Hôm nay,  

Đi Tìm Tiếng Nói Tự Do

1/15/201000:00:00(View: 8802)

Đi Tìm Tiếng Nói Tự Do; Bài Hát Ngợi Ca Các Nhà Đầu Tranh Dân Chủ Trong Nước Bị Cầm Tù

San Jose (Việt Báo)- Khi nghe tin các nhà đấu tranh dân chủ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và sau đó lên truyền hình nhận tội thì nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt đã viết một bài thơ  Tôi Biết Ơn Những Người Vấp Ngã để ca tụng họ.
Nhà lý luận văn học Nguyễn Hưng Quốc đã giới thiệu bài thơ này trên trang Blog của VOA và nhận xét: “Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã.”. Nguyên văn bài thơ như sau:
“Tôi biết ơn những người vấp ngã
Tác giả: Nguyễn Tôn Hiệt
Trên con đường đi tìm tiếng nói,
có những người vấp ngã sau khi đã đi được một đoạn.
*
Có những kẻ đã đặt bẫy cho họ vấp ngã.
Có những kẻ đã xô cho họ vấp ngã.
Có những kẻ đã cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngã.
Có những kẻ đã nhổ nước bọt lên những người vấp ngã.
 
Tôi biết ơn những người vấp ngã.
Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngã đã đi được,
trước khi họ vấp ngã.
*
Họ vấp ngã,
nhưng mỗi lần họ vấp ngã


họ đã làm cho con đường của chúng ta ngắn thêm một đoạn.
*
Tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới.
bước tới, bước tới, từ nơi những người đã vấp ngã,
không ngừng bước tới, bước tới,
và ngày chúng ta giành lại được tiếng nói,
chúng ta sẽ nói,
chúng ta sẽ hát ca,
và trong tiếng nói của chúng ta sẽ có tiếng nói của những người đã vấp ngã,
và trong lời hát ca của chúng ta
sẽ có lời hát ca của họ.”
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc ở San Jose khi đọc bài thơ và cảm xúc phổ thành ca khúc mà anh đặt thành cái tên Con Đường Đi Tìm Tự Do. Bài thơ có những chữ âm trắc và người phổ nhạc đã sửa đổi chút ít lời thơ và thêm một đôi câu cho hợp với dòng nhạc. Anh tâm sự rằng Nguyễn Tôn Hiệt đã làm thơ, Nguyễn Hưng Quốc đã phổ biến và ca ngợi bài thơ và tới phiên anh tiếp nối đưa vào ca nhạc để nói lên sự biết ơn đối với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đang bị cầm tù. Thi ca, lý luận phê bình và âm nhạc góp lại tạo nên cảm xúc thăng hoa cho sự đấu tranh đi tìm tiếng nói tự do cho dân tộc Việt Nam.
Mời quí vị vào www.tranchiphuc.comđể nghe Trần Chí Phúc hát song ca cùng Ngọc Hồng bài này- Đi Tìm Tiếng Nói Tự Do, phổ thơ Nguyễn Tôn Hiệt – Tôi Biết Ơn Những Người Vấp Ngã.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.
Nói một cách tóm tắt, hiểm hoạ lớn nhất của Việt Nam không phải là chế độ độc tài trong nước hay âm mưu xâm lấn biển đảo của Trung Quốc mà là sự dửng dưng của mọi người. Chính sự dửng dưng đến vô cảm của phần lớn dân chúng là điều đáng lo nhất hiện nay.
Bà Vivien Tsou, giám đốc Diễn đàn Phụ nữ Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, cho biết: “Mặc dù trọng tâm là sự thù ghét người gốc Á, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ quan điểm da trắng thượng đẳng, và bất cứ ai cũng có thể trở thành “Con dê tế thần bất cứ lúc nào”.
Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hiện có 276 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam. Nhà đương cuộc Hà Nội đối xử với họ ra sao? Tồ Chức Ân Xá Quốc Tế nhận định: “Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá đông và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Vietnamese jails are notoriously overcrowded and fail to meet minimum international standards.”
Nếu so sánh ta sẽ thấy các cuộc biểu tình giữa Việt Nam và ba nước kia khác nhau: ở Việt Nam, yếu tố Trung Quốc là mầm mất nước, nguyên nhân chánh làm bùng phát các cuộc biểu tình. Còn ở Miến Điện, Hồng Kông và Thái Lan, nguyên nhân thúc đẩy giới trẻ xuống đường là tinh thần dân chủ tự do, chống độc tài.
Ma túy đang là tệ nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước Cộng sản chỉ biết tập trung nhân lực và tiền bạc vào công tác bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lenin và làm sao để đảng được độc tài cầm quyền mãi mãi.
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Chỉ tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu, Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm.
Một ngày không có người Mexican có thể sẽ không dẫn đến tình trạng xáo trộn quá mức như cách bộ phim hài "A day without a Mexican" đã thể hiện nhưng quả thật là nước Mỹ sẽ rất khó khăn nếu thiếu vắng họ. Xã hội sẽ bớt phần nhộn nhịp vì sự tươi vui và tràn đầy sức sống của một sắc dân phần lớn là chân thật và chăm chỉ.
Công cuộc chống độc tài vẫn đang tiếp tục và đang trả những cái giá cần phải trả cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chị là một trong số những người chấp nhận tự đóng góp vào những phí tổn đó cho toàn dân tộc. Chị là: NGUYỄN THÚY HẠNH.
Dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa người dân không chỉ bình đẳng về chính trị mà còn có cơ hội bình đẳng về kinh tế, nên mặc dù chiến tranh khoảng chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa những người ở thành thị với nhau không mấy khác biệt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.