Hôm nay,  

CSVN Và Vấn Đề Hoàng Sa - Trường Sa

29/12/200700:00:00(Xem: 8809)

Giờ đây đã đến cái lúc toàn bộ vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như lãnh hải của tổ quốc Việt Nam bị Trung Cộng xâm chiếm đập thẳng vào mặt chính quyền CSVN. Hà Nội không thể núp sau bất cứ một thứ bình phong nào để né tránh như từ trước tới nay. Bình phong gì và né tránh như thế nào thì hiện nay có thể trên 50% dân số Việt Nam sinh sau năm 1975 không mấy tường tận. Thiết tưởng trong lúc dân tộc Việt Nam trong cũng như ngoài nước, già trẻ, gái trai đang sục sôi lòng yêu nước và lửa căm hờn khi Trung Quốc quyết định thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào quận huyện của họ, cũng nên tìm hiểu một chút lịch sử về hai quần đảo này của chúng ta.

CSVN Bán Nước Cho Ngoại Bang

Về lịch sử chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu trước 1975 chính quyền CSVN tại Miền Bắc không hề đả động đến, thì tại Miền Nam các quần đảo này đã được ghi trên sách địa dư của nhiều lớp trung và tiểu học. Nhiều thế hệ học sinh đã học tập và ghi nhớ. Địa danh hai quần đảo này trở nên thời sự vào năm 1974, lúc Trung Cộng đã xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa sau người Mỹ rút chân khỏi vùng Đông Nam Á. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu mãnh liệt nhưng sức cô, lực kiệt, đã không bảo vệ được quần đảo. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã phản đối trên trường quốc tế và đã trưng ra những chứng tích lịch sử không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam trên những hòn đảo đó.

 Lúc này, CSVN hoàn toàn câm nín. Đến nay, khi Trung Cộng xâm lăng thêm quần đảo Trường Sa, Hà Nội mới đưa ra những chứng tích của VNCH trước đây. Thiết tưởng chỉ cần đọc những tư liệu hiện nay trên nhiều báo chí trong nước cũng biết được rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc quyền sở hữu của Việt Nam từ nhiều trăm năm qua.

Nếu lịch sử chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đơn giản bao nhiêu thì nguyên nhân tại sao Trung Quốc ngang ngược xâm chiếm các quần đảo này có vẻ rắc rối bấy nhiêu. Rắc rối vì đảng và chế độ CSVN cố tình che giấu khiến nhân dân ta mù mờ không hiểu rõ. Thực chất vấn đề này khởi sự từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước.

Cuộc chiến tranh được gọi là "kháng chiến chống Pháp" đã được Hồ Chí Minh khởi động ngày 22/12/48 trong lúc đất nước và dân tộc ta vừa thoát ách nô lệ thực dân và bị quân đội Nhật chiếm đóng, bị bom đạn tàn phá... đang ở trong tình trạng kiệt quệ. Đối với Việt Minh, tình hình chiến sự chỉ sáng sủa sau khi quân cộng sản Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Mao trạch Đông "giải phóng" nước Tàu và tuyên bố thành lập chính quyền cộng sản ngày 01/10/1949.

Với tinh thần bá quyền bành trướng, tuy thành công sau CSVN, nhưng Trung Cộng đã tỏ thái độ đàn anh, và CSVN, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã tỏ ra thần phục Bắc Kinh để được chi viện về quân sự đối phó với đoàn quân viễn chinh của Pháp. Việt Minh đã nhận được không những vũ khí, quân dụng từ Trung Quốc, mà cả sĩ quan, cán bộ chính trị cố vấn người Trung Quốc. Dấu vết ghi đậm của bọn cố vấn Tàu này là cuộc "cải cách ruộng đất" đẫm máu mà Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo CSVN đã cúi đầu vâng lệnh thực hiện trên đất Bắc. Nhưng cũng nhờ có những vũ khí nặng như đại bác và cả cán bộ quân sự của Trung Quốc nên Việt Minh đã tạo được chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau sự sụp đổ của khối cộng sản thế giới, người ta đã khám phá ra rằng giữa các chế độ cộng sản với nhau, không có chuyện "viện trợ không hoàn trả", kể cả viện trợ quân sự để bành trướng chủ nghĩa. Tất cả mọi hình thức "chi viện" đều là một sự vay trả, trả vay. CSVN đã phải bồi hoàn trong nhiều năm món nợ chiến tranh cho Liên Xô bằng cách xuất cảng lao nô dưới danh nghĩa "lao động hợp tác". Trung Cộng là một nước dư thừa nhân công nên họ không cần "lao nô" của CSVN. Họ cần thứ khác. Đó là đất đai, lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo vv...

Ý đồ bành trướng của Trung Cộng trong vùng Đông Hải nước ta giải quyết nhu cầu đất đai thì ít nhưng nhu cầu chiến lược kinh tế cũng như quân sự thì nhiều. Hơn ai hết, Bắc Kinh và Hà Nội biết rõ, nếu không có Trung Cộng thì Việt Minh sẽ thua quân đội Pháp và sẽ không có chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, sẽ không có Hiệp Định Genève và CSVN sẽ không chiếm được phân nửa đất nước phía Bắc vĩ tuyến 17. Cuộc "Tổng Tuyển Cử" vào năm 1956 theo dự trù của Hiệp Định Genève đã không xẩy ra và CSVN theo lệnh của quốc tế cộng sản đã chuẩn bị xâm lăng võ trang Miền Nam Việt Nam. Đương nhiên là để tiến hành cuộc chiến tranh mới này, CSVN sẽ phải đương đầu với Mỹ với nhiều phương tiện hiện đại hơn Pháp nhiều lần. CSVN chắc chắn phải dựa vào nguồn viện trợ quân sự của Trung Quốc ở sát biên giới. Tuy hiện nay chưa có những bằng chứng cụ thể như văn bản tài liệu về những thỏa nhượng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nhưng chắc chắn là CSVN phải được sự bảo đảm viện trợ của Trung Cộng mới dám phát động cuộc chiến. Và chắc chắn Trung Cộng cũng phải nắm được những cam kết, trao đổi của CSVN mới chấp thuận viện trợ. Vì thế, không thể nói là CSVN không hề biết âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã có thỏa thuận với nhau.

Vì thế mà 4 năm sau Hiệp Định Genève, và 2 năm trước khi cộng sản Bắc Việt tiến hành xâm lăng Miền Nam, Trung Cộng đã ra bản tuyên bố về lãnh hải của họ ngày 04/09/1958, trong đó họ sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của họ. Bản tuyên bố đã được ông Trần Đồng Đức dịch từ Hán văn ra Việt ngữ như sau:

"Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958

Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)

Đại biểu uỷ viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)

Quyết nghị

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc

* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.

* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp".

Nguồn dịch: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Mười ngày sau khi Quốc Hội Trung Quốc phê duyệt quyết nghị trên đây, tức là ngày 14/09/1958, phía Việt Nam, Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ Tướng chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã gửi một công hàm thẳng cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng của Trung Quốc. Nguyên văn bản công hàm này như sau:

 Có người cho rằng vì CSVN phản ứng nhậm lẹ nên đã không lường được hết những hậu quả của việc "ghi nhận và tán thành" những tuyên bố ngày 4/9/58 của Trung Cộng. Điều này không thể xẩy ra được vì theo quy luật vận hành của đảng cộng sản thì không phải chỉ một mình Phạm Văn Đồng có toàn quyền quyết định. Đây là quyết định của Trung Ương Đảng lúc đó chỉ có 17 Ủy viên chính thức và 10 Ủy Viên dự khuyết, hay ít ra là Bộ Chính Trị, trong đó có cả Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng chỉ là người thừa hành ký công hàm mà thôi. Tập đoàn đầu sỏ của CSVN tất nhiên phải biết rằng để cho Trung Cộng sát nhập đất đai là điều trái với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhưng, lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía nam vĩ tuyến 17 và như thế thuộc quyền kiểm soát của nước Việt Nam Cộng Hòa mà cộng sản Hà Nội coi là thù nghịch.

Có ba lý do khiến CSVN có hành động ủng hộ việc Trung Cộng thôn tính đất đai của Việt Nam. Thứ nhất, Với chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, CSVN ôm ấp lý tưởng thế giới đại đồng, trái đất không còn biên giới. Ăn thua gì mấy hòn đảo nhỏ ngoài khơi. Thứ nhì, Với tư tưởng hận thù chuẩn bị chiến tranh, CSVN ủng hộ ngoại bang cùng phe cộng sản thôn tính đất đai dưới quyền kiểm soát của kẻ địch. Thứ ba, CSVN hiến dâng các quần đảo xa xôi cho Trung Cộng để đền ơn chi viện đánh thắng thực dân Pháp và đổi lấy súng đạn âm mưu xâm chiếm Miền Nam.

Hai năm trước khi ký bản công hàm, theo tài liệu "Cuộc tranh chấp đất đai Việt-Trung" (The Sino-Vietnamese Territorial Dispute) của tác giả Pao-min thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế" (The Center for Strategic and International Studies) của trường Đại Học Georgetown, Hoa Thịnh Đốn, ấn hành và tờ Tạp Chí Bắc Kinh số ra ngày 30/03/1979 (trang 20) đăng tải, thì ngay vào thời điểm năm 1956, Phạm Văn Đồng đã nói với Trung Quốc rằng: "Trên quan điểm lịch sử, các đảo này (tức Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc". Vì thế, trong buổi tiếp tân ngày 15/06/1956 dành cho viên xử lý thường vụ Tham Tá đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Li Shimin, Ung Văn Khiêm - thứ trưởng Ngoại Giao cộng sản Bắc Việt thời bấy giờ - đã chính thức xác nhận rằng: "Dựa vào những tài liệu mà phía Việt Nam có trong tay, các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), xét về mặt lịch sử, là thuộc về Trung Quốc".

Cùng có mặt trong buổi tiếp tân này, Lê Lộc, xử lý thường vụ giám đốc Phòng Á Châu Sự Vụ, đã nói thêm: "Trên mặt lịch sử, các đảo Tây Sa và Nam Sa đã là đất đai của Trung Quốc từ dưới đời Nhà Tống (960-1279)". Sau đó, báo chí cộng sản Hà Nội cũng như sách giáo khoa của chế độ đã nhiều lần xác nhận chủ quyền Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1977, khi bị chất vấn về những lời tuyên bố và bản công hàm, Phạm Văn Đồng đã thú nhận rằng: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như thế". Và trong cuộc họp báo ngày 03/12/1992, Nguyễn Mạnh Cầm tuyên bố: "Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam sự giúp đỡ to lớn và quý giá... Những lời tuyên bố của các đồng chí lãnh đạo của chúng tôi lúc đó là cần thiết!".

Dù gì đi chăng nữa thì bức công hàm của Phạm Văn Đồng là một bằng chứng bán nước cho ngoại bang và hành động của CSVN là hành động bán nước không thể tha thứ được. Lý Thường Kiệt khi xưa đã có câu thơ "Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư"... Vua Trần Nhân Tôn (1279-1293) đã để lại lời di huấn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Lịch sử Việt Nam đã chứng minh là bất cứ ở triều đại nào, tinh thần bảo toàn bờ cõi là tối thượng của dân tộc ta. Tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã không còn đếm xỉa gì đến truyền thống dân tộc.

Thái Độ CSVN Trước Việc Trung Cộng Thôn Tính Hoàng Sa - Trường Sa

Tiến trình Trung Cộng thôn tính các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một tiến trình kéo dài. Sau khi đưa ra bản Công Bố về lãnh hải ngày 4/9/1958 và được sự "ghi nhận tán thành" của CSVN, Trung Cộng chưa thể thực hiện ngay ý đồ tiến chiếm được vì hai lý do. Thứ nhất, tiềm năng quân sự của Trung Cộng còn yếu kém so với tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ mà Trung Cộng đã nếm mùi trong chiến tranh Triều Tiên. Sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ trên vùng biển Đông Hải của Việt Nam và sự tham chiến của quân đội Mỹ trên chiến trường Miền Nam Việt Nam.

Sau Hiệp Định Paris, 1973, sau khi Hoa Kỳ rút Hạm Đội 7 ra khỏi vùng Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Cộng đã mang chiến hạm và quân đội tới đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Vì qua công hàm mang chữ ký Phạm Văn Đồng, CSVN đã "ghi nhận và tán thành" bản Công Bố về lãnh hải của Trung Quốc ngày 4/9/58 trong đó Bắc Kinh ghi rõ Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam và Nam Sa tức Trường Sa của Việt Nam là thuộc Trung Quốc, nên Hà Nội đã không hé môi tuyên bố nửa lời.

Không mấy người Việt Nam sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 vào thời điểm Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa trong những ngày 17 đến 19/01/1974 biết đến việc này. Thứ nhất là vì CSVN đã bưng bít thông tin này. Báo đài Hà Nội chỉ loan tin về chiến trường Miền Nam. Thứ nhì là nếu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên cộng sản có ai hỏi han gì thì sẽ được giải thích bằng luận điệu tuyên truyền lừa bịp đại để như: "Hiện nay ta dành ưu tiêu thanh toán chiến trường phía Nam, các hải đảo ngoài khơi, ta nhờ nước anh em quản lý hộ ta, sau này hòa bình họ sẽ trả lại"...

Sau khi chiếm được Miền Nam, thống nhất đất nước, tập đoàn lãnh đạo CSVN đã không hề có nỗ lực nào để đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Khi Trung Cộng xua quân vượt biên giới phía bắc vào năm 1979 để dậy cho cộng sản Hà Nội bài học thì rõ ràng là Bắc Kinh và Hà Nội đã trở mặt, không còn đồng chí, đồng chuột gì với nhau. Hai nước đoạn giao và coi nhau là thù địch. Nhưng CSVN đã bỏ lỡ cơ hội để nêu lên vấn đề và đòi lại chủ quyền các hòn đảo của Việt Nam.

Hơn thế nữa, ngày 13/4/1988, Trung Cộng đã quyết định thành lập tỉnh Hải Nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lợi dụng tình trạng thù nghịch giữa Trung Quốc và Việt Nam, ngay ngày hôm đó Trung Quốc đã mang chiến hạm tới đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa, bắn chìm 2 tàu của hải quân CSVN và giết hại một số thủy thủ Việt Nam. Mặc dù lúc đó Hà Nội có được sự hậu thuẫn của Liên Xô, nhưng Hà Nội đã phản đối rất yếu ớt. Phải chăng trong ruột đảng CSVN các thành phần "nô tài" của Trung Cộng còn đông và mạnh nên đã khống chế tập đoàn lãnh đạo không dám "lật mặt" với Bắc Kinh" Giả thuyết này có vẻ hợp lý vì tháng 8/1991 Liên Xô sụp đổ thì chỉ 3 tháng sau, tức là vào tháng 11/1991, CSVN đã "bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc".

Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ, Bắc Kinh đã áp lực đòi hỏi CSVN phải ký kết với họ những hiệp ước, thỏa ước về biên giới trên bộ cũng như trên biển. Trong việc ký kết này, Trung Cộng đã nuốt chửng của Việt Nam gần 1000 cây số vuông đất liền bao gồm Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc..., và trên 10000 cây số vuông Vịnh Bắc Bộ. Đó là không kể hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với hải phận xung quanh.

Càng về sau này Trung Cộng càng tỏ ra hung hăng lấn lướt bọn "nô tài" Hà Nội. Họ ngang nhiên cho ngoại quốc thăm dò tìm mỏ dầu khí ngay trên hải phận Việt Nam, diễu võ dương oai bằng những cuộc tập trận bằng đạn thật trên các vùng biển chung của hai nhước hay trên hải phận quốc tế. Tầu Trung Cộng gồm tầu của hải quân, của công an biên phòng hay ngư dân võ trang, thậm chí cả hải phỉ tàu thường đàn áp ngư dân Việt Nam ngay trên hải phận nước ta. Vụ trắng trợn và quan trọng nhất là vụ tầu của công an biên phòng Trung Cộng đã nổ súng sát hại hàng chục ngư dân Thanh Hóa mới cách đây 2 năm, ngày 8/1/2005.

Trước thái độ ngang ngược và những hành động ăn cướp giết người, chính quyền CSVN luôn tỏ ra rất yếu hèn. Lập trường của Nhà Nước CSVN chỉ vọn vẹn có câu: "Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.

Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông và khu vực".

Trong các lần vi phạm trước của Trung Cộng, CSVN cũng chỉ có câu nói này mà thôi. Không có một hành động nào cụ thể gọi là để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ sinh mạng nhân dân Việt Nam.

Tại Sao CSVN Lại Đàn Áp Các Cuộc Biểu Tình của Sinh Viên"

Trong tiến trình có tính toán, nhằm chiếm cứ toàn bộ Biển Đông, Trung Cộng không thể không thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sát nhập và lãnh thổ của họ. Chỉ có như vậy, thì nghị quyết ngày 4/9/1958 về hải phận 12 hải lý mới có giá trị vì không có quốc gia nào tranh chấp với họ tại vùng biển Hoàng Sa được nữa. Vì vậy, sau khi họ công bố nghị quyết ngày 4/9/58 và được CSVN hưởng ứng ngày 14/9/58, họ đã tiến hành việc xâm chiếm mà họ gọi là "thu hồi" Hoàng Sa vào đầu năm 1974. Hầu tạo căn bản pháp lý về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã ra quyết định thành lập tỉnh Hải Nam vào ngày 13/4/1988 bao gồm hai quần đảo này của Việt Nam, đồng thời đánh chiếm Trường Sa từ trong tay CSVN. Sau nhiều năm lấn át CSVN trong Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, hành xử như vùng biển của riêng mình, mới đây, ngày 2/11/2007, Trung Cộng ra quyết định thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý các quần đảo của Việt Nam.

Trước hành động ngang ngược của bá quyền nước lớn, được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước truyền thống và quyết tâm ngàn đời bảo vệ bờ cõi, thanh niên sinh viên Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn đã nhất loạt xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược. Thấy rõ thái độ yếu hèn của CSVN trước vụ Trung Cộng xâm lược, sinh viên đã mang ý định xuống đường để hậu thuẫn cho chính quyền tỏ thái độ với Trung Quốc, ra bàn thảo với những người lãnh đạo phong trào thanh niên. Những kẻ này, tuy đã được đảng CSVN giao nhiệm vụ ngăn cản, nhưng trước khí thế và quyết tâm của sinh viên, chúng không dám ra mặt ngăn cản. Vì thế mới có những trò lừa bịp của bọn đầu lãnh thanh niên cộng sản trong ngày 9/12/2007. Thấy bọn này không làm nên chuyện, đảng đã chỉ thị cho các trường đại học ra lệnh cấm sinh viên tham dự biểu tình. Cãi lệnh thì sẽ bị đuổi học. Bất chấp. Sinh viên vẫn xuống đường và hét vào mặt bọn Trung Cộng tại đại sứ quán ở Hà Nội và lãnh sự quán ở Sài Gòn lòng căm phẫn của nhân dân Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Trung Cộng. Lúc đầu, công an chỉ làm nhiệm vụ án ngữ và cô lập đoàn biểu tình, nhưng càng về sau, đã thẳng tay đàn áp.

Phải chăng tập đoàn lãnh đạo CSVN đã bị Bắc Kinh khiển trách" Qua những lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, thì đủ thấy thái độ ngạo mạn của Bắc Kinh đối với bọn "nô tài" CSVN tại Hà Nội. Tên phát ngôn này đã trịch thượng nói với CSVN rằng: "Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam hãy lấy thái độ trách nhiệm và những biện pháp hữu hiệu để chấm dứt sự kiện (biểu tình) và để tránh tổn thương tới mối quan hệ đôi bên". Đây quả là kiểu ban hành mệnh lệnh cho thuộc cấp.

Đành rằng ở vào thời buổi ngày hôm nay, mọi tranh chấp về đất đai phải được giải quyết bằng đường lối thương thảo, hòa bình. Nhưng phải có thương thảo, phải có hòa bình. Trung Cộng không ngừng lấn chiếm, không ngừng khiêu khích, không ngừng bắn giết ngư dân ta trên chính lãnh hải của ta. Nhân dân phẫn nộ là có chính nghĩa. Thái độ có trách nhiệm duy nhất của chính quyền CSVN là phải cùng với nhân dân phản đối Trung Cộng xâm lược. Nhưng khốn nỗi đảng CSVN đã chọn lầm chủ. Chủ của họ không phải là nhân dân Việt Nam mà là Đế Quốc Trung Cộng.

Kết Luận

Trong quan hệ giữa chính quyền CSVN với Trung Quốc người ta thấy rõ không phải là mối tương quan bình đẳng, hữu nghị. Nó là mối tương quan chủ tớ. Đây là mối nhục quốc thể. Nhân dân ta không thể chấp nhận để đảng CSVN bắt cả dân tộc ta phải cúi đầu nghe mệnh lệnh của Bắc Kinh. Đã không bảo vệ được bờ cõi chống lại sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc, CSVN lại đứng vào phe kẻ xâm lăng để đàn áp nhân dân biểu tình vì lòng yêu nước bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đây là thái độ bất xứng của chính quyền CSVN. Tập đoàn lãnh đạo CSVN chủ trương giải quyết tranh chấp đất đai, hải đảo bằng đường lối thương thuyết. Nhưng bao lâu còn bức công hàm 14/9/1958 do Phạm Văn Đồng ký thì họ chưa há miệng thương thuyết thì CSVN đã mắc quai. Thái độ đi ngược lại lòng dân của CSVN khi đàn áp nhân dân biểu tình đã tách xa đảng với quần chúng đang muốn giúp chính quyền có cái thế chống lại thế lực to lớn của Trung Quốc. Quả CSVN đang đi vào con đường mạt vận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.