Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Năm Mới Qua Khắp Nẻo Đường Thế Giới

08/02/200800:00:00(Xem: 6682)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

- Mường Giang

 

Không riêng gì dân tộc VN, mà hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, đâu đâu người ta cũng đều coi trọng đêm giao thừa. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong năm, mà cũng thật là ngắn ngủi, để con người tịnh tâm ôn lại đời quá khứ mà mỗi năm thêm tuổi, càng đuổi xuân đi, buồn vui lẩn lộn.

 

Xưa nay, lẽ trời đất không đổi dời, có bắt đầu thì cũng phải có kết thúc, thời gian cứ chạy long bong,để rồi hội ngộ tại cái mốc cuối cùng của năm là phút giây trừ tịch. Tính ra, thế giới đã bước vào thế kỷ XXI đã được tám năm với nhiễu nhương loạn lạc vì thiên tai, chiến tranh và khủng bố. Nhưng dù gì chăng nửa, nói chung hầu hết đều mừng năm mới rất vui nhộn. Tóm lại, Xuân-Tết vẫn là nguồn hạnh phúc chung của nhân loại mà ai cũng hoài vọng thiết tha, cho nên dù họ mừng năm mới cách nào chăng nữa, thì cũng không ngoài sự nghênh tân tống cựu, chấp nhận chịu đựng để đón một chiếc lá xuân xanh hay úa vàng hờ hững rơi xuống bờ vai của đời mình ‘may nhờ rũi chịu‘ chứ không có ai đủ thẩm quyền để quyết định số mạng của con người.

 

1 - NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA NHÂN LOẠI TRONG VIỆC TÍNH THỜI GIAN:

 

Xưa nay ta vẩn tưởng thiên hạ sống trên trái đất, nếu không xài âm lịch thì sử dụng dương lịch mà người VN quen gọi là tết tây hay tết ta. Thật sự không phải vậy vì mỗi dân tộc đều có riêng cách nghĩ và khoảng thời gian riêng của họ, dù là một quốc gia độc lập hay đang sống dưới ách nô lệ. Với Tây Tạng, một quốc gia theo Phật Giáo mật tông, có nền độc lập lâu đời, bị Trung Cộng cưỡng chiếm vào năm 1949, thì năm 2000 mà nhân loại bước qua, đã đến vơi họ từ 128 năm về trước, nếu căn cứ vào Phật lịch của Vương quốc Tây Tạng. Như cách tính của người, Tàu, năm của người Tây Tạng dựa theo cách xếp đặt của can, chi và sự vận hành trong kinh dịch, nhưng có khác biệt về quan niệm tính ngày vào lúc mặt trời mọc, chứ không phải căn cứ vào múi giờ 0 như phương tây.

 

Hiện lịch này vẩn được sử dụng tại Tây Tạng, do chính Đức Dạt La Lạt Ma, Vị lãnh đạo tinh thần của vương quốc trên, đang sống lưu vong tại Dharamsala (Aãn Độ), tu chỉnh và phát hành. Đối với Trung Cộng, năm 2000 vừa qua, tương ứng với năm 4699 của Họ, dù từ năm 1912, chính phủ dân quốc đã chấp nhận lịch Grégoire. Căn cứ vào cuốn lịch đời Quang Tự nhà Thanh (1874-1908), làm theo lịch cổ, thì người Tàu cách đây hơn 2000 năm trước tây lịch, nhờ vào sự đo đạc khá chính xác, đã tính được một năm có 365 ngày và năm nhuận. Ngày nay, lịch cổ Trung Hoa vẫn còn được sử dụng trong lể, hội, xuân, tết và trong lãnh vực chiêm tinh, bói toán.

 

Với người Do Thái, theo những văn bia cổ nhất từ thế kỷ thứ 10 trước TL, thì lịch Gezer dựa vào âm và dương, theo đó mỗi năm chỉ có 295 ngày, nên vào năm 2000 thì ltch cổ Do Thái đã bước vào năm 5761. Ngày nay như hầu hết các nước trên thế giới, Do Thái dùng lịch Grégoire, còn lịch cổ Gezer chỉ dùng trong lể hội mà thôi. Tại Trung Mỹ, người da đỏ sống ở nước Guatemala, theo truyền thống của tổ tiên họ là người Maya, có từ 5116 năm về trước theo huyền sử. Theo đó, người Maya dùng hai thứ lịch : Haab theo mặt trời có 365 ngày và lịch Tzolkin của tôn giáo, chỉ có 260 ngày.

 

Cuối cùng là người Ả Rập theo Hồi giáo làm lịch theo sự vận hành của mặt trăng với niềm tin dựa vào kỳ trăng mới trong mỗi tháng. Tuy nhiên ngày nay người Ả Rập sống rải rác khắp nơi trên thế giới và sự trở ngại lớn nhất là mặt trăng mới không xuất hiện cùng lúc như trên bán đảo Ả Rập. Khó khăn kế tiếp là sự xen kẽ giữa những ngày 29 và 30 theo mặt trăng , không ăn khóp với mặt trời. Để phù hợp với thực tế, người Hồi giáo tha phương phải cộng thêm 11 ngày trong chu kỳ 30 năm. Đặc biệt , nếu theo lịch Hồi thì người Ả Rập luôn luôn trẻ hơn các dân tộc khác vì lịch của họ rất ngắn và hộ tịch lại căn cứ theo âm lịch. Khác với tây phương, người Ả Rập khi bắt đầu làm lịch , họ lấy điểm gốc là Hégire ( kỷ nguyên hồi giáo), tính từ giai đoạn nhà tiên tri Mahomet sông lưu vong ở Médine, vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau TL. Vì thế khi tây phương bước vào thiên niên kỷ 2000, thì Ả Rập lại là năm 1422.

 

Tóm lại năm được gọi là đầu tiên của đệ nhị thiên niên kỷ vẩn không đến cùng một lúc trong lòng mọi người như ta nghĩ vì chỉ có phương tây hay các quốc gia dùng dương lịch chấp nhận, còn một số lớn thì đón xuân theo lịch riêng của họ. Trên nguyên tắc, thì hiện nay tây phương gần như thống trị thế giới về phương diện đo đạc thời gian và dương lịch Grégoire đã được cải biến thêm hoàn chĩnh, thế nhưng theo lịch để hòa hợp dòng sinh hoạt của nhân loại, còn quan niệm về chủng tộc tôn giáo lại thuộc trong lãnh vực tâm linh, nên sự khác biệt trong lúc đón năm mới là điều rất bình thường.

 

2 - GIAO THỪA KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI KHI NHÂN LOẠI BƯỚC VÀO THẾ KỶ XXI:

 

Dựa vào thiên văn, một nhóm địa phương nằm trên đường kinh tuyến 180 độ đông đều cho rằng mình là vùng đất đầu tiên được đón chào bình minh trên thế giới khi nhân loại bước vào đệ nhị thiên niên kỷ. Đó là các đảo quốc Atka của Nga, Vanua Levu thuộc Fidji và Nukufetau trong quần đảo Micronese. Tuy nhiên, theo sự tính toán của các nhà địa lý quốc tế, thì chính đảo Pitt của Tân tây Lan, mới là điểm đầu tiên đón ánh bình minh của năm mới. Tuy vậy tại quần đảo Fidji, mặt trời đầu tiên sẻ lần lượt thay đổi qua các múi giờ của kinh tuyến 180 độ, tại các đảo Vanua levu, Rambi và Taveuni.

 

Tất cả các điểm trên đã được thắp sáng bằng điện, dễ cho mọi người từ xa cũng nhìn thấy rỏ. Riêng dân chúng tại hai đảo Tonga và Samoa có thể đón hai lần ánh bình minh của năm mới theo múi giờ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đảo Pitt có diện tích 98 km vuông, nằm trong nhóm đảo Chatham, coi như ngoài rìa thế giới, trong Nam Băng Dương, cách Tân tây Lan 800 km, ở độ cao 230m so với mặt biển. Ngay khi nhận được tin mừng trên, dân chúng tại đây đã chuẩn bị mọi thứ để các hãng truyền thông quốc tế và du khách đến đây đón giao thừa cũng như chào ánh binh đâu tiên của năm 2000 vào lúc 5gìờ 00phút 24 giây, sớm hơn mọi nơ khác.

 

Để chuẩn bị mọi thứ, ngay yừ tháng 10-1998, chánh phủ Tân tây Lan đã lập một Bộ mới mang tên là thiên niên kỷ và chi hơn 3 triệu đô la để tổ chức các lể hội vui tết khắp nước. Tại nước cọng hòa bé nhỏ Kiribati ( 82.000 dân), chánh quyền đã dỗi tên hoàng đảo không có người ở từ Caroline, thành Milendium với nghĩa là thiên niên kỷ.

 

Tại La Mã, Hông y Etchegaray được Dức Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ nhị ủy nhiệm tổ chức đón giao thừa 2000, dù thời khắc quan trọng nhất của tín đồ thiên chúa giáo đã qua từ lúc nửa đêm giáng sinh, do chính Đức Giáo Hoàng cử hành đêm thánh vô cùng năm 2000. Để chuẩn bị mọi thứ, chính phủ Ý cũng đã bỏ ra hơn 35 triệu đô la để trùng tu và sửa sang lại thành phố Rome. Trong giờ giao thừa, tòa Thánh sẽ mở cửa các ngôi đền Đức Bà Maria, đền thánh Yoan Látrano và Thánh Phao Lồ để môi người và du khách tới xin lể. Người Đức thì bận rộn hơn vì năm 2000 vừa di chuyên thủ đô về lại Bá Linh, vừa tổ chức triển lãm kỹ thuật quốc tế ở Hanovre, vừa đón giao thừa tại cổng Brandebourg tại Ba Linh, là nơi từng chứng kiến sự chia đôi thủ đô và nước Đức từ năm 1945.

 

Chánh phủ Anh từ năm 1994 đã chấp thụận trích 20% tiền thu được trong các cuộc xổ số quốc gia giao cho ủy ban Miienium trách nhiệm tổ chứa lể hội ăn mừng nhân dịp kỷ niệm năm 2000. Tại Trung Cộng càng vui vẻ hơn vì đây là thời gian ăn mừng 50 năm nước Tàu sống trong thiên đường xã nghĩa và lấy lại được nhượng địa Macau trong tay người Bồ Đào Nhà từ mấy trăm năm về trước. Để kỷ niệm 5000 năm lập quốc, một khu phúc họp và tượng đài thiên niên kỷ được thiết lập tại BắcKinh, do 200 kỹ sư cùng các chuyên viên xây dựng. Khu phúc họp chiếm một diện tích 35.000 mét vuông, toàn khu được sơn màu vàng với ý nghĩa tượng trưng cho màu da và màu đất hoàng thổ của Trung nguyên do sự bồi đắp lâu đời của con sông Hoàng Hà. Giữa khu, một cái hồ nhân tạo có đường kính 3m, được rắp láp bằng 5000 bảng đồng, ghi lại những biến chuyển lịch sử của Hoa Hạ trong suốt thời gian qua. Một ngọn lửa tượng trưng cho sự bất diệt sẽ được duy trì, bên cạnh đó là những đám cưới tập thể của 2000 cặp người Hoa, trên 37 quốc gia, diễn ra tại các điểm du lịch và chiếu lại trên truyền hình, đặt tại quảng trường Thiên an môn.Tại Nhật đêm giao thừa được đón nơi quảng trường Ebisu ( Đông Kinh), còn Triều Tiên thì cả hai chánh quyền Nam-Bắc đều đồng ý chọn tổ chưa tại thị trấn Punmunjom, nơi vùng phi quân sự chia đôi hai nước với hoài vọng chờ ngày thống nhất. Ở Ai Cập, đêm giao thừa sẽ được tổ chức đặc biệt hơn bao giờ hết như truyền thống đã có sẵn từ thời xưa củ, một chiếc máy bay trực thăng loại lớn sẽ mang một chóp tháp cao 9m, đặt trên đỉnh kim tự tháp Kheops tại khu di tích Gizeh. Ngay giờ phút đón giao thừa, bản nhạc cổ Ai Cập nổi tiếng trong thần thoại “ Mười hai ước mơ của mặt trời” sẽ được trình bày để cả nước đón tết.

 

Tóm lại phải nhiều đêm qua mới có một giao thừa ba mươi tết và nhiều lần như vậy , nhân loại mới có một tối giao thừa xúc động lòng người. Buồn nhất là hầu hết người Việt trong và ngoài nước, đêm trừ tịch, giữa lúc giờ khắc năm củ sắp tàn, khi mà thiên hạ hoặc cài chặt then cửa chực đón năm mới trong hạnh phúc gia đình, hay túa ra chốn công cộng vui chơi thải thích, thì vẫn có không ít , nhất là người Việt ly hương, tạm ngưng cái hồn vong quốc từ lâu, cũng để đón giao thừa, chào năm mới trong thềm năm củ, nhận thêm một chiếc lá úa vàng của mùa xuân vỡ vụn trên bờ vai của cuộc đời. Từ đó càng thấy càng buồn rầu tro trọi giữa một cái tết rực rỡ nhất của lịch sử nhân loại.

 

Ngay trong phút giao thừa tại Âu Châu, bồn chiếc phản lực cơ siêu thanh concorde của hãng hàng không liên danh Anh-Pháp , với vận tốc 2000km/giờ , để 100 hành khách đặc biệt sau khi đón giao thừa tại phi trường Charles de Galle ở Paris, và lần thứ hai tại Manhattan, Newyork. Tại Luân Đôn, 10.000 vé mời dành cho các nhân vật tên tuổi cũng như giới thượng lưu trí thức của Anh Quốc, vào dự tiệc cùng với Nữ Hoàng Elizabeth 2 tại vòm thiên niên kỷ , được xây dựng ở Greewich, ngoại ô Luân Đôn, trên bờ sông Thames thơ mộng. Đây là một công trình xây dựng nổi tiếng của thế kỷ, do kỹ sư Richard Roger thực hiện với kinh phí 300 triệu bảng Anh. Vòm thiên niên kỷ cao 50m, nóc lợp bằng kính pha trộn Teflon rất nhẹ nhưng bean chắc hơn sắt thép, chiếm một diện tích rộng hơn 22 mẫu tây, được phân thành 12 khu vực, tượng trưng cho 12 múi giờ trên thế giới.

 

Ngoài ra, một cây cầu mới gòi là cầu thiên niên kỷ, nối liền trung tâm thương mại Luân Đôn với thánh đường nổi tiếng St.Paul ở phía tả ngạn sông Thames, tòa nhà Greater London Authority bốn phía toàn bằng kính , hải cảng Canary Whart Station và đặc biệt là một bánh xe khổng lồ bằng sắt có thể chuyển động, giúp mọi người có thể nhìn rõ bốn hướng của thủ đô, cũng như khi đứng tại nhà thiên niên kỷ có thể mục kích những cánh hoa muôn màu, muôn sắc phát ra từ pháo bông, làm rực sáng cả kinh đô trong giờ phút giao thừa.

 

Liên Bang Nga rộng lớn, đất đai chạy dài từ đông Aạu sang tận bờ tây Thái Bình Dương nên có tới 12 múi giờ, vì vậy muốn đón giao thừa trọn vẹn, chỉ có cách đến tham dự lễ giao thừa được tổ chức qui mô tại quảng trưởng đỏ ở kinh đô Mạc Tư Khoa. Tại đây 12 màn hình to lớn được thiết kế để cứ mỗi lần giao thừa đến tại một múi giờ nào đó, sẹ có một em bé gái mặc y phục của địa phương mình, ra chào và chúc tết mọi người.

 

Tại Do Thái vì có thánh địa nổi tiếng Jerusalem, cho nên dù sự tranh chấp giữa người Israel và Palestin vẩn diễn ra ầm ỷ, nhưng số người đến hành hương và đón giao thừa vẩn đông đảo. Ngoài ra, các lể hội khác cũng được tổ chức trọng thể tại các thành phố Haifa, Nazareth, đặc biệt là chương trình tranh tài thể thao và nghệ thuật trên bờ hồ Galilée. Riêng Chánh phủ nước Liban, qua hợp tác của công ty quảng cáo Publigraphics, đã thực hiện dự án Beyrouth 2000, là một làng toàn cầu để du khách khắp nơi tới vui chơi và đón tết từ giáng sinh cho tới ngày 7/1/2000. Làng được xây dựng trong một khuôn viên rộng cả km2, ngoài các lể hội tết còn có chương trình tham quan tết khắp nơi trên thế giới, qua màn ảnh truyền hình vĩ đại.

 

Cũng có trường hợp thật đặc biệt như của cựu tổng thống Nelson Mandela và đương kim tổng thống Thabo Mbeki Nam Phi, đả đón giao thừa tại nhà ngục trên đảo Robben, nơi đã giam giữ hai ông suốt một phần đời. Ở Paris, lể hội đón giao thừa qua thiên niên kỷ mới, diễn ra trên đại lộ Champs Elysées, đúng 12 giờ khuya, khi tiếng chuông tại tất cả các thánh đường đồng loạt đổ với tiếng nổ rượu sâm banh. Pháo bông được bắn lên khắp tám hướng, mang hoa xuân nở rộ khắp bầu trời đen của đêm trừ tịch. Mọi người kể cả du khách như trút kết phiền muộn, để hòa đồng với nàng xuân hả hê giữa cơn hoan lạc.

 

Tại Hoa Kỳ, đã có gần 600.000 người, kể cả gia đình và cựu tổng thống Bill Clinton đến tham dự lễ hội mừng giao thừa thiên niên kỷ mới. Hội mừng xuân được tổ chức tại công trường chính ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi có hai tượng đài của cố tổng thống Washington và Lincol. Chương trình diễn ra thật vỉ đại, đầu tiên mọi người theo dõi giây phút giao niên từ khắp các vùng đất trên thế giới qua màn hình TV. Kế tiếp là một cuốn phim ngắn chùng 20 phút, của đạo diễn nổi tiếng là Steven Spielberg về tết.

 

Cuối cùng là buổi trình diễn nhạc do nhạc sư khét tiếng của Mỹ là Quincy Jones điều khiển, qua sự góp mặt của các nam nữ ca sỷ đang được mến mộ như Charlotte Church, Aretha Franklin, Will Smith.. Mặc dù đêm đó, trời thật lạnh, nhiệt độ xuống quá 0 độ C, khắp nơi tuyết trắng bay lả tả như mưa phùn nơi đất Bắc của VN, nhưng mọi người vẩn như không hề biết tới băng giá, ai cũng say sưa trong hạnh phúc, reo hò ầm ỹ theo từng cánh hoa xuân của pháo bông, nở rộ khắp bầu trời. Cũng trong cái tối ba mươi của thập niên cuối, nơi đất nước UÔc Dại Lợi xa xôi giáp miền nam cực, lể hội mừng giao thừa và thiên niên kỷ đã được tổ chức hết sức tưng bừng và trang trọng tại thành phố biển Sydney và nhiều nơi khác trong nước.

 

Địa điểm hành lễ là Sydney harbour Bridge và khi mặt trời vừa chen lặn, Lập tức 60 chiếc tàu sẽ mở rực ánh đèn, để ánh sáng tỏa khắp vịnh Sydney. Kế tiếp là một trận pháo bông vô tiền khoáng hậu mà tiền mua lên tới 3 triệu mỹ kim sẽ được bắn lên, khiến cho hoa xuân như nở đầy trời, mở màn cho dạ hội hóa trang, diễn ra suốt đêm mừng tết tại nhà hát lớn.

 

+ TẾT VIỆT NAM:

 

Chỉ trừ những thời kỳ giặc giả, xưa nay người Việt ăn tết rất lớn và kỷ. Vì vậy tuy nói là ba ngày tết nhưng chuẩn bị thì gần như cả năm nhất là tại miền quê. Từ trung tuần tháng chạp, phố xá chợ búa nơi nào cũng thấy có vẽ tết. Rồi mỗi ngày thêm nhộn nhịp, tấp nập người buôn kẻ bán cho tới chiều ba mươi tết mới tan chợ, vì ai cũng phải về nhà để lo tiệc tùng, cúng giỗ tổ tiên ông bà. Bận rộn nhất có lẽ là những ngày 28,29,30 tháng chạp dù ở thôn quê hay thành thị, nào lau chùi đồ đồng, quét dọn bàn thờ, sơn phết nhà cửa.. Rồi đóng cốm, làm mứt, gói bánh chưng, mổ heo, làm gà vit. Nhà nàocũng như nhà nấy gần như đầu tắt, mặt tối vì chuyện tết.

 

Chợ tết thì không nơi nào giống nơi nào về giá cả. Cùng một món hàng, tại một khu chợ, có người bán rẻ, có kẻ bán mất, tóm lại mắc rẻ do kinh nghiệm cũa mấy bà nội trợ. Đàn ông, con trai đa số đi chợ tết để ngó và có dịp chen lấn cho vui, chứ mua bán thì coi như thua, vì biết đâu mà mò. Tại Sài Gòn, mấy năm gần đây, cứ mỗi lần nghe trời trở lạnh hay ra đường nhìn thấy các bà, các cô bắt đầu mặc áo lạnh vàng, xanh, đỏ, tím .. thì biết chắc là tết sắp về, dù cuốn lịch trên tường, chỉ mới tới lễ giáng sinh.

 

Thật ra đây cũng là tập quán lâu đời cựa người Việt, thường gộp chung các phiên chợ cuối cùng trong năm để tiện lợi mua sắm cho dịp tết sắp tới. Bắt đầu tháng 12 dương lịch, hàng giáng sinh đã được bày bán khắp nơi, từ hang đá, cây thông, máng cỏ cho tới quần áo lạnh. Có điều buồn là số hàng trên phần lớn do Trung Cộng sản xuất mà giá bán lại thấp hơn hàng nội địa. Vì vậy những cắp mắt cứ hau háu nhìn chúng vì ai cũng tin đồ nhập cảng dù bệ rạc thế nào chăng nữa, vẩn hơn hàng VN. Chỉ có các gian hàng trái cây, mứt bánh do các hiệu nổi tiếng xưa nay như Kinh đô, Đồng Khánh, Đức Phát.. thì không ai cạnh tranh, nên bán vẩn chạy dù giá phải hạ hơn năm ngoái. Về Thiệp chúc giáng sinh hay tết, món hàng được ưa chuộng vẫn là hàng của Tàu vì giá rẻ, in đẹp hơn nữa bên trong có nhạc giáng sinh hay nhạc tết. Mấy năm nay, tại VN có một món hàng đã trở nên thời thượng, đó là lịch nhiều tờ treo tường, trong có in phong cảnh hay hình các hoa hậu, người mẫu hoặc các nam nữ ca sỉ nổi tiếng cũng như những cầu thủ bóng tròn được ưa chuộng. Phong trào in lịch tết gần như trăm hoa đua nỡ, kỹ thuật càng ngày càng tinh xảo, đẹp đẻ. Thế nhưng khách vào chỉ để nhìn chứ ít mua, vì phần lớn ai cũng có lịch tặng của cơ quan, xí nghiệp, đại lý, trường học.. treo đầy nhà, nên mua làm gì dù giá lịch rất rẽ. Về quần áo tết kểcả đồ mặc lạnh, các sạp tiệm bán đồ mới cũng điêu đứng vì các điểm bán đồ củ mọc ra như nấm, gần như nơi nào cũng có tại Sài Gòn. Thời buổi gạo châu củi quế này, đâu phải ai cũng là cán bộ nhà nước hay thân nhân của Việt kiều có tiền rừng bạc bể để hiên ngang vào các hiệu buôn sang trọng mua sắm các loại mẫu mả thời trang có giá cả hơn tiền lương vài tháng của giới công nhân lao động.

 

Do trên thiên hạ ào ào đi sắm tết ở những điểm bán đồ củ, được các tay buôn lậu tải về từ biên giới Việt-Miên. Đồ tuy mang tiếng xài rồi, nhưng phần lớn còn rất tốt, thậm chí nhiều thứ đẹp và hợp thời trang hơn đồ mới tại các cửa hàng. Có một điều bất nhẫn nhất là trong các phiên chợ tết vừa qua, người buôn cũng như kẻ bán ê chề thấy rõ, vì đất nước VN không biết sao liên tiếp bao nhiêu năm cứ bị thiên tai, bão lụt hằng hằng. Khi tai nạn qua thì tết lại đến, mùa nông, mùa biển mới bắt đầu, thì thử hỏi tiền bạc đâu mà mua sắm như mọi năm trước, cho nên chợ tết vẩn đông người đi coi, hơn là kẽ đi sắm. Trong cái khốn cùng của dân nghèo, nhà nước ta lại bày ra cái phiên chợ bất động sản tại Sài Gòn, để môi giới bán nhà ăn bách phân. Câu chuyện trào phúng tréo cẳng ngỏng, khiến nhớ lại cái sự nợ đòi, réo nợ vào lúc cuối năm, nên :’ Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ngày ba mươi mới hay “.Tục đòi nợ tết xưa nay đã làm khốn đốn bao nhiêu kẽ bất hạnh, trong đó có không ít người giả sang, giàu dỏm.

 

Ngày nay dưới thiên đường xả nghĩa, con người cũng văn minh hơn, nên vào lúc cuối năm, những ông giàu nếu lở thiếu nợ, thì gần đến tết, cả nhà lại đi du lịch để đón giao thừa và chơi xuân tại Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt.. ra tết lại về, thế là hòa cà làng, vì theo tập quán của ta, nợ ra năm thành nợ củ, nên từ từ sẽ trả. Ở làng quê xưa, thường thấy một hình ảnh đặc biệt, không biết nay có còn hay không, là hoạt cảnh đêm trừ tịch, trước lúc giao thừa, nhiều chủ nợ cầm đèn, vác gậy xông xáo khắp xóm làng để nòi nợ. Theo sau là bầy con nít và đàn chó sủa vang dội đất trời. Nhưng chuyện này, chắc chắn là có, đó là cảnh của những kẽ bất hạnh, không cửa nhà, phải yên lặng nép mình bên hè phố, trong bóng tối đêm ba mươi, khi nhà nhà đã cài chặt then cửa, sửa soạn đón năm mới trong hạnh phúc gia đình.

 

+ TẾT NHẬT:

 

Từ năm 1873 thời Minh trị Thiên Hoàng, người Nhật đả theo tạy lịch và ăn tết tây (1-1) mà họ gọi là Shogatsu. Nhật và VN tuy cùng là người Á Châu, nhưng khác xa về phương diện địa lý. Bởi vậy trong lúc Tết VN nhằm dịp đầu xuân, trời thanh gió mát, họa hoằn lắm trên đất Bắc mới lấm tấm ít cơn mưa phùn, vài màn tuyết mỏng ở rừng núi miền thượng du, thì tại Nhật, trời mới vào đông, nhiệt độ tại các tỉnh thị miền trung nam gần tới mức 0 độ C, nên buốt lạnh lạnh căm căm, thêm tuyết gần như phũ trắng đất trời, khiến cho ai cũng buồn buồn. Trong lúc đó thì tại Bắc đảo gần bắc cực, các thành phố Hokkaido, Nigata, Toyoma.. tuyết dầy cả thước, nên việc đi lại thật khó khăn vì đường sá trơn trợt và càng lúc càng trở nên chật chội. Tuyết rơi ngày này sang ngày khác làm cho tinh thần con người thêm u ám nhưng cũng khiến cho ta cảm thấy mùa xuân đang dần đến, qua hình ảnh của những chiếc lá non từ các cây tsukushi và fukinotou, đang từ dưới lòng tuyết trắng mênh mông, vươn mình lên để chào đón vạn vật.

 

Không như Thái Lan, Phi Luật Tân theo lịch mới ăn tết mới, người Nhật ăn tết tây với phong tục tập quán ngàn đời của dân tộc mình, vẫn còn chịu ảnh hưởng của nho giáo như Trung Hoa, Cao Ly, Việt Nam.. Tóm lại vẫn là tết Á Đông với hình ảnh cây nêu, phong bao lì xì, quà biếu tết cho thầy cô và mâm cơm cúng tổ tiên ông bà trong ba ngày tết. Theo truyền thống xưa, tết đến người Nhật dù ở thành phố hay thôn quê đều có trồng hay thiết kế trước nhà mình một cây nêu gọi là Kadomatsu, thường được bày bán khắp nơi trên các hè phố, một vài tuần trước tết. Người ngoại quốc cũng như VN khi nhìn vào cuộc sống văn minh máy móc của dân tộc Phù Tang, cứ vội cho họ là loại người thực tế, sự thật trái ngược, dân Nhật mê tín dị đoan nặng, cứ nhìn vào cách thiết kế cây nêu tết là biết ngay.

 

Cây nêu được làm bằng ba cây tre tươi cắt chéo, cây chính giữa dài hơn hai cây ngoài, ở dưới gốc có thêm một vài nhánh thông. Cây nêu được trồng trước ngõ hoặc ngay cửa chính, nhiều nhà còn treo thêm nhiều mảnh giấy màu trắng cắt xoắn gọi là shimenawa, giống như các lạoi hình song kiếm sư, nhật nguyệt tiên đào và bát quái của người Tàu thường treo trước nhà, để ếm buq, ngăn chặn ma quỷ không cho vào nhà phá phách họ trong ba ngày tết. Nhà nào cũng có bàn thờ, nhưng không đặt nơi chánh điện như người Việt. Trên bàn thờ vẫn có chưng hoa tươi, dĩa ngủ quả và bánh dầy mà người Nhật gọi là Omochi. Ngoài ra còn thêm một con tôm hùm, ít nhánh rong và các đồ mã gọi là shimezaki, tất cả không ngàoi mục đích nhớ ơn tổ tiên, cầu thọ và mong cho sự làm ăn được phát đạt. Trước đây bánh dầy được các gia đình tự làm lấy bằng gao nếp, cũng gần giống như tại VN. Có hai loại bánh, loại lớn để cúng trên bàn thờ suốt thời gian tết, còn loại nhỏ dùng đãi khách ăn với rong biển. Ngoài ra thức ăn tết còn có các món cổ truyền như toshikoshi đặc biết chỉ ăn vào lúc giao thừa, được nấu bằng lúa kiều mạch, rong biển, hành lá, xì dầu.. gần giông như món miền của ta. Còn Oden soba thì gồm có thịt gà, khoai sọ, trứng, củ cải và hạt sen. Ngày mùng một cả nhà dùng mónsúp nấu bằng rau gọi là Ozoni.

 

Tóm lại thức ăn tết của người Nhật chủ yếu là rau cải, khác hẳn với người Tàu và Việt, ngày tết ăn nhiều cá thịt các loại. Đêm giao thừa, người Nhật không ở nhà để cúng kiếng ông bà hay hưởng hạnh phúc đoàn viên như người Việt, trái lại Họ rủ nhau ra ngoài để đi chùa lể Phật. Người Nhật theo Phật giao đại thừa như Trung Hoa, VN, Cao Ly, Mãn Châu nhưng trong tôn giáo của họ có xen Thần đạo, Do trên, kháp nước Nhật đâu đâu cũng có thần xã (Jinza), đại xã (taisha), vừa thờ thần đạo và Phật giáo cùng các nhân vật lịch sử. Tại đây họ cũng xin xăm, cầu phúc và hái lộc. Trước chùa nào cũng có nhiều cô gái trẻ vận kimono, cúi đầu chào khách với lời chúc phúc đầu năm.

 

Tại Nhật bộ quốc phục ngày tết là kimono và đôi guốc gỗ geta. Nhưng không phải ai cũng sắm nổi vì theo thời giá, một bộ kimono của đàn ông như đàn bà thường tốn từ 5000-300.000 đo la vì may vá rất công phu và may toàn bằng lụa tơ tằm. Cũng do trên, phần lớn người Nhật thuê để mặc trong ba ngày tết với giá từ 500-1000 đô la. Tết Nhật có cái đặc biệt là ít nghe tiếng pháo vì theo tập quán ở đây, pháo được đốt chỉ trong mùa pháo diển ra trong tháng 8 dương lịch cũng như mừng mùa xuân chính thức về vào đầu tháng tư dương lịch, mùa hoa anh đào nở rộ khắp nơi. Tóm lại ngày tết của người Nhật đến trong mùa đông băng giá, nơi nơi tuyết rơi trắng xóa, cây cảnh tiêu điều, cho nên ngoài đêm giao thừa phải đi chùa lễ Phật, thời gian tết còn lại, hầu hết người Nhật thích tụ tập quanh lò sưởi, uống rượu saké hơn là lội ngoài trời tuyết giá. Đây cũng là dịp để họ nghĩ ngơi, du lịch, đoàn tụ với gia đnh hay về quê thăm viếng và chăm sóc các phần mộ của thân quyến và bè bạn.

 

+ TẾT ÂU CHÂU: Cũng rầm rộ tưng bừng như tại các nước Châu Á. Vao lúc nữa đêm tại quảng trường Đỏ ở thủ đô Mạc Tư Khoa, đã có hằng ngàn người Nga tụ tập nhảy múa ca hát và uống rượu để chờ đón giao thừa, dù thời tiết rất lạnh, có khi nhiệt độ xuốngdưới 16 độ C.

 

Trong lúc đó tại thủ đô Luân Đôn (Anh) vì khí hậu quá lạnh đã làm cho máy móc của chiếc đồng hồ gắn trên tháp chuông không còn hoạt đông, báo hại chính phủ phải gọi chuyên viên tới sửa khẩn cấp. Thế rồì dúng vào giờ khắc giao thừa, khi đồng hồ thong thả điểm 12 tiếng, dân chúng lại vổ tay chúc mừng, còn những người đang lái xe thì bóp còi inh ỏi, làm cho không khí Tết càng thêm náo nhiệt.

 

Riêng người Tây Ban Nha có tục lệ ăn 12 hạt nho vào lúc giao thừa khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ, vì họ tin rằng mỗi hạt nho sẽ tượng trưng sự may mắn của mỗi tháng trong năm sắp tới.

 

Còn người Pháp thì năm mới tới, vừa cụng ly vừa hôn lẫn nhau trên má 4 cái để chúc vui, trong lúc thành phố Paris ngập tràn ánh đèn màu mừng xuân mới. Với những kẻ gan da nhất là giới trẻ, vào ngày đầu năm 1 tháng 1 dương lịch, nhiều người rũ nhau nhảy xuống vùng biển gần Dunkerque dù nước lúc đó lạnh cóng xương vì đang ở nhiệt độ 9 C. Trò chơi này hiện được nhiều người hưởng ứng vì đây là truyền thống đã có trong Đểm Giáng Sinh tại thành phố nghĩ mát Nice ở miền Nam nước Pháp từ thế kỷ thứ XVIII tới nay vẫn được ưa chuộng.

 

Tóm lại dù nhân loại mỗi nơi ăn Tết mỗi khác do tập quán và tín ngưởng nhưng tựu trung đều hướng về mục đích chúc nhau được ‘ Hạnh Phúc ố Thịnh Vượng ‘ xua đuổi những điều xấu trong năm cũ để rước vào nhà điều tốt lành. Đó là lý do vào đêm cuối năm 31 tháng 12 dương lịch hằng năm, chính phủ liên bang Úc đều tổ chức đốt pháo bông trên chiếc cầu bắc ngang hải cảng tại thành phố Sydney, thu hút hằng triệu người khắp nơi trong nước về chiêm ngưởng. Theo nhận xét của báo chí quốc tế, thì lễ hội đốt pháo bông mừng Xuân Mới tại Úc rất vĩ đại và tốn kém nhất hoàn cầu. Trong đêm giao thừa, pháo bông được bắn từ cầu và bốn địa điểm quanh vùng trên đoạn đường dài 6 km, với gần 100.000 cây pháo sẽ tỏa ánh sáng chói lọi trên bầu trời huyền ảo ở xa 16 cây số vẫn có thể thưởng thức.

 

Tại Ba Tây theo truyền thống từ lâu đời, mọi người kéo nhau ra biển đón năm mới, ai cũng mặc đồ trắng, chen chúc nhau trên các thuyền hoa đăng trên sông nước để dự lễ tế thủy thần, rồi kéo tới địa điểm xem bắn pháo bông đón năm mới.

 

Với người Mỹ thì việc đón mừng năm mới có phần độc đáo hơn cả. Tại thành phố Nữu Ứớc khi chuông nhà thờ vừa điểm đúng 12 tiếng báo hiệu năm mới tới. Ngay lập tức một quả cầu khổng lồ đầy ánh sáng lung linh xuất hiện trên đỉnh tháp của tòa nhà cao nhất . Đồng lúc cả tấn hoa giấy và hằng ngàn bong bóng đủ màu được phóng ra từ nhiều cửa sổ của các tòa nhà chọc trời khác, tung bay khắp trời như những thông điệp chúc vui năm mới. Đây là truyền thống của Hoa Kỳ đã có từ thời lập quốc và được lưu truyền tới ngày nay.

 

Người Peru ở Nam Mỹ thì đón năm mới dưới ánh sáng của thần mặt trời. Nghi lễ được tổ chức tại Pháo đài Sacsayhuaman ở Cuzco với hàng ngàn tham dự. Đây là một truyền thống dân tộc, được bắt nguồn từ lễ tế thần mặt trời gọi là Inti Raimi từ thế kỷ XV. Từ tín ngưởng này, người Peru đã bắt các trinh nữ gọi là Acclas đem chôn sống để dâng cúng thần Inca mà thuở đó tết của họ bắt đầu từ 26 tháng 6 hàng năm. Nền văn minh này được thịnh hành từ Mễ, Trung Mỹ tới các nước ờ Nam Bán Cầu nhưng nay đã biến mất tư khi người Âu Châu sang xâm chiếm Tân lục địa vào đầu thế kỷ XVII.

 

Riêng người Châu Á thì đónTết có phần phức tạp hơn vì họ đã có một nền văn minh cổ kéo dài nhiều chục thế kỷ. Người Thái đón năm mới theo Phật Lịch từ ngày 13 tới rằm tháng 4 âm lịch hằng năm. Vì vậy Tết Thái còn được gọi Sonkran hay ‘Tạt nước‘ vào nhau để chúc mừng và cầu cho mưa thuận gió hòa để trúng mùa. Với người ở địa vị thấp hay con cháu , chỉ dùng nước hoa xịt vào lòng bàn tay họ để chúc mừng. Ngày đầu năm của người Kurdes, một dân tộc vong quốc sống rãi rác trong nhiều quốc gia ở Trung Đông, theo Hồi giáo và ngày đầu năm của họ được gọi là Nowrouz, được ăn mừng bên bếp lửa hồng rực đỏ, tượng trưng cho thần mặt trời. Người Tây Tạng cũng ăn mừng Tết theo Phật lịch Mật Tông , gọi là Tết Losar mà tượng trưng là lễ phục đặc biệt của những nhà sư, kéo dài tới 15 ngày mới chấm dứt. Dân tộc Newar tại Nepal ăn Tết từ ngày 13 tới rằm tháng 4 âm lịch bằng lễ hội Bisket theo truyền thống Ấn Độ giáo

 

Tại Trung Hoa lục địa, ngày đầu năm có nhiều văn nhân tài tử khắp nước, tới Thượng Hải đề thơ và treo đầy trên các nhánh của một đại thụ đã có từ hàng ngàn năm. Ở Đài Bắc (Đài Loan) mừng lễ Tenh Chieh hay Hội đèn tại thành phố Pinghsi vào ngày rằm tháng giêng, để mừng quốc thái dân an.

 

Xuân tới rồi lại qua và cứ thế mà quanh quẩn trong ngõ đời, khiến cho nhân thế mỏi mòn mong đợi từ lúc tuổi thơ cho tới khi bạc tóc vẩn chờ. Thật vậy, nhờ có xuân tết, con người mới yêu đời và chịu đựng được tất cả các cảnh ngộ éo le, chỉ vì hy vọng thế nào mùa xuân cũng mang lại hạnh phúc cho họ. Trong dịp tết, bất cứ ở đâu, có lẽ đêm giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất trong năm, nhất là đối với trẻ con trong mọi gia đình, được dịp ăn ngon, mặc quần áo mới, có tiền lì xì. Đối với người lớn, đây là thời gian được sum họp dưới mái gia đnh, được tịnh tâm tính sổ lại cụôc đời trong quảng thời gian qua. Cũng từ đó riêng mình bâng khuâng chạnh nhớ những vui buồn mất được, ôn lại những gương mặt thân quen đây đó, còn hiện hữu hay theo năm tháng đi vào ngỏ khuất của đời. Tất cả rồi ra cũng là nỗi buồn vui chôn kín trong đáy huyệt, có mấy ai dám thố lộ. Bởi vậy, trong dịp tết phần lớn nhân loại thích làm to chuyện, thật ra đó cũng là hình thức mượn đám đông để cho ta theo đời mà vui.-/-

 

Xóm Cồn

 

Ngày đầu năm Mậu Tý 2008.

 

Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.