Hôm nay,  

Từ Quyền Can Thiệp Đến Nghĩa Vụ Can Thiệp

18/09/201000:00:00(Xem: 5503)

Từ Quyền Can Thiệp Đến Nghĩa Vụ Can Thiệp

Bùi Tín
(Viết riêng cho VOA Thứ Năm, 16 tháng 9 2010)
Số phận bi thảm của cô gái Iran Sakineh Mohamanadi Ashtiani đang làm sôi động dư luận thế giới suốt 2 tháng nay.
Cô Sakined Mohamanadi Ashtiani - thường được gọi tắt là Sakine, 43 tuổi, có chồng là Mohamanadi chết năm 2006; cô đã bị bắt giam ngay sau đó, với cái tội là ngoại tình, có quan hệ với một người đàn ông khác, trước và sau khi chồng cô chết, mà lại chết trong một tình huống không được rõ ràng.
Tòa án của thành phố Tabriz ngày 15/5/2006 tuyên án cô phạm tội ngoại tình – “quan hệ một lúc với 2 người đàn ông” - bị coi là trọng tội theo luật Iran. Cô bị nọc ra, bị đánh đúng 99 roi, trước con mắt của đông đảo quần chúng, trong đó có cậu con trai Sajad, nguời con hiếu thảo muốn chia sẽ nỗi đau tinh thần và cơ thể của người mẹ bất hạnh.
Bốn tháng sau, tháng 9-2006, tòa xử lại vụ án này sau khi có những lời tố cáo và một cuộc điều tra mở rộng, cô bị truy tố về tội tham gia âm mưu giết chồng. Tòa tuyên án cô Sakine tội tử hình, theo hình thức truyền thống từ thời cổ là bị trói trên một tảng đá, để đông đảo quần chúng ném đá vào đầu cho đến chết. Theo kinh Koran - được coi là bộ Luật tối cao của Hồi giáo - người đàn bà phạm tội là con quỷ dữ không còn quyền sống, phải bị trừng phạt như một con quỷ.
Ngày 27-5-2007, Tòa án Tối cao Iran quyết định duyệt bản án trên đây.
Người duy nhất có thể cứu cô Sakine là Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khomenei, người cầm đầu chế độ Hồi giáo Iran. Nhưng Đại Giáo chủ này không hề tỏ thái độ, có nghĩa là tán thành kết luận của ngành tư pháp.
Đầu tháng 7-2010, báo chí Iran cho biết cô Sakine sẽ bị đưa ra ném đá đến chết trong tháng 7, trước lễ Ramadan.
Cả một phong trào đấu tranh lập tức dâng cao trên toàn thế giới, từ các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền đến giới báo chí, thuyền thanh, truyền hình, các nguyên thủ quốc gia, các chính khách, nghị sỹ, nhà văn, nghệ sỹ khắp các lục địa lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ mạng sống của cô Sakine.
Trong những lời tuyên bố, lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ cô Sakine, can ngăn hành động tàn bạo ném đá đến chết của chế độ Iran có tuyên bố của Nghị viện châu Âu, thư của Amnesty International, của Huaman Right Watch, tuyên bố của bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ Hillary Clinton, của Tổng thống Pháp N. Sarkozy…Tổng thống Brazil còn yêu cầu chính phủ Iran cho cô Sakine sang tỵ nạn ở Brazil.
Ngay sau đó, nhiều tình tiết ám muội, mơ hồ của vụ án bị tiết lộ. Luật sư của cô Sakine là ông Mohammed Mostafei từng bảo vệ cô ở tòa án Tabriz bị nhà nước Iran hăm dọa, ông phải trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ, rồi sang lánh nạn ở Na Uy. Ông cho biết cô Sakine vô tội, cô bị tra tấn hết sức tàn bạo, bị ép cung. Ông cho biết hồ sơ vụ án đã bị thay đổi, sửa chữa, đánh tráo …


Ngày 28-8-2010 người phát ngôn của chính phủ Iran tuyên bố sẽ không thi hành án tử hình theo kiểu ném đá, nhưng vẫn sẽ xử tử hình vào rạng sang hôm sau, có thể bằng hình thức treo cổ. Đêm ấy trong nhà giam, cô Sakine đau khổ gửi lời chào các bạn đồng tù.
Nhưng đến ngày 8/9/2010 người phát ngôn bộ ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast cho biết bản án tử hình cô Sakine chưa thi hành, mà không có một lời giải thích nào. Mạng sống của cô Sakine - nạn nhân của chế độ độc đoán Hồi giáo, chà đạp nữ giới, với những đạo luật tàn ác từ thời trung cổ - vẫn còn như treo trên sợi tóc.
Trong tuyên bố của Tổ chức Phóng viên không biên giới – Reporters sans frontiers – nêu rõ chính quyền Iran vin cớ đây là công việc nội bộ của nước Iran, các nước khác không có quyền can thiệp. Đây là một luận điệu lạc lõng, ngụy biện, không mảy may có giá trị, vì Iran là thành viên Liên Hợp Quốc, bị ràng buộc bởi các cam kết tôn trọng quyền tự do và nhân quyền của dân mình trước hết, khi vi phạm thì toàn thế giới có quyền lên án, ngăn chặn. Hơn nữa, trong thế giới văn minh, toàn nhân loại là một cộng đồng thống nhất, con người không những có quyền thương yêu, quý trọng, bảo vệ nhau, mà hơn nữa cái quyền thiêng liêng ấy phải được coi là một nghĩa vụ.
Đó là từ quyền can thiệp – droit d’ ingérence - nâng cao lên thành nghĩa vụ can thiệp - devoir d’ ingérence - của mỗi công dân tiên tiến, văn minh của cộng đồng quốc tế trong thời đại mới.
Bài này, người viết mong muốn đến được với cô Nguyễn Phương Anh, người phát ngôn của bộ ngoại giao trong nước, luôn vin cớ chủ quyền quốc gia để bác bỏ mọi lời lên tiếng của các tổ chức, các chính phủ nước ngoài nhằm bảo vệ quyền sống trong nhân phẩm của biết bao công dân Việt Nam yêu tự do, yêu dân chủ đang bị chính phủ nước mình bạc đãi.
Việc quốc tế đòi trả tự do ngay cho các chiến sỹ dân chủ Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Phạm Thanh Nghiên, anh Nguyễn Tiến Trung và hàng trăm người khác, hay việc cả thế giới quan tâm đến vụ án Cồn Dầu – Đà nẵng, với cái chết thê thảm vì cực hình của anh Nguyễn Thành Năm, với thi hài cụ Maria Đặng Thị Tân không được chôn trong nghĩa trang, với 42 người phải trôi dạt sang đất Thái Lan để khỏi bị trả thù …đều là những việc làm cao quý của thế giới mới, dựa vững trên quyền can thiệp chính đáng, trên nghĩa vụ can thiệp cao quý trong một thế giới văn minh.
Bùi Tín
(Tác giả Bùi Tín có trang blog riêng ở: http://www.voanews.com/vietnamese/news/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.