Hôm nay,  

Sức Nặng APEC

11/09/200700:00:00(Xem: 8141)

...Bush chỉ mời các lãnh tụ thuộc loại đồng minh chiến lược tới nông trại riêng của mình ở Crawford...

Chủ Nhật vừa qua, Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, gọi tắt là APEC, đã kết thúc tại Sydney của Australia với một bản Tuyên bố chung của 21 hội viên. Văn kiện ấy được dư luận quốc đánh giá trái ngược, nhiều phần là tiêu cực. Nhân dịp này, Diễn đàn Kinh tế có cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về tầm quan trọng của APEC, do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.   

Hỏi: Xin chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, hội nghị cấp lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, thường được biết đến với tên tắt là APEC, đã kết thúc tại Sydney vào cuối tuần qua. Năm ngoái hội nghị này được triệu tập tại Hà Nội, năm nay, đến lượt Australia đăng cai tổ chức. Kết thúc hội nghị APEC năm nay, 21 quốc gia và lãnh thổ hội viên đã có một bản tuyên bố chung về hiện tượng thay đổi khí hậu, về an ninh năng lượng và về phát triển trong lành. Văn kiện ấy bị truyền thông Tây phương đánh giá thấp, ngược với quan điểm tích cực của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Chúng tôi xin đề nghị là chúng ta cùng trao đổi về tầm quan trọng của APEC và về lý do vì sao lại có những đánh giá khác biệt như vậy.

Tôi xin được trả lời ngay về câu hỏi thứ hai, vì sao lại có sự đánh giá trái ngược như vậy từ dư luận Tây phương.

Trên đại thể thì trọng lượng thế giới đã chuyển từ Đại tây dương qua Thái bình dương, từ quan hệ giữa Hoa Kỳ với Âu châu qua quan hệ giữa các nước Á châu với toàn khu vực Mỹ châu, ở miền Đông Thái bình dương. Sự chuyển dịch ấy ít được truyền thông hay dư luận đánh giá đúng mức, cũng như không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của APEC.

Vì đánh giá sai nên đa số dư luận tại Tây phương coi nhẹ bản tuyên bố chung của APEC. Riêng dư luận Hoa Kỳ thì tập trung chú ý vào hồ sơ Iraq, vào cuốn băng hình của trùm khủng bố al-Qadea là Osama bin Laden, về báo cáo của vị Tư lệnh Mỹ tại chiến trường Iraq và những vấp váp ngọng nghịu của Tổng thống Bush tại Sydney.

Trong khi sự thể ở tại chỗ, giữa 21 hội viên kinh tế của APEC đã thực tế vượt khỏi phạm vi hợp tác kinh tế, và cho thấy một chiều hướng khác. Vì vậy, tôi xin đồng ý là chúng ta sẽ phải tìm hiểu về trọng lượng của APEC trong quan hệ quốc tế.

Hỏi: Nếu vậy, xin đề nghị là chúng ta khởi đầu với sức nặng của APEC. Ông muốn nói tới sức nặng kinh tế trước phải không"

APEC quy tụ 21 hội viên kinh tế, thay vì 21 quốc gia, vì hoàn cảnh riêng của Hong Kong - vốn là một Đặc khu Kinh tế của Trung Quốc - và Đài Loan, vốn là Trung Hoa Dân quốc, mà không được công nhận như một quốc gia và chỉ tham dự APEC như một nền kinh tế.


Đây là 21 hội viên trên vòng cung Á châu Thái bình dương, từ các nước Đông Nam Á lên Đông Bắc Á, kể cả Trung Quốc, Nhật Bản và Liên bang Nga, qua khu vực Bắc Mỹ là Canada, Hoa Kỳ, xuống tới Trung Nam Mỹ, gồm có Mexico, Chile, Peru và về tới Úc Đại Lợi với hai hội viên là New Zealand và Australia.

Xin nói thêm: sáng kiến thành lập APEC là do Australia đề xướng năm 1989 nhằm gây dựng một lực đối trọng về kinh tế với hai khối kinh tế lớn đang thành hình vào thời đó là Liên hiệp Âu châu và khu vực Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ, gọi là NAFTA, giữa Canada, Hoa Kỳ và Mexico. Giờ đây, APEC đã có trọng lượng đáng kể hơn nhiều. 

Hỏi: Ông nói đáng kể là về những khía cạnh nào"

Về dân số, diễn đàn APEC quy tụ chừng 40% dân số thế giới, là thị trường có hai tỷ 700 triệu người tiêu thụ. Các hội viên APEC tập trung sản xuất ra 60% tổng sản lượng của toàn cầu, 50% khối lượng ngoại thương của thế giới và riêng với Hoa Kỳ thì đây là nơi tiếp nhận gần 2/3 lượng xuất khẩu của Mỹ. Chẳng những khối APEC bao gồm ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc mà còn quy tụ các cường quốc có trọng lượng về an ninh là Mỹ, Nga, Trung Quốc, và cả Nhật Bản lẫn Australia.

Hỏi: Thế vì sao ông lại cho rằng truyền thông Tây phương nói chung ít chú ý đến một khu vực trọng yếu như vậy"

Ta có nhiều cách giải thích lắm. Một là do quán tính, thói quen của quá khứ vốn vẫn quá chú trọng đến quan hệ giữa Âu châu và Hoa Kỳ - chủ yếu là Thượng đỉnh của nhóm G-8 là tám nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Hai là do sự chậm lụt của các tổ chức vận động ngoài chính phủ, các NGO, vốn tập trung tranh đấu và đòi hỏi hướng vào các định chế quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới WTO, hay Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Khi WTO hay Nhóm G-8 hoặc hai định chế tài chính kia mà có kỳ họp hàng năm, ta thấy hàng vạn người biểu tình chống đối và thậm chí bạo động vì chống toàn cầu hoá, chống kinh tế thị trường, tự do mậu dịch, hay để bảo vệ môi sinh. Tại các hội nghị của APEC, ta không thấy một sự huy động đông đảo và rối loạn như vậy. Tại Hà Nội năm ngoái thì lãnh đạo Việt Nam cấm biểu tình đã đành, chứ tại Sydney tuần qua, theo lượng định của báo chí, số người biểu tình chỉ có chừng 5.000; còn theo lượng định của nhà đương cuộc Australia, số người biểu tình chỉ có ba nghìn. Và có thể nói thêm là phân nửa số dân biểu tình có lẽ là thành phần phản chiến, hay chống Tổng thống Bush. Nếu Tổng thống Mỹ mà không tham dự Thượng đỉnh APEC như người ta đã đồn đãi tuần trước thì có lẽ chẳng ai nói đến APEC nữa, và đó là một sai lầm!

Vì dư luận thiếu quan tâm như vậy, truyền thông có thể khiến dư luận đánh giá thấp APEC, chứ nhìn vào khu vực Á châu, sức nặng của diễn đàn này đang gia tăng, là điều Việt Nam cần chú ý.

Hỏi: Nếu có thể, xin ông lược duyệt chiều hướng gia tăng ấy kể từ thời thành lập APEC.

Khi Australia, và cả New Zealand, đề xướng việc thành lập một diễn đàn đối thoại vào năm 1989, 12 hội viên kinh tế thời ấy mới sản xuất ra chừng phân nửa sản lượng thế giới, và người ta coi diễn đàn này chỉ là nơi đẩy mạnh nỗ lực tự do thương mại giữa các nước. Nỗ lực ấy khởi sự với Thượng đỉnh đầu tiên vào năm 1993 tại Mỹ - năm nay là Thượng đỉnh thứ 15 - và được nối tiếp năm sau với việc thành lập một khu vực tự do mậu dịch, gọi là "Mục tiêu Bogor" do địa danh của Thượng đỉnh năm đó tại Indonesia.

Sau năm 2001, khi vòng đàm phán Doha về tự do mậu dịch toàn cầu của Tổ chức WTO bị bế tắc, các nước mong đợi là APEC sẽ là diễn đàn khai thông, là chuyện của năm nay.

Hỏi: Ngoài tự do mậu dịch, APEC còn có hoạt động gì khác hay không"

Ngoài phạm vi đẩy mạnh tự do ngoại thương, APEC còn đạt nhiều kết quả khác, như khiến các hội viên phải quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ môi sinh, an toàn năng lượng, kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm. Vì hoàn cảnh độc đáo là nơi gặp gỡ gần bình đẳng giữa lãnh đạo các nước giàu và nghèo - khác với Thượng đỉnh của nhóm G-8 - các nước đang phát triển có dịp nêu thẳng vấn đề với lãnh đạo các cường quốc, như bữa ăn sáng và đàm đạo giữa Tổng thống Bush và đại diện của bảy trong 10 nước của Hiệp hội ASEAN hôm mùng bảy. Sau cùng, APEC cũng là diễn đàn trao đổi giữa các nước về an ninh và chính trị, như chống khủng bố, như hồ sơ Bắc Hàn hay nạn độc tài tại Myanmar, hay Miến Điện như chúng ta thường gọi ngày xưa.

Hỏi: Sau khi ông trình bày quá trình thoát xác và lớn mạnh của Diễn đàn APEC, chúng ta sẽ bước qua phần lượng định về thành quả của Thượng đỉnh năm nay. Ông đánh giá thế nào về thành quả khi các hội viên APEC thì ngợi khen mà các nước khác thì coi thường"


Tôi thiển nghĩ rằng sự khác biệt đó có nguyên nhân chính trị, nên chúng ta phải "trừ bì", hoặc gia giảm tầm quan trọng của những lời chỉ trích.

Tôi xin giải thích: các nước công nghiệp đang gặp bế tắc khi phải đối phó với hiện tượng gọi là nhiệt hoá địa cầu, hay lồng kính, hay sự thay đổi của khí hậu. Bế tắc vì Nghị định thư Kyoto đã không đem lại kết quả khi các nước gây nhiều khí thải nhất, như Hoa Kỳ thì không ký kết và Trung Quốc lại không bị ràng buộc vì không được coi là nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều nước đã ký kết lại không đạt nổi chỉ tiêu hạn chế khí thải của mình. Từ nhiều năm nay, Tổng thống Bush đã đề nghị giải pháp thay thế là kêu gọi tinh thần tự nguyện mà không đặt ra hạn ngạch tiết giảm khí thải, và dùng diễn đàn APEC là nơi xây dựng tinh thần đồng thuận và trao đổi công nghệ về môi sinh.

Kết quả là năm nay, các hội viên APEC đã tập trung thảo luận về vấn đề này và khi bản Tuyên bố chung ghi rõ tiêu đề là "Thay đổi Khí hậu, An toàn Năng lượng, và Phát triển Trong lành", ta thấy vấn đề nhiệt hoá địa cầu đã chiếm phần quan trọng trong nghị trình thảo luận của APEC. Mà quyết định của diễn đàn này sẽ ảnh hưởng tới chính sách riêng về môi sinh, bảo vệ rừng và tiết kiệm năng lượng của từng hội viên, dù có ký hay không ký vào Nghị định thư Kyoto, một văn kiện bề nào cũng ít có tác dụng và sẽ hết hiệu lực.

Đáng chú ý trong thành quả này là Chương trình Hành động được đính kèm bản Tuyên bố chung của APEC, mà tôi thiển nghĩ rằng Việt Nam nên nghiên cứu, và khai triển để áp dụng vì sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều công nghệ hiện đại về bảo vệ môi sinh và tiết kiệm năng lượng trong khuôn khổ của mạng lưới Á châu Thái bình dương về Công nghệ Năng lượng, gọi tắt là APNet, sẽ được các hội viên APEC thành lập năm tới.

Hỏi: Ngoài ra, năm nay, Thượng đỉnh APEC còn đạt kết quả gì về mậu dịch không"

Về mục tiêu nguyên thủy là mở rộng tự do mậu dịch, các hội viên APEC chưa thể khai thông được những bế tắc của vòng đàm phán Doha của Tổ chức WTO, nhưng đồng thời chứng minh được một sự chuyển động khác. Đó là nếu WTO bị ách tắc, khối APEC sẽ có những hiệp định tự do thương mại song phương hay cấp vùng, tức là nếu không thể tự do hoá ngoại thương trên toàn cầu, giữa 185 hội viên của WTO, thì sẽ có những thoả ước riêng liên hệ đến phân nửa khối lượng xuất nhập khẩu của thế giới.

Đáng chú ý trong đó là các Hiệp định Tự do Thương mại song phương gọi là FTA mà cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn ký với các hội viên của APEC. Cho nên, thực tế thì APEC là giải pháp điền thế cho WTO, như cũng thay thế Nghị định thư Kyoto. Và đấy là lý do khiến APEC bị truyền thông Tây phương đả kích hay đánh giá thấp.

Hỏi: Bước qua các vấn đề ngoài kinh tế thì APEC năm nay còn đạt kết quả gì khác nữa"

Có một vấn đề nhạy cảm cho ASEAN là nạn độc tài của một hội viên, tại Myanmar. Năm nay, APEC có đề cập thẳng đến vấn đề ấy trong các cuộc hội đàm song phương giữa lãnh đạo của Hoa Kỳ, Trung Quốc và bảy nước ASEAN. Từ đó, mình có thể suy ra là tình hình Miến Điện rồi cũng sớm thay đổi.

Ngoài ra, tại cuộc gặp gỡ song phương giữa hai Tổng thống Hoa Kỳ và Nam Hàn, vấn đề Bắc Hàn cũng được nêu lên, với một đề nghị bất ngờ từ Tổng thống Bush là sẽ tìm cách kết thúc Chiến tranh Cao Ly, một tình trạng chiến tranh lạnh lưu cữu từ Hiệp định Ngưng bắn năm 1953. Có thể là Mỹ và hai nước Nam-Bắc Hàn sẽ ký kết một Thỏa ước bất tương xâm và thiết lập hoà bình cho bán đảo Triều Tiên nếu Bắc Hàn thực sự từ bỏ kế hoạch võ khí hạch tâm của họ.

Sau cùng, người ta cũng cần chú ý đến một Hiệp định Hợp tác Chiến lược về Quân sự và Thương mại mà Tổng thống Bush đã ký kết với Thủ tướng John Howard của Australia hôm Thứ Tư mùng năm. Hiệp định này có nội dung tương tự như một văn kiện Mỹ đã ký với Anh hôm 27 tháng Sáu, khiến Australia sẽ có thủ tục đặc biệt về mua bán võ khí của Mỹ và trở thành một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại châu Á, như nước Anh là đồng minh chiến lược của Mỹ tại Âu châu. Thượng đỉnh APEC vì vậy có ảnh hưởng lâu dài và rộng lớn hơn phạm vi thuần túy kinh tế, như trường hợp của câu lạc bộ ASEAN.

Hỏi: Nói tới Hiệp hội ASEAN, nhân Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Bush đã gặp riêng lãnh đạo hay đại diện của bảy hội viên ASEAN, ý nghĩa của việc đó là gì"

Hoa Kỳ bị mang tiếng là vì quá bận với cuộc chiến chống khủng bố và hồ sơ Iraq nên hết quan tâm đến khu vực Đông Nam Á và Ngoại trưởng Mỹ đã không tham dự hai trong ba hội nghị cấp Bộ trưởng hàng năm của ASEAN. ASEAN là đối tác kinh tế đứng hàng thứ tư của Hoa Kỳ và đã có tròn 30 năm hợp tác với Mỹ.

Vì lịch trình làm việc quá nặng ở nơi khác, tại Iraq và ở nhà, nhân kỷ niệm sáu năm vụ khủng bố 9-11, ngày 11 tháng Chín năm 2001, Tổng thống Bush không tham dự hội nghị đánh dấu 30 năm đó tại Singapore là nước luân phiên chủ tịch ASEAN năm nay. Ông đến và rời Australia sớm một ngày nên đã chuẩn bị phiên họp với bảy đại diện của ASEAN và mời họ tham dự thượng đỉnh giữa ASEAN với Hoa Kỳ tại nông trại của ông ở Texas.

Ông Bush chỉ mời các lãnh tụ thuộc loại đồng minh chiến lược tới nông trại riêng của mình ở Crawford nên lời mời đó có ý nghĩa khá đặc biệt. Có thể là đầu năm tới, người ta sẽ thấy thượng đỉnh này thành hình và qua đó cũng thấy Hoa Kỳ vẫn gắn bó với Á châu về cả quyền lợi lẫn an ninh, và các chế độ độc tài sẽ lại bị đả kích ngay tại Crawford này.

Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.