Hôm nay,  

Mùa Xuân Miên Viễn

07/02/200800:00:00(Xem: 5702)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

- Thích Thông Phương

 

I. THẾ GIAN KẸT TRONG THỜI GIAN VÔ THƯỜNG

 

Nói mùa xuân miên viễn là muốn gợi lại một cái gì mà người người đang bỏ quên. Bởi người thế gian luôn sống trong tâm vô thường, nên thấy nhìn cái gì cũng theo chiều vô thường và buồn vui theo ngoại cảnh.

 

Chúng ta thường tán tụng xuân về hoa nở, chim ca hót, ca ngợi tuổi xuân đẹp như thơ v.v…, nhưng rồi một lúc xuân cũng đi qua và nhớ lại liền tiếc nuối! Năm mới thì chúc tụng, mừng tuổi, ngờ đâu lên một tuổi là mất một năm, là bớt đi một tuổi thọ, nghĩa là rút ngắn bớt thời gian mình có mặt trên đời.

 

Thiền sư Thiên Tùng có hai câu thơ nói về xuân:

 

Kim triêu tận đạo thiêm nhất tuế,

 

Ngô đạo như kim giảm nhất niên.

 

Nghĩa:

 

Sáng nay người bảo thêm một tuổi,

 

Tôi nói ngày này bớt một năm.

 

Lẽ thật là như thế. Bởi con người chúng ta luôn sống trong tưởng tượng quá nhiều hơn sự thật. Bảo xuân về, nhưng xuân ở đâu mà về" Rồi đi đâu" Chỉ là thời tiết đến thì hoa nở, nở xong thì tàn, một dòng trôi chảy liên tục vậy thôi. Chúng ta lại chặn ngang một đoạn, gán cho nó cái tên “mùa xuân” để tạm vui với nhau. Song mùa xuân có đến, có đi, đó là mùa xuân của sự vô thường sinh diệt, nó gạt con mắt phàm vui buồn trong đó; với người hiểu đạo thì đâu thể lầm mê!

 

Với người hiểu đạo, phải thấy cái gì cao siêu hơn, không thể giam mình trong cái tầm thường hư ảo này!

 

Thượng Sĩ Tuệ Trung có bài kệ nói về: KHUYÊN ĐỜI VÀO ĐẠO:

 

Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu,

 

Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu.

 

Vinh hoa khẳng cố nhất trường  mộng,

 

Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu.

 

Khổ thú luân hồi như chuyển cốc,

 

Ái hà xuất một đẳng phù âu.

 

Phùng trường diệc bất mô lai tỷ,

 

Vô hạn lương duyên chỉ ma hưu.

 

Nghĩa:

 

Thời tiết xoay vần xuân tới thu,

 

Tuổi già vùn vụt phủ lên đầu.

 

Giàu sang nhìn lại một cơn mộng,

 

Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu.

 

Nẽo khổ luân hồi vành xe chuyển,

 

Sông yêu chìm nổi tợ bọt xao.

 

Gặp dịp chẳng liền sờ lên mũi,

 

Thôi thế duyên lành bao thuở nào!

 

Đây là Thượng Sĩ ân cần nhắc nhở mọi người, chớ đắm mê theo cuộc vô thường của thế gian này, say đắm ở trong đó mà tạo tác lăng xăng, rốt cuộc chỉ ôm khổ, ôm sầu, tay không cũng hoàn tay không. Theo đó, tức là theo hòn bọt nổi mà lên xuống, chìm nổi trong vòng luân hồi, quên mất biển cả thênh thang. Ngay đây đã gặp dịp đánh thức cho mình, phải tỉnh lại, sờ lên mũi xem! Một lẽ thật muôn thuở ngàn đời vẫn hằng sẵn đó mà không chịu nhận, lại nhớ đâu đâu, đuổi theo bắt bóng tìm bọt, cuối cùng trả về cho KHÔNG! Đành bỏ qua duyên lành hy hữu này sao"

 

Mã Tổ một hôm cùng Hoài Hải đi dạo, thấy bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ liền chỉ đó hỏi:

 

- Đó là cái gì"

 

Hoài Hải thưa:

 

- Bầy vịt trời.

 

Mã Tổ hỏi:

 

- Bay đi dâu"

 

Hoài Hải thưa:

 

- Bay qua.

 

Mã Tổ bèn nắm mũi Hoài Hải vặn mạnh, đau quá Sư la lên. Mã Tổ bảo:

 

- Lại nói bay qua đi!

 

Ngay câu đó, Hoài Hải tỉnh ngộ.

 

Hoài Hải ban đầu theo thường tình cứ lo nhớ bầy vịt trời, quên mất chính mình đang hiện hữu. Mã Tổ thấy thấu được điểm ấy nên nhéo mũi đánh thức Sư trở lại. Hoài Hải đau điếng la lên, mới hay lẽ thật từ xưa vẫn sờ sờ đó thôi, chưa từng thiếu vắng bao giờ! Có bay đi đâu" Chớ quên mình theo vật đành chịu lang thang rất đáng thương!

 

II. XUÂN TRONG TỰ TÁNH

 

Quả thật, ai ai cũng đều có một quê hương sáng ngời với mùa xuân muôn thuở, chưa từng có đến đi, nở tàn, thay đổi theo thời gian mà đành bỏ quên một cách đáng thương! Thiền sư thấy được lẽ thật ấy nên dùng mọi phương tiện đánh thức chúng ta sống lại chỗ này, chính đó là nguồn sống vĩnh viễn không cùng tận.

 

Thiền sư Tiên Đỗ hiệu Vô Kiến có bài thơ Ở NÚI:

 

Trang Sanh hữu ý năng tề vật,

 

Ngã dã vô tâm dữ vật tề.

 

Độc tọa bồ đoàn xuân nguyệt noãn,

 

Nhất thanh u điểu cách song đề.

 

Nghĩa:

 

Trang Chu có ý hay tề vật,

 

Ta chỉ vô tâm cùng vật tề.

 

Độc tọa bồ đoàn ngày xuân ấm,

 

Một tiếng chim kêu xa vọng về.

 

Nghĩa là, Trang Chu đem tâm muốn an bài vật, khiến cảnh vật theo ý mình; đâu biết rằng, càng khởi tâm thì cảnh càng động, càng loạn, càng sai biệt thôi. Vừa khởi tâm tề vật, là vật đã sai biệt rồi! Chỉ tự vô tâm thì cảnh tự an bài, vật tự tề, núi tự là núi, sông tự là sông.

 

Ngày xuân ấm, ngồi một mình trên bồ đoàn, chợt một tiếng chim kêu cách cửa sổ, từ xa vọng về! Xa vọng về đâu" Tức vọng về “Con Người Mãi Xuân” đang ngồi đó!

 

Ô kìa! Bên song cửa sáu căn thấy nghe hiểu biết, “Người ấy” đang ngồi đây! Người này không có trẻ già, đâu lo còn mất" Có Ai đã nghe tiếng chim xa vọng về đó chăng" Tuy nhiên, trong đây vừa có “Ý” liền sai.

 

Đến Thiền sư Nhân Dũng ở Bảo Ninh thì nhân ngày tết, Sư dạy chúng:

 

Tạc nhật khứ niên khứ,

 

Kim nhật kim niên lai.

 

Khứ niên khứ bất khứ,

 

Kim niên lai bất lai.

 

Biến dã doanh xích tuyết,

 

Đại địa vong tiêm ai.

 

Vô danh vô tự nhân,

 

Cử mục liêu bồi hồi!

 

Nghĩa:

 

Hôm qua năm cũ đi,

 

Ngày nay năm mới đến.

 

Năm cũ đi chẳng đi,

 

Năm mới đến chẳng đến.

 

Khắp đồng trắng đầy tuyết,

 

Cõi đất bặt mảy trần.

 

Người không tên không chữ,

 

Đưa mắt nhìn bồi hồi.

 

Năm nào là năm cũ" Năm nào là năm mới" Chỉ cách có một đêm, sáng ra liền chia thành năm cũ, năm mới. Quả là sống trong ảo tưởng quá nhiều! Rồi tại sao năm cũ đi chẳng đi" Năm mới đến chẳng đến" Vì đến đi đó là cái thấy ảo tưởng theo thời gian vô thường, nhưng sự thật ngay trước mắt đây, vốn hiện bày một màu sáng ngời, không một hạt bụi che. Trong đó, có “người không tên, không chữ” đang đưa mắt nhìn bồi hồi kia kìa! Năm cũ, năm mới làm sao đến được chỗ này! Ai thấy chăng" Song, vì sao mà người ấy nhìn bồi hồi" Bởi vì, vẫn ngồi đó mà không ai ngó tới! Người người cứ lo đuổi theo hoa nở, hoa rụng để tự vui buồn theo đó, còn người chủ của mùa xuân bất diệt vẫn ngồi đây mà không ai hay. Thật quá phũ phàng! Vậy có ai biết người đó ở đâu chăng"

 

Đây, Thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ chỉ thêm cho thấy, Sư thượng đường bảo:

 

- Hôm qua lão tăng vào trong thành thấy một giàn xiếc với người gỗ máy, bèn đến gần trước xem, hoặc thấy đẹp đẽ lạ kỳ, hoặc thấy rất xấu xí, chuyển động khi đi khi ngồi, xanh vàng đỏ trắng. Thấy rõ mọi thứ xong, đến khi xem kỹ lại thì vốn là tấm màn vải xanh bọc lại, bên trong có người. Sơn tăng nhịn không nổi, liền bước tới hỏi: - Ông tên họ gì" Y bảo: Ông Hoà thượng này, thấy là xong, còn hỏi tên họ làm gì"

 

Đại chúng! Sơn tăng bị y hỏi một câu đành câm miệng không lời có thể đáp, không  lý có thể bày. Có ai vì Sơn tăng  nói được chăng"

 

Người nào ở trong tấm vải  bọc lại" Tại sao hỏi tên họ thì bị quở" Ai thấy được người ấy chưa" Hãy chú ý nghe kỹ: “Thấy là xong, còn hỏi tên họ làm gì"” Ngay trong thân hiện tại đây, nhận thấy là xong, khỏi hỏi tên họ, tuổi tác!

 

Hòa thượng Thạch Đầu từng bảo Duy Nghiễm:

 

Từ lâu chung ở chẳng biết tên,

 

Đi đứng theo nhau cứ mặc tình.

 

Chư thánh từ xưa còn chẳng biết

 

Kẻ phàm thô vội đâu thể rành!

 

Âm:

 

Tùng lai cộng trụ bất tri danh

 

Nhậm vận tương tương chỉ ma hành

 

Tự cổ thượng hiền du bất thức,

 

Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh.

 

Cái gì tùy thời luôn luôn theo sát bên mình trong mọi cử chỉ, hành động chưa từng tạm rời" Tại sao từ lâu xa vẫn ở chung với nó mà không biết tên nó" Có phải đó là người không tên không chữ đang nhìn bồi hồi chăng" Nó vốn không tên, nếu biết tên nó, lại thành kẻ thứ hai rồi! Chỗ này chư thánh còn chẳng biết kia mà! Đơn giản, vì đây không phải là cái bị biết. Do đó nếu đứng bên ngoài mà suy luận thì không  bao giờ cảm thông được.

 

Cần phải một phen thẳng vào sống trong ấy. Song, muốn sống chỗ này, phải dám quên cái vô thường kia, và bừng dậy ngay trong vô thường vẫn hằng thường, không sanh niệm thứ hai chen vào thì hiện tiền sáng ngời không nghi.

 

Thiền sư Chân Tịnh có bài kệ:

 

Lão dã tu tri bất lão thân,

 

Đồng hành đồng tọa hữu tinhthần

 

Tuy nhiên vô tướng vô dung mạo

 

Năng vị quần sanh tác chủ ông.

 

Nghĩa:

 

Già đó nên biết thân chẳng già.

 

Đi đứng nằm ngồi vẫn theo ta

 

Tuy nhiên không tướng, không hình mạo

 

Làm chủ muôn loài vốn từ xưa.

 

Thiền sư Chân Tịnh cũng nhắc nhở chúng ta, trong cái thân trẻ già này, có cái chẳng già, nó vẫn hiện hữu trong mọi cử động tới lui, qua lại hằng ngày đây. Tuy nó không có hình dáng gì để thấy như cái thân già trẻ, nhưng chính đó là gốc của muôn vật, không cái gì trên thế gian này thoát ra khỏi nó. Nhưng lạ thay! Người người lại bỏ quên nó không ngó ngàng tới! Ồ! Người ấy đang bồi hồi nhìn chúng ta kìa!

 

Tổ Lâm Tế bảo: “Ngay cục thịt đỏ au đó, có con người chân thật không ngôi thứ, thường ra vào nơi cửa mặt chúng ta đây.” Tức ngay hiện tại, thấy nghe tất cả mà vẫn nguyên vẹn là thấy nghe, không xen lẫn cái gì, ai không có" Sống trở lại với con người này thì làm chủ trong cuộc vô thường, còn gì vui sướng hơn" Mùa xuân miên viễn không năm tháng là đó chứ gì"

 

Động Sơn sắp tịch, có vị tăng hỏi:

 

- Hòa thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng"

 

Sư đáp:

 

- Có.

 

Tăng hỏi:

 

- Cái chẳng bệnh có thấy Hòa thượng chăng"

 

Sư đáp:

 

- Lão tăng xem y có phần.

 

Tăng hỏi:

 

- Chưa biết Hòa thượng làm sao xem y"

 

Sư đáp:

 

- Khi lão tăng xem, chẳng thấy có bệnh.

 

Khi bệnh, nhìn kỹ xem cái bệnh diễn ra như thế nào" Thấy được cái bệnh, cái đó đâu thuộc bệnh" Đâu bị vô thường chi phối" Nên nói: “Xem y có phần”. Bốn đại năm ấm đâu ngăn che được nó. Hiện tại có ai bị ngăn không có thấy nghe chăng" Tuy nhiên tối kị sanh tâm động niệm. Vừa động niệm liền rơi trong bệnh, chớ bảo là không dính dáng.

 

Đến Thiền sư Vạn Hạnh thì sự thịnh suy vô thường hiện trong con mắt Sư như sau:

 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

 

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

 

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,

 

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

 

Nghĩa:

 

Thân như điện chớp có rồi không

 

Cây cỏ xuân tươi thu héo tàn

 

Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi,

 

Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương đông.

 

Với Thiền sư lòng vẫn bình thản trước sự thịnh suy của cuộc đời. Nhưng tại sao Thiền sư không sợ hãi trước cuộc thịnh suy" Vì Sư thấy rõ thân không thật, cảnh sẽ nương vào đâu để lập" Thịnh với ai" Suy với ai" Sư thấy rõ thịnh suy tợ hạt sương buổi sớm đọng trên đầu ngọn cỏ, không có gì quan trọng so với con người bất tử kia. Nếu gặp thịnh liền vui, gặp suy liền buồn, đó là vui buồn theo duyên, không có chủ, cần nên nhớ!

 

III. NIỀM VUI CHÂN THẬT

 

Như vậy nói mùa xuân miên viễn là ngầm chỉ cái gì" Tức ngầm chỉ một niềm vui chân thật, vui mãi không mất, không thuộc sanh diệt. Đó là niềm vui không có thời gian. Nói thẳng là, niềm vui sống được trong tự tánh, niềm vui làm chủ trở lại chính mình.

 

Hòa thượng Thủy Lạo từng bảo trong chúng: “Ta từ khi bị cái đạp của Mã Tổ đến nay cười mãi không thôi.” Đó là niềm vui sống được trong cái chân thật. Nếu ngay khi bị đạp đó mà chợt nhớ đến cái ta này, hẳn không thể có đứng dậy vỗ tay cười to (Sư hỏi Mã Tổ: - Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang" Mã Tổ liền nhắm ngay ngực tống cho một đạp té nhào. Sư liền đại ngộ, đứng dậy cười to ha hả). Chính lúc đó, Sư quên mất cái Ta này, cũng không nhớ cái đạp luôn, mới chợt nhận ra niềm vui bất diệt ấy ở ngay nơi mình từ lâu.

 

Thiền sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc sai vị tăng đến thăm dò Mã Tổ và dặn:

 

- Đợi y thượng đường, chỉ hỏi: “Làm cái gì"”, y trả lời thế nào ông hãy ghi nhớ về thuật lại cho ta nghe!

 

Vị tăng liền đến chỗ Mã Tổ làm đúng theo lời Sư chỉ dạy. Mã Tổ liền bảo:

 

- Từ loạn Hồ về sau ba mươi năm chưa từng thiếu tương muối.

 

Đây là Mã Tổ nói lên niềm vui trở về nhà, hết còn lang thang tìm kiếm xin ăn bửa đói bửa no. Chính đó là chỗ an ổn đời đời, không ai có thể xâm phạm được. Các ngài là người, các ngài có; chúng ta cũng là người thì chúng ta cũng có đâu thiếu! Vậy sao chúng ta không chịu sống trong ấy, mà đành chịu giam mình trong cuộc luân hồi sanh tử khổ đau"

 

Hòa thượng Vân Cái có bài kệ nói lên chỗ sống chân thật ấy:

 

Nhất niên xuân tận nhất niên xuân,

 

Dã thảo sơn hoa kỷ độ tân.

 

Thiên hiểu bất nhân chung cổ động,

 

Nguyệt minh phi vị dạ hành nhân.

 

Nghĩa:

 

Một năm xuân trọn một năm xuân,

 

Hoa nội cỏ đồng tươi mấy lần.

 

Trời sáng chẳng do chuông trống động,

 

Trăng trong đâu bởi khách đi đêm.

 

Đến đây, với Thiền sư Vân Cái thì thấy lúc nào cũng là xuân, khắp nơi đâu đâu cũng là xuân, không còn phân biệt mới cũ. Đó là mùa xuân từ trong tự tánh mà thấy, không do tạo tác từ bên ngoài, không do cái gì làm nên. TÂM XUÂN thì thấy cái gì cũng xuân. Ai bảo người tu là bi quan yếm thế"

 

IV. LÀM SAO THẤY ĐƯỢC NIỀM VUI NÀY"

 

Đã biết có niềm vui bất diệt ấy, nhưng làm sao nhận thấy, chẳng lẽ chỉ nói suông sao"

 

Đây, Thiền sư Thử Am chỉ cho chúng ta thấy qua bài kệ:

 

Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý,

 

Phiến vân qui động bổn vô tâm.  

 

Nhân sanh nhược đắc như vân thủy,

 

Thiết thọ khai hoa biến giới xuân.

 

Nghĩa:

 

Nước tuôn xuống núi nào có ý,

 

Mây bay về động vốn vô tâm.

 

Người đời nếu được như mây nước,

 

Cây sắt trổ hoa khắp cõi xuân.

 

Nếu tâm chúng ta được như mây nước, đi qua tất cả mà không lưu lại dấu vết gì, không bám dính cái gì, thì: “cây sắt trổ hoa khắp cõi xuân”, khỏi tìm đâu khác. Nói theo kinh Kim Cang là: “Nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia”, đi qua tất cả sáu trần mà không dừng trụ ở bất cứ trần nào, không đứng lại ở bất cứ chỗ nào, thì tâm thênh thang có gì phiền não" Chính đó là sống trở lại “tâm thể tinh khôi”, lúc nào cũng mới mẻ sáng ngời, chỗ nào cũng  có niềm vui bất diệt đó.

 

Cho nên Thiền sư Thiền Lão đáp vua Lý Thái Tông hỏi:

 

- Hằng ngày Hòa thượng làm gì"

 

Sư đáp:

 

- Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác,

 

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

 

(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh,

 

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân)

 

Chỗ sống hằng ngày của Thiền sư là như thế. Tâm đã thanh tịnh sáng suốt thì thấy cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt, cũng lộ bày chân thật đó, chỗ nào mà chẳng xuân" Song vừa có “ý” xen vào liền hết xuân! Liền đó Lưu Thần, Nguyễn Triệu phải trở về nhân gian thôi!

 

Tương truyền ngày xưa có hai chàng học trò tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu nhân ngày tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5) đi hái thuốc, bị lạc đường đến động Thiên thai gặp Tiên nữ và kết duyên cùng Tiên nữ. Nhưng một hôm, đang ở trên cảnh tiên vui sướng bỗng chợt nhớ nhà quá, rồi một mực đòi về. Tiên nữ biết hai chàng lòng trần chưa dứt không thể ép được, nên đưa cả hai về trần thế. Song, khi hai chàng về đến nơi thì hỡi ôi, cảnh vật đều biến đổi khác lạ, quê xưa không còn nữa, người thân đều chết cả, không người quen biết! Hai chàng buồn bã lại nhớ đến cảnh tiên, tìm đường muốn lên đó để gặp tiên, nhưng than ôi, cảnh tiên đâu không thấy, cuối cùng lạc lối, đành chịu chết bỏ xác ở rừng sâu!

 

Cho thấy, dù người đang ngồi trong cảnh tiên, vẫn không sống được trong ấy, là vì sao" Lỗi tại ai" Cảnh đâu có bỏ người hay lựa người. Chỉ tại người tự sanh tâm cách biệt!

 

Trong khi đó thì:

 

Hoa lưu động khẩu ưng trường tại.

 

Nghĩa là:

 

Mãi nơi cửa động hoa còn đó.

 

Hoa vẫn còn mãi đó! Vẫn nở luôn nơi cửa động nhưng người còn động niệm nhớ trần gian nên không thấy. Chỉ cần ngay đây, ai đó tự mở mắt ra xem, thì, ô kìa! Hoa nở ngay trong mắt mình! Vui sướng xiết bao! Bỏ qua, rồi đi tìm là đành chịu chết! Có thật đau đớn chăng"

 

V. TÓM KẾT

 

Người nhận được niềm vui chân thật này là con đường trở lại quê xưa. Sống được niềm vui này là làm chủ trở lại trong cuộc vô thường sanh tử, từ đó có hiệu dụng thắng phiền não, đau buồn, vì đã có mùa xuân miên viễn nơi cố hương. Cũng từ đây, người tỉnh ngộ hết chạy đuổi tìm theo cái hư dối mà ngồi thẳng ngay tại quê nhà thưởng xuân, còn gì vui sướng hơn" Tuy nhiên, muốn được như thế, phải quên cái TA sanh diệt này, phải dám BUÔNG!

 

Kinh Niết Bàn có nhắc chuyện Tiên nhân vì nửa bài kệ mà hy sinh thân mạng. Tức Phật khi còn tu Bồ tát hạnh, làm vị Tiên nhân ở trong núi sâu, trọn ngày hành đạo, muốn tìm cầu kinh điển đại thừa mà không nghe biết ở đâu có. Nhân vị Tiên ấy đang ngồi thiền tư duy, cảm đến trời Đế Thích hiện xuống hóa làm một quỷ La Sát đến bên động dùng tiếng trong trẻo đọc nửa bài kệ:

 

Chư hành vô thường,

 

Thị sanh diệt pháp

 

Nghĩa:

 

Các hành vô thường,

 

Là pháp sanh diệt.

 

Vị Tiên nghe được, liền xuống khỏi chỗ ngồi, đi ra ngoài nhìn khắp nơi tìm xem ai đọc nửa bài kệ đó, thì thấy một hình tướng ghê sợ, đầu tóc rối bù, mặt xanh như chàm, răng nanh lòi ra, thân to, bụng đói teo nhỏ. Vị Tiên bèn hỏi:

 

- Phải ông vừa đọc hai câu kệ vừa rồi chăng"

 

La Sát đáp:

 

- Chính tôi đọc.

 

Vị Tiên nói:

 

- Xin ông đọc tiếp luôn hai câu cuối, tôi sẽ đền ơn cho.

 

La Sát nói:

 

- Bụng tôi đang đói mấy ngày, không còn sức để đọc tiếp.

 

Vị Tiên hỏi:

 

- Thức ăn của ông là gì"

 

La Sát nói:

 

- Thịt tươi của người và uống máu nóng, nếu ông có thể xả thân cho tôi ăn, tôi sẽ nói cho.

 

Vị Tiên nghĩ: - “Nếu xả thân cho vị này ăn thì lấy gì để nghe pháp"” Bèn nghĩ ra kế, xin La Sát hãy viết bài kệ lên đá, Ngài ở trên cây cao nhìn xuống đồng thời gieo thân mình cho ăn.

 

Như thế, La Sát viết hai câu tiếp:

 

Sanh diệt diệt dĩ,

 

Tịch diệt vi lạc.

 

Nghĩa:

 

Sanh diệt diệt rồi,

 

Tịch diệt là vui.

 

Vị Tiên đang nhảy xuống, La Sát đỡ lấy thân của vị Tiên, hiện lại nguyên hình trời Đế Thích, tán thán:

 

- Lành thay! Ngài sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, xin chớ quên độ tôi!

 

Trong đây, tại sao chỉ có hai câu kệ mà bắt phải hy sinh thân mạng" Hy sinh thân mạng rồi, lấy gì để nghe" Đó là một thâm ý! Thân này vốn thuộc các hành vô thường, là pháp hữu vi sanh diệt chứ gì! Muốn nghe nhận được đến “Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui” thì phải dám BUÔNG cái TA sanh diệt này, mới nghe được “Tịch diệt là vui” kia! Còn quá bám víu, quá luyến tiếc cái Ta không dám buông, thì đừng mong nghe được lời vi diệu kia. Vì vậy Tiên nhân buông xả thân mạng này, liền được thấy “Tịch diệt là vui”! Chỗ này dù lý luận hay thế mấy cũng không tới được, chỉ phải một phen chứng nghiệm thôi.

 

Để tóm tắt ý nghĩa trên, xin dẫn bài kệ của Thiền sư Tư ở Nột Đường:

 

Xuân tuyết mãn không lai,

 

Xúc xứ thị hoa khai.

 

Bất tri viên lý thụ,

 

Na cá thị chân mai"

 

Nghĩa:

 

Tuyết xuân đầy trời đến,

 

Trúng đâu hoa nở đó.

 

Chẳng rõ cây trong vườn,

 

Gốc nào là mai thật"

 

Tức là hơi xuân đã sẵn khắp mọi nơi, mọi chỗ, đụng đến là hoa nở ngay đó thôi. Nhưng không biết trong đây có cây nào là mai thật chăng" Đã có, tại sao còn chưa nở" Có đáng thương, đáng buồn chăng"

 

Hy vọng mỗi cây thật trong đây đều trúng được “hơi xuân bất diệt” này!

 

Ồ! Hoa nở rồi đây!

 

(Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/tuyentapxuan-104.htm)

 

+++

 

Tết Tưng Bừng Khắp Châu Á Chúc Lành Nhà Nhà Phước Lộc

 

Trong khi cả tỉ người ăn mừng Tết Mậu Tý, các thầy bói Trung Quốc tiên đoán về đủ thứ chuyện hên xuôi, theo bản tin trên tờ Bangkok Post.

 

Các thầy bói Trung Quốc kêu gọi mọi người nên dè dặt, có kiêng có lành, khi vào năm Con Chuột, bắt đầu Mồng Một là Thứ Năm 7-2-2008. Nhiều thầy cảnh báo là có thể có dao động về tài chánh và chính trị, cả nạn sóng thần và dịch họa. Thực tế, năm naò mà không có biến động ở vùng Châu Á naỳ.

 

Mấy thầy nói lý do vì nứơc và đất, tức thủy và thổ, sẽ xung khắc trong năm 2008. Thầy phong thủy Raymond Lo ở Hồng Kông nói rằng đất thường trị thủy, nhưng lại quá yếu để kiểm soát chuột, một loaì vật biểu tượng cho nứơc mạnh mẽ.

 

Nhiều triệu người khắp Châu Á sẽ ăn mừng Tết suốt cả tuần lễ kể từ Thứ Năm. Hiện thời, trên đường phố từ Bắc Kinh tới Bangkok, từ Sydney tới Seoul, đã giăng đầy các biểu tượng màu đỏ và vàng, những biểu tượng có ý nghĩa mang may mắn, phước lộc cho cả năm.

 

Nhiều triệu người đã về quê ăn Tết, đông đảo tại Trung Quốc, taị Việt Nam, và nhiều nơi khác.

 

Tại Việt Nam, báo Bangkok Post viết, đường phố đầy các cây và cành hoa quất, hoa đào, tượng trưng cho an khang và thịnh vượng.

 

Bản tin của thông tấn nhà nứơc TTXVN đăng trên tờ Hà Nội Mới cho biết là lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ, Sài Gòn, đã thực hiện tưng bừng vào tối 5/2 (29 Tết). Theo lịch trình, nhiều lễ hội nơi đây sẽ “tưng bừng, náo nhiệt, kéo dài từ ngày 5 đến 10/2 (từ 19 đến hết mồng 4 Tết).”

 

Bản tin ghi rằng trong đêm khai mạc, hàng chục ngàn người dân thành phố đã đổ về khu vực trung tâm, nơi có sân khấu chính trên đại lộ Lê Lợi để hòa mình vào chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Xuân thịnh vượng” và tham quan đường hoa.

 

Năm nay là năm thứ 5 đường Nguyễn Huệ - con đường đẹp ở trung tâm TP Sài Gòn được tổ chức thành một đường hoa, một khu vườn hoa xuân lộng lẫy, rực rỡ sắc màu, với hàng trăm loại hoa, cây cảnh, bon sai, non bộ... trưng bày, sắp đặt theo nhiều chủ đề khác nhau.

 

Bản tin còn ghi về đường hoa, “Hàng chục gốc mai vàng cổ thụ nở bừng giữa nắng vàng, mang lại sự ấm áp cho ngày Tết là điểm nhấn cho cả khu vực đường hoa. Cùng với hoa, cây cảnh, những mái nhà tranh, mảnh ruộng, góc vườn, bờ ao, cổng làng, lũy tre, những ụ rơm, xe thổ mộ, chiếc võng đong đưa, những chiếc chõng tre, chim hót, những chú chuột ngộ nghĩnh... được bố trí suốt đường hoa càng tô đậm thêm nét đẹp văn hóa truyền thống Việt, mang hồn quê về giữa phố phường hiện đại, giữa ngày xuân mừng năm mới. Tại đường hoa năm nay còn trưng bày chiếc đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam, cao 7,5 mét và có đường kính 9,6 mét.

 

Cùng với đường hoa Nguyễn Huệ, dịp lễ hội Tết năm nay do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) thực hiện còn nhiều chương trình đặc sắc khác. Những phố đèn hoa quen thuộc như Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi được thắp sáng đến mồng 8 Tết với nhiều loại đèn trang trí mới lạ, đèn lồng dân tộc tỏa sáng lung linh từ những đêm trước Tết để phục vụ người dân tham quan, thưởng lãm.”

 

Trong những ngày xuân tại Việt Nam, phong trào dân chủ chỉ có một tin vui là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy được  trả tự do về mấy ngày qua. Trong khi đó, có tin một số nhà hoạt động dân chủ khác đang bị truy bức bằng nhiều hình thức: Nguyễn Tiến Trung đã bị kêu nhập ngũ, và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đe dọa có thể là truy tố về “phát tán” các baì viết dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.