Hôm nay,  

Thứ Trưởng Ngoại giao Vũ Dũng Nói Về Nam Quan, Bản Giốc, Trường Sa, Có Gì Lạ?

05/01/200800:00:00(Xem: 8217)

Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ đánh dấu hoàn thành việc cắm mốc biên giới Việt Hoa trong vùng tỉnh Lào Cai giáp ranh với tỉnh Vân Nam của Trung quốc, đồng thời đánh dấu việc hoàn thành 85% việc cắm 1.833 mốc trên biên giới dài hơn 1.300 km giữa hai nước. Nhân dịp này ông thứ trưởng Vũ Dũng đã trả lời hai cuộc phỏng vấn, một của nhật báo Nhân Dân (1), cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản VN và một của báo Pháp Luật ở thành phố Sàigòn. Báo Nhân Dân ở Hà Nội cũng như báo Pháp Luật ở Saigon đều là báo đảng.

Qua việc giải thích các vấn nạn liên quan đến ải Nam quan và thác Bản Giốc ông thứ trưởng Vũ Dũng cũng trả lời một câu hỏi về quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên một giới chức cấp thứ trưởng công khai nói về việc chính phủ Trung quốc ký quyết định thành lập thành phố Tam Sa bao gồm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cuối 11- 2007.

Sáu năm trước đây (ngày 28/1/2002) ông Lê Công Phụng, lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người phụ trách thương thuyết về biên giới Việt Trung, trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn VASC Orient cũng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên Thu Uyên về vấn đề mất/ddu+o+.c bao nhiêu đất và đặc biệt về thác Bản Giốc và ải Nam Quan qua Hiệp ước phân ranh biên giới với Trung quốc tháng 12/1999 (2). Nội dung các câu trả lời của ông Lê Công Phụng có thể dùng để so sánh với nội dung của ông Vũ Dũng để biết sự thật nằm ở đâu. Cả hai ông Lê Công Phụng và Vũ Dũng đều là thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là những người phụ trách lãnh đạo các cuộc thương thuyết và cắm mốc với Trung quốc.

Trả lời một câu hỏi của báo Nhân Dân rằng “Một số mạng nước ngoài đưa tin thất thiệt rằng, VN bị mất đất. Ông có bình luận gì về ý kiến này"”, ông  Vũ Dũng trả lời:

“Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Đối với dân tộc Việt Nam thì chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng những hy sinh, mất mát to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này.

Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình phân giới cắm mốc (PGCM) trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Vì vậy, không thể có chuyện "Việt Nam mất đất", "cắt đất" cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin.

Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”

Qua câu trả lời trên ông Vũ Dũng quả quyết Việt Nam không mất đất, và Việt Nam không cắt đất.

Trong cuộc phỏng vấn tháng 1/2002 khi trả lời một câu hỏi của phóng viên Thu Uyên rằng ông nghĩ thế nào về các nguồn tin hải ngoại nói trong việc phân định biên giới đi đến Hiệp định ký ngày 30/12/1999 Việt Nam mất 700 km2  ông Lê Công Phụng trả lời:

“DDàm phán lại lần này thì căn cứ để phân định đường biên giới là dựa chủ yếu vào các công ước đã được ký cách đây 100 năm. Và khi chúng ta và Trung Quốc đưa ra bản đồ chủ trương của mình (có nghĩa là theo chúng ta đường biên giới chỗ nào là đúng, theo Trung Quốc đường biên giới chỗ nào là đúng), hai bên chênh nhau 227 km2 tại 164 điểm. Và 227 km2 đó nằm trên quãng 400 cây số. Còn 900 cây số chiều dài còn lại thì hai bên nhất trí với nhau theo phân định của bản đồ Pháp - Thanh.

Trong 227 km2 đó, chúng ta đàm phán với Trung Quốc từ năm 1993, đi đến ký kết ngày 30/12/1999. Chúng ta được khoảng trên dưới 113 km2 và Trung Quốc được trên dưới 114 km2 Như vậy có thể nói, qua cuộc đàm phán thương lượng đi đến ký kết Hiệp định trên bộ, chúng ta và Trung Quốc đã đạt kết quả được công bằng và thỏa đáng. Nói chuyện chúng ta mất 700 km2, theo tôi nghĩ, hoàn toàn không thực tế.”

Như vậy ông Lê Công Phụng xác nhận trên toàn thể Việt Nam mất 1 km2.

Ông Vũ Dũng nói không mất gì cả, trong khi ông Lê Công Phụng nói mất 1km2. Vậy sự thật ở đâu" (đây là nói về sự thật do những người có trách nhiệm trong cùng một chính quyền nói ra, chứ chưa nói về sự thật lịch sử)

Về câu hỏi của báo Nhân Dân rằng “Có nhiều dư luận khác nhau về việc phân định khu vực thác Bản Giốc và khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này"”

Ông Vũ Dũng đã trả lời về ải Nam Quan như sau: “Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, theo các văn bản pháp lý lịch sử, đường biên giới luôn nằm phía nam Ải Nam Quan. Trấn Nam Quan do Trung Quốc xây dựng vẫn thuộc Trung Quốc, chứ không phải đường biên giới đi qua Ải Nam Quan như một số người vẫn hiểu.”

Sự khẳng định của ông thứ trưởng Vũ Dũng rất mơ hồ vì ông không nói rõ ranh giới hai nước nằm ở phía nam ải Nam Quan là bao nhiêu" Một trăm thước, 200 thước hay 300 thước"

Trả lời cùng một câu hỏi của VASC Orient về ranh giới tại ải Nam Quan rằng: “Còn về mục Nam Quan. Đi bộ từ Hữu nghị quan tới cột mốc số 0 đến vài trăm thước. Thực tế sự sai lệch này là như thế nào" ông thứ trưởng Lê Công Phụng nói rõ hơn:

“Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan thì cũng không được. Còn cột mốc số không - nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời. Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lý đã có, tôn trọng thực tiễn, nhất là vì lâu nay quản lý đã như vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc cách cột mốc số 0 trên 200m. Tính cột mốc số 0 trở về phía Nam là lãnh thổ của Việt Nam. Từ cột mốc số 0 trở về phía Bắc là của Trung Quốc.”

Vậy chính thức là cách ít nhất 200 thước

Theo giáo sư Trần Huy Bích, bút hiệu Từ Mai, phụ trách thư viện đại học UCLA (University California, Los Angeles) một đại học lớn của Hoa Kỳ lưu trữ nhiều tài liệu lịch sử, người giữa năm 2002 đã biên soạn một tài liệu về ải Nam Quan qua chiều dài của lịch sử Việt Nam nhan đề: “Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa” (3) thì ông giải thích vấn đề ranh giới như thế nào"

Giáo sư Trần Huy Bích giải thích rằng theo bản đồ biên giới Việt Trung trong Đại Thanh nhất thống chí của nhà Thanh ấn hành năm 1764 thì biên giới Hoa Việt chạy sát ngay ranh phía nam của ải Nam Quan.

Hai sự kiện lịch sử của Việt Nam cũng chứng minh ranh giới này. Thứ nhất Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn chép rằng sát “phía nam ải Nam Quan có Ngưỡng đức đài của nước ta” và năm 1784 quan đốc trấn tỉnh Lạng sơn Nguyễn Trọng Đang đã cho thợ trùng tu Ngưỡng đức đài. Thứ hai là ghi chú trong thơ văn của cụ Nguyễn Du. Năm Quý Dậu 1813 khi vâng lệnh vua Gia long cầm đầu một sứ bộ sang Trung Hoa thi hào Nguyễn Du đã ghi lại trong tập “Bắc Hành Tạp Lục” của cụ mấy câu thơ về ải Nam Quan như sau:

Lý Trần cựu sự yểu nan tầm

Tam bách niên lai trực đáo câm

Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện

Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm...

(dịch nôm)

Việc cũ đời Lý, Trần xa xôi, mờ mịt khó tìm

Suốt ba trăm năm thẳng tới hiện nay

Hai nước chia đều nhau từ mặt chiếc lũy lẻ loi

Một cửa quan oai hùng trấn giữa muôn quả núi...

Cho mãi đến năm 1885 - sau hiệp ước Patenôtre (6/6/1884) Việt Nam mất quyền tự chủ vào tay người Pháp - Thanh triều ký hiệp ước Thiên Tân công nhận chủ  quyền của người Pháp tại Việt Nam và hai bên Pháp Hoa đồng ý gởi phái đoàn đến biên giới Lạng Sơn để thảo luận về ranh giới. Lúc này Pháp đang mua chuột Thanh triều vì quyền lợi của Pháp tại lục địa Trung quốc nên Pháp đã dễ dãi chấp nhận đòi hỏi của Trung quốc kéo đường ranh giới Việt Trung xuống phía nam cách xa ải Nam Quan chừng 100 met. Và sự việc này đã được hai bên Pháp Hoa chính thức ký kết qua Thỏa ước Bắc Kinh ký ngày 26/9/1887. Từ đó cho đến năm 1895 là thời gian thương thảo cắm mốc biên giới, nhà Thanh đã khai thác yếu tố quyền lợi của Pháp tại lục địa Trung quốc để lấn đất nhiều nơi suốt dọc chiều dài biên giới Việt Trung.

Nói riêng về ranh giới tại ải Nam Quan thì nếu chấp nhận đường ranh Pháp Hoa ký ký năm 1887 thì ranh giới Việt Trung nằm ở phía nam của ải Nam Quan 100 thước. Trong khi ông nguyên thứ trưởng Lê Công Phụng nói 200 thước (còn ông đương kim thứ trưởng Vũ Dũng thì chỉ nói ở phía Nam hàm ý tối thiểu là 200 thước. Nghĩa là tại đó Việt Nam mất một dung đất ít nhất là 100 thước (không biết chiều dài bao nhiêu).

Vậy sao ông thứ trưởng Vũ Dũng bảo là không mất đất!

Liên quan đến thác Bản Giốc ông thứ trưởng Vũ Dũng nói:

“Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quế Sơn. Theo Công ước Pháp - Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quế Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.”

Như vậy tại thác Bản Giốc không có vấn đề gì cả vì mọi sự đều rất rõ ràng theo Công ước Pháp-Thanh. Nhưng trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật ông Vũ Dũng nói rằng khu thác Bản Giốc là một trong những điểm C là điểm “hai bên có nhận thức khác nhau. Chẳng hạn địa hình thay đổi không như bản đồ thời Pháp-Thanh hoặc mô tả trước đây không rõ. Nhưng những khu vực này đi vào cụ thể dần dần được giải quyết. Thác Bản Giốc, cửa sông Bắc Luân đều là khu vực C như vậy.”

Ông thứ trưởng Vũ Dũng đã mâu thuẫn với chính ông. Nhưng so với câu trả lời của ông thứ trưởng Lê Công Phụng năm 2002 khi phóng viên Thu Uyên của VASC Orient hỏi về vấn đề thác Bản Giốc sự mâu thuẫn lại càng nổi bật hơn. Ông Lê Công Phụng nói: “Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.”

Vậy sự thật ở đâu" Có phải VN đã mất một nửa thác Bản Giốc do ma thuật của Trung quốc và thái độ thiếu trách nhiệm của người thương thuyết Việt Nam không"

Thế nhưng ông thứ trưởng Vũ Dũng vẫn quả quyết là không mất đất!

Trả lời câu hỏi của báo Nhân Dân: “Vừa qua dư luận đã thể hiện thái độ bức xúc trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” ông thứ trưởng Vũ Dũng bình luận:

“Chính phủ ta đã tỏ thái độ rất rõ ràng về việc thành lập thành phố Tam Sa. Đây là việc làm không phù hợp với thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, không phù hợp với tinh thần và lời văn của tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

Lãnh đạo cấp cao VN, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời đối với việc làm sai trái này. Chúng ta sẽ tiếp tục giao thiệp trực tiếp, chính thức với phía Trung Quốc về vấn đề này, cố gắng giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hữu nghị trên tinh thần hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, có lý, có tình.

Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Nội dung trả lời của ông thứ trưởng Vũ Dũng không khác gì những lời tuyên bố nhắc đi nhắc lại trước đây của ông Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao và  không làm cho lãnh thổ được an toàn hơn.

Trung quốc có môt lịch sử dài nên người Trung Hoa biết rõ những bài học lich sử hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Và riêng đối với Việt Nam Trung quốc không sợ chính quyền mà họ sợ tinh thần chống xâm lăng của nhân dân VN. Chừng nào chính quyền Việt Nam chưa huy động được sự quyết tâm của toàn dân thì chừng đó Trung quốc không có gì phải lo ngại trong kế hoạch lấn đất giành biển của Việt Nam.

Đứng trước sự đe dọa mới của Trung quốc từ tháng 12/2007, cho đến giờ này chính quyền do đảng cộng sản Việt Nam nắm trọn chưa vận dụng sự yểm trợ của quốc tế và nhất là chưa làm một điều để huy động sức mạnh của toàn dân, trái lại họ đã triển khai lực lượng công an để răn đe ngăn cản nhân dân bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ bờ cỏi.

Không biết với tình hình này khi Trung quốc dùng chính sách sức mạnh (như họ đã dùng năm 1974 tại Hoàng Sa và năm 1988 tại Trường Sa sát hại tổng cọng hơn 100 thủy thủ của hải quân Việt Nam) để đánh huyện Trường Sa thì Hà Nội lấy gì để bảo tồn lãnh thổ và bảo vệ sinh mạng của 700 binh sĩ và thủy thủ đang trấn giữ Trường Sa"

Nước bọt và chính sách ngoại giao 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do Trung quốc mớm vào miệng sẽ không giữ được nước như lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh “Các vua Hùng dựng nước, bác cháu ta giữ nước”"

Trái lại với cung cách lãnh đạo hiện nay của đảng cộng sản VN thì thực tế chỉ có thể là: “Các vua Hùng dựng nước, bác cháu ta bán nước”

Trần Bình Nam

Jan. 4, 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1) Xem bài phỏng vấn thứ trưởng Vũ Dũng của nhật báo Nhân Dân ngày 2/1/2008.

(2) Xem bài phỏng vấn nguyên thứ trưởng Lê Công Phụng của hãng thông tấn VASC Orient ngày 28/1/2002 do Thu Uyên thực hiện

 (3) Xem bài “Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa” của Từ  Mai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.