệm liên quan đến không gian đi, cho nó tiện việc sổ sách:

“Xin được vô phép hỏi thăm, bà thuộc niên đại nào thế ạ"”

“Thưa cô, cô có thể vui lòng cho biết, thời đại của cô tên chi không"”

“Thưa, tôi sống vào thời Băng Hà.”

“Còn em thì sinh vào thời Đồ Đá Cũ.”

“Chúng em cũng thế nhưng hơi lui về phía sau một tí, giai đoạn Trung Thạch Khí đấy ạ.”

“Dạ cháu thì sinh sau đẻ muộn hơn nhiều, cháu là người thời Trung Cổ.”

Gần gũi hơn, chúng ta dám có dịp ngồi nhậu (sương sương) vài ly và bàn chuyện nghệ thuật với Leonardo da Vinci, hay Michelangelo Buonarroti… của thời Phục Hưng. Gần hơn nữa, bạn có thể chitchat hay tranh luận với những blogger thuộc thời đại Thông Tin.

Nhân loại tất nhiên không phải lúc nào cũng vui vẻ nắm tay nhau, cười ha hả, nhẩy cà tưng cà tưng (nhịp nhàng) qua từng thời đại. Theo ước tính của Survival International, hiện nay chỉ riêng ở Brazil và Peru, đã có đến hơn 50 bộ lạc (trong số hàng trăm, rải rác khắp nơi trên thế giới) vẫn đang sinh sống ở giai đoạn văn minh của thời Săn Bắt.

Có những nơi heo hút quá, ánh sáng văn minh không soi rọi tới nên con người bị cô lập và trở nên… lạc hậu. Cũng có những nơi mà cư dân (rất có thể) vì cảm thấy đời sống “văn minh hiện đại” không thích hợp mấy với “tạng” của họ, nên từ chối tham dự cuộc chơi. Ở vài nơi khác, người ta nhất định ngoảnh mặt với tất cả những sinh hoạt chung, của đa phần nhân loại, hoặc tỏ ra dị ứng với mọi sự đổi thay, chỉ vì sợ thiệt thòi đến… quyền lợi cá nhân hay phe nhóm của mình.

Tôi hay hình dung ra cảnh một thằng cha đầu bù tóc rối, tay cầm một cái chầy hay cái vồ gì đó, đang tha thẩn giữa rừng, bỗng hớn hở và hăm hở, tồng ngồng chạy tuột vào hang, ôm chầm lấy vợ,… nói không kịp thở:

“Honey à…"

"Dạ, anh…"

“Em nhen lửa lẹ lên, nướng cái gì để lai rai liền nha… Anh sẽ hú anh Tư với anh Năm qua uống (chơi) vài xị để ăn mừng…”

Con mẻ, thất vọng ra mặt, cố nén thở dài nhưng bẳn gắt thấy rõ:

“Trời, tưởng gì chớ lại bầy chuyện nhậu nữa hả! Sao cứ nhậu liền liền vậy kìa" Đêm qua mấy ông mới xỉn gần chết, ói mửa tùm lum, hang động còn hôi rình đây nè!”

“Thì hôm qua là happy birthday của em, mình cũng phải này nọ chút đỉnh (với người ta) cho nó vui chớ. Bữa nay là chuyện khác, quan trọng hơn nhiều.”

"Chuyện gì mà dữ thần vậy cà"”

"Mình biết sao không" Anh mới gặp ông Tám ở ngoài bìa rừng á, thằng chả cho hay bắt đầu từ 12 giờ khuya đêm nay là toàn thể nhân loại sẽ bước qua một thời đại mới - tới thời Đồ Đồng rồi đó nha.”

"Ý trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Như vậy là chết (bà) tui rồi. Cái cối đá, cái ghế đá, cái giường đá, cái bàn đá, cái gối đá… mới mua tuần rồi, toàn là đồ xịn và đồ hiệu, không sale một cắc, mắc hết biết luôn. Vậy mà hết đêm nay là kể như sẽ demoder ráo trọi. Qua thời Đồ Đồng thì đồ đá rớt giá là cái chắc. Tui thiệt hại cả triệu Mỹ kim tới nơi chớ đâu phải ít, vui vẻ gì mà mấy ông đòi nhậu nhẹt ăn mừng" Dẹp, dẹp hết…!”

Ở bình diện quốc gia, không ít những vị Lãnh tụ Anh minh, những Người Cầm lái Vĩ đại của cả một dân tộc… cũng có lối ứng xử thô lỗ hoặc bầy tỏ một thái độ (rất) nặc nô tương tự, khi quyền lợi của họ bị đụng chạm vì sự đổi thay, của thế thời.

Vào những năm cuối của thế kỷ trước, chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21, tạp chí xuất bản hàng tháng phát hành từ miền Nam, California, đã có nhận xét rằng:

“Tiến bộ là đi ngược lại quyền lợi của giai cấp nắm quyền, tình trạng này đang diễn ra tại Việt Nam. Có gần hai triệu đảng viên và những người cộng tác với họ chia nhau các chức vụ và bổng lộc từ trên xuống dưới. Nếu kinh tế tư doanh phát đạt thì hệ thống phân phối ảnh hưởng và lợi lộc đó bị thiệt hại. Nếu nhiều công ty tư doanh đi vào thị trường thì một hãng độc quyền là ‘công ty Đảng’ sẽ không cạnh tranh nổi. Nhiều ý kiến mới được nói, được nghe thì ‘Giáo hội Đảng’ sẽ mất thiêng. Vì vậy họ gọi quá trình đó là ‘diễn biến hòa bình’, phải ngăn ngừa và tiêu diệt!”

(Vương Hữu Bột, “Trở ngại của tiến bộ”, Thế Kỷ 21, tháng 6 năm 98)

Vào thời điểm này ở Việt Nam chưa có những nhân vật đấu tranh đòi hỏi cải cách và đông đảo những blogger như hiện nay. Đây là những tác nhân chính đang làm suy yếu vai trò độc quyền thông tin của nhà nước. Họ cũng tạo ra được những đối lực với chính sách toàn trị và hà khắc ở xứ sở này.

Trước tình trạng đó, nhà đương cuộc Hà Nội đã có những phản ứng rất vụng về và thô lỗ. Xin đơn cử một thí dụ, về trường hợp ông Nguyễn Hoàng Hải, một công dân Việt Nam vừa bị hành hung và bắt giam.

Ông Hải là thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một blogger, với bút danh Điếu Cày, bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2008. Lý do (chính) vì đã kêu gọi và tham dự biểu tình, để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ở Việt Nam, những quyền căn bản của con người như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận… đều được hiến pháp thừa nhận (cho có lệ) nhưng chưa bao giờ được thực thi. Tệ trạng này đã được mọi người chấp nhận, hay cam chịu, từ hơn nửa thế kỷ nay.

Điếu Cày, tiếc thay, đã không chấp nhận, và cam chịu như thế. Ông và một số bằng hữu đã công nhiên thực hiện quyền công dân của mình, bằng nhiều phương cách. Hành động của họ bị coi là “khiêu khích” vì đã làm mất sự “ổn định xã hội”, theo quan điểm của những người đang cầm quyền ở Việt Nam.

Theo ngôn ngữ hàn lâm thì ông Nguyễn Hoàng Hải là một nạn nhân giữa buổi giao thời: thời Thông Tin versus thời Cách Mạng.

Còn theo như cách nói của thường dân thì Hải Điếu Cày là nạn nhân của một thời đại mới: Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã, theo cách nói của những blogger ở Việt Nam, là thời Đồ Đểu!

Tưởng Năng Tiến

(Bài do tác giả gửi tới VB, sau khi tòa án CSVN áp đặt bản án bất công, phi pháp đối với tác giả Điếu Cày.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.