Hôm nay,  

Đức: Giữa Cơn Sốt Chính Trị, Qua Việc Tt Koehler Từ Chức

07/06/201000:00:00(Xem: 5556)

Đức: Giữa Cơn Sốt Chính Trị, Qua Việc TT Koehler Từ Chức

Lê Ngọc Châu (M_Germany)


Như chúng ta đã nghe biết Tiến sĩ Horst Koehler, tổng thống Đức bất ngờ tuyên bố từ chức hôm 30 tháng 5 năm 2010 và đây là lần đầu tiên chuyện này xảy ra trong lịch sử nước Đức. Bối cảnh đưa đến sự từ chức có liên quan đến những lời phát biểu của vị nguyên thủ quốc gia do đài Deutschlandradio phỏng vấn, gây tranh luận về sự tham chiến của quân đội Đức tại A Phú Hãn.
Tổng Thống Koehler đã viện dẫn quyết định ông từ chức là do "sự chỉ trích những lời phát biểu liên quan đến sự tham chiến của quân đội Đức tại A Phú Hãn" (nguyên văn: Der Bundespräsident begründete seine Entscheidung mit der Kritik an seinen Äusserungen im Zusammenhang mit dem Afghanistan-Einsatz der Bundeswehr!- Theo Spiegel Online).
Mặc dù tổng thống Đức là người hầu như không ảnh hưởng gì đến các diễn biến chính trị nhưng tiếng nói của ông ta hàm chứa một sức mạnh. Người ta tự hỏi rằng tại sao một người như Koehler lại có thể phạm một điều mà chính "sức mạnh đó" đã quật ngã ông ta"" Nguyên nhân nào đã làm ông ta bỏ tất cả và từ chức tổng thống""
Nguyên nhân duy nhất có thể nói là nội dung cuộc phỏng vấn hôm 22.05.2010 trong chuyến bay trở về Đức sau khi ông công du thăm binh lính Đức tại A Phú Hãn dành cho một ký giả của đài Deutschlandradio. Một cuộc phỏng vấn khác thường. Phóng viên này hỏi về A Phú Hãn rằng "quyền ủy trị của quân đội Đức đầy đủ"". (nguyên văn theo Spiegel: der Journalist fragt nach Afghanistan, ob das Mandat der Bundeswehr ausreiche"). Kưhler phản ứng một cách tổng quát như đòi hỏi nên kính trọng binh lính và sự chiến đấu của họ "cho sự an ninh của nước Đức chúng ta hơn", dưới trọng trách do UNO ủy nhiệm.
Tiếp theo  là đoạn phỏng vấn đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian trước khi Kưhler từ chức:
Nhưng sự đánh giá của tôi, nói chung là chúng ta đang tiến bước trên một con đường và cần phải hiểu đến tính phổ cập của xã hội rằng một nước (quốc gia) có tầm cở như chúng ta với định hướng ngoại thương và lệ thuộc vào ngoại thương cũng cần phải biết, trong trường hợp hoài nghi, trong trường hợp khẩn cấp thì việc sử dụng quân sự cũng là điều cần thiết, để duy trì những quyền lợi chúng ta, chẳng hạn sự cản trở nền thương mại tự do, ví dụ việc ngăn chận sự gây bất ổn cho toàn khu vực, những điều chắc chắn sẽ đẩy lui nhiều cơ hội của chúng ta, ảnh hưởng tiêu cực cho lãnh vực thương mại, chỗ làm và thu nhập. Tất cả những điều trên cần phải thảo luận và tôi thiết nghĩ rằng, chúng ta đang trên con đường không tệ lắm". (nguyên văn der Passage_O-Ton Kưhler: "Meine Einschätzung ist aber, dass insgesamt wir auf dem Wege sind, doch auch in der Breite der Gesellschaft zu verstehen, dass ein Land unserer Grưße mit dieser Außenhandelsorientierung und damit auch Außenhandelsabhängigkeit auch wissen muss, dass im Zweifel, im Notfall auch militärischer Einsatz notwendig ist, um unsere Interessen zu wahren, zum Beispiel freie Handelswege, zum Beispiel ganze regionale Instabilitäten zu verhindern, die mit Sicherheit dann auch auf unsere Chancen zurückschlagen negativ durch Handel, Arbeitsplätze und Einkommen. Alles das soll diskutiert werden, und ich glaube, wir sind auf einem nicht so schlechten Weg").
Nhiều ngày trôi qua, chẳng ai đá động gì đến cuộc phỏng vấn nói trên. Bỗng dưng hôm thứ năm, 28.05.2010, Spiegel Online đã đưa toàn bộ cuộc phỏng vấn lên mạng. Đài phát thanh Deutschlandradio cũng đặt lại vấn đề liên quan đến cuộc phỏng vấn Kưhler và từ đó đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội trong chính giới Đức nói chung, nhất là sự chỉ trích mạnh mẽ từ phiá các đảng đối lập như Dân Chủ Xã Hội (SPD), Xanh và Tả Khuynh (die Linke). Ngay cả phe chính phủ gồm liên đảng CDU/CSU và FDP cũng đâm ra bối rối …
Nhiều tờ báo giá trị, có tầm vóc lớn như Sueddeutsche Zeitung, bảo thủ như "die Welt" hay có khuynh hướng tự do thiên tả (linksliberal) như Frankfurter Rundschau cho chạy tít lớn với những bài phê bình nặng ký trong đó có câu, Zitat: "Ein Präsident, der das Wort nicht beherrscht - das ist Kern der Kritik". Und er trifft. (tạm phóng dịch: "Một vị tổng thống, nếu không kiềm chế nỗi lời nói… đó là trọng điểm của sự chỉ trích!". Và sự phê bình này trúng đích).
Sau đó tổng thống Koehler đã tìm cách làm sáng tỏ lời phát biểu của ông. Một phát ngôn viên cho biết hôm tuần qua rằng đã có sự hiểu lầm vì sứ mệnh A Phú Hãn không mang nội dung như vậy.
Dựa vào lời phát biểu của TT Koehler(CDU) trong một cuộc phỏng vấn nêu trên để ám chỉ cho rằng ông đã ủng hộ một sứ mạng vi phạm hiến pháp của quân đội Đức nhằm đảm bảo cho những  quyền lợi kinh tế thì không có lý lẽ để biện minh, ông Kưhler đã nói như vậy hôm 30-05-2010 tại Berlin.
Theo tin tức loan tải, mặc dù ngoại trưởng Westerwelle (FDP) sáng 31.05.10 và ngay cả bà Merkel sau đó đã tìm cách thuyết phục để TT Koehler thay đổi quyết định nhưng bất thành. Trước đó bà thủ tướng Merkel, xuyên qua cuộc phỏng vấn gây tranh cãi về sự tham chiến ở A Phú Hãn của TT Koehler, cho biết rằng (xin phóng dịch): " Horst Koehler là vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng không khai mào để diễn giải những lời phát biểu của ông ta". Merkel còn nói: " Sự phát biểu này không những đối với ông chẳng cần thiết mà cũng chẳng phải là một phong cách tốt". (nguyên văn tiếng Đức, trích N-TV: Horst Kưhler ist das Staatsoberhaupt und die Bundeskanzlerin fängt nicht an, Äußerungen des Staatsoberhauptes zu interpretieren". Er habe dies weder nưtig, noch sei das gute Stil, sagte die Kanzlerin; hết trích). Chính vì vậy, truyền thông Đức cũng đã lên tiếng phê phán và chỉ trích bà thủ tướng Merkel sau khi Koehler từ chức vì bà ta đã không đứng sau lưng TT Koehler, lên tiếng hậu thuẩn, ủng hộ ông ta một cách rõ ràng!
TT Koehler nói rằng ông đã báo cho ông Jens Bưhrnsen (SPD), chủ tịch thượng viện Đức về quyết định này. Theo luật Đức hiện hành, qua sự từ chức của tổng thống, ông Bưhrnsen sẽ phải đảm nhận tạm thời công việc của nhiệm sở này cho đến ngày bầu cử người kế vị, được ấn định là 30 ngày kể từ khi vị nguyên thủ quốc gia từ chức.
Sự từ chức của TT Kưhler (CDU) ngay trong giai đoạn khủng hoảng đồng Euro (ghi chú thêm: cũng như sau vụ từ chức của Thống Đốc tiểu bang Hessen là Roland Koch (CDU) và sự thảm bại trong cuộc bầu cử nghị viện NRW vừa qua!) có thể mang đến nhiều áp lực không tốt cho chính phủ Đen-Vàng của bà nữ thủ tướng Đức, Angela Merkel (CDU). Ông Kưhler, năm nay 67 tuổi đã là một ứng cử viên tổng thống của liên đảng Thiên Chúa Giáo (CDU+CSU) và đảng Tự Do Dân Chủ (FDP). Lần đầu tiên Ts Horst Koehler được bầu vào chức vụ Tổng Thống ngày 23.05.2004 và năm năm sau (2009) đó đã tái nhiệm.
Chủ tịch đảng SPD, ông Gabriel bình luận về sự từ chức của Koehler như sau: " tôi cho rằng, không có lý do nào để  hành động như thế. Một người trong cương vị như vậy phải chịu nỗi sự phê phán, không thể chạy trốn cách đơn giản được, và càng quan trọng hơn khi đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng !!". Nói chung, dân chúng Đức không cảm thông cho sự từ chức của Koehler. Nhà chính trị học Gerd Langguth (Bonn) còn đi xa hơn khi ông ta nói: "Sự từ chức của Koehler cho thấy rằng một người không có kinh nghiệm của một nhà chính trị đảng (Erfahrung eines Parteipolitikers) thì chưa được "luộc chín", như đương sự cần phải có"!
Ngay sau khi tin TT Koehler từ chức được loan đi thì ba đảng thuộc liên minh cầm quyền (CDU+CSU + FDP) do thủ tướng Merkel lãnh đạo xúc tiến ngay việc tìm người kế vị. Ứng cử viên đầu tiên đã được nêu tên, đó là chủ tịch quốc hội, ông Norbert Lammert (CDU). Ngoài ra, nhiều chính trị gia tên tuổi của Đức cũng được nhắc đến như Bộ trưởng tài chánh Ts Schäuble, thống đốc Rüttgers (NRW), Bộ trưởng giáo dục bà Annette Schavan, thống đốc Niedersachsen Wulff, bà von der Leyen hay cựu bộ trưởng môi sinh ông Tưpfer … nhưng dựa theo những nguồn tin loan tải đáng tin cậy thì liên minh chính phủ và ngay cả khối đối lập muốn có một "nữ tổng thống". Bà Merkel còn cho biết thêm qua đài truyền hình ZDF và ARD là trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay Đức cần có một vị "tổng thống gần gũi với nhân dân, người nói chuyện với dân và phải có kinh nghiệm" và không kém phần quan trọng là được sự chấp nhận của tất cả các đảng phái tham chính!. Đảng trưởng SPD, ông Gabriel cho biết cũng muốn có một tiếng nói liên quan đến vấn đề tuyển chọn tân tổng thống, nếu không SPD sẽ đưa ra một ứng cử riêng. Dựa vào các yếu tố nêu trên và sau khi CSU+FDP từ chối không đề nghị ứng cử viên từ đảng của họ thì đương kim Bộ Trưởng Lao Động, bà Ursula von der Leyen (CDU), năm nay 51 tuổi có rất nhiều triễn vọng trở thành nữ tổng thống đầu tiên và trẻ nhất của Đức trong trường hợp bà von der Leyen chính thức được CDU+CSU+FDP chọn và đề cử trong cuộc bầu cử tổng thống Đức được ấn định vào ngày 30.06.2010 khi mà liên minh Đen-Vàng (CDU+CSU+FDP) hiện đang chiếm đa số phiếu, hơn khối đối lập 20 phiếu. Tuy nhiên khối đối lập lên tiếng cho biết không hài lòng cho lắm đối với bà Leyen, ngay cả trong cánh tả thuộc CDU cũng không hoàn toàn bằng lòng mặc dù hai nhà chính trị gia gộc Otto Fricke (FDP) và Wolgang Bosbach (CDU) đều lên tiếng khen bà von Leyen là nữ chính trị gia rất nhiều kinh nghiệm.


SPD và Xanh thì đưa nhà đấu tranh dân chủ thời DDR (cộng sản Đông Đức cũ) là ông Joachim Gauck ra tranh cử chức tổng thống. Riêng đảng Tả Khuynh thì theo nguồn tin của AFP cho biết họ không ủng hộ Wulff và Gauck vì dưới cái nhìn của họ, như chủ tịch đảng Tả Khuynh, ông Ernst nói qua báo Märkischen Allgemein cho rằng Gauck chưa đủ khả năng để tạo nên những xung lực (Impulse) trong hoàn cảnh hiện tại nên chưa phải là ứng cử viên xứng đáng. Tả khuynh dự định sẽ đưa ra ứng cử viên tổng thống riêng, nhưng chưa nêu danh tánh là ai!
Tuy rằng có nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng thực tế đôi khi khác hẳn. Trái ngược với phỏng đoán đề cập ở trên, hôm 03-06-2010, liên minh cầm quyền đã ra mắt công chúng và giới truyền thông ứng cử viên tổng thống chính thức của liên minh CDU+CSU+FDP, đó là đương kim thống đốc Niedersachsen, ông Christian Wulff (CDU), năm nay 51 tuổi. Nữ thủ tướng Merkel giới thiệu ông Wulff và nói rằng ông ta là người xứng đáng kế vị cựu tổng thống Koehler. Bà ta phát biểu: "Ông Wulff là một người luôn tò mò, đến với mọi người. Đồng thời ông Wulff là người đưa ra định hướng". Thống đốc tiểu bang Bayern, ông Horst Seehofer còn nói thêm: "Wulff, thống đốc Niedersachsen đã làm việc rất giỏi tại đó vì thế ông ta tin rằng Wulff sẽ là vị tân tổng thống cho mọi tầng lớp dân chúng và sẽ góp phần vào sự thắng lợi cho nước Đức của chúng ta trên mọi lĩnh vực". Chủ tịch FDP bổ túc thêm, đảng FDP đã liên minh làm việc chung với Wulff từ nhiều năm qua, kết quả rất tốt nên ông ta hy vọng Wulff sẽ được bầu lên làm người kế vị Koehler vào ngày 30-06-2010 tới. Với đa số phiếu liên minh cầm quyền hiện có (hơn 20 phiếu) thì ông Wulff (hay ứng cử viên nào khác) cho dù bỏ phiếu kín xem như sẽ là người kế vị Hosrt Kưhler qua cuộc bầu cử nói trên.
Sau đó ông Wulff lên riếng cám ơn về sự tín nhiệm ông ta và nói rằng ông sẽ luôn luôn cố gắng phục vụ nhân dân và đất nước. Ông Wulff còn nói thêm " Trong nhiệm vụ mới ông ta muốn hướng dẫn mọi người đến với nhau, đóng góp phần nào vào sự đoàn kết những tầng lớp xã hội của chúng ta;  tạo dựng sự can đảm (Mut machen) và lạc quan trong thời kỳ khó khăn".
Xin cho phép tôi được mở ngoặc thêm một chút tại đây, mạo muội đưa ra vài nhận xét nhỏ theo khả năng hạn hẹp của mình.
Qua các diễn tiến trên chúng ta người Việt Tỵ Nạn cộng sản ở hải ngoại có thể rút tỉa được kinh nghiệm nào từ sự lựa chọn ứng cử viên của CDU/CSU+FDP vào chức vụ quan trọng"
Theo thiển ý người viết: Chuyện phe phái không sao tránh khỏi nhưng bà Merkel đành phải nhượng bộ dù rất muốn ủng hộ bà von der Leyen, lý do đơn giản là bà von von Leyen bị chống đối từ cánh tả trong nội đảng. E rằng không khéo nếu có nhiều thành viên bỏ phiếu chống và von der Leyen thất bại thì sẽ mất sĩ diện, điều mà Merkel không muốn xảy ra trong giai đoạn khó khăn này.
Một điểm khác khá quan trọng theo nhận xét riêng tôi là kinh nghiệm. Ứng cử viên phải hội đủ kinh nghiệm và bản lãnh của một người làm chính trị. Kinh nghiệm, bản lãnh không phải tự nhiên mà có. Ông Wulff đã hoạt động chính trị từ thuở thiếu thời, khi còn là học sinh trung học. Phải trải qua nhiều giai đoạn trên chính trường mới leo lên được chức tỉnh bộ trưởng CDU, thống đốc tiểu bang Niedersachsen bây giờ, đại diện CDU+CSU+FDP ra ứng cử vào chức vụ nguyên thủ quốc gia. Chắc chắn một người mà tôi tạm gọi là "chưa bị đời nhào nắn trong bất cứ sinh hoạt nào" nếu nắm giữ chức vụ quan trọng thì (có thể) không hội đủ khả năng để thực hiện hay giải quyết những vần đề khó khăn gặp phải. Vì sao" Vì chưa quen với lề lối làm việc, đó là chưa nói đến chuyện là xưa nay xa rời quần chúng, thiếu kinh nghiệm đấu tranh nói chung.
Và mặc khác, chúng ta phải công nhận dù ở Mỹ, Úc, Pháp … hay Đức, đa số những người làm chính trị đều là những người có bằng cấp, có địa vị, tài ăn nói rất lưu loát và thuyết phục người nghe. Những điều này được các đảng phái đào luyện thành viên trẻ của họ rất lâu, không phải vài ba hôm là xong và trong thời gian dài này các đảng phái đã tìm ra được những nhân tố tốt, khuyến khích và nâng đỡ những mầm non này. Về sau họ sẽ trở thành những người thừa kế sự nghiệp chính trị của đàn anh, chú bác trong nội đảng. Tôi đề nghị các đảng phái quốc gia hải ngoại cũng nên lưu ý đến vấn đề này một chút, nếu không muốn nói rất quan trọng!
Xa hơn nữa phải công tâm nhìn nhận một điều là những chính trị gia Âu Mỹ không tham quyền cố vị. Họ chẳng cố bám vào các chức vụ bộ trưởng, tổng trưởng, chủ tịch, thống đốc hay thủ tướng v.v…khi những lỗi lầm hay xì căn đanh bị phanh phui. Đành rằng quyết định của Kưhler vào thời điểm này không mấy thuận lợi, đưa đến nhiều phê bình về ông nhưng cũng phải thán phục ông ta là khi thấy không đáp ứng đúng sự chờ đợi của dân chúng Đức đối với cách hành xử của một vị tổng thống - một chức vụ tối cao của Đức - ông từ chức ngay!
Trở lại chuyện nóng bỏng của nước Đức.
Quá trình chính trị của ứng cử viên tổng thống phe chính phủ thì nhiều, kể sao cho hết nên qua bài tóm lược này người viết chỉ sơ lược một cách tổng quát tiểu sử cuả ông Christian Wilhelm Walter Wulff, gọi ngắn là Christian Wulff (CDU), người có thể sẽ kế vị Ts Horst Kưhler:
Ông Wulff sinh ngày 19 tháng 6 năm 1959 tại Osnabrück .
Ông theo học trường trung học Ernst- Moritz-Arndt tại Osnabrück và sau khi đậu tú tài thì theo học Luật tại Đaị Học Osnabrück và tốt nghiệp năm 1987.
Nghề nghiệp Luật sư và là một chính trị gia của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU).
Ông theo đạo công giáo và có hai người con với người vợ đầu. Kể từ năm 2008 thì có vợ khác,
Bettina Wulff, nguyên họ là Kưrner.
Ông Wulff gia nhập CDU từ năm 1975, lúc đầu sinh hoạt tích cực trong giới học sinh và sau đó trở thành chủ tịch liên bang từ 1978-1980.
Từ 1979-1983 là thành viên trong ban lãnh đạo thanh thiếu niên liên bang "Jungen Union"
Từ 1983-1985 ông là chủ tịch "Jungen Union" của tiểu bang Niedersachsen.
Năm 1984 là thành viên hội đồng lãnh đạo đảng CDU Niedersachsen
Từ 1994-1998 ông Wulff giữ chức chủ tịch đảng CDU, tiểu bang Niedersachsen
Kể từ 07-11-1998 là một trong 4 nhà chính trị đại diện cho chủ tịch đảng CDU và từ năm 2003 là thành viên của hội đồng lãnh đạo "Konrad Adenauer Stiftung"
Từ năm 2003 đến nay ông là thống đốc tiểu bang Niedersachsen do CDU và FDP nắm quyền.
Huân chương: Ông Wulff là nhà chính trị nhận được nhiều huân chương (không dịch ra tiếng Việt!)
- Mùa Hè 1995 , Wirtschaftsforum (Đại Hội kinh tế) in Davos đã chọn ông là một trong "100    Global Leaders for Tomorrow".
- Tháng 11-2003 nhận được giải "Deuschen Mittelstandspreis der Düsseldorfer Verlaggruppe       Markt-Intern"  vì đã xuất sắc đóng góp vào sự phồn thịnh cho tầng lớp trung lưu.
- Tháng 10-2006 cùng với Hugo-Müller-Vogg được giải "der Deutsche Mittelstandspreis des
Bundes für Selbständigen wegen seiner Wirtschafstpolitik (chính trị kinh tế học)".
 - Năm 2006 ông Wulff được giải người Cà-vạt trong năm (Krawattenmann des Jahres)
- Năm 2007 Tongi-Universität Shanghai đã phong tặng ông Wulff bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
Từ đây đến ngày bầu cử còn khá lâu, biết đâu sẽ còn nhiều bất ngờ xảy ra. Nhưng nếu không có gì thay đổi và so với những vị tiền nhiệm kể từ 1949 như Theodor Heuss (1949-1959), Heinrich Lübke (1959-1969), Richard von Weizsäcker (1984-1994), Gustav Heinemann (1969-1974), Walter Schell (1974-1979), Karl Carstebs (1979-1984), Roman Herzog (1994-1999), Johannes Rau (1999-2004) và Horst Kưhler (2004-31.05.2010) thì ông Christian Wulff sẽ là vị Tổng Thống trẻ nhất của Đức (nhiệm kỳ 5 năm và theo luật Đức chỉ được phép tái nhiệm một lần) khi chỉ mới 51 tuổi !!
* Lê Ngọc Châu tóm lược
(M_Germany, 05.06.2010)
Tài liệu tham khảo:   Der Spiegel, N-TV, AFP, Google und Wikipedia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.