Hôm nay,  

Ông Lưu Hiểu-ba Và Vấn-đề Dân-chủ Việt-nam

14/10/201000:00:00(Xem: 6143)

Ông Lưu Hiểu-Ba Và Vấn-Đề Dân-Chủ Việt-Nam

Tâm Việt
“Ngày 8 tháng 10 vừa qua, Hội Đồng chấm giải Nobel tại Na Uy đã trân trọng trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho ông Liu Xiaobo, một nhà bất đồng chính kiến với Cộng Sản Trung Quốc đang bị giam với bản án 11 năm tù,” bản tin ngày 11/10 của Voice of Vietnamese Americans (VVA) trên đài Việt Nam Hải Ngoại (mà đồng-bào có thể nghe được gần như khắp Bắc-Mỹ và Âu-châu) nhắc lại một biến-cố có thể nói là làm rung chuyển cả thế-giới bốn nước CS còn lại trên hoàn-cầu. 
Điều này chứng tỏ là một nước nhỏ như Na Uy, thậm chí chỉ cần một tổ-chức tư-nhân ở nước đó như Ủy Ban Nobel, cũng có thể làm một việc có ý nghĩa toàn-cầu miễn là hành-động đó có suy tính, đắn đo và dựa trên những nguyên-tắc đạo-lý không ai có thể chối cãi được.
Nhiều ngày trước khi Ủy Ban Nobel thông-báo chính-thức, mới chỉ nghe phong-thanh, Bắc-kinh đã đánh tiếng là nếu chuyện đó xảy ra thì quan-hệ giữa hai nước sẽ bị tổn-hại.  Song chính-quyền Na Uy không hề nao núng, họ nói: Làm như Bắc-kinh mới là không tôn trọng các nguyên-tắc ngoại-giao như không can-thiệp vào nội-bộ của một nước khác.  Tại sao"  Tại vì Na Uy là một nước dân-chủ, tự do, trong đó người dân hay một tổ-chức tư-nhân có quyền hành-động độc-lập, không phải xin hay hỏi ý-kiến của nhà nước khi có những quyết-định như vậy (nghĩa là thuộc thẩm-quyền của tổ-chức hay cá-nhân).  Trong khi đó thì Bắc-kinh lại có quan-niệm mà người ta gọi là “trách-nhiệm liên-đới” (“corporate responsibility”) tức quan-niệm nhà nước cũng phải chịu trách-nhiệm của từng cá-nhân hay hội-đoàn tư-nhân trong quốc gia của mình.  Đây là một vấn-đề nguyên-tắc phổ-cập của nhân-loại mà mấy nước như Na Uy và Đan Mạch đã phải trả một giá rất đắt để học được trong Thế-chiến II khi đứng trước cường-quyền Hitler*!
Ông Lưu Hiểu-ba là ai"
Vậy, ông Lưu Hiểu-ba (cách đọc Hán-Việt của Liu Xiaobo) là ai mà một quốc-gia như Na Uy phải đứng ra bảo vệ"  Vẫn theo bản tin của VVA, ông là người đã từng “tranh đấu bất bạo động cho nhân quyền và dân quyền tại Trung Hoa Lục Địa từ năm 1989.  Với sự có mặt của ông tại quảng trường Thiên An Môn, ông đã bảo vệ tính mạng cho nhiều thanh niên sinh viên với chủ trương tranh đấu bất bạo động.”  Thật vậy, khi được tin xe tăng và bộ-đội (vâng, Quân Đội Nhân Dân TQ!) sắp đổ về quảng-trường để đè bẹp (đến chết) các thanh-viên sinh-viên đang tụ tập tại đó đòi dân-chủ, ông đã năn nỉ các anh chị em trẻ này hãy tạm rút lui để tránh đổ máu.  Lúc bấy giờ, vì hăng say các anh chị em trẻ đã không chịu nghe ông nhưng về sau, nghĩ lại, người ta mới thấy ông là người hiểu biết và thực-sự có lòng!
Ông sau đó bị bắt và bỏ tù ba năm.  Được thả ra, ông vẫn tiếp-tục tranh đấu ôn-hòa cho dân-chủ.  “Năm 2009,” bản tin viết tiếp, “Tiến Sĩ Liu Xiaobo cùng trên 300 trí thức Trung Hoa ra tuyên cáo với Linh Bát Hiến Chương, hay [còn gọi là] Charter 08, đòi hỏi nhà cầm quyền Hoa Lục phải tôn trọng nhân quyền, dân quyền, đa nguyên, đa đảng. Tuyên cáo này gần giống với bản tuyên ngôn của Khối 8406 tại Việt Nam vào năm 2006, trước đó 3 năm. Nếu Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Luật Sư Lê thị Công Nhân bị bắt giam và kết án tù cho đến nay, thì Ông Liu Xiaobo cũng bị bắt và bị kết án ‘chống chính quyền [nhân dân] Trung quốc’ với 11 năm tù.”
Bởi tìm cách khóa miệng người dân, và cụ-thể ở đây là tiếng nói của ông Lưu Hiểu-ba, nên Bắc-kinh vô cùng lúng túng khi giải Nobel Hòa-bình được trao cho ông năm nay.  Lúc đầu, các cơ-quan truyền-thông ở Trung-quốc được lệnh không đưa tin.  Sau, vì không cản được tin đó đưa vào Hoa-lục qua ngả Internet và các đài phát thanh quốc-tế, Bắc-kinh quay ra đả-kích Na Uy và Ủy Ban Nobel, cho rằng họ đã làm một chuyện bậy là vinh danh một tên “tội-phạm.”  Song luận-điệu vu-cáo này đã tỏ ra vô hiệu bởi người bình-thường, ai cũng tự hỏi: ông này đã làm gì để thành một “tội-phạm” (“a criminal”) ở Trung-Cộng"  Đến khi họ khám-phá ra “tội” của ông thì họ lại càng đứng về phía ông vì không ai nghĩ là kêu gọi nhân-quyền, dân-chủ, đa nguyên, đa đảng, trong một xã-hội bình-thường lại phải được xem là phạm tội.
Một sự mâu thuẫn ngày càng lộ liễu
Sự mâu thuẫn này càng lộ liễu khi người dân Trung-quốc có thể đọc được ngay trong báo chí Trung-quốc những lời phát biểu như của tướng Lưu Á-châu, một tướng cao-cấp chủ-nhiệm trường Đảng, là Trung-quốc chỉ có một con đường đi, đó là đi theo chế-độ dân-chủ của Mỹ, không thể nào làm khác được.  Chính sự-kiện này làm cho thái-độ của Bắc-kinh đối với Na Uy không thể biện minh được.  Tại sao cùng một ý-tưởng đó mà ở miệng một ông tướng trong chính-quyền nói ra thì chấp nhận được mà người khác nói ra thì bị tù tội"  Hay đây là một trường-hợp các “giá trị châu Á” khác với các giá trị của Tây-phương"  Khôi-hài quá, không thể chấp nhận được!


Vụ mâu thuẫn này lại càng lộ liễu và đi đến chỗ nghịch lý không thể tưởng-tượng được khi ngay thủ-tướng Trung-Cộng, ông Ôn Gia-bảo, cũng bị kiểm-duyệt khi ông tuyên-bố là “yêu-cầu dân-chủ của nhân-dân Trung-quốc là không thể cưỡng lại được.”  Hôm chủ-nhật, mồng 3 tháng 10, ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN: “Tôi cho rằng tự do ngôn luận là không thể thiếu được trong bất cứ quốc gia nào, các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang trên đường phát triển.  Vả trong hiến-pháp Trung-quốc cũng có tự do ngôn luận (…), sự mong mỏi cũng như yêu-cầu dân-chủ của nhân-dân Trung-quốc là không thể cưỡng lại được.”
Chuyện này lạ đến nỗi chính tờ Le Monde ở Pháp phải đề tít lớn trong báo ra ngày 7/10: “Le Premier ministre chinois censuré en Chine” (“Thủ-tưởng TQ bị kiểm-duyệt ngay ở Trung-quốc”).
Đó, chính sự nghịch lý này (cũng tựa như đã có lần ông Võ Văn Kiệt phải viết thư cho Chủ-nhiệm Ban Văn-hóa Tư tưởng Trung-ương Đảng than phiền rằng lời của ông mà cũng bị kiểm-duyệt ở trên báo VNCS thì hết nói) đã làm cho người ta đứng về phe ông Lưu Hiểu-ba và phong trào dân-chủ Trung-hoa chứ không phải là do một sự vận-động gì của Na Uy hay Úy Ban Nobel nào cả!
Và có lẽ cũng vì vậy mà ông Obama, Tổng-thống Hoa-kỳ, cũng kêu gọi hôm rồi là Bắc-kinh hãy thả ngay ông Lưu Hiểu-ba ra, một lời kêu gọi mà có thể xem là can-thiệp vào nội-bộ của Trung-quốc.  Song Trung-quốc rất lung túng trong chuyện này vì không thả ông Lưu ra thì không lẽ cũng cấm nốt bà Lưu Hạ là vợ ông đi sang Na Uy lãnh giải thay cho ông.  Như vậy sẽ có nghĩa là cấm người “có tội” (theo định nghĩa của Bắc-kinh) đã đành mà còn cấm luôn cả tự do đi lại của người vô tội là vợ ông.
Cái đau cho Bắc-kinh là hôm 11/10, một nhóm 23 lão thành cách mạng của ngay chính Đảng CSTQ cũng đưa ra một bức thư ngỏ trên mạng kêu gọi Bắc-kinh phải tôn trọng ngay chính hiến-pháp của TC.  Lá thư cho rằng hiến-pháp năm 1982 của TQ có điều khoản về tự do ngôn-luận mà chẳng may nhà nước TC ra đủ thứ quy-luật để giới-hạn.  “Kiểu dân-chủ giả-hiệu này, khẳng-định một chuyện trên nguyên-tắc song lại phủ-nhận nó trong thực-tế là một xì-căng-đan trong lịch-sử dân-chủ,” lá thư viết khi được tung lên mạng hôm thứ Sáu tuần rồi. 
“Chúng tôi muốn thúc đẩy hành-động đi đến chỗ chính-quyền phải cai trị theo luật-pháp,” ông Vương Vĩnh-thành, giáo-sư hồi-hưu Trường Đại-học Giao-thông Thượng-hải, một trong những tác-giả lá thư, tuyên-bố qua điện-thoại. “Nếu hiến-pháp bị vi-phạm thì chính-quyền mất chính-thống.  Nhân-dân phải khẳng-định và thực-hiện những quyền chính-đáng của mình.”
Lá thư không những kêu gọi Quốc-hội TC hãy tháo gỡ hết mọi giới-hạn, gò bó đối với sách báo mà chỉ nên có những cơ-chế kiểm-soát sau khi sách báo đã in ra.  “Chế-độ kiểm-duyệt tin tức và sách báo của ta hiện nay chỉ chậm hơn nước Anh 315 năm và nước Pháp 129 năm mà thôi.”  “Đến ngay cả tổng-tài Quốc-vụ-viện [tức Thủ-tướng Ôn Gia-bảo] cũng không có tự do xuất bản.”  Lá thư cho rằng cơ-chế kiểm-duyệt là “một bàn tay đen vô hình” và hỏi trên căn-bản nào mà nó có thể kiểm-duyệt được cả nhà nước lẫn thủ-tướng.
Ngoài Giáo-sư Vương, trong những người ký tên còn có cả ông Lý Thụy, 93 tuổi, nguyên-bí-thư của Mao Trạch-đông, chưa kể cựu-tổng-biên-tập các báo Nhân-dân Nhật-báo, Trung-quốc Nhật-báo, hay chủ-nhiệm quản-lý Tử-cấm-thành Bắc-kinh và cựu-phó Chủ-nhiệm Ban Chính-trị Quảng-châu.  “Đây là những nhân-vật quan-trọng ký vào lá thư với tên, chức-vụ và địa-chỉ, đòi tự do ngôn-luận,” ông Lý Đại-đồng, nguyên biên-tập-viên nhật-báo Thanh-niên Cộng-sản, nói.  “Rõ ràng là họ không sợ nữa.  Và xu-hướng này không thể chặn được.”
Vẫn theo ông Lý, sau mười ngày trên mạng đã có tới 400 người khác vào xin ký tên chung.
Trông người lại ngẫm đến ta
Ở Việt-nam đâu phải là không có những người can-trường như ông Lưu Hiểu-ba.  Một Linh-mục Nguyễn Văn Lý, một Nguyễn Chí Thiện trước kia, một Thượng-tọa Thích Thiện Minh, đều là những người đã đi tù gấp đôi, gấp ba lần số năm của ông Lưu vì dám đứng lên đòi tự do tôn-giáo hay các thứ tự do khác.  Một Lê Thị Công Nhân hay một Nguyễn Văn Đài đi tù cũng chỉ vì đòi nhân-quyền cho VN, một điều không thể thiếu được trong một nước văn-minh, cũng như “dân-chủ” đã được viết vào cả cương-lĩnh của Đảng CSVN bắt đầu từ Đại-hội X (2001) vì không thể cưỡng được cái “lòng mong muốn và yêu-cầu” này của nhân-dân VN.
Có lẽ vì vậy mà bản tin của VVA cũng kết-luận: “Chúng ta thấy hai trường hợp hoàn toàn giống nhau. Việc ông Liu Xiaobo được giải Nobel Hòa Bình 2010 cho thấy thế giới hoàn toàn hỗ trợ các tranh đấu cho nhân quyền, dân quyền một cách bất bạo động. Ngày hôm nay, tất cả mọi người đều nhìn thấy rằng dân chủ, nhân quyền, là điều kiện cần có để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, lâu dài. Chính Đại Tướng Lưu Á Châu của Trung Cộng cũng tuyên bố: Trung cộng cần phải có dân chủ, nếu không thì sẽ đi vào con đường tự diệt.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.