Hôm nay,  

VN: Vừa Mở Hàng Đã Nói Dối - Đến Bao Giờ Mới Biết CSVN Có Cắt Đất Cho Tầu Không?

01/02/200800:00:00(Xem: 9423)

Hoa Thịnh Đốn.-  Lê Công Phụng, Đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn vửa mở cửa hàng  chào khách đã nói những điều không thật và nói sai thực tế  về  những việc mới xẩy ra tại Việt Nam.

Trước hết, hãy bàn về câu hỏi đang lảng vảng trong đầu mọi người Việt Nam: “Việt Nam có bị Tầu lấy mất đất ở Biên giới và hay không”"

Thông tín viên Nguyễn Văn Khanh của Ban Tiếng Việt Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia), một trong hai Nhà báo người Việt được mời dự Cuộc họp báo đầu tiên của Phụng ngày 23-1 (2008), viết: “Nhà ngoại giao đại diện cho Việt Nam tại Hoa Kỳ kể lại với báo chí là đàm phán với Trung Quốc là điều không dễ làm, và lên tiếng bác bỏ những dư luận cho rằng trong cuộc đàm phán về biên giới mà ông lãnh trách nhiệm, Việt Nam đã nhượng đất cho Trung Quốc.  Theo ông, cuộc đàm phán đã đưa đến kết quả là hai bên biết phải tương nhượng nhau ở khoản 230 cây số vuông nằm giữa hai nước, và cuối cùng, Việt Nam được 113 cây số vuông, Trung Quốc được 117 cây số vuông.”

Năm 2001, Phụng cũng đã qủa quyết: “Với tư cách là truởng đòan đàm phán cấp chính phủ về biên giới, lãnh thổ giữa Vịêt nam và Trung quốc, tôi xin khẳng định tin về việc ta để mất đến 700km2 đất là không đúng và không có cơ sở.”

Đến ngày 02/01 (2008), Vũ Dũng, Thứ trưởng ngọai giao, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Nhân Dân cũng nói: “Trong đàm phán với Trung quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Vì thế, không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, cắt đất, cho nước này nước kia như một số mạng nước ngòai đưa tin.”

Vũ Dũng nói tin sai sự thật này là “do thiếu thông tin, họăc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”

Nhưng sai hay không thì cả Phụng và Dũng nên mở lại Sách Sử xem có phải Tổ tiên  ta đã ghi “Nước Việt Nam ta chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu”, hay từ lằn ranh giới mới theo Hiệp Ước  Biên Giới  ngày 30-12-1999, sau khi cả Ải Nam Quan lẫn  thác Bản Giốc đều không còn của Việt  Nam nữa"

Phía CSVN từng tuyên bố Việt Nam chỉ làm chủ 1/3 thác Bản Giốc.  Vũ Dũng nói rõ hơn: “ Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công ước Pháp - Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM  (phân giới cắm mốc) đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.”

 “Như vậy, có thể khẳng định rằng, về tổng thể, các giải pháp đạt được trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền nói chung và đối với hai khu vực cụ thể nói trên là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên.” (Báo Nhân Dân, 2-1-2008)

BÙI TÍN VÀ SÁCH TRẮNG

Lập luận của Phụng và Dũng đã bị Nhà báo Bùi Tín, Cựu Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân sổ toẹt và thách đố  trong bài viết phổ biến khắp nơi trên thế giới ngày 18-1 (2008).

Ông Bùi Tín, người biết Vũ Dũng quá rõ, viết: “Trước hết tôi tin là ta mất đất. Mất cả ở vùng Ải Nam Quan, cả ở vùng Bản Giốc. Trước hết đó là 2 vùng không xa lạ với tôi. Đã có nhiều lần hồi trẻ tôi thăm thác Bản Giốc. Nước ta rất hiếm thác, nên Bản Giốc nổi tiếng. Tôi còn nhớ như in cái thiệp du lịch thắng cảnh Đông Dương do người Pháp in, có Thác Bản Giốc - Cao Bằng, bên thác có cái ki-ốt tròn, nhỏ, lợp tranh để người đến thăm có thể ngồi tránh nắng, mưa. Tôi đã đích thân cùng bạn và gia đình nhiều lần đến thăm thác Bản Giốc, khi gia đình tôi sống ở thị xã Cao Bằng. Các chị và em tôi đã giở cơm nắm ra ăn trong cái ki-ốt nhỏ khi bọt nước ở chân thác bắn đến gần. Chúng tôi còn tò mò ngắm bà con người Mán sơn đầu sống gần đó. Phía Trung Quốc còn ở xa, khá xa, không ai nhắc đến, đinh ninh là thác ở hẳn trên đất ta.”

“Ở Ải Nam Quan còn rõ hơn. Tôi đi qua đây gần chục lần, bằng ô tô và xe lửa, những năm 1957, 1961, rồi 1976, 1977, 1986, 1989. Cổng đá cao lớn với 3 chữ hán ''Trấn Nam Quan'', sau được đổi là ''Hữu Nghị Quan'' chữ vàng, cùng cột cây số có chữ ''0 km'' chữ đen nền trắng là những vật gây ấn tượng mỗi lần đi qua. Thường đến đó xe dừng lại để nghỉ ngơi, ngắm cảnh và đưa giấy tờ cho công an và hải quan 2 bên. Hai lần đầu, tôi nhớ rõ, chiếc cột cây số ở rất gần cổng, không sát cổng đổ xuống, nhưng không xa, ước tính bằng chiều rộng của một sân bóng đá, không thể đến 100 mét. Năm 1986, tôi quan sát kỹ, và nhận ra quang cảnh khác hẳn thời chiến, cổng vẫn thế, nhưng từ cổng đổ xuống, nhà cửa san sát, bãi xe rộng, nhà nghỉ, trạm gác, dãy nhà công an, hải quan của phía Trung Quốc mọc lên, bề thế, đi mỏi chân mới đến cột cây số mới toanh''0km'', không thể dưới 300 mét, phải bằng 2 chiều dài của sân bóng đá. Cho nên chỉ bằng quan sát tại chỗ, so sánh thực tế, tôi cũng đã có thể khẳng định ông Vũ Dũng không biết thực tế, cố tình nói liều.”

Bằng chứng cứ lịch sử, Nhà báo Bùi Tín viết tiếp:  “Tài liệu còn lưu trong hồ sơ chính quyền Pháp cũng nói đường biên giới ở cách chân cổng Trấn Nam Quan ''chừng 100 mét'', với bản đồ đi kèm. Vậy mà theo sơ đồ vẽ tại chỗ hiện nay, khoảng cách ấy là từ 300 đến 350 mét. Chả trách bộ chính trị và bộ ngoại giao giấu kỹ các tập bản đồ đến thế, cho dù trong Hiệp định về biên giới có ghi rõ tập bản đồ kèm theo là ''bộ phận cấu thành của Hiệp định''. Chừng 100 mét, so với 300 hay 350 mét thì có khác gì nhau không, thưa ông Vũ Dũng" Vậy thì cái cổng nặng nề ấy đã bị di dời sang phía Bắc, hay cái cột cây số nhỏ bé đã bị gió thổi về phía Nam" Không thì vì đâu"

“Cũng lại xin hỏi ông Dũng: năm 1979 Bộ ngoại giao đã ra sách Trắng về sự thật trong quan hệ Việt-Trung và sự thật về biên giới 2 nước, có nhiều đoạn tố cáo phía Trung quốc: ''đã lợi dụng việc phía Việt nam nhờ in giúp bản đồ cỡ 1/100.000, vẽ vùng có thác Bản Giốc của Việt nam sang phía Trung quốc; đã lợi dụng việc nối đường sắt giữa 2 nước để lấn sang biên giới Việt Nam đến hơn 300 mét; đã nhân việc làm ống dẫn dầu qua biên giới mà lấn một dải đất dài 3100 mét, rộng 500 mét của lãnh thổ Việt nam''. Tôi biết hồi ấy chính ông đã cùng Trưởng ban biên giới Lê Minh Nghĩa tham gia viết Sách Trắng ấy của Bộ ngoại giao. Vậy nay ông có dám nói rằng tất cả những tố cáo ấy là không đúng, là sai, là vu cáo phía Trung Quốc và nay ông xin sám hối hay không"”

Tập Sách Trắng của Nhà Xuất bản Sự Thật ấn hành tháng 3/1979, sau Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Tầu, còn tố cáo Tầu chiếm đất của Việt Nam từ năm 1954.

Một đọan trong Chương II của sách này viết: Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế. Họ đã dùng mọi thủ đọan, kể cả những thủ đọan xấu xa nà các chế độ phản động của Trung Quốc trước kia không dùng.”

“Lợi dụng đặc điểm núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương, rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyến Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thồ Trung Quốc.”

Riêng đọan 7, đã viết về việc Tầu có ý định chiếm một phần thác Bản Giốc khi Tầu “Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam chuyển dịch đường biên giới.”

Nguyên văn: “Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000, Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu mợt số đọan đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và Pò Thoong.”

Không ai có thể hiểu khác điều khẳng định như đinh đóng cột của CSVN vào năm 1979 khi họ viết trên giấy trắng mực đen rằng Tầu  “ddịnh chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và Pò Thoong.”

Vậy mà bây giờ Việt Nam Cộng sản lại nói Việt Nam chỉ có chủ quyền 1/3 hay “phần thác cao” của  Bản Giốc thì có đánh lừa được ai  rằng Việt Nam đã không bị mất đất về tay Tầu"

Còn vùng đất của Việt Nam tại Hữu nghị quan thuộc về ai" Sách Trắng của Việt Nam tố cáo Tầu: “Năm 1955, tại khu vực Hữu nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đọan đường sắt từ biên giới Việt – Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt – Trung sâu trong lãnh thồ Việt Nam trên 300 mét so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua.

Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đề nghị chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn tòan bộ vần đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay (chú thích: 1979), họ vẫn trắng trợn ngụy biện rằng khu vực hơn 300 mét đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luận rằng “không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác.”

Đó là những điều nói ra từ cửa miệng nhà nước CSVN. Không ai biết rõ tình trạng 300 mét đất mất ấy bây giờ thuộc về Ta hay Tầu.

Ấy là chưa kể các phần đất quân Tầu chiếm rồi không trả lại cho Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, đã từng được Hà Nội tố cáo Bắc Kinh trước khi hai bên nối lại bang giao năm 1991.

Cũng nên biết chiếu ngang lãnh thổ vùng biên giới Việt - Tầu dài khỏang 1,400 cây số.

CẤM HAY KHÔNG CẤM"

Cũng trong cuộc họp báo bỏ túi của Phụng, Đài Á Châu Tự Do viết: “ Ông cũng bác bỏ mọi nguồn tin nói rằng chính phủ Việt Nam ra chỉ thị ngăn cản các vụ biểu tình chống lại âm mưu bá quyền của Bắc Kinh, điển hình là việc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.”

Thế là hỏng to rồi nhà Đại sứ ơi.  Ông Bà ta thường bảo “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, đằng này ra mắt các Nhà báo không thể nào kém trí nhớ hay lơ đãng như mình mà Lê Công Phụng lại ngang nhiên nói có là không hay  không là có.

Bằng chứng lệnh cấm Sinh viên, Học sinh biều tình chống Tầu đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo của Việt Nam phổ biến từ trước Cuộc biểu tình lần thứ nhất ngày 9-12-2007 nhưng vẫn không ngăn cản được lòng yêu nước của đồng bào trong nước.

Lệnh này  được nói chi tiết  hơn trong Chỉ thị  ngày 21-12-2007 của Phạm Vũ Luận, Thủ trưởng Bộ Giáo Dục-Đào Tạo (GD-ĐT).

Nguyên văn chỉ thị 5 điểm của Bộ GD-ĐT gửi cho các Cơ sở giáo dục và Thầy, Cô cấm sinh viên, học sinh biểu tình như sau:

1) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan quán triệt cho tất cả học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nhà trường tuyệt đối không được tham gia tụ tập, biểu tình, tuần hành trái quy định của pháp luật.

2) Triển khai các biện pháp nắm bắt diễn biến tư tưởng của học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các hoạt động, diễn đàn, các website, nhật ký trên mạng… để chủ động xử lý và báo cáo kịp thời.

3) Xây dựng phương án triển khai cụ thể và có mặt tại hiện trường để phối hợp giải quyết khi vụ việc xảy ra.

4) Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, công an các quận, huyện, phường xã trong việc phòng ngừa và xử lý khi vụ việc xảy ra.

5) Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các công việc nên trên, đặt biệt lưu ý các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết, kỷ niệm và báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Song song với lệnh cấm này, Công an còn được  chận bắt, truy lùng và khủng bố tinh thần những người yêu nước chống Tầu xâm lăng sau khi Bắc Kinh ra tuyên bố thành lập huyện Tam Sa bao gồm cả hai đảo Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam từ đầu tháng 12/2007.

Việc thi hành lệnh dẹp Biều Tình còn được chứng minh tại Sài Gòn và Hà Nội khi công an, cảnh sát đàn áp các Thanh niên, sinh viên, bất chấp hiểm nghèo, đã trưng các Biều ngữ  chống Tầu trước cửa Nhà Hát của Thành phố Sài Gòn ngày 19-1 (2008), nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tầu chiếm Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ngày 19-1-1974.

Như vậy thì  CSVN có ngăn cản sinh viên biểu tình chống ngoại xâm hay không"

Đài RFA còn nói theo Phụng thì: “Quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam là biểu tình chống đối không giải quyết được vấn đề, và những nhà lãnh đạo Việt Nam biết phải làm gì, phải có thái độ như thế nào, khi sống bên cạnh quốc gia khổng lồ Trung Quốc.”

RFA nói: “Ông ví von rằng đừng quên Việt Nam chỉ có 84 triệu dân, trong khi dân số của Hoa Lục là 1 tỷ 300 triệu người.”

Trong khi đó, Đỗ Dzũng của Nhật báo Người Việt, Nhà báo thứ hai có mặt trong Cuộc họp báo đã trích lời Phụng nói: “Chúng ta sống cạnh Trung Quốc cả ngàn năm và chúng ta quá kinh nghiệm đối với quốc gia khổng lồ này. Không chỉ những người sống ở hải ngoại muốn bảo vệ đất nước thật lòng mà ngay cả các nhà lãnh đạo Việt Nam nữa, nhưng phải tìm ra giải pháp nào hiệu quả. Chúng ta chỉ có 85 triệu người, trong khi Trung Quốc có tới 1.3 tỉ người. Nếu tất cả chúng ta đều biểu tình, Trung Quốc chỉ cần 1/3 dân số biểu tình lại. Tôi không nghĩ đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Đây là một vấn đề mất rất nhiều thời gian.”

Lập luận của nhà ngoại giao Cộng sản Lê Công Phụng là thái độ của kẻ cứ cúi đầu xuống mà đi vì đường xa, khó lắm, đừng khuấy động làm gì vô ích vì dân mình ít, nước mình yếu và đừng quên Việt Nam đã  từng bị Phương Bắc đô hộ cả ngàn năm!

Chẳng lẽ nước Việt Nam, đã một thời oanh liệt đánh bại nhiều đoàn quân xâm lược Tầu,  lại chỉ có được một Đại sứ có trình độ cao đến thế  để đại diện tại  Hoa Thịnh Đốn, thủ đô của cường quốc hùng mạnh nhất trên Thế giới ngày nay"

Liệu tinh thần bạc nhược này của người đại diện cho một Quốc gia có 84 triệu người có đem danh dự nào cho Nhà nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam hay phải  đợi đến khi  Tầu “dạy cho bài học thứ hai”  mới biết mình đã mất bao nhiều đất" -/-

Phạm Trần

(01-08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.