Hôm nay,  

Xin Đừng Nhà Cháy Thành Tro Rồi Mới Cứu

21/11/200700:00:00(Xem: 5660)

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú là Nguyền Văn Đài và Lê Thị Công Nhân của nhà cầm quyền Việt Nam.

Nói là được chứng kiến cho oai, chứ thực ra chúng ta chỉ được chứng kiến trên mạng điện tử và...sau khi phiên tòa kết thúc mà thôi! Như mọi người đều biết, cũng như phiên tòa sơ thầm diễn ra cách đây hơn 6 tháng (12/6/07) Vở kịch được gọi là “vải thưa che mắt thiên hạ”ddược đảng độc tài cầm quyền diễn trò, làm trò cười cho thiên hạ. Để được cái tiếng là phiên tòa diễn ra công khai, họ cũng làm cái trò nửa “dơi nửa chuột” cũng như “dân chủ trong khuôn khổ” thì việc xét xử công khai cũng phải “công khai trong khuôn khổ” có điều lần đó họ làm xiếc cả với mấy ông truyền thông nước ngoài...

Cũng được vào dự phiên tòa đàng hoàng, nhưng lại được dự gián tiếp trong một căn phòng bên cạnh trang bị Camera, có nghĩa là chỉ được theo dõi qua màn ảnh nhỏ trong một không gian cận, với chất lượng âm thanh được cho là tồi và gần đây bà Vũ Kim Khánh còn tố cáo là “thiên vị”. Có nghĩa là phiên tòa cũng được viết thành kịch bản và đã được các nhà đạo diễn tài ba lỗi lạc, bố trí phần âm thanh chỉ nghe rõ được những lời tuyên cáo hùng hồn của những vị mặt sắt “nhân danh nước CHXHCNVN”ddối với bị cáo.

 Còn những kẻ phản động chống lại “chính quyền nhân dân”do “bất chính thì ngôn tắc tị” âm thanh theo kiểu phập phù bập bõm lúc trầm lúc bổng, lúc tiểu lúc đại, rất chi là tiểu xảo, một thủ đoạn đươc cho là rất tiểu nhân, bẩn thỉu.

 Nó cũng y như  một vở diễn hài không hơn không kém.Vở diễn được sắp đặt rất chi là “công khai” như vậy, thì thử hỏi các vị phóng viên nước ngoài được tham dự trong khuôn khổ như vậy có cảm thấy bị xúc phạm không" Chẳng thấy ai kịch liệt phản đối, chỉ vài lời phàn nàn được đăng trên BBC, VOA vv.. mà thôi.

Rất ngạc nhiên cho sự thuần phục này, qua các chương trinh và tin tức nước ngoài được trong nước phản ánh, thì phóng viên thường được kính phục bởi sự dũng cảm của họ khi tác nghiệp, họ coi cái chết chẳng mùi mẽ gì đối với nghiệp làm báo, chúng ta thường thấy những trường hợp “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” của họ trong những hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm tại các nơi xảy ra giao tranh như ở Irắc, Liban hay việc nhà báo người Nhật bị thiệt mạng trong cuộc đàn áp biểu tình vưa qua ở Miến điện.

Vậy mà họ rất ngoan ngoãn khi được thu xếp dự phiên tòa “trong khuôn khổ” như vậy. Không biết trong khi dự họ có cảm thấy ngứa ngáy nghề nghiệp không, khi mà cái phần tác nghiệp quan trọng nhất là quay phim chụp ảnh cảnh sống và phần phỏng vấn ghi âm, đã không được thực hiện"

Trăm nghe không bằng một thấy, nghe họ dũng cảm nhiều mà chứng kiến họ im lặng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm hai nhà dân chủ NVD và LCN, đã cho ta một niềm an ủi rằng ngay cả họ, những người nước ngoài cũng còn khiếp sợ cộng sản Việt Nam, huống hồ những người dân thấp cổ bé họng, thế là từ nay ta khốngợ bị chê là hèn nhát nữa.

Qua cái vở hai kịch ấy suy rộng ra, đảng độc tài CSVN chẳng những làm xiếc với phóng viên báo chí nước ngoài mà còn chẳng coi cái thế giới này ra cái quái gì! Họ nhạo báng thế giới về cái gọi là tự do nhân quyền, tự do báo chí chẳng qua cũng chỉ là trò hề rẻ tiền, báo chí thì đang tin giật gân chẳng qua cũng chỉ vì muốn câu kéo “thượng đế” để báo bán chạy như tôm tươi.

Còn tự do nhân quyền thì cũng không khác gì như phim trinh thám, bao giờ cũng vậy ucảnh sát chỉ xuất hiện sau khi vụ việc đấm đá, phi chưởng kết thúc.

Họ chỉ đến dọn dẹp hiện trường khám  nghiệm và bê xác chết mà thôi. Nó chẳng khác gì, ngôi nhà mới bắt đầu cháy hoặc đang cháy, thì chẳng cứu chữa, đến khi ngôi nhà ra tro thì mới xách xô thùng đến chữa. Thật là nực cười.

Trong quá khứ nhà nước độc tài Ba Đình đã từng đưa ra xét xử nhiều nhà bất đồng chính kiến, nhưng chưa bao giờ chính phủ các nước, các tổ chức nhân quyền gây áp lực, có kế hoạch để ngăn chặn hay tố cáo hình thức xử án theo kiểu độc tài trước khi tiến hành phiên tòa xét xử, mà họ chỉ phản ứng sau đó những gì mà thế giới đã từng chứng kiến, cách hành xử với những vụ xét xử độc tài, áp chế thời trung cổ được diễn một cách “tốt đẹp” mà thôi.

Chúng ta còn nhớ cách đây 3 tháng khi chuẩn bị nhậm chức, ông tân đại sứ Hoa Kỳ, Michael Michalak đã hứa hẹn sẽ làm hết sức mình để góp phần cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Vậy thì qua bài viết này, xin có lời nhắn gửi tới ông đại sứ, đây là cơ hội để ông thể hiện lời hứa của mình, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, là nếu Việt Nam chứng tỏ cho thế giới biết là có nhân quyền, thì mong ông đại sứ hãy vì lời hứa mà làm hết sức mình, để can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam, hãy thực hiện công khai phiên tòa xét xử hai nhà bất đồng chính kiến là luật sư NVDD và LTCN một cách thực sự, công bằng và sòng phẳng.

Hãy thực hiện các bước tố tụng tại tòa như các điều khoản đã được chính họ soạn ra tại bộ luật tố tung hình sự năm 2002 như:

-Các quyền được tham dự phiên tòa của bất kỳ cử tọa nào trong những phiên tòa được xác định xét xử công khai ( việc này để tránh tình trạng công an mặc áo dân sự đóng vai cử tọa ngồi dự, cần kiểm tra CMTND của những người dự khán.

-Bị cáo không bị cho là có tội khi chưa có phán quyết của tòa án, có nghiã là trước và trong quá trình xét xử, họ vẫn được đối xử như một người có đầy dủ quyền công dân (mặc quần áo dân sự và không bị còng tay trong phòng xử)

-Quá trình xét xử phải đầy đủ chứng lý (nhân chứng, vật chứng) có cơ sở cấu thành tội phạm, phải định rõ hành vi phạm tội.Thế nào là hành vi xuyên tạc lịch sử, nói xấu lãnh tụ, nếu hành vi đó đúng sự thật thì có bị coi là xuyên tạc hay nói xấu không"Việc tuyên truyền phổ biến của hai bị cáo về các quyền cơ bản cho nhân dân, trong đó có quyền dân chủ có phải là phạm tội, có đi ngược lại lợi ích của nhân dân hay không" Phải được chứng minh bằng việc gây tổn hại cho nhân dân hay cho nhà nước"

-Việc tranh tụng tại phiên tòa giữa luật sư bên bị và công tố viên phải được thực hiện công bằng và quyền được nói lời sau cùng của bị cáo phải được tôn trọng không bị hạn chế thời gian.

-Các phóng viên báo chí phải được tạo điều kiện tác nghiệp một cách dễ dàng thuận lợi.

Những yêu cầu trên có lẽ cũng dừng lại ở mức khiêm tố như vậy...Còn lại những vấn đề khác như việc xem xét mức án, tuyên án... của chánh tòa và hội đồng xét xử thì cứ “vô tư” theo lệnh của ban nội chính. Bởi như chúng ta đã biết việc xóa bỏ thông lệ án bỏ túi là cả một quá trình đấu tranh bền bỉ cho dân chủ lâu dài may ra mới xoá bỏ đựợc cái thông lệ trò hề “án bỏ túi” đó. Đến lúc đó thì xã hội Việt Nam mới thực sự công bằng dân chủ và văn minh.

Rất mong những ý kiến nho nhỏ này được các nhà dân chủ trong và ngoài nước quan tâm xem xét và hành động theo khả năng của mỗi người, cùng nhau xắn tay góp công góp sức, người thùng người chậu xúm vài dập ngọn lửa trước khi sự việc đã an bài, rồi lại vẫn cái điệp khúc muôn thuở, là ca thán, lên án, tố cáo, chửi bới vv.. trên mạng điện tử như đã làm trước đây.

Bằng cách tổ chức cá buổi tạo đàm trên Paltalk, lấy chứ ký ủng hộ hai LS, phản đối phiên tòa bất công độc đoán, tổ chức biểu tình ở hai ngoại. Nhất là việc chuyển tải, liên hệ, đề nghị với các tổ chức phi chính phủ, chính phủ các nước, những chính khách, những nhà dân chủ uy tín trên thế giới, đặc biệt là tổ chức phóng viên không biên giới và ông đại sứ Hoa Kỳ tại VN, để họ có những hành động cụ thể yêu cầu nhà nước độc tài, đứng đầu là đảng CSVN độc tài, cam kết thực thi đúng pháp luật, việc xét xử công khai phiên tòa phúc thẩm hai nhà bất đồng chính kiến là Ls Nguyễn Văn Đại và Ls Lê Thị Công Nhân.

VN 18/9/2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.