Hôm nay,  

Reader’s Digest Phỏng Vấn TNS Obama & TNS McCain

21/08/200800:00:00(Xem: 9451)
Trần Bình Nam phỏng dịch

Trên Nguyệt san Reader’s Digest số Tháng Chín 2008 ký giả Carl M. Cannon giới thiệu cuộc phỏng vấn hai TNS Barack Obama và John McCain do nhiều phóng viên của Nguyệt san thực hiện. Reader’s Digest là một Nguyệt san có số phát hành cao nhất thế giới với nhiều ngôn ngữ khác nhau.  

Giới thiệu TNS Obama & nội dung phỏng vấn

Người ta thường so sánh TNS Barack Obama với những người da mầu thành công tại  Hoa Kỳ như Jackie Robinson trong baseball, Tiger Wood trong golf, hay với mục sư Martin Luther King trong cuộc tranh đấu cho dân quyền. Giới quan sát chính trị khuynh hướng Dân chủ thích so sánh Obama với nét dễ yêu của John F. Kennedy, trong khi người Cộng hòa cho rằng ông Obama thiếu kinh nghiệm chính trị như ông Jimmy Carter trước đây.

Người ta bàn tán nhiều chuyện chung quanh ông Obama. Trước hết ông là một người da đen kết quả hôn nhân giữa một phụ nữ da trắng và một sinh viên gốc Kenya du học Hoa Kỳ theo một chương trình trao đổi sinh viên. Hồi nhỏ sống tại bang Hawaii ông tên là Barry Obama, sau đổi thành Barack Obama và thỉnh thoảng ông ghi thêm chữ lót Hussein cho giống bố. Sau cùng là kinh nghiệm còn ít ỏi của ông .

Ông Obama chưa từng làm thống đốc, giám đốc hãng xưởng, chưa đi lính và chưa làm dân biểu. Ông làm sở tư, hành nghề luật sư một thời gian ngắn nhưng chưa bao giờ làm quan tòa hay công tố viên. Kinh nghiệm gom góp lại của ông là hai cuốn sách được nhiều người đọc là cuốn Dreams from My Father và cuốn  The Audacity of Hope, 3 năm  hoạt động cộng đồng tại Chicago, dạy luật, 8 năm làm TNS tiểu bang, ra tranh cử TNS Hoa Kỳ năm 2004 và đắc cử.

John F. Kennedy nổi danh hơn ông Obama nhiều trước khi ra tranh cử tổng thống. Ông Kennedy cũng viết được hai cuốn sách như ông Obama, nhưng Kennedy là một anh hùng của Hải quân khi tham chiến trong Thế chiến 2, từng phục vụ 3 nhiệm kỳ dân biểu liên bang và đang là TNS Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ hai. Trước đó, năm 1956, trong đại hội của đảng Dân chủ ông Kennedy xuýt nữa được chọn đứng phó với ứng cử viên Adlai E . Stevenson.

TNS Barack Obama được biết đến sau khi ông đọc một bài diễn văn xuất sắc tại đại hội đảng Dân chủ đề cử TNS John Kerry năm 2004 tại Boston.

Ông nói: “Các chuyên viên có thói quen chia Hoa Kỳ ra làm vùng xanh và vùng đỏ. Vùng xanh là Dân chủ phóng khoáng, vùng đỏ là Cộng hòa bảo thủ. Nhưng cũng giống như ở vùng đỏ, trong vùng xanh nhân dân cũng có đức tin tôn giáo, cũng không muốn công an rình rập xem chúng ta đọc gì, và cũng khuyến khích con nít chơi baseaball quốc hồn quốc túy. Trên quê hương này có những người yêu nước nhưng chống chiến tranh tại Iraq, và cũng có người yêu nước ủng hộ cuộc chiến Iraq. Tóm lại chúng ta là một dân tộc đồng nhất. Chúng ta đều trung thành với lá cờ và sẵn sàng hy sinh tính mạng bảo vệ tổ quốc này.”

Bài diễn văn giúp TNS Obama trở thành một ngôi sao của đảng Dân chủ và giúp ông đắc cử TNS Hoa Kỳ của bang Illinois tháng 11 năm đó. Và cũng là bàn đạp giúp ông thắng bộ máy tranh cử khổng lồ của gia đình Clinton. Hiện nay quỹ tranh cử của ông Obama đầy ắp. Ông được người da đen coi như thần thánh và giới trẻ ngưỡng mộ biến ông thành một chính khách được sự hậu thuẩn của nhiều giới khác nhau trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Obama dường như đang nắm lịch sử trong tay.

Nhưng TNS Barack Obama không phải là một ứng cử viên hoàn hảo. Ông không theo đạo Hồi nhưng sự dính líu của ông với mục sư Jemeriah Wright vẫn là chuyện cử tri không quên, dù ông đã chia tay với giáo hội [Tin lành] của vị mục sư lắm lời đó. Ông Obama ăn nói khéo léo nhưng có lúc cũng lỡ lời. Thí dụ ông phê bình người da trắng ở các thành phố nhỏ là giới quá khích trong đức tin, thích chơi súng, kỳ thị chủng tộc và không ưa ông chỉ vì bất mãn với kinh tế sa sút. Có lần ông đại ngôn rằng số người da đen bị tù nhiều hơn số người tốt nghiệp đại học (1). Những điều đó cho thấy ông Obama thiếu kinh nghiệm, và phần nào phản ánh thói thường không khí chính trị hiện nay là các ứng cử viên phê bình đối thủ một cách bừa bãi và tô điểm cho bản thân mình một cách không biết ngượng.

Năm 2005 sau khi trở thành Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện bang Illinois, ông Obama so sánh mình với tổng thống Lincoln. Ông nói: “Tổng thống Lincoln xuất thân nghèo hèn, nhờ học luật và ăn nói khéo léo, kiên trì vượt thắng những trở ngại cá nhân và không lùi bước trước thất bại liên miên là tấm gương nhắc tôi nhớ đến cuộc đấu tranh của chính bản thân.”

Những người bảo thủ cho ông Obama nói hơi lố. Nhưng phải công nhận sự so sánh của ông Obama không phải không có lý. Sự việc ông Obama ra tranh cử và được đảng Dân chủ đề cử là một cơ hội để người Mỹ có thể tuyên bố rằng cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ của người Mỹ lúc này mới thật là lúc đơm hoa kết trái . Nhà làm phim tài liệu Ken Burns viện dẫn tổng thống Lincoln để biện minh tại sao ông ta ủng hộ ông Obama. Ông Burns nói: “Những người am tường chính trị của thời 1850 đều nghĩ nước Mỹ lúc đó cần một nhà chính trị lão luyện để lãnh đạo đất nước, nhưng thực tế là dân đã chọn một chính khách tương đối trẻ và ít kinh nghiệm – của bang Illinois.” Ông Mark McKinnon, một đảng viên Dân chủ nhưng ủng hộ George W. Bush và là người đã giúp John McCain chiếm được sự đề cử của đảng Cộng hòa nói rằng: “Ông Barack Obama tượng trưng cho cái gì gọi là thành công và tốt đẹp của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông ta là tấm gương để mọi người soi chung.”

Phiếu bỏ tại Thượng nghị viện chứng tỏ TNS Obama là một người rất phóng khoáng nhưng vẫn nằm trong triết lý của đảng. Ông có khả năng thuyết phục người Mỹ ngồi lại với nhau, một đặc tính nổi bật của tổng thống Lincoln. Trong bài diễn văn nhậm chức đầu tiên tổng thống Abraham Lincoln cảnh giác nhân dân Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt nếu không chịu nghe nhau nói và cầm súng chống nhau. Ông Obama nhắc người Mỹ rằng nước Mỹ hôm nay không có nội chiến, nhưng hình như người Mỹ không sống tử tế với nhau. Và ông muốn thay đổi tình trạng đó. Đó là một thông điệp có khả năng thuyết phục cao.

Cuối tháng 6/2008 Reader’s Digest đã mời độc giả cùng đặt câu hỏi với Reader’s Digest, và sau đây là cuộc phỏng vấn thực hiện tại một khách sạn ở Miami.

RD: Người ta thường nói ở Mỹ ai cũng có thể trở thành tổng thống. Nếu ông đắc cử vào tháng 11 tới thì có phải lời nói quen miệng trên đã thành sự thật và tổng thống Lincoln thực sự đã thành công [trong công cuộc giải phóng nô lệ của ông]"

TNS Obama: Nếu tôi đắc cử tổng thống thì đúng là câu nói đầu môi “Ai cũng có thể trở thành tổng thống” đã trở thành sự thật. Nếu quý vị điểm mặt những ai sinh năm 1961 thì cái hy vọng tôi trở thành tổng thống thật là mong manh.

RD: Mẹ ông là một người sống phóng khoáng, nhưng có khi nào bà tỏ ý bà có hy vọng đó không" Còn thân phụ của ông nghĩ sao "

TNS Obama: Cha tôi là một người thành công nên chắc ổng không ngạc nhiên. Còn mẹ tôi" Thì bà mẹ nào không muốn con mình làm nên chuyện vĩ đại. Cho nên bà cũng chẳng ngạc nhiên nhiều. Bà ngoại tôi có lẽ là người ngạc nhiên nhất. Cũng dễ hiểu thôi. Bà là một phụ nữ da trắng sống tại bang Kansas vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế [1929], chịu đựng và ít nói. Nếu bà có một người cháu ngoại da đen trở thành tổng thống Hoa Kỳ thì đó có thể là điều ngoài sự tưởng tượng của bà.

RD: Chúng ta thường nghe một số cử tri nói: “Cái đầu tôi bảo tôi bỏ phiếu cho John McCain, nhưng trái tim tôi bảo tôi hãy bỏ phiếu cho Barack Obama”. Ông sẽ nói gì với các cử tri này"”

TNS Obama: TNS John McCain là một người anh hùng, ông đã tận tụy phục vụ đất nước, và không phải lúc nào cũng bỏ phiếu ủng hộ các dự luật của đảng Cộng hòa. Nhưng đất nước chúng ta đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, và những vấn nạn của thế kỷ 21 không thể giải quyết bằng lối suy nghĩ và phương pháp của thế kỷ 20.

Về chính sách đối ngoại, những đe dọa chúng ta đang gặp phải không phải là hậu quả của những trận chiến tranh đã qua. Chúng ta đang phải đương đầu với nhiều vấn nạn mới như nạn khủng bố, bệnh truyền nhiễm, thời tiết đổi thay, nạn phá hoại điện tử, nạn di dân. Chúng ta đang bước vào thời đại toàn cầu hóa và các vấn đề nội bộ cũng không thể giải quyết bằng các phương thức cũ. Tôi nghĩ tôi nắm được vị trí hôm nay [trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ] là vì dân Mỹ cảm thấy họ cần những tư tưởng lãnh đạo mới mẻ.

RD: Một độc giả hỏi “Ông cho vấn đề nào là quan trọng nhất"”

TNS Obama: Không phải một mà là ba. Trước hết cần chấm dứt cuộc chiến tại Iraq. Chúng ta đã mất quá nhiều sinh lực tại đó làm chúng ta mất khả năng lãnh đạo thế giới. Thứ hai là vấn đề năng lượng. Không phải vì giá xăng dầu lên đến $4 một gallon mà là thói quen phung phí năng lượng của chúng ta đang ảnh hưởng đến an ninh của đất nước. Chúng ta bị lệ thuộc vào các nước cung cấp dầu và chúng ta làm ô nhiễm bầu khí quyển. Chúng ta cần có một chính sách năng lượng không làm ô nhiễm bầu không khí chúng ta đang thở.

Ưu tiên thứ ba là cải tổ chế độ bảo hiểm sức khỏe. Hệ thống chăm lo sức khỏe quốc gia của chúng ta không hoàn hảo và ảnh hưởng đến mọi gia đình, mọi cơ sở kinh doanh lớn nhỏ. Chúng ta tiêu tốn về bảo hiểm sức khỏe nhiều hơn bất cứ một nước nào trên thế giới nhưng kết quả kém hơn nhiều nước tiêu ít hơn chúng ta 25, 30 hay 50%.

RD: Giáo dục cũng là một lĩnh vực nhiều cử tri cho rằng chúng ta tốn nhiều tiền mà không gặt hái được kết quả như ý. Có hai nhóm Dân chủ nghiên cứu về giáo dục, một nhóm kết luận phải giải quyết tình trạng nghèo khó mới giải quyết được nan đề giáo dục, nhóm khác cho rằng trường học đã không chu toàn nhiệm vụ của mình. Ông nghĩ sao về hai ý kiến này"

TNS Obama: Nói theo tiến sĩ King [Martin Luther] tôi nghĩ cả hai đều đúng. Chúng ta phải cải tổ hệ thống trường học từ cơ sở vật chất, lương giáo viên và ngân sách. Cần duyệt lại chương trình giáo dục cho hợp với nhu cầu của thế kỷ 21. Chương trình học hiện nay dành thì giờ nghỉ hè quá dài như thể học sinh trung học cần nghỉ mùa hè để tham gia canh tác.

Đồng thời cũng phải thay đổi thái độ của chúng ta trong việc giáo dục trẻ em. Giáo dục gia đình của chúng ta dễ dãi đến độ phóng túng. Ngoài giờ học ở trường về nhà ít ai bảo các em phải vào khuôn phép, đã làm home work chưa, lúc nào phải tắt TV,  mấy giờ phải đi ngủ "

RD: Một trong hai nhóm nghiên cứu trên nói rằng nghiệp đoàn giáo chức cản trở việc cải tổ giáo dục. Nếu đắc cử ông có đủ can đảm đương đầu với nghiệp đoàn giáo chức không"

TNS Obama: Chúng ta không nên ép nghiệp đoàn giáo chức cải tổ nội bộ, trái lại chúng ta cần làm cho nghiệp đoàn tự nguyện tham gia công việc cải tổ giáo dục. Làm việc với nghiệp đoàn giáo chức không phải đơn giản, nhưng nếu có thầy dở, chúng ta  phải huấn luyện lại và nếu cách điều hành nào không mang lại lợi ích cho học sinh chúng ta phải thay đổi.

RD: Ngày 3/6 [2008] ở St. Paul khi biết chắc ông đã giành được sự đề cử của đảng Dân chủ bà vợ ông lên diễn đàn cụng nắm tay với ông và thì thầm một điều gì đó. Ông có thể cho cử tri biết bà ấy nói gì với ông không"

TNS Obama: Nếu tôi không nhầm thì bà ấy nói: “Tôi rất tự hào về ông”. Hôm đó không khí hơi náo nhiệt ồn ào.

RD: Lần cuối ông thôi không đi chợ mua đồ vặt, thôi tự đổ xăng và chơi thể thao mà không bị nhà báo và máy truyền hình theo dõi là lúc nào"

TNS Obama: Tôi không được tự lái xe và đi chợ cách đây độ một năm theo yêu cầu của Secret Service [Ban Bảo Vệ Yếu Nhân]. Nhưng chơi thể thao ở nhà với bạn bè thì không bị TV làm phiền.

RD: Ông Thượng nghị sĩ! Ông đã xử dụng hữu hiệu internet trong cuộc vận động tranh cử. Ông định dùng internet như thế nào để điều hành công việc quốc gia. Ông thường làm việc gì trên internet" Ông thích Website nào nhất" Ông có dùng E-mail không "

TNS Obama: Tôi dùng nhiều thì giờ vào e-mail trên máy BlackBerry vì tôi di chuyển luôn. Trên internet, thú thật nếu có vào là để theo dõi kết quả thể thao thôi. Sự việc internet hữu hiệu cho việc tranh cử chứng tỏ internet cũng có thể hữu hiệu trong việc điều hành công việc quốc gia. Năm ngoái tôi có đệ  nạp một dự luật thành lập một Website cho phép người dân vào tìm xem chính phủ dùng tiền trong ngân sách như thế nào. Như vậy nếu có trường hợp “xây một cây cầu không biết dẫn đi đâu” [a bridge to nowhere] thì dân sẽ biết ngay ai là người đại diện dân xài phí tiền của dân như vậy (2).

RD: Ông nghĩ thế giới sẽ nhìn chính quyền Barack Obama khác với chính quyền George W. Bush như thế nào"

TNS Obama: Khác nhiều lắm. Nhưng cái khác nhất là cách xử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ. Ông Bush cho rằng với sức mạnh đó Hoa Kỳ làm gì một mình cũng được. Tôi nghĩ dù mạnh Hoa Kỳ cũng phải giải quyết việc thế giới cùng với các nước khác. 

RD: Ông có ma thuật nào đối với giới trẻ vậy" Ngay cả với những đứa trẻ chưa đến tuổi bỏ phiếu. Chúng tôi có một đứa con 3 tuổi bập bẹ suốt ngày: “Barack Obama! Barack Obama!”

TNS Obama: Đối với một đứa bé 3 tuổi thì âm thanh Obama gần với âm thanh Mama, cho nên nó lặp đi lặp lại tên tôi thôi, và chắc chắn không phải nó nhắc tên tôi vì chính sách Iraq của tôi. Trái lại giới trẻ trong tuổi teens hoặc đến tuổi bỏ phiếu thì đều ý thức rằng thế kỷ này khác thế kỷ trước và mọi việc cần giải quyết theo phương pháp tham khảo lẫn nhau chứ  không phải người đi sau chỉ việc vâng lời người đi trước. Tôi nghĩ đã đến lúc người trẻ phải ra nắm trọng trách quốc gia.

RD: Khả năng lôi cuốn của TNS John McCain như thế nào" Có khía cạnh nào tốt trong việc ông ấy ra ứng cử tổng thống không "

TNS Obama: Tinh thần của ông John McCain là tinh thần yêu nước và trọng danh dự và điều này đôi khi làm cho ông ta cảm thấy le loi trong một thế giới vật chất và hời hợt. Ông ấy được đào luyện trong khói lửa nên ông sẵn sàng hy sinh tất cả cho quốc gia. Điều này cần nhưng không phải là tất cả.

Giới thiệu TNS McCain & nội dung phỏng vấn

Đến ngày 29/8 năm nay TNS John Mccain được 72 tuổi nên nếu đắc cử tổng thống vào tháng 11/2008 ông vị tổng thống già nhất lịch sử Mỹ quốc khi bước vào tòa Bạch Ốc. Ông nhìn cuộc chiến Iraq khác với cách nhìn của đa số cử tri. Đối thủ của ông có vẻ được lòng cử tri hơn và đảng Cộng hòa của ông đang bị dân chán ghét. Tuy vậy ông vẫn giữ vững lập trường cứng rắn như ông đã được đào tạo dù giới trẻ tại Hoa Kỳ xem ông như lớp người của thế hệ “chưa có truyền hình màu.”

Ông John Sidney McCain là con và cháu nội của hai vị đô đốc hải quân. Ông nội ông từng chiến đấu trong Thế chiến II. Cha ông (đô đốc Jack McCain) chỉ huy hạm đội Thái bình dương khi ông đang tham gia chiến dịch oanh tạc Bắc Việt Nam. Năm 1967 máy bay ông John McCain bị bắn rơi trên không phận Hà Nội khi đô đốc đang công cán tại Luân Đôn. Được tin máy bay của con bị bắn hạ, ông bà đô đốc Jack McCain không biết con mình sống chết thế nào vẫn nén nước mắt đi dự một buổi tiếp tân theo chương trình đã định ở Luân Đôn.

Biết ông là con của tư lệnh hạm đội Thái bình dương Hà Nội muốn trả tự do sớm cho ông để tuyên truyền, ông John McCain đã từ chối. Ông ở tù 5 năm rưỡi cho đến ngày trao trả tù binh sau khi ký hiệp định Paris và thời gian ở tù làm ông cảm thấy yêu thương và gần gũi với đất nước Hoa Kỳ hơn. Trong cuốn sách “Faith of My Fathers” tự thuật cuộc đời mình ông John McCain viết: “Khi tôi mất tự do tôi mới thấy yêu quê hương thấm thía.”

Năm 1981, tám năm sau khi trở về, ông John McCain từ bỏ binh nghiệp ra làm chính trị. Về quê vợ (vợ mới) cựu đại tá John McCain ra tranh cử và đắc cử dân biểu Hạ nghị viện Hoa Kỳ năm 1982, và 4 năm sau đắc cử Thượng nghị sĩ  Hoa Kỳ đại diện bang Arozona thế chỗ của vị Thượng nghị sĩ nổi danh Barry Goldwater .

Ông bà tổng thống Reagan đều mến ông McCain. Nhưng tổng thống Theodore Rossevelt xuất thân là một chiến binh, một người tranh đấu bảo vệ môi trường, thích săn bắn và sẵn sàng chống lại những giáo điều không hợp lý của đảng (Cộng hòa) mới là mẫu người gương mẫu của ông.

TNS John McCain không tránh các cuộc tranh luận về các vấn đề gai góc và được đồng viện trong quốc hội tặng danh hiệu “bò rừng”. Tính ưa tranh luận đến độ nóng nảy làm ông mang tiếng, nhưng cũng là một tích sản cho cuộc tranh cử tổng thống của ông. Cử tri trẻ nhiệt huyết thích ông và ủng hộ ông là nhờ vậy. Hy vọng lần này những cử tri đó sẽ không bỏ ông.

Hiện nay đất nước đang trải qua một trận chiến tranh chưa thấy mang lại lợi ích gì ngoài sự tiêu hao tiền bạc và nhân mạng, kinh tế bị đe dọa bởi giá nhiên liêu lên cao, công ăn việc làm giảm, chứng khoán bấp bênh và giá nhà cửa xuống thấp.

Những vấn nạn xã hội này đang tạo áp lực thay đổi chính quyền tại Hoa Thịnh Đốn. Cử tri trẻ dưới 30 tuổi đều muốn một khuôn mặt mới thuộc một đảng khác tại tòa Bạch cung. Nhưng với ông John McCain đất nước đang cần một nhà lãnh đạo già dặn đầy kinh nghiệm như ông để kéo đất nước ra khỏi vũng lầy .

Trong một cuộc phỏng vấn cách đây một năm, TNS McCain tâm sự rằng “Cuộc chiến Iraq có thể sẽ làm cho cuộc tranh cử của tôi thất bại, nhưng tôi thà mất cơ hội làm tổng thống hơn là để thua một trận chiến.” Vào lúc đó chưa biết chiều hướng cuộc chiến Iraq như thế nào, nhưng sau đó ông ủng hộ quyết định tăng quân của tổng thống Bush dù đó là một quyết định đi ngược lại ý kiến của đa số cử tri. Nhưng rồi sự tăng quân tạm thời ổn định tình hình tại Iraq cho thấy ông John McCain có lý. Trong cuộc phỏng vấn lần này tại trung tâm tranh cử của ông tại Arlington, Virginia ông khẳng định sẽ đi tới cùng cho đến lúc Hoa Kỳ chiến thắng. Sau đây là nội dung:

RD: Ngày 26/10/1967 máy bay ông bị bắn rơi tại Hà Nội, đến ngày 14/3/1973 ông được trả tự do. Trong khoảng thời gian đó có khi nào ông nghĩ ông sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ"

TNS McCain: Không! Chưa bao giờ. Tôi chỉ muốn trở lại đời binh nghiệp và lái máy bay cho Hải quân.

RD: Ông là con và cháu của hai vị đô đốc hải quân. Ông nội và thân sinh ông nghĩ gì về việc thay đổi sự nghiệp của ông"

TNS McCain: Tôi nghĩ cả hai đều ngạc nhiên. Vào thời của các ông, sĩ quan hải quân quan niệm binh nghiệp là binh nghiệp, chính trị là chính trị không lẫn lộn với nhau. 

RD: Nhiều cử tri ủng hộ TNS Obama cho rằng tư duy của ông cũ kỷ và bản thân ông cũng đã quá già. Ông nghĩ sao về điều này"

TNS McCain: Tôi biết, và cứ để các cử tri đó nghĩ vậy. Nhưng còn nhiều cử tri khác thích một vị tổng thống có khả năng phán đoán, kinh nghiệm và kiến thức. Tôi nghĩ TNS Barack Obama chưa chứng tỏ có khả năng phán đoán sâu xa về cuộc chiến Iraq cũng như về nhiều vấn đề khác. Những vị tổng thống cao niên và nhiều kinh nghiệm như  tổng thống Eisenhower, Harry Truman, Ronald Reagan đã vực đất nước dậy trong lúc nguy nan như thế nào! Và tôi cũng đã thấy những vị tổng thống ít kinh nghiệm đã làm gì cho đất nước. Ngay cả tổng thống Kennedy bước đầu cũng rất chập choạng .

RD: Ông nghĩ TNS Obama còn quá ít kinh nghiệm"

TNS McCain: Ông ấy không có khả năng phán đoán. Ông chống sự tăng quân ở Iraq, và đến lúc này vẫn chưa nhìn nhận thái độ đó sai. Tại Ohio ông Obama nói ông ta sẽ đơn phương thay đổi thỏa ước thương mãi NAFTA với Mexico và Canada. Bây giờ ông nói ông ủng hộ tự do giao thương. Dân Mỹ tự hỏi thật ra ông Obama nghĩ gì "

RD: Một độc giả hỏi “Động lực nào thúc đẩy ông ra ứng cử tổng thống để ôm lấy những vấn đề nhức đầu trước mắt.”

TNS McCain: Suốt đời tôi phục vụ quốc gia. Tôi nghĩ không gì cao thượng hơn là làm những việc không vì quyền lợi của mình, và tôi nghĩ tôi có đủ kinh nghiệm và hiểu biết để có những quyết định đúng đắn. Tôi rất tự hào được đảng (Cộng hòa) đề cử ra tranh cử tổng thống.

RD: Có nhiều vấn đề cần giải quyết trước mắt. Ông cho việc gì quan trọng nhất"

TNS McCain: An ninh quốc gia là ưu tiên một. Để làm việc đó cần lấy lại lòng tin của dân vào chính quyền. Hiện nay uy tín của quốc hội xuống rất thấp và 84% dân chúng nghĩ nước Mỹ đang mất hướng đi. Cần phải làm cho người dân lạc quan và hy vọng. Cần thay đổi quan niệm chi tiêu và cải tổ hệ thống An Toàn Xã hội (Social Security) và Bảo Hiểm Sức Khỏe (Medicare).

RD: Một bà mẹ có con 21 tuổi hỏi quan điểm của ông đối với chế độ quân dịch như thế nào"

TNS McCain: Tôi chống chế độ quân dịch. Chế độ đó không công bình với thành phần có lợi tức thấp trong xã hội. Quân đội của thế kỷ 21 là quân đội đòi hỏi chuyên môn cao, cần thời gian huấn luyện dài nên không thích hợp với chế độ quân dịch ngắn hạn. Khuyết điểm của một đội quân tình nguyện là không đủ lính phục vụ dưới  cờ khi cần thiết. Chúng ta cần nâng quân số quốc gia lên cao hơn.

RD: Ông có thấy cần một chính sách buộc thanh niên Mỹ phải phục vụ dưới cờ trong một điều kiện nào đó không "

TNS McCain: Tôi nghĩ không cần một chính sách bắt buộc như vậy. Cái cần là một chính sách ưu đãi về kinh tế và cơ hội giáo dục đại học dành cho những thanh niên tình nguyện nhập ngũ phục vụ quốc gia.

RD: Ông có nghĩ đảng Cộng hòa đã đi hơi lố vào con đường bảo thủ, và lúc này cần phải quan tâm hơn đến môi trường sống không"

TNS McCain: Tôi thấy cần. Đảng Cộng hòa là đảng của Theodore Roosevelt có truyền thống bảo vệ môi trường. Một số chính khách của đảng Cộng hòa chưa lo đủ về khí nhà kiếng vì ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể vừa bảo vệ môi trường vừa phát triển kinh tế.

RD: Ông có định mời đảng viên Dân chủ quan tâm đặc biệt về môi trường vào chính quyền tương lai không" Và ông định mời những ai tham gia chính quyền McCain"

TNS McCain: Có những người có khả năng như John Chambers giám đốc điều hành [CEO] của công ty Cisco; Fred Smith, giám đốc điều hành của FedEx; Meg Whitman nguyên giám đốc điều hành eBay; Carl Fiorina nguyên giám đốc điều hành công ty Hewlett-Packard. Tôi sẽ mời những vị đó làm việc cho chính phủ với lương tượng trưng 1 mỹ kim một năm. Và tôi cũng sẽ mời những người thuộc đảng Dân chủ có khả năng khác.

RD: 60% dân Mỹ cho rằng cuộc chiến tại Iraq là một sai lầm. Ông có cảm thấy ông đang đối lập ý kiến với đa số không "

TNS McCain: Tôi không nghĩ như vậy. Chúng ta đang thắng tại Iraq, và người dân muốn rút quân về trong danh dự. Cho nên nếu chịu khó giải thích quần chúng sẽ kiên nhẫn hơn. Sự thất vọng hiện nay của dân chúng do bốn năm lãnh đạo và điều hành cuộc chiến một cách luộm thuộm (3).

RD: Đảng Dân chủ xem cuộc tranh cử lần này là một cuộc chạy đua với George W. McCain. Vậy theo ông một chính quyền McCain khác gì với chính quyền Bush"

TNS McCain: Khác nhiều chứ! Tôi chống việc chi tiêu bừa bãi, chống việc nới rộng bộ máy cầm quyền một cách tốn kém. Tôi chủ trương kiểm soát qui mô độ nóng của khí quyển. Về cuộc chiến Iraq tôi sẽ sửa chữa những lỗi lầm trong chính sách đối với tù nhân và dứt khoát chấm dứt những gì được hiểu là hành hung và tra trấn tù nhân. Tôi sẽ đóng cửa nhà tù ở Guantanamo. Quan trọng hơn hết tôi sẽ làm việc tay trong tay với đồng minh của chúng ta. Tôi sẽ giải quyết vụ diệt chủng tại Darfur …

RD: Trong 100 ngày đầu, ông sẽ làm gì với vấn nạn di dân (immigration)"

TNS McCain: Chính sách di dân thất bại vì chúng ta không quyết tâm làm những gì cần thiết để kiểm soát biên giới. Năm 1986 quốc hội ban hành luật mềm dẽo cho phép mấy triệu người đã vào Hoa Kỳ bất hợp pháp được trở thành thường trú nhân rồi kiểm soát chặt chẽ biên giới. Nhưng chúng ta vẫn không kiểm soát nổi biên giới.  Lần này tôi sẽ thực hiện một chương trình giải quyết một cách nhân đạo cho 12 triệu người đang ở Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp, áp dụng một chương trình tạm thời nhập cư thợ thuyền (temporary-worker program), và dứt khoát đóng của biên giới ngoài những cửa khẩu ra vào hợp lệ.

RD: Trước đây bà Clinton được lòng cử tri gốc Mexico. Bây giờ bà Clinton bị gạt ra ngoài và ông Obama đang ve vãn lấy phiếu của lớp cử tri này một cách khá thành công. Ông có cách gì vận động phiếu của thành phần cử tri quan trọng này không"

TNS McCain: Tôi gốc miền Tây, và lần cuối cùng tôi thắng cử Thượng nghị sĩ với 70% phiếu của người gốc Mexico. Tôi hiểu khuynh hướng của họ về vấn đề phá thai, về sinh hoạt tiểu thương và về chính sách giảm thuế. Tôi biết họ yêu đất nước này và phục vụ trong quân đội với một tỉ số tương xứng với tỉ số [của họ] so với toàn dân. Tôi sẽ có phiếu của cử tri người Mỹ gốc Mexico.

RD: Năm 2000 ông được cử tri trong hạn tuổi 18 đến 20 ủng hộ. Nhưng lúc này lớp tuổi này ủng hộ ông Obama hơn ông đến 22% . Ông làm sao kéo họ về phía mình"

TNS McCain: Tôi sẽ quan tâm đến những ước vọng của giới trẻ và sẽ khai dụng internet để đến gần với họ hơn .

RD: Ông có dùng E-mail không "

TNS McCain: Không

RD: Năm 2000 khi ông ra tranh cử tổng thống hình như bà vợ ông không sốt sắng lắm. Lần này thì sao "

TNS McCain: Tôi đã họp gia đình, bàn thảo mọi khía cạnh và gia đình tôi – trong đó có vợ tôi – đồng ý rằng nếu tôi trở thành tổng thống Hoa Kỳ thì có lợi cho đất nước.

RD: Theo ông việc ông Obama ra tranh cử có lợi gì cho đất nước này"

TNS McCain: Ông ấy tạo ra sự phấn khởi trong một quốc gia tôn trọng dân chủ .

RD: Có vấn đề gì chúng tôi chưa hỏi ông không "

TNS McCain: Cuộc vận động tranh cử này là một cuộc vận động để cải tổ, mang lại thịnh vượng và hòa bình, nhưng trên hết là một cuộc vận động để phục vụ quốc gia. Về mặt này tôi có nhiều lợi thế hơn TNS Obama. Nhưng chúng ta chỉ thành công nếu chúng ta biết làm việc với nhau chứ không phải chỉ mất thì giờ cãi cọ nhau. Tôi hứa với quốc dân tôi sẽ đặt lợi ích của đất nước lên trên mọi chuyện khác.

Trần Bình Nam (phỏng dịch)

August 20, 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Chú thích:

(1) Ghi chú của Reader’s Digest: thực tế số người đen có bằng đại học nhiều gấp 5 lần số người da đen bị tù.

(2)  Do thủ tục mù mờ trong việc thông qua các dự luật tại quốc hội Hoa Kỳ,  các dân biểu nghị sĩ hay đưa các tu chính vào phút chót ít ai để ý để thực hiện các dự án có lợi cho địa phương mình đại diện. Do vậy mới có vụ có một khoảng tiền $320 triệu mỹ kim được ghi vào một dự luật xây cất và bảo trì đường sá liên bang để làm một chiếc cầu nối liền thành phố Ketchikan dân số 8.900 người với một phi trường nhỏ trên đảo Gravita dân số chỉ có 50 người tại bang Alaska. Khi được phanh phui cả nước vừa giận vừa buồn cười [và đặt tên cho chiếc cầu không bao giờ được xây đó cái tên “A bridge to nowhere”.]

(3) Ghi chú của người dịch: ý TNS McCain là “chiến lược đúng, nhưng sai lầm chiến thuật!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.