Hôm nay,  

Kiện Nguyễn Tấn Dũng Trước Tòa Án Ba Lan?

20/09/200700:00:00(Xem: 11575)

Cô Vân Anh bị đuổi ra ở ranh giới quyền lực và trách nhiệm pháp luật trước con mắt kỳ thị Việt Nam- Ảnh: ĐCVOnline

Theo bài viết “Nguyễn Tấn Dũng thăm Ba Lan” của tác giả Việt Hồng, phóng sự từ Warsaw, trên báo điện tử Đàn Chim Việt (http://www.danchimviet.com/php/modules.php"name=News&file=article&sid=3905)co'ghi một sự kiện đáng ghi nhận đó là phóng viên Tôn Vân Anh đang chuẩn bị cho một vụ khởi kiện được tóm tắt như sau: nữ phóng viên Tôn Vân Anh đã đăng ký hợp pháp với chính quyền Ba Lan, cô có thẻ nhà báo và đã được chấp thuận. Và cô Vân Anh chưa hề có một hành vi nào vi phạm luật pháp hay qui định của ban tổ chức. Thế nhưng theo yêu cầu của phía Việt Nam, Ban bảo vệ tại văn phòng Thủ Tướng (Biuro Ochrony Rzadu) đã mời Tôn Vân Anh, phóng viên đăng ký tham dự với tư cách của đài Á Châu Tự Do ra khỏi dinh Thủ Tướng với lời giải thích giản đơn là “phía Việt Nam không muốn cô có mặt trong buổi gặp gỡ của họ”.

Sự việc này tưởng chừng là nhỏ nhưng thật ra không nhỏ chút nào và có thể gây hậu quả lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự kiến của người trong cuộc nếu không tỉnh táo tìm ra một giải pháp thỏa đáng giữa các bên. Đó chính là mục đích của bài viết này.

Bỏ ra ngoài yếu tố chính trị, dưới nhãn quan luật pháp thử xem vụ kiện này có thể tiến hành như thế nào"

A/- Những yếu tố chính trong nội vụ, qua vụ việc trên, có thể phân tích như sau:

1/- Theo bài báo tường thuật, cô Tôn Vân Anh là nữ phóng viên Việt Nam duy nhất, đại diện chính thức cho đài RFA thực hiện công việc chuyên môn có đăng ký đầy đủ và đã được chấp thuận để được vào dinh thủ tướng, và chưa hề có biểu hiện hay hành động nào vi phạm pháp luật hay gây hại an ninh cho buổi hội kiến giữa thủ tướng Việt nam và Ba Lan. Như vậy cô Vân Anh là đại diện cho một pháp nhân (đài RFA) hợp pháp để hành sử quyền tự do thông tin báo chí.

2/- Ban bảo vệ mời nhưng không được quyền từ chối (hay nói rõ ra là đuổi) cô Vân Anh ra “ngay” khỏi dinh thủ tướng theo yêu cầu của phía Việt Nam. Sự kiện này có thể đưa đến tranh chấp pháp lý.

- Thật vậy, Ba Lan là nước chủ nhà khi tổ chức hội kiến, vì lý do an ninh có quyền từ chối bất cứ phóng viên hay tổ chức thông tin và báo chí nào không ưa thích mà không cần phải viện dẫn lý do, và không ai có thể dị nghị về quyết định này. Thế nhưng đối với một phóng viên đã chính thức đăng ký trước và được chấp thuận sau khi đã qua thanh lọc của bộ phận an ninh. Người phóng viên đó chưa hề có một hành vi gây nguy hiểm, cũng như bộ phận an ninh cũng không đưa ra được một bằng cớ cụ thể nào chứng minh người phóng viên này có thể gây nguy hại an ninh của buổi hội kiến, thì hành vi đuổi cô Vân Anh ra khỏi dinh thủ tướng là một vi phạm luật pháp trầm trọng của nước sở tại cũng như công ước quốc tế. Đây chính là ranh giới giữa quyền lực và trách nhiệm trước pháp luật của chính phủ Ba Lan.

- Phóng viên Vân Anh đại diện một pháp nhân, hành sử một quyền luật định, chứ không phải là một đồ chơi hay một trái bóng để có thể bị đá văng ra khỏi dinh thủ tướng theo ý muốn của bất cứ một đối tượng nào.

B/- Hậu quả pháp lý: Qua hành vi của ban bảo vệ phủ thủ tướng như trình bày trên đã gây nên những hậu quả pháp lý nghiêm trọng như sau:

- Hành vi này không những đã vi phạm luật pháp của nước sở tại và mà vi phạm công ước quốc tế mà Ba Lan và Việt nam đã ký kết về quyền tự do thông tin và báo chí. Đặc biệt, là sự việc xảy ra công khai trên một đất nước dân chủ.

- Điểm quan trọng ở đây là hành vi này xuất phát từ động cơ mang tính chất kỳ thị chủng tộc và giới tính xảy ra công khai tại một nước dân chủ. Thật vậy cô Tôn Vân Anh là phụ nữ Việt nam duy nhất bị đuổi ra ngoài trước sự chứng kiến của thủ tướng Việt nam và Ba Lan. Nếu nói rằng vì cô Vân Anh là người hoạt động dân chủ biểu tình, thì thử hỏi trong nhóm phóng viên Ba Lan cũng có người hoạt động dân chủ, biểu tình chống chính quyền Việt nam tại sao lại không bị đuổi. Như vậy lý cớ này không xác đáng.

- Điểm quan trọng thứ hai là cô Vân Anh đại diện cho một pháp nhân mang quốc tịch Hoa Kỳ (RFA) bị đuổi ra khỏi dinh thủ tướng cũng là dấu hiệu kỳ thị quốc tịch so với cơ quan báo chí Ba Lan. Tại sao cùng một mục đích thông tin sự thật và dân chủ, mà cơ quan báo chí Ba Lan không bị đuổi mà chỉ có đài RFA Mỹ lại bị đuổi ra ngoài.

- Hành vi này cũng gây tổn thương đến giá trị nhân phẩm của người phụ nữ vì cô Vân Anh đi làm công tác thông tin chứ không phải đi thi sắc đẹp như những cô dâu Việt Nam phải trần truồng để được tuyển chọn trước mắt chú rể Đài Loan. Cô Vân Anh cũng không xấu xí đến độ gây phản cảm cho thủ tướng Việt Nam phải có thái độ xem thường phụ nữ như là một đồ chơi của người đàn ông thích hay không thích. Hậu quả của hành vi này có thể gây rối loạn tâm thần, hay áp lực tinh thần đưa ảnh hưởng đến một phần hay toàn phần khả năng làm việc cho cô Vân Anh trong hiện tại và tương lai.

- Hành vi này cũng gây thiệt hại cho cô Vân Anh về mặt nghề nghiệp là không hoàn thành được công tác do đài RFA ủy nhiệm.

- Đối với đài RFA cũng bị thiệt hai vì mất cơ hội canh tranh công bằng về quyền thông tin với các cơ quan báo chí Ba Lan, theo tinh thần của tổ chức WTO mà Việt Nam, Ba Lan và Hoa Kỳ đã tham gia.

C/- Ai có thể khởi tố vụ kiện: Từ những hậu quả nghiêm trọng trên, những người liên quan có thể phát động tố quyền như sau:

1)- Cô Tôn Vân Anh là nạn nhân trực tiếp trong nội vụ có thể khởi tố vụ kiện theo hai hướng:

- Khởi tố vụ kiện trước các cơ quan tài phán Ba Lan để đòi lại những thiệt hại chính đáng của mình như đã trình bày trên.

- Khởi tố vụ kiện đối với đài RFA trước tòa án Hoa Kỳ về những thiệt hại đưa đến cho cô trong khi thi hành nhiệm vụ (như là một dạng workercome)

2)- Đài RFA trong tư cách bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như bảo vệ quyền lợi của nhân viên được đối xử bình đẳng và có khả năng cạnh tranh trong môi trường thông tin quốc tế, và cũng để tránh phải đối diện với một vụ kiện của nhân viên về những thiệt hại trong khi làm công tác, có thể khởi động vụ kiện:

- Trước tòa án Ba Lan về những thiệt hại trên phương diện nghề nghiệp của mình cũng như những thiệt hại nhân phẩm và vật chất cho cô Vân Anh.

- Trước tòa án quốc tế vì tính phức tạp của vấn đề kỳ thị giới tính, chủng tộc và quốc tịch có liên quan đến nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Ba Lan và Việt Nam

3)- Viện kiểm sát Ba Lan: có thể khởi tố chính phủ Ba Lan

- Nhằm tránh ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các nước Hoa Kỳ, Việt Nam, Ba Lan do hậu quả của sự việc nêu trên, cũng như ngăn chận những hậu quả xấu về chính trị có thể xảy ra trong những ngày sắp tới.

- Nhằm bảo vệ luật pháp dân chủ của nước sở tại.

D/- Ai là người chịu trách nhiệm:

- Trước hết phải nói đến thủ tướng Ba Lan là người chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã để xảy ra tình huống trên theo sự thú nhận rằng: “Trong thời gian làm thủ tướng của mình tôi chưa nghe thấy việc nào tồi tệ như vậy và tôi hứa sẽ làm sáng tỏ vụ việc.”

- Điểm chú ý trong sự kiện này ban bảo vệ phủ thủ tướng đã làm theo lời yêu cầu của phía Việt Nam. Như vậy có thể nói rằng thủ tướng Ba Lan đã bị rơi vào tình huống khó xử giữa ranh giới luật pháp và quan hệ đối ngoại là làm theo yêu cầu trực tiếp của Việt Nam. Hay nói đúng hơn thủ tướng Ba Lan chỉ là một nạn nhân hay là một dạng tai nạn nghề nghiệp mà thôi

- Sự thật đã sáng tỏ, nguyên nhân chính là do phía Việt Nam mà trách nhiệm chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong tình huống này, với tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam và tranh thủ quan hệ đối ngoại thủ tướng Việt Nam nên có một thái độ hòa hoãn khôn khéo nào đó nhằm nhận lãnh lấy một phần trách nhiệm để xoa dịu nổi bất bình của giới truyền thông báo chí.

- Thế nhưng tiếc thay ông Dũng đã phủi tay, bằng lời tuyên bố: “Ông không biết gì về việc này nhưng nếu nó diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan thì chắc là phù hợp với luật pháp Ba Lan.”

Với thái độ tránh né trách nhiệm, vô chính trị, phi ngoại giao này của ông Nguyễn Tấn Dũng, có thể là hợp lý thế nhưng đã đánh mất thiện cảm của nhân dân Ba Lan. Với hành vi bất xứng này đã làm tổn thương chính giới Ba lan do sự việc mọi hậu quả xấu về chính trị trút lên đầu thủ tướng Ba Lan. Và Việt Nam có thể là nguồn gốc, là nguyên nhân gây nên tình hình chính trị tồi tệ trên đất nước Ba Lan (nếu có") trong những ngày tiền bầu cử sắp tới. Ngoài ra, điểm này cũng là một hình thức đổ dầu vào lửa vào nổi bất bình của giới truyền thông báo chí có thể đưa đến những hậu quả xấu về chính trị, ngoại giao, kinh tế, và pháp luật ngoài tầm dự kiện của mỗi bên liên quan.

Nếu không có một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề, thì một vụ kiện có thể xảy ra mà tại phiên tòa sẽ không thiếu phần hiện diện của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Ba Lan, vậy ai là bị cáo, ai là nạn nhân, ai là nhân chứng" Câu trả lời sẽ còn nhiều tranh cãi trong tương lai.

E/- Giải pháp cho vấn đề:

Trên đây chỉ nêu rõ những hậu quả về mặt pháp luật thế nhưng toàn bộ vấn đề không đơn thuần nằm trong phạm vi luật pháp mà có thể liên quan đến chính trị, quan hệ đối ngoại đa phương. Nhất là trong thời điểm nhạy cảm hiện nay như là:

- Thủ tướng Ba Lan và đảng PIS trong cuộc bầu cử vào cuối năm.

- Vào cuối tháng 9 này thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ, đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhằm tranh thủ phiếu bầu ủng hộ vào ghế thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Liệu rằng một nhà nước csvn đã từng có thành tích độc tài, đàn áp nhân quyền và tôn giáo giờ đây có thể sẽ trở thành bị cáo hay là đối tượng chịu trách nhiệm trước tòa án Ba Lan trong tương lai về hành vi vi phạm tự do báo chí và kỳ thị chủng tộc, giới tính, quốc tịch như trình bày trên, có xứng đáng để trở ứng viên vào ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là sẽ đề tài tranh cãi chưa có đoạn kết.

- Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực đưa nghị quyết 36 vào hiện thực cũng như ve vãn người Việt Hải ngoại bằng biện pháp miễn visa, thế nhưng đối với hành động xua đuổi kỳ thị phóng viên Việt nam tại Ba Lan là một cái tát vào mặt đảng csvn, đã phơi bày bộ mặt thật của chế độ.

Câu hỏi cuối cùng được đặt là có thể nào giải quyết và giới hạn tầm ảnh hưởng vụ việc một cách nhanh chóng trước thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ được không" Giải pháp nhất thời khả dĩ xoa dịu được tình hình chính là lời xin lỗi kèm theo những hành động thiện chí của hai ông thủ tướng vậy. Thế nhưng tiếc thay văn hóa xin lỗi một cách công khai đối với Việt kiều hải ngoại của đảng csvn chưa hề xảy ra trong quá khứ vậy.

Khi bài này vừa kết thúc, người viết nhận được nguồn tin từ đài BBC, trong sự kiện này còn có thêm một nạn nhân bất đắc dĩ nữa, đó là phóng viên ảnh Jedzej Karpinski là người chứng kiến toàn bộ vụ việc và kịp chụp một vài bức ảnh cũng bị mời ra ngoài.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/09/070915_tonvananh.shtml

Với sự kiện này câu chuyện càng trở thêm phức tạp, và rất khó để biết diễn tiến và điểm dừng của câu chuyện tại đâu.

(Bài do tác giả gửi. Đã đăng ở www.danchimviet.com.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau năm 1975, bộ đội Bắc Việt thường khoe với nhân dân miền Nam về kỹ thuật chiến đấu cao độ của các phi công Bắc Việt là "máy bay của ta
Trong một thông cáo báo chí phổ biến ngày hôm 3-12-2007, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân) đã tố giác nhà cầm quyền CSVN
Theo bản tin khẩn cấp ngày hôm Thứ Hai, vào hồi 11 giờ 20 phút công an TP Sài Gòn phối hợp cùng công an quận Gò Vấp
Từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2007, Hà Nội đã tạo được nhiều thành công trên lãnh vực thương mại và bang giao quốc tế
Theo tin của anh Huỳnh Hữu Nhiều, bào đệ TT Thích Thiện Minh thì dưới sự điều động của Trung tá CA Huỳnh Thanh Tứ, phó CA thị xã Bạc Liêu
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, là luật pháp tối cao của quốc gia, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp đề ra chính thể của quốc gia
Trong tuần qua, dư luận thế giới đặc biệt chú ý tới phản ứng giận dữ của Chính quyền Bắc Kinh sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma của dân tộc Tây Tạng
Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Việt Minh thừa cơ nước đục thả câu phục kích đám tàn quân Pháp chạy trốn sang Tầu tịch thu được nhiều súng đạn
Tôi thực sự không thoải mái khi thấy ông Scott Marciel, Phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách về Đông Á phát biểu trong cuộc điều trần trước Tiểu ban
Người Ý vốn nổi tiếng là có máu nghệ thuật cao, từ văn chương, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, đến âm nhạc... Ai có dịp qua Ý thăm các kho tàng nghệ thuật đều để ý
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.