Hôm nay,  

Trả Lời Ông Nguyễn Minh Triết

21/06/200700:00:00(Xem: 15102)

LTS: Ngân Giang là một thanh niên trưởng thành ở Hoa Kỳ, có bài viết như sau để trả lời Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Nguyễn Minh Triết sau khi đọc bản tin trên báo nhà nứơc. Bài viết là một điển hình từ giới trẻ VN ở Hoa Kỳ có quan tâm về quê nhà. Bài như sau.

Bài gửi tờ VietNamNet nhân buổi nói nói chuyện của Chủ Tịch Nước VN Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc được đăng trên tờ VietNamNet.  Người đọc có thể vào link dưới đây để đọc tòan văn bài nói chuyện: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/06/707924/

Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng. Là một người Việt sống ở nước ngoài đã lâu nhưng vẫn hướng về đất nước, luôn mong ngóng đất nước sớm thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém văn minh, tôi xin gửi VietNamNet bài viết vừa là trả lời, vừa là phản biện Ngài Chủ Tịch Nước, mong Ngài không tiếc thì giờ đóai hòai và giải thích rõ hơn nếu thấy lời phản biện là không đúng. Thiết nghĩ đó cũng là lời kêu gọi của báo chí trong nước về việc phản biện xã hội ở nước ta còn cần phải thay đổi chứ không phải chỉ làm lấy lệ. Ví như nếu Ngài Chủ Tịch cho đăng một bài trả lời giải thích việc làm của chính quyền trong nước đối với những người bất đồng chính kiến và rồi khép lại tại đó, không bài cãi gì thêm nữa thì việc có phản biện xã hội chỉ là cho có lệ đấy thôi.

 Liên quan đến vấn đề bắt và xét xử một số nhân vật trong nước đang bị Mỹ chỉ trích về vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, Chủ tịch nước  >khẳng định, không hề có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến.   "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau". Tuy nhiên, Chủ tịch lưu ý nước nào cũng có pháp luật. "Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam và phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam. Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".

Trả lời: "Hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, lập đảng này đảng khác" những điều này đúng, nhưng có gì là bất hợp pháp" Ngay như đảng CS cũng thế, có khác chăng là đảng CS đang độc tôn nắm chính quyền nên việc đảng làm là hợp pháp. Việc dùng từ "nhận tiền" rõ ràng là có dụng ý hạ thấp gía trị và tung hỏa mù nhằm biến một việc làm hợp pháp thành bất hợp pháp. Một tổ chức, đảng phái nào, ngay cả đảng CS từ những ngày còn phôi thai, cũng cần có tài chánh để họat động.  Trong hòan cảnh bị cấm đóan, rình rập từ phía chính quyền  đương thời, các tỏ chức còn phải họat động bí mất, kín đáo. Đến như chuyện "lên kế hoạch lật đổ chế độ" thì đây đúng là một cố gắng bắc một cái cầu giữa hai bờ "đòi hỏi thay đổi chế độ một cách bất bạo động nhằm đem lại dân chủ, nhân quyền" và "lật đổ chế độ bằng phương pháp bạo động".

Ở các nước có dân chủ, việc biểu tình, lập đảng đối lập, kêu gọi tẩy chay, thay thế chính phủ đương thời thay bằng một chính phủ mới phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của những người tổ chức là việc làm hợp pháp, và còn được khuyến khích vì thể hiện một nền dân chủ sâu sắc, xã hội dân sự sống động, chứ không phải chỉ là những lời tuyên truyền xuông.

"Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để có hòa bình độc lập. Hơn ai hết, chúng ta là người muốn có hòa bình. Có hòa bình mới phát triển được. Và hơn ai hết, chúng ta hiểu giá trị của nhân quyền".

Trả lời: Câu nói này của Ngài Chủ Tịch Nước có thể xem như vô nghĩa vì ai cũng có thể nói được vì có mấy dân tộc trên thế giới trong lịch sử  chưa hề phải đổ xương máu để bảo vệ độc lập" Không những vô nghĩa mà câu nói này còn thể hiện sự độc tôn của một đảng độc tài vì câu  nói đó phủ nhận xương máu của những người đối đầu chiến tuyến với họ và cũng không kém lòng yêu nước, yêu hòa bình như họ.

Chủ tịch kể: Năm ngoái tiếp xúc với Tổng thống Bush, tôi cũng nói vấn đề này. Trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người Việt Nam đã bị  bắt bớ, tra tấn, tù đày. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người. Chúng tôi yêu cái quyền đó lắm. Vì vậy, bây giờ,  chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử.

Thời chiến tranh khác với hòa bình. Đành rằng trong giai đọan nào nhân quyền cũng phải được bảo vệ ở mức cơ bản, nhưng so sánh tiêu chuẩn dân chủ thời chiến và thời bình là không hợp lý. Không những thế, những người mà Ngài Chủ Tịch Nước cho là "không hề có vũ khí, vậy mà cũng  bị bắt bỏ tù" đó có thật là không có vũ khí không" Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam rồi đến Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam lấy vũ khí và tiếp vận ở đâu ra để đánh chính quyền miền Nam" Còn những tổ chức chính trị đối lập, phong trào phản chiến cho là họ chỉ đấu tranh đòi độc lập vì cho rằng chế độ đương thời quá lệ thuộc vào Mỹ và không có tấc sắt trong tay thì những tổ chức này cũng giống như những người đang  đòi hỏi dân chủ trong nước mà bị quy chụp tội "lật đổ chế độ". Vậy thì tại sao chính quyền của Ngài lại bắt họ"

Ông Bush trả lời: Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".

Trả lời: Câu này nếu hiểu trong khuôn khổ bài viết của Ngài Chủ Tịch Nước thì người đọc có thể hiểu nhầm là ông Bush đã tâm phục lời nói của Ngài rồi và chỉ còn mong muốc Ngài giảng giải cho Quốc dân hiểu rõ hơn. Mà sự thực thì có thể chắc chắn là không phải vậy. Dựa vào những lời tuyên bố, việc làm, chính sách của ông Bush, có thể suy luân dễ dàng là ông Bush có thể nói câu đó nhưng ý ông là nếu Ngài Chủ Tịch nói hay như vậy thì tại sao lại còn quá nhiều người không tin ("). Dĩ nhiên, trong ngôn ngữ ngọai giao ông Bush phải khéo léo nói trại đi rằng "Vậy  thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".

 Thông tin đưa ra bên ngoài đôi lúc còn sai lệch. Chủ tịch thừa nhận: "Đúng là chúng ta giải thích chưa thật đầy đủ. Hiện nay, thông tin từ trong nước đưa ra nước ngoài còn hạn chế, nhiều khi sai lệch chẳng hạn như chỉ nói chuyện tham nhũng, vụ PMU18, Năm Cam,... còn đường lối, chủ trương chính sách thì không đến nơi, khiến kiều bào có cái nhìn chưa đúng về tình hình trong nước.  Chuyện Năm Cam hay PMU18, cần phải thấy là Đảng ta, nhân dân ta chống tham nhũng mạnh thì những chuyện này mới được phanh phui, lôi ra ánh sáng. Những ai thấy tham nhũng ở trong nước mình còn nhiều thì góp phần đấu tranh, nhưng nên nghĩ như thế này: Dân mình là dân dám vào sinh ra tử, khi Tổ quốc cần thì chết cũng không sợ. Không nên nghĩ rằng cán bộ mình, dân mình tham nhũng nhất thế giới".

Trả lời: Việc đảng chống tham nhũng mạnh xuất phát từ lợi ích của dân trước hay của đảng trước" Đảng có thể sợ tham nhũng làm nghèo đất nước nhưng cái sợ đó có lớn hơn cái sợ đảng bị dân từ bỏ" Nếu bảo là quyền lợi của đảng và dân đi đôi với nhau và không thể tách rời thì có phải đấy lại là một cách tránh né nhìn thẳng vào thực tế nên phải nói quanh.

 Ngày trước đảng duy ý chí chỉ cho rằng chỉ có yêu Chủ Nghĩa Xã Hội mới là yêu nước, nhưng bây giờ chính nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng đã khẳng định yêu nước có trăm đường khác nhau. Vậy thì có phải là duy ý chí không nếu cứ cho là đảng là đại diện trung thành và duy nhất của dân tộc" Mười năm nữa biết đâu khi đó là nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ phải công nhận một sự thật mà ai cũng đã biết là không phải chỉ có đảng CS mới là đại diện trung thành và duy nhất của nhân dân.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, cái khó của Việt Nam hiện nay là hạn chế trong kinh nghiệm quản lý. "Trong điều kiện mới, phải tăng cường giáo  dục, rèn luyện và quản lý... Nhiều vấn đề phải giải quyết một lúc, không phải chỉ một vấn đề. Dân chủ nhân quyền cũng vậy. Nước Mỹ mấy chục năm về trước cũng làm sao được như bây giờ. Điều kiện lịch sử, môi trường lúc đó khác.  Hôm rồi tôi hỏi, ở Mỹ bang này bang khác vẫn còn áp dụng án tử hình, tại sao tôi không thấy Tổng thống Bush yêu cầu các bang dẹp bỏ án tử  hình. Đó là do đặc điểm lịch sử mỗi nơi mỗi khác, không thể áp đặt.

Trả lời: Ngài Chủ Tịch chỉ cố tình thấy một mà không thấy hai. Đành rằng lịch sử, điều kiện mỗi nước một khác, nhưng nhu cầu phát triển, đem lại ấm no, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân là những giá trị tòan cầu. Chế độ của Ngài không thể chỉ chọn "phát triển, hội nhập" còn những cái khác thì đổ cho hòan cảnh, lịch sử nên chưa thể làm. Việc mỗi bang ở My áp dụng án tử hình khác nhau thể hiện tính dân chủ trong xã hội và luật pháp Mỹ. Chính người dân Mỹ ở mỗi địa phương tự chọn cho mình luật pháp phù hợp với đặc thù địa phương, miễn không đi ngược lại hiến pháp, tức là lập pháp tối cao của tòan thể dân Mỹ. Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình nói chi đến chuyện điều kiện lịch sử, môi trường khác nhau"

Kỳ bầu cử Quốc hội, một nhóm người kêu gọi phải tăng người ngoài Đảng vào Quốc hội, tôi nói Đảng, Nhà nước Việt Nam đâu có cấm, thực hiện đăng ký ứng cử công khai. Bà con cũng thấy rõ, ở Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện cũng chỉ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, không phải là thành viên của một đảng nào khác. Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở, không thể để người phẩm chất kém ứng cử Quốc hội.

Trả lời: Khi tôi nói "Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình", đấy chính là tôi đã trả lời câu khẳng định của Ngài Chủ Tịch là "Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở". Sàng lọc từ cơ sở qua Mặt Trận Tổ Quốc tức là đã lọc ra ngòai những ứng cử viên đi khác với định hướng, đường lối đảng đã vạch ra. Còn bảo rằng Mặt Trận Tổ Quốc là một tổ chức thuần túy dân sự thì thật là miễn cưỡng, nói lấy có bởi vì đơn giản là có bao giờ Mặt Trận có ý kiến hay tuyên bố khác với đường lối đảng đã vạch ra"

 Chủ tịch kể tiếp: "Hôm rồi, nhà báo Mỹ Paul hỏi tôi rằng Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai,  chúng ta có thực hiện đa đảng không" Tôi nói như ông thấy, bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bên Pháp thì rất nhiều Đảng thay phiên nắm quyền. Vừa rồi qua Thụy Sỹ thấy nước này cũng nhiều đảng lắm. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: "Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng". Rõ  ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận. Nếu một đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người  dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ... Đó là những tiếng nói góp phần vận động xây  dựng Đảng. Có một đảng nhưng vẫn lắng nghe được tiếng nói của nhân dân. Đảng là đại diện của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Điều  kiện lịch sử cụ thể nên sự khác nhau là bình thường.  Chế độ chính trị của các nước cũng khác nhau. Ở Mỹ có tổng thống, không có thủ tướng. Ở Pháp có cả tổng thống lẫn thủ tướng. Qua Đức,  thủ tướng lại có vai trò khác. Qua Anh lại có nữ hoàng... Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi VN phải theo một cái khuôn  cố định nào đó. Đó là đòi hỏi hết sức vô lý. Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình  nào cho thích hợp.

Trả lời: Ngài Chủ Tịch cố tình không thấy" Người ta đòi hỏi Việt Nam có đa đảng, có một chế độ pháp trị chứ không phải đảng trị không phải chỉ là bắt chước khuôn mẫu các nước khác thôi. Người ta có thể so sánh Việt Nam với các nước khác chứ không đòi hỏi Việt Nam phải giống y khuôn vì đúng như Ngài Chủ Tịch Nước nói, thế giới phong phú, đa dạng, không có mô hình chính trị nào là tuyệt đối mẫu mực.  Cái mà  người ta lên án là với thể chế hiện tại, dân chủ khó có thể phát triển được. Câu nói của Ngài chính xác phải là "Từ đặc điểm của mình,  Đảng CS chọn mô hình nào cho thích hợp". Đa đảng hay độc đảng thật ra không phải là vấn đề cốt lõi. Cốt lõi là dân được quyền tự do chọn lựa. Mà dân trong nước đã được tự do chọn lựa chưa" Nếu người dân đã thực sự có quyền tự do lựa chọn thì thiết nghĩ một hay nhiều đảng  cũng không quan trọng. Nhưng ở trong nước cái quyền cơ bản này vẫn chưa có, hoặc còn rất giới hạn. Thế nên người ta mới đòi hỏi có đa đảng, xem đó như một mô hình chính trị dễ đem lại dân chủ, tự do thực sự hơn là thể chế hiện nay trong nước, đó là độc đảng, độc ngôn, độc quyền. Đối lập, phản biện xã hội, tranh luận từ Trung Ương, đến địa phương, trên báo chí, các tổ chức dân sự mà thực chất là những tổ chức ngọai vi của đảng CS còn mang tính hình thức, chỉ bàn loanh quanh những vấn đề chính sách, cách thức, còn đường lối, định hướng thì đã có đảng quyết định.

Cuối cùng thì ta thấy điều cơ bản nằm ở chỗ một khi đảng đã nhất định tin là chỉ có mình là đúng, là đại diện cho quyền lợi dân tộc thì đảng sẽ không bao giờ thiếu lý luận để biện minh dù đó là thứ lý luận cả vú lấp miệng em. Ngày nào đất nước VN chỉ có một đảng cầm quyền và đảng đó lại là đảng độc tôn, độc tài thì  sẽ vẫn còn những lọai lý luận như thế.

El Paso, TX

19 Tháng 7, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.