Hôm nay,  

Những Cái ‘nhất’ Của Trung Quốc

23/12/201000:00:00(Xem: 19711)

Những Cái ‘Nhất’ Của Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA

...Họ sẽ nhìn Việt Nam như một quận huyện và coi việc thôn tính Việt Nam là phải đạo...

Tiếp tục loạt bài tổng kết về kinh tế Trung Quốc, kỳ này, Diễn đàn Kinh tế xin phân tích những cái "nhất" của Trung Quốc qua cuộc trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Trong những cái nhất đó, có nhiều cái khá bất ngờ như quý thính giả có thể nghe qua phần thực hiện của Việt Long sau đây.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, như đã hẹn trong chương trình tuần trước, kỳ này chúng tôi xin đề cập tới một số thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc mà Việt Nam lại có thể coi là một mô hình mẫu mực. Thí dụ như có tốc độ tăng trưởng cao nhất, lượng xuất khẩu nhiều nhất hay một khối dự trữ dồi dào nhất. Ông nghĩ sao về những cái "nhất" này"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta sẽ lần lượt nói đến những cái nhất của Trung Quốc nhưng khi bàn về chuyện nhất nhì thì đã hàm ý so sánh nên trước đó mình cần xác định lại nội dung để có nền tảng so sánh hay đối chiếu trung thực hơn.
- Trước hết, xin nói về tổng trị giá sản xuất phụ trội của một nền kinh tế trong một năm, gọi là Tổng sản lượng Nội địa và viết tắt là GDP. Không trở lại hồ sơ thống kê mà ta đề cập kỳ trước để nhắc tới sự thiếu khả tín của thổng kê Trung Quốc, người ta có thể tính ra GDP bằng bạc mặt, là mệnh giá, hoặc bằng sức mua của đồng bạc theo phương pháp tỷ giá mãi lực gọi là PPP.
- Nói về mệnh giá thì kinh tế Trung Quốc vượt qua kinh tế Nhật Bản từ tháng Tám vừa rồi để là nền kinh tế thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ. Thật ra, nếu tính bằng tỷ giá sức mua PPP thì kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ cả chục năm trước vì một đô la tại Trung Quốc mua được nhiều hàng hóa hơn cùng một đồng bạc đó ở tại Nhật. Dù sao, khi so sánh thì ta cũng không quên dân số Trung Quốc là một tỷ 330 triệu người, hơn gấp 10 nước Nhật chỉ có 127 triệu, nôm na là một người Nhật sản xuất gấp 10 người Tầu.
Việt Long: Tức là nếu tính bình quân sản lượng một đầu người thì Trung Quốc còn thua xa Nhật hay nền kinh tế đứng hàng thứ tư sau Mỹ, Tầu, Nhật là kinh tế của nước Đức, chỉ có dân số là 82 triệu người"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy, nếu tính ra sản lượng một đầu người thì Trung Quốc chỉ đứng hàng thứ 93, còn nếu tính theo lợi tức bình quân thì còn là một xứ nghèo. Nếu tính đến năng suất, như bình quân một người trong một giờ sản xuất được bao nhiêu thì Trung Quốc lọt sổ. Tính theo cách này thì năng suất một người dân Trung Quốc chỉ bằng 3% của dân Mỹ, họ cầy một tháng mới bằng dân Mỹ làm một ngày.
- Tuy nhiên, và đây là khía cạnh khác, khái niệm Tổng sản lượng GDP chỉ có ý nghĩa về lượng chứ không về phẩm. Nói về phẩm chất của sự tăng trưởng thì để gia tăng sản xuất Trung Quốc bị tốn kém rất nhiều mà không tính ra được. Thí dụ dễ hiểu nhất là tốn kém về môi sinh, môi trường sinh sống bị ô nhiễm, khiến các đời sau phải trả.
- Để đạt mức tăng trưởng này, Trung Quốc có một cái nhất trong các nền kinh tế lớn trên thế giới, là ô nhiễm nhất. Hoặc có vụ kẹt xe dài nhất thế giới hồi cuối tháng Tám vừa qua, dài tới trăm cây số, từ Bắc Kinh tới Nội Mông, vì các doanh nghiệp địa phương bất chấp lệnh cấm mà cứ khai thác than đá lậu và nườm nượp chở than trên xa lộ. Điều ấy cho thấy khả năng quản lý rất kém và hạ tầng vận tải rất tồi của xứ này. 
- Một thí dụ khác về phẩm chất là tính công bằng của đà tăng trưởng. Do địa dư hình thể lẫn chính sách phát triển, kinh tế Trung Quốc thuộc vào loại bất công nhất Đông Á với dị biệt về lợi tức giữa các thành phần dân cư hay địa phương chẳng những đã quá cao mà ngày càng đào sâu. Xin nói thêm là khác biệt về địa phương tại Trung Quốc còn cao hơn giữa các tiểu bang Hoa Kỳ và các nước Âu Châu, giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất trong 27 quốc gia của Liên hiệp Âu châu.
- Và đấy là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng về chính trị vì Trung Quốc là xứ thống nhất mà có ba nền kinh tế khác nhau và dù có chế độ chính trị độc đảng thì các đảng viên lại không nhìn cùng một hướng và có những mục tiêu khác biệt nên đà tăng trưởng này sẽ không bền vững. Chúng ta sẽ còn trở lại hiện tượng tôi gọi là "nhất quốc tam kinh" đó.
Việt Long: Dù sao, Trung Quốc cũng có đà tăng trưởng hiện được coi là cao nhất thế giới chứ"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy nếu ta quên mất Nhật Bản, Đài Loan hay Nam Hàn đã từng có đà tăng trưởng rồng cọp như vậy từ nửa thế kỷ trước, lại có công bằng xã hội hơn.
- Nói về đà tăng trưởng mạnh yếu thì ta cũng nên nhớ tới điểm khởi phát, là nền tảng ban đầu khi kinh tế cất cánh vào hình thái công nghiệp. Vào giai đoạn khởi phát đó thì các nền kinh tế chuyển hướng đều có thể đạt tốc độ rất cao, là điều chúng ta sẽ thấy tại Ấn Độ, với nền kinh tế sẽ có tốc độ nay mai vượt qua Trung Quốc. Nói cho đơn giản mà dễ hiểu, có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới hiện nay chính là kinh tế... Afghanistan đang bị chiến tranh, còn cao hơn Ethiopia hay Azerbaijian, rồi mới tới Trung Quốc!
- Chuyện thứ hai là một khía cạnh chúng ta đã trình bày nhiều lần từ năm ngoái mà tôi xin nhắc lại, đó là nền kinh tế tôi gọi là "đi xe đạp" của Trung Quốc vì nếu lăn bánh chậm thì dễ đổ!
- Cụ thể thì lãnh đạo xứ này đề ra chỉ tiêu chiến lược là phải tăng trưởng tối thiểu là 8% để còn tạo ra việc làm. Thấp hơn nữa là sẽ bị nguy cơ động loạn. Kinh tế Trung Quốc đang có đà tăng trưởng là hơn 9% và lại còn bị nguy cơ lạm phát, mà nặng chừng nào thì có lẽ chính lãnh đạo xứ này cũng không tính được vì kỹ thuật thống kê khá lệch lạc của họ. Bây giờ vì nguy cơ lạm phát đó, Bắc Kinh phải hạn chế bớt khối tín dụng bơm vào kinh tế, qua việc tăng lãi suất hay mức dự trữ pháp định hoặc hạn ngạch cung cấp tín dụng.


- Nhưng, vì rủi ro xe mà lăn bánh chậm thì sẽ đổ nên lãnh đạo mới lúng túng. Tin tuần qua cho thấy xứ này lại không giảm chỉ tiêu tín dụng cho năm tới, vẫn ở mức bảy ngàn tỷ 500 triệu đồng Nguyên như năm nay. Năm tới là năm mà Trung Quốc chuẩn bị Đại hội đảng cho khóa 18 vào năm 2012, có thể vì vậy mà họ không dám đạp thắng và cứ tống ga cho xe chạy nhanh hơn. Điều ấy cho thấy tình trạng tranh luận gay go trong nội bộ và thế hệ lãnh đạo thứ năm, của những ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường hay Bạc Hy Lai sẽ tiếp nhận một di sản kinh tế đầy bất trắc là khó hạ cánh an toàn. Có khi cỗ xe bị lật hay bong bóng đầu tư sẽ bể, là điều nhiều trung tâm nghiên cứu về đầu tư đã dự báo ngay cho năm tới.
Việt Long: Nhưng dù sao thì kinh tế Trung Quốc vẫn đứng nhất về khả năng xuất khẩu với 1.200 tỷ đô la, nhờ đó, xứ này có khối dự trữ ngoại tệ lớn nhất là hơn 2.600 tỷ đô la để là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với khoảng 900 tỷ đô la Công khố phiếu Hoa Kỳ. Ông có đồng ý như vậy không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi rất đồng ý về mấy cái nhất đó của Trung Quốc, nhưng trong chuyện này ta có ít ra ba vấn đề.
- Thứ nhất về là khả năng xuất khẩu. Trung Quốc quả là bán hàng nhiều nhất, theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, năm ngoái xứ này xuất khẩu 1.200 tỷ đô la như ông nói, còn cao hơn con số 1.159 tỷ đô la của Đức là nước đứng hạng thứ hai. Nhưng dân số Đức chỉ có 82 triệu so với một tỷ 300 triệu của Trung Quốc. Còn về hàm lượng xuất khẩu, tức là trị giá kinh tế, thì bán ra một phi cơ tất nhiên có lợi hơn tổng số hàng hóa có thể chất vào máy bay đó. Và tới 60% số xuất khẩu này của Trung Quốc lại do các tập đoàn đa quốc Tây phương, chủ yếu là của Mỹ, bày ra cho doanh nghiệp Hoa lục và phần lời lớn nhất thì các doanh nghiệp này thu được.
- Vấn đề thứ hai là khối dự trữ ngoại tệ vĩ đại của xứ này. Con số ấy cho thấy khả năng bóc lột sức dân của lãnh đạo vì ngoại tệ thu vào thì nhà nước nắm lấy để thao túng thế giới và cho dân hưởng rất ít vì ấn định tỷ giá hối đoái quá thấp và vì chính sách đông lạnh tiền tệ khi thu vào một lượng ngoại tệ rất lớn mà không bơm ra một đối giá tương xứng bằng nội tệ vì sợ bị lạm phát.
Việt Long: Nhưng ông trả lời sao về việc Trung Quốc đang là một chủ nợ lớn nhất của Mỹ"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi không dám nói là chính quyền hay ai đó tại Hoa Kỳ có ẩn ý khi cứ nêu ra sự kiện Trung Quốc là chủ nợ của Mỹ. Có thể để Bắc Kinh tưởng bở, như Nhật Bản đã từng là chủ nợ và chủ đầu tư mạnh nhất tại Hoa Kỳ hơn hai chục năm trước. Sau đó là tanh bành!
- Tôi xin nêu ngược vấn đề vì làm kinh tế là phải thấu hiểu tâm lý mà cũng phải lạnh lùng nhìn vào thực tế. Trung Quốc có 2.600 tỷ Mỹ kim dự trữ, sao không đầu tư tài sản đó để phát triển xứ sở lạc hậu của mình" Vì họ thấy không có lợi bằng, là một chuyện rất đáng nói.
- Thứ nữa, nếu muốn tài sản đó khỏi mất giá thì phải đầu tư, mà đầu tư vào cái gì, ở nơi đâu thì có lợi và an toàn nhất" Suy đi tính lại thì chỉ có trị trường trái phiếu Mỹ là nơi an toàn vì có mức lưu hoạt cao nhờ dễ chuyển ra tiền mặt. Thị trường vay mượn tiền bạc của Mỹ chỉ thua Nhật mà an toàn hơn vì thật ra vay mượn ít hơn Nhật và có sản lượng kinh tế lớn hơn gấp đôi. Thực tế thì thị trường trái phiếu Mỹ lớn hơn tổng số của năm thị trường đứng sau Hoa Kỳ và có thể tiếp nhận cả trăm tỷ đô la vào ra mỗi ngày mỗi giờ mà không bị chấn động. Nếu không đổi dự trữ ra đô la để đầu tư vào Mỹ thì Bắc Kinh phải đổi qua đồng Euro, đồng Bảng Anh hay Phật lăng Thụy Sĩ, v.v... mà những đồng tiền đó lại không có khả năng giao hoán hay trao đổi phổ biền bằng đồng đô la.

Việt Long: Xin hỏi ngay một câu thưa ông, Trung Quốc cũng có thể giữ tài sản này dưới dạng quý kim như vàng chứ"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Quả là Bắc Kinh có thể đổi ra vàng và thực ra thừa sức mua vào tổng số sản lượng vàng một năm của thế giới, là khoảng 80 triệu troy ounce. Nhưng một quyết định như vậy sẽ đánh sụp thị trường trái phiếu thế giới và thổi giá vàng lên trời, làm ngoại thương toàn cầu - trong đó có xuất khẩu của Trung Quốc - bị chấn động và thiệt hại!
- Sau cùng ta cũng nên nhường lời cho người trong cuộc. Đầu năm ngoái và giữa năm nay, các giới chức có thẩm quyền về ngân hàng của Trung Quốc có phát biểu rằng "suy đi tính lại và dù có ghét Mỹ thì cũng chẳng có cái gì hơn Công phố phiếu Mỹ!" Bây giờ có muốn gây khốn cho Mỹ bằng cách bán tháo Công khố phiếu Hoa Kỳ thì Trung Quốc bị thiệt trước tiên vì tài sản mà họ tồn trữ dưới dạng Công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trước tiên. Ta nên nhớ tới một quy luật phũ phàng là "nếu tôi nợ ngân hàng một triệu đô la thì khoản nợ đó là nỗi lo của tôi, nhưng khi tôi nợ trăm triệu hay cả tỷ thì khoản nợ đó là vấn đề của ngân hàng chủ nợ!"
- Tựu trung, nói cho nôm na thì Trung Quốc nhờ doanh nghiệp Mỹ cò mồi chỉ chiêu để xuất khẩu, được bao nhiêu tiền thì lại cho Mỹ vay để Mỹ tiếp tục mua hàng của mình hầu còn tạo ra công ăn việc làm và tránh động loạn xã hội. Như vậy, Trung Quốc cũng lệ thuộc vào kinh tế Mỹ, mà ít dám nói ra vì cái thuộc tính khoa trương nói phét của nền văn hoá Trung Hoa.
Việt Long: Quý thính giả đang theo dõi cuộc trao đổi của Diễn đàn Kinh tế với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về những cái nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Câu hỏi cuối thưa ông. Ông nêu ra nhiều mặt trái về những cái nhất của kinh tế Trung Quốc với sự hoài nghi rõ rệt. Khách quan mà nói, ông có thấy gì tương đối tích cực từ Trung Quốc không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong kinh tế thì không thể có sự chủ quan hay ác cảm, thiên kiến. Cho nên ta cần tỉnh táo nhìn ra sự thật về Trung Quốc để khỏi bị bất ngờ khi xứ này có loạn.
- Về câu hỏi sau cùng; "Có gì tương đối tốt đẹp từ Trung Quốc"" thì tôi xin nói ngay: ưu thế của xứ này là đông dân. Trong 25 năm qua, sĩ số sinh viên Trung Quốc vào đại học đã tăng gấp đôi! Xứ này sẽ không thiếu nhân tài, có cả trăm triệu người như vậy. Và thành phần này lại được giáo dục để tôn sùng chủ nghĩa Đại Hán kết hợp với lý luận cộng sản về quyền lực tối cao nhà nước. Họ sẽ nhìn Việt Nam như một quận huyện và coi việc thôn tính Việt Nam là phải đạo và tất yếu!
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa và xin hẹn quý thính giả kỳ tới trong loạt bài tổng kết kinh tế này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.