Hôm nay,  

Nghĩ Về Cho Và Nhận Trong Mùa Giáng Sinh

18/12/201000:00:00(Xem: 5492)

Nghĩ Về Cho Và Nhận Trong Mùa Giáng Sinh

Mời gọi bố thí vì cứu người.

Nguyễn Thượng Chánh
Trong đời sống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổi lẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng.
Vậy, cho để nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức"
Đó là một hành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người"
Một nguyên tắc tư bản: cho để nhận
“Anh hãy cho tôi những gì tôi cần và anh sẽ nhận được những gì anh cần”. Đó là nguyên tắc cho để nhận (Give and take hay Donnant - donnant)  của xã hội tư bản.
Cho cũng có nghĩa là bán cho. Vô tiệm ăn mình thường gọi: cho tôi ly cà phê sữa đá. Tôi đưa anh 3$, tôi nhận ly cà phê. Tiền trao cháo múc.
Nghĩ rộng ra, nguyên tắc trên cũng có thể đem áp dụng vào cá nhân mỗi người.
Chúng ta cần phải ăn, cần phải uống và cần tập thể dục cho cơ thể được khỏe mạnh.
Người mẹ cho con bú để nó sống và lớn khôn nên người. Đó là món quà tình mẫu tử cho và nhận. Hạnh phúc của con chính là hạnh phúc của người mẹ (cycle du don).
Trong mối tương quan giữa con nguời với nhau, tiền bạc là biểu tượng để mọi người có thể trao đổi hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.
Cho, đổi chác và tặng
Cho để nhận là nguyên tắc của mọi sự đổi chác.
 Trong xã hội ngày nay, muốn sống với người khác thì cần phải có sự đổi chác qua lại.
Đôi khi cho cũng có thể là một hành động bất vụ lợi xuất phát từ lòng bác ái, thương người.
Tặng đúng nghĩa ra là cho mà không đòi hỏi phải có sự đền đáp hay trả lại.
Cho để nhận, một nguyên tắc trong mối giao tiếp xã hội.
Theo phong tục Việt Nam thì bánh ích có đi thì bánh quy phải có lại mới toại lòng nhau. Đó là phép xử thế lịch sự trong xã hội để mọi người đều được vui vẻ với nhau.
Cho tiền cho bạc, cho của cải vật chất, cho công sức và sự ân cần, săn sóc cũng có thể với dụng ý lợi dụng, tạo cảm tình, để tìm ân huệ, hoặc chức vụ sau nầy. Có khi cho ít mà nhận được nhiều. Người đời thường nói đó là thả con tép để bắt con tôm.
Cũng có người cho hay bố thí có chủ đích, để mong cầu được phước báo, cho cha mẹ và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Cho mà không cầu được đền đáp lại có thể bị người ta lợi dụng chăng"
Con người rất phức tạp. Cho một món quà không mấy đáng giá đôi khi có thể bị hiểu lầm là khinh khi người ta.
 Có người làm ăn lươn lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cần bố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời cũng để chứng tỏ là mình là người hào phóng. Có người bố thí hầu để được giảm thuế cuối năm.
Có người cho để lấy tiếng.
Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo làm khó dễ, vì sợ người ta trách mình keo kiệt.
Tuy nhiên cũng có người cho vì lòng vị tha bác ái và thương người nghèo khó, khốn khổ . Họ không mong đợi được đền đáp nhưng chắc chắn là họ nhận được niềm vui tinh thần rất nhiều.
Theo nhà nhân chủng học Marcel Mauss, chúng ta bắt buộc phải trả lễ lại mỗi khi chúng ta nhận được một món quà hay một sự giúp đỡ từ một người nào đó.
Nghiên cứu về phong tục tập quán của các bộ lạc thiểu số bán khai ở quần đảo Nam Dương và Tân Tây Lan, qua tản văn  Essai sur le don (1923) Gs Marcel Mass cho biết tập tục Potlatch (tập tục hệ thống quà biếu) được xem là vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày hay trong những dịp lễ hội giữa các bộ lạc với nhau.
Mỗi khi một cá nhân hay một bộ lạc nhận được quà biếu thì họ bắt buộc phải trả lễ lại bằng một món quà khác có giá trị tương đương hay cao hơn món quà mà họ đã nhận được.
Món quà trả lễ có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: dụng cụ nhà bếp, bàn ghế, tiệc tùng ăn nhậu, nhảy múa, thậm chí có thể là phụ nữ và trẻ em v,v...
Potlatch biểu tượng của sự hài hòa trong xã hội, cũng như quyền quy và sức mạnh của bộ lạc.
Người cho quyết định giá trị món quà mà họ đem biếu.
Phải chăng potlatch cũng là một nguyên tắc và là một nền tảng trong xã hội ngày nay của chúng ta"
Người ta chào mình, vì phép lịch sự bắt buộc mình phải chào lại họ.
Theo cách suy nghĩ của nhiều người thì của biếu là của lo, của cho là của nợ.  Đó là potlatch.
Hôm nay người ta đi đám cưới con mình, sang năm thì mình có bổn phận phải đi dự đám cưới của con họ để trả lễ lại.
Các tôn giáo nghĩ gì"
*Theo Thiên Chúa Giáo
Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, tạo ra mọi sự vật trên Trời và dưới thế. Chúa cho chúng ta sự sống đời đời.
Từ thiện được xây dựng từ lòng thương yêu bất vụ lợi không màng đến sự báo đáp hay nhận lại bất cứ điều gì cả. Cho xuất phát từ lòng thương yêu không giới hạn.
Kinh Thánh có nói “Cho sẽ mang đến cho ta nhiều hạnh phúc hơn nhận.”


Act.20.35 Luc 14.12-14. « Il y a plus de bonheur à donner qu'à recevoir »
Công Giáo khuyên bảo tín đồ phải có trách nhiệm giúp đỡ người khốn khổ, kém may mắn.
«Giáo hội đã nhiều lần dạy bảo con cái mình rằng: giúp đỡ người nghèo và người kém may mắn là  một trách nhiệm đặc biệt của người công giáo bởi vì họ là chi thể của Thân Thể Chúa Kitô. “Vì chính trong Thân Thể này chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa,” như tông đồ Gioan cho chúng ta biết: “đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được” (I Jn 3: 16-17) (cf. Mater et Magistra, # 159) ». (Br. Huynhquảng. Công Giáo Việt Nam)
Nghiên cứu tâm lý xã hội học gần đây cũng chứng minh lời nói trên của Kinh thánh là cho mang đến nhiều hạnh phúc hơn nhận.
Người cho tiền của hay giúp đỡ người khác thường cảm thấy mình được sung sướng và hạnh phúc hơn những người nhận được tiền hay nhận được sự giúp đỡ.
Tuy vậy cũng có người còn nghi ngờ điều trên.
Theo họ, sự khác biệt giữa người hảo tâm và người không có lòng hảo tâm được xuất phát từ lòng tin và thái độ của họ. Có bốn động lực rõ rệt đã ảnh hưởng và nung đúc đến lòng hảo tâm của con người : đức tin vào tôn giáo, lòng bi quan không tin chánh phủ về đời sống mặt kinh tế, gia đình vững mạnh, và vào đầu óc kinh doanh làm ăn của họ.
“The difference between givers and nongivers is found in their beliefs and behaviors. Four distinct forces emerge from the evidence that appear primarily responsible for making people charitable. These forces are religion, skepticism about the government in economic life, strong families, and personal entrepreneurism.”(Arthur C.Brooks, Professor of public administration at Syracuse University’s Maxwell School of Citizenship and Public Affairs.)
*Theo Phật Giáo
Cho hay bố thí là một hạnh trong Phật giáo.
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát.
Sau đây tác giả xin tóm lược các điểm chánh trong bài Bố thí có mấy loại (Kinh Điển Phật Pháp) và Bố Thí Ba La Mật (Thích Trí Siêu).
Bố thí có 3 loại:
1) Tài thí: tức bố thí tiền
2) Pháp thí: bố thí pháp
3)Vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hãi.
Ba loại bố thí vừa nêu được gọi chung là vật thí.
*“Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố nầy rất quan trọng. Nếu thiếu một trong ba yếu tố kể trên thì sẽ không có sự bố thí.
Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không có ai nhận thì không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhận thì cũng không có sư bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho thì cũng không có sự bố thí.
*Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây
- Người bố thí phải có tâm trong sạch.
- Vật được thí phải chân chính.
- Người nhận phải được kính trọng tối đa”.
Kết luận
Cho để làm gì" Quả thật đây là một vấn đề rất phức tạp và khó giải nghĩa cho thỏa đáng  được. Tùy theo nguời, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự hiểu biết và đức tinh tôn giáo mà có thể có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Người viết xin mượn lời của thầy Thích Trí Siêu để nói lên sự phức tạp của ngôn ngữ Việt Nam:
“Tiếng Việt của ta rắc rối lắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ý cẩn thận một chút là ta có thể gây phiền phức cho chính mình và cả người khác nữa.
Như ta đã thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí... ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí”.
Thích Trí Siêu
Tham khảo:
-Thích Trí Siêu- Bố Thí Ba La Mật
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-4410_5-50_6-1_17-87_14-1_15-1/
-Kinh Điển Phật Pháp. Bố thí có mấy loại
http://phatphap.wordpress.com/2007/10/22/b%E1%BB%91-thi-co-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i/
-Marcel Mauss (1923-1924). Essai sur le don. Forme et raison de l’échange dans les sociétés archạques
http://www.congoforum.be/upldocs/essai_sur_le_don.pdf
-James Randerson. The path to happiness: it is better to give than receive
http://www.guardian.co.uk/science/2008/mar/21/medicalresearch.usa
-Thomas Fitzpatrick. It is better to give than to receice-No, really.
http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx"id=4400
-Br Huynh Quảng-Công Giáo Việt Nam. Nạn nghèo đói và lòng từ thiện.
http://www.conggiaovietnam.net/index.php"m=module2&v=detailarticle&id=19&ia=5768
Montreal, Dec 18, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.