Hôm nay,  

Chuyện Chưa Cũ: Quỳ Hôn Đất Thân Yêu

03/05/201000:00:00(Xem: 6312)
Chuyện Chưa Cũ: Quỳ Hôn Đất Thân Yêu 
                                                              
Phí Ích Bành
Dẫn :
35 năm sau ngày miền nam nước Việt mất thể chế tự do, dân chủ và cơ hội phát triển, hơn một thế hệ đã từ giã cõi đời (có ngày, trong 8 cáo phó đăng trên báo tiếng Việt là tin những vị cao niên trên 85 tuổi vĩnh viễn ra đi), nhưng biến cố 30-4 vẫn là đề tài của người Việt tị nạn cao niên, tại các buổi họp mặt, hay bên ly trà, chén rượu. Cờ vàng tung bay tại thủ đô tị nạn trong khi các hội đoàn cựu tù nhân chính trị, các hội ái hữu quân binh chủng tiếp tục hoạt động. Nên, người viết muốn soạn lại bút ký "Quỳ Hôn Đất Thân Yêu" này, như là một dòng trong hàng vain trang ngoại sử, để tuởng nhớ tất cả những người đã chiến đấu, trở thành thương tật hay đã hi sinh vì lý tưởng.
"Quỳ hôn đất thân yêu … " trong bản nhạc quân hành báo tin quân ta tái chiếm Quảng Trị đã vang vọng biết bao lần trong hàng chục năm qua, nhất là mỗi khi Tháng Tư trở lại với cộng đồng ngươờ Việt tị nạn. Tra cứu để tìm biết tên tuổi những chiến sĩ đã cắm cờ Hoa Kỳ trên đảo Iowa Jima cuối Thế Chiến Hai hay người lính Mỹ cắm cờ đầu tiên ở Baghdad hồi Tháng Ba 2003, là dễ với các phương tiện tìm kiếm hiện đại của các dịch vụ tin học hiện đại đầu thế kỉ 21, như Yahoo, Google … Nhưng mấy ai biết Huỳnh Quy đã viết câu kể trên trong một bản tin chiến sự nóng bỏng, chừa ra anh em đồng nghiệp trong gia đình phát thanh VNCH. Huỳnh Quy đã đưa "quỳ hôn đất thân yêu" vào một bài thơ của anh sau đó không lâu, ngợi ca những chàng trai thời loạn đã hiến thân dưới cờ. Đoạn phóng sự ngắn gửi từ quân khu 1 đáp ứng nhu cầu thời sự đã đuợc phát lại dăm lần, nhưng vì không xuất bản, như "Muà Hè Đỏ Lửa" của Phan Nhật Nam, nên đã bị quên lãng. Tôi đã hỏi lại anh Lê Phú Nhuận, trưởng phòng phóng sự thời ấy, cho chắc là không nhớ lầm. Hùynh Quy, quê Quảng Na, có máu thi sĩ mà nhiếu người không hay.
Trong những ngày thượng tuần Tháng Chín 1972, Hùynh Quy là phóng viên của hệ thống truyền thanh quốc gia, đã tường thuật sôi nổi bước tiến của đoàn quân tái chiếm cổ thành Quảng Trị, theo lệnh "Tái Chiếm Lãnh Thổ" mà tổng thống Nguyễn văn Thiệu trong cuộc diễn binh Ngày Quân Lực năm ấy, khi chiến sự còn bừng bừng từ An Lộc đến Quế Sơn, Mộ Đức và ở cao nguyên, quân ta giành từng tấc đất trên núi Chu Pao, trên quốc lộ 14. Khoảng cách bể dâu từ 1972 đến nay là thời gian đủ dài để làm nhoà nhạt trí nhớ, và đủ dài để con em của viên chức, quân nhân chế độ cũ trở thành chuyên viên bậc tiến sĩ tại quê hương mới, ở đủ các ngành nghề. Nhưng, làm sao tôi quên đuợc người bạn những ngày sôi bỏng ấy, khi ban ngày tiếng ve sầu râm ri rừng đợït vô tình trên các hàng cây phượng đỏ ngó xuống sông Hương, và ban đêm tiếng nổ của đại pháo 130 ly của Cộng-quân vẳng từ hướng bắc của cố đô Huế. Tôi đuợc lệnh đi Huế từ đầu Tháng Năm để gửi về Saigon tin tức chiến sự sớm nhất mỗi ngày - khi ấy, quân ta tạm lui về giữ bờ nam sông Mỹ Chánh, giữa đừơng từ Huế đi Quảng Trị. Tin gửi về qua điện thoại viễn liên của quân đội đuợc anh em kỹ thuật của đài Saigon câu vào máy cassette rồi đưa lên phòng phát thanh - tin mới đuợc phát vào những giờ "hot" trong ngày là 1 giờ trưa và 7 giờ tối, lập lại cùng với bản tin tổng hợp lúc 10 giờ tối. Tôi gặp Huỳnh Quy (trước đó chưa quen biết) trong trường hợp ấy, và sát cánh làm việc bên nhau tại đài phát thanh Huế, có trụ sở là một ngôi biệt thự thời Pháp, bên chân cầu Tráng Tiền. Vào thời gian đó, đài phát thanh ngoại quốc báo tin căn cứ hỏa lực Phú Xuân (tên khác là Bastogne) thất thủ. Phú Xuân là một căn cứ xa, tại thung lũng Ashau, là vị trí hiểm yếu chế ngự đường mòn HCM xâm nhập người và chiến cụ của quân chính quy miền bắc. Đồng bào Quảng Trị hối hả di tản về hướng nam bằng mọi phương tiện có đuợc, ngược chiều với chiếc xe của Hàng Không VN đưa tôi từ sân bay Phú Bài tới thành phố Huế. Chen lẫn trong dòng người lếch thếch, hoang mang ấy là một số địa phương quân Quảng Trị kéo về trung tâm huấn luyện Phú Bài để bổ sung quân số và vũ khí, để trở lại mặt trận. Dòng sông Hương vẫn lặng lẽ trôi. Chợ Đông Ba vắng lặng nhìn chéo sang trại Tây Kết của một giang đoàn. Hàng cây phượng gần khu đại học Morin cúi mình chịu đựng cái nóng khô rang của Tháng Năm, hừng hực gió Lào. Mé tả ngạn, tháp Thiên Mụ vẫn thách thức thời gian và biến động.

Sau khi yên vị trong một phòng dãy sau của đài phát thanh Huế, tôi liền tính một cuộc phỏng vấn Tướng Phạm Văn Phú, đang là tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh, về tin BBC cho hay ta mất căn cứ Phú Xuân ở vùng tây nam Huế. Vị tướng trấn ải ngày đêm bận rộn việc quân đã vui vẻ dành thì giờ trả lời phỏng vấn, bởi ông không sợ phóng viên của đài phát thanh quốc gia diễn dịch theo hướng phản chiến như thông tấn Mỹ, bất lợi cho miền nam. Ông giải thích : giữ hay bỏ một tiền đồn là nhu cầu chiến thuật, và tại Vùng 1, quân ta bảo toàn lực lượng để sẵn sàng thử lửa. Tình hình chiến sự có vẻ lắng dịu trong những ngày đầu Tháng Năm - vài ngày sau khi tôi tới Huế, sư đoàn Dù đuợc đưa ra tăng viện cho Trị Thiên. Sự xuất hiện của chiến sĩ Mũ Đỏ tức khắc lấy lại niềm tin trong dân chúng - đoàn người tị nạn lục tục quay về. Các con đò cũng từ cửa Thuận An, ngược dòng trở lại. Thành phố Huế hồi sinh đúng vào dịp lễ Phật Đản.
Huỳnh Quy nhập ngũ, vào trường bộ binh Thủ Đức khoá 26, sau đuợc biệt phái trở về tiếp tục phục vụ ngành phát thanh, khi ấy đuợc đưa từ đài Đà Nẵng ra tăng cường cho đài Huế. Vóc dong dỏng cao, Huỳnh Quy càng có vẻ mảnh mai hơn trong bộ quân phục rằn ri tiện cho công tác lê lết. Trên khuôn mặt xương xương của bạn, nổi bật đôi mắt có đồng tử màu vàng lửa mà trong như ve chai, thật lạ. Anh em chúng tôi làm việc với tinh thần quân đội, bất kể giờ giấc. Một tháng làm việc chung giúp chúng tôi trở thành đôi bạn thân …..  
Kể từ khi tái định cư tại Hoa Kỳ, gia đình phát thanh VNCH đã nhiều lần họp mặt, khi thiếu người này, khi vắng người khác, và một số anh em vĩnh viễn vắng mặt. Huỳnh Quy là một người trong số này. Tôi còn nhớ lần sau cùng nghe tiếng nói của bạn Huỳng Quy, qua máy siêu tần số bắt sóng từ đài phát thanh Đà Nẵng, là ngày Đà Nẵng di tản, quân khu 1 bị bỏ ngỏ. Gần trưa hôm ấy, Huỳnh Quy báo tin, với giọng khác lạ so với mọi lần "Vi-xi đang vào tới, vĩnh biệt các bạn". Anh em chúng tôi, phóng viên và biên tập viên cách nhau một tấm vách lửng có vuông cửa sổ đặt máy điện thoại chung, tụ tập cùng nghe tiếng của Hùynh Quy, nhìn nhau, thở dài - không khí trong phòng làm việc càng ngột ngạt hơn trong lúc phóng viên tất bật ra vào, người đi họp báo, người đi theo dõi sinh hoạt của Quốc Hội. Bốn máy teletype (thời ấy không có internet nhanh và gọn như ngày nay) nhận tin không ngừng. Sau 1975, và sau ngày trở về từ trại tập trung của chính quyền CS, tôi có dịp gặp một người em của Huỳnh Quy, tình cờ đi cùng khoá 4/68 Thủ Đức, và đến nhà ăn giỗ. Nhờ đó tôi biết tin bạn tôi bị giam trên núi của tỉnh Quảng Nam nhiều năm, ra tù bị "đì" liên tục, chịu không thấu - Huỳnh Quy liều mạng dắt vợ con xuôi nam, náu thân tại một vùng quê thuộc tỉnh Cần Thơ. Cả gia đình ăn chay, đan thúng, rổ - chủ gia đình Huỳnh Quy chạy xe lôi kiếm thêm. Tin tức về bạïn ngày càng vắng. Nhưng, "Quỳ Hôn Đất Thân Yêu" vẫn đuợc nhắc lại. Mỗi lần như thế, tôi lại cảm thấy bồi hồi - câu thơ yêu nuớc phát ra từ cảm xúc thật ấy không bao giờ cũ. Tôi muốn nhắn bạn tôi như thế.
Người lính truyền thông già không chết ….
Viết lại đầu Tháng Tư 2010, tại Orange county
Phí Ích Bành

Ý kiến bạn đọc
13/07/202017:04:52
Khách
Xin cho biết địa chỉ của ông Phí Ích Bành.Cảm ơn nhiều!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.