Hôm nay,  

Hoa Thịnh Đốn: Mạng Lưới Nhân Quyền Vn Trao Giải Nhân Quyền 2009

12/12/200900:00:00(Xem: 3165)

Hoa Thịnh Đốn: Mạng Lưới Nhân Quyền VN Trao Giải  Nhân Quyền 2009

Tuyết Mai
Năm nay Mạng Lưới Nhân Quyền VN phối hợp cùng Nghị Hội Toàn Quốc  và nhiều tổ chức ở HTĐ đã  trao Giải  Nhân Quyền cho Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy và Mục Sư Nguyễn Công Chính trong một khung cảnh vô cùng trang trọng vào lúc 2 giờ chiều ngày  10 Tháng 12, 2009  tại Washington Court Hotel (gần Thượng Viện Hoa Kỳ) ở Washington, D.C.
Chương trình được điều hợp bời Bà Jackie Bông Wright, có khoảng một trăm năm mươi người tham dự, trong một hội trường sang trọng, ấm cúng, trong đó  có sự hiện diện vinh dự và phát biểu của  Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội HK Sam Brownback,  Dân Biểu Cao Quang Ánh (LA), Dân Biểu Ed Royce (CA), Dân Biểu Loretta Sanchez (CA), Tiến sĩ  Sophie Richardson,  Giám Đốc Human Rights Watch, Tiến sĩ Scott Flipse, thuộc Ủy Hội HK về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế. Đặc biệt trong buổi lễ phát Giải Nhân Quyền này có Cô Đỗ Thủy Tiên, con gái của Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy đang du học ở Pháp, đại diện cho mẹ  nhận giải thưởng. Thầy Thích Tâm Thọ từ PA, nhận giải thưởng cho Mục Sư Nguyễn Công Chính, ở VN. Về phía quan khách Việt Nam có Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐHTĐ, MD&VA, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Ông Lý Hiền Tài, Ông Bùi Thanh Tiên,  LMDCVNTT;   Dược sĩ Trần Quang Tuấn, LMDCVN từ Boston, MA; Tiến sĩ Hà Văn Hải từ Boston và rất nhiều đại diện các đoàn thể từ New Jersey; Phila, PA…
Mở đầu là lễ chào quốc kỳ Mỹ, Việt, rất trang nghiêm với rất nhiều “Bà Mẹ VN” trong áo dài vàng. Trong lời mở đầu Ông Nguyễn Bá Tùng , Chủ Tịch Mạng Lưới Nhân Quyền  cảm ơn mọi người. Ông cho biết buổi lễ hôm nay có hai mục đích, thứ nhất là kỷ niệm 61 năm ngày Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế và thứ hai là vinh danh những người được Giải Nhân Quyền VN 2009.
Ông Tùng nói rõ, giống như tám năm qua,  hai dịp này được tổ chức chung với nhau,  nhưng đây là là lần đầu tiên Mạng Lưói Nhân Quyền VN(MLNQ) tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn để kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền đúng vào ngày Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quồc Tế, 10 Tháng 12, (1948).
Ông Tùng cho biết, từ ngày  khởi đầu, Tuyên Ngôn Nhân Quyên được sự ủng hộ của toàn thế giới, hầu hết các quốc gia trên thế giới, luôn cả Xã Hội Chủ Nghĩa VN cũng chấp nhận Tuyên Ngôn. Tuy nhiên, mặc dầu đã ký kết vài văn kiện nhân quyền quốc tế,  Chính phủ CSVN tiếp tục không tôn trọng những  quyền căn bản, xã hội, chính trị của người dân. Nhiều người chống đối bị bắt và bị bỏ tù  không xử án, Hà Nội đã đi vào những chính sách khủng bố những người chống đối,  những  người cầm bút, những nhà lãnh đạo tôn giáo, những nhóm dân tộc thiểu  số và những phong trào công nhân độc lập. Nhiều tổ chức NGO và cá nhân đã bày tỏ quan tâm về sự giam  giữ và bỏ tù những người hành xử quyền tự do căn bản của họ một cách ôn hòa. Chính Phủ CSVN đã không đáp ứng lại thích đáng, ngay cả từ chối đề nghị cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ.
Ông Tùng nói tiếp, hôm nay,  trong lúc kỷ niệm Tuyên Ngôn Nhân Quyền QT,   chúng ta hãy cùng nhau bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với sự vô tâm và tàn nhẫn, đặc biệt là sự bỏ tù Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và sự sách nhiễu Mục Sư Nguyễn Công Chính, hai người được nhân giải thưởng Nhân quyền năm nay. Qua sự công khai nhìn nhận những việc làm  cao quý của hai vị được giải thưởng này, Mạng Lưới Nhân Quyền VN cũng muốn vinh danh hằng ngàn ngừơi ẫn danh đang tranh đầu cho nhân quyền,  hằng ngày gặp  nhiều khó khăn và hiểm nguy. Chúng ta hãy phát huy và bảo vệ những quyền căn bản của người Việt Nam.
Cuối cùng Ông Tùng cảm ơn những người đã ủng hộ Mạng Lưới Nhân Quyền VN, đặc biệt là những viên chức dân cử và những người bạn  từ những tổ chức nhân quyền khác. Nếu không có sự giúp đỡ của quý vị Mạng Lưới Nhân Quyền VN sẽ không thể tthực hiện mục tiêu chính đáng. Xin vui lòng giúp MLNQVN để ước mơViệt Nam có nhân quyền và hoà bình trở thành sự thật.
Người được mời lên phát biểu đầu tiên là Thượng Nghị sĩ Quốc Hội HK Sam Brownback. Ông nói, tất cả chúng ta đều biết không có nhân quyền ở VN và ông rất cảm ơn tất cả quý vị không ngừng nghỉ đấu tranh cho đến cùng. TNS Sam Brownback nói, trong lúc ông đang nói chuyện ở đây Linh Mục Lý vẫn còn bị giam giữ trong tù và đã bị “stroke”. Ông cầu nguyện cho LM Lý, nhưng cầu nguyện chưa đủ, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh cho đến khi Cha Lý được trả tự do. Chính Phủ Úc đang kêu gọi trả tự do cho Cha Lý. Quý vị phải tiếp tục nói tiếng nói của quý vị thay cho những người trong nước không thể nói được. Ông đang vận động cho Dự Luật Nhân Quyền  cho Việt Nam (Vietnam Human Rights Act 2009), và chúng ta nên đẩy mạnh bằng cách viết cho những nhà lập pháp, những vị dân cử, liên lạc với họ, tới văn phòng họ.. Ông  cho biết năm tới là năm cuối cùng của ông ở Thượng Viện,  sau hai nhiệm kỳ, ông hy vọng Viêtnam  Human Right Act 2009 thành công để có Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền ở Việt Nam..
Dân Biểu Cao Quang Ánh phát biểu, cuộc đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền ở VN  tùy  thuộc vào mỗi cá nhân chúng ta trong cộng đồng, phải tiếp tục nói lên và một trong những phương cách quan trọng là hỗ trợ những ứng viên ủng hộ chính sách của chúng ta. Hơn một triệu rưởi người Việt ở HK, chúng ta có thể đưa lên tiếng nói rất mạnh mẽ và chúng ta phải tận dụng quyền công dân, không phải chỉ đi bầu, mà phải  giúp những ứng cử viên ủng hộ đường lối của chúng ta đắc cử. Nếu  họ thất cử họ không thể đại diện nói lên tiếng nói của chúng ta. DB Ánh có nhận xét, có rất ít người trong cộng đồng VN đứng ra tranh đấu cho nhân quyền. Hình như  hầu hết những ngừơi còn lạị trong cộng đồng không tham gia. Nếu chúng ta muốn thay đổi trong cộng, thay đổi trên quê hương, chúng ta phải tham gia, đoàn kết đưa ra một đường lối chung. Ông kêu gọi mọi ngừơi  trong cộng đồng cùng làm việc  với những vị dân cử ủng hộ  chính sách của mình,  đầy mạnh Dự luật VietNam Human Right Act 2009.
Dân Biểu Ed Royce (CA)  Dân Biều Loretta Sanchez , Tiến sĩ Sophie Richardson, Giám đốc Human Rights Watch, Tiến sĩ Scott Flipse, thuộc Ủy Hội HK về Tự do Tôn Giáo Quồc Tế , tất cả cùng có ý kiến chung, chúng ta phải tiếp tục tranh đấu, đưa tiếng nói của chúng ta ở hải ngoại, nói thay cho những ngừời không thể nói được ở quê nhà, và chúng ta tiếp tục tranh đấu cho đến khi có nhân quyền ở VN.


Sau phần phát biểu của những vị dân cử HK là Ông Đỗ Hồng Anh, CT CĐ/HTĐ, MD&VA. Ông nói, một trong những tổ chức hoạt động tích cực cho nhân quyền VN là Mạng Lưới Nhân Quyền VN từ, thành lập từ năm 2002. Qua những món quà nhỏ nhưng MLNQVN đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa và hỗ trợ mạnh mẽ của đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đối với những nhà hoạt động đấu tranh ở VN. Ông đại diện cho Công Đồng VN/HTĐ, MD&VA chào mừng những thành viên của LMNQVN và những quan khách đặc biệt  tới tham dự buổi lễ  và chúc mừng Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và Mục sư Nguyễn Công Chính không có mặt ở đây để nhận những giải thưởng này.
   Kế đến Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện cho Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Ủy Ban Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản Quốc Tế  phát biểu, CSVNlà một thành viên của LHQ, họ đã ký và chấp nhận Tuyên Ngôn Nhân Quyền QT, bảo vệ những quyền căn bản của con người, nhưng họ đã tuyên bố những quyền trong Bản Tuyên Ngôn là để cho những ngừơi Tây Phương, không thích hợp cho ngừơi Việt. Điều này hoàn toàn phi lý, không thể chấp nhận được. BS Quân kêu gọi mọi người nói lên tiếng nói cho đồng bào  ở VN để có được tư do , nhân quyền như chúng ta ở đây. Chúng ta phải đoàn  kết, nói lên với một tiếng nói thống nhất, thì tiếng nói của chúng ta mới được nghe.
Anh Nguyễn Quốc Cường, đại diện cho Ủy ban Cứu Người Vượt Biển trình bày vấn đề người Tỵ nạn VN ở Thái Lan và Cam.bốt.  Trước sự hiểm nguy cận kề, nhiều ngưòi Việt đã phải chạy tỵ  nạn sang các nước lân cận. Ở Bangkok, Thái Lan và vùng phụ cận có khoảng 400 người VN tỵ nạn, trong đó có khoảng 300 người là đồng bào Phật giáo gốc Khmer Krom, trên 50 người là đồng bào Công Giáo và Tin Lành, thuộc các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và số còn lại là thành viên các tổ chức đấu tranh dân chủ.
Những người tỵ nạn đang đứng trước ba lo âu lớn, đó là quyền tị nạn, an ninh và đời sống. Để giúp đồng bào lánh nạn,  chúng ta phải can thiệp để giúp họ bảo vệ quyền  tỵ nạn, đồi phó với mối nguy bị dẫn độ về VN và trợ giúp khẫn cầp về đời sống. Trong hai năm qua UBCBVB đã cố gắng trong phạm vi khả năng tối đa và đang cần sự tiếp tay của cộng đồng ngừơi Việt ở hải ngoaị.
Sau cùng là phần trao giải thưởng cho Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy.
Tiến sĩ Đào thị Hợi giới thiệu  bằng tiếng Mỹ và Bà Ngô Thị Hiền nói tiếng Việt. Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy , 49 tuổi, từng làm nghề giáo (1983-1992), phóng viên, nhà văn, với 15 tác phẩm đã xuất bản trong nước, và sáu tác phẩm in tại hải ngoại. Bà đã can đảm phản kháng chế độ, tranh đấu cho nhân quyền của dân oan,  viết rất nhiều ký sự, tố giác tội ác của nhà cầm quyền CSVN. Bà đã liên tục bị nhà nước sách nhiễu, đe dọa, trong nhiều năm. Ngày 21/4/2007, bà bị công an bắt khẩn cấp ở Hà Nội, về tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Bà bị giam cho đến khi đưa r tòa án Nhân Dân Hà Nội, xét xử kín không có cả thân nhân tham dự, với bản án 9 tháng 10 ngày tù. Trong lúc bà đang bị bệnh tiểu đường, lao và thấp  khớp…bà được phóng thích ngày 31/1/2008. Nhưng bà vẫn bị công an, và dân phòng đóng chốt canh chừng, quấy nhiễu và đe dọa bằng nhiều hình thức bẩn thỉu khác nhau,  đặc biệt sa u khi bà xuất bản hai tác phẩm tại hải ngoại, và viết bài về dân oan Thái Hà, Hưng Yên.
Mới đây, ngày 8/10/2009 công an chìm đã hành hung  bà và chồng bà tại nhà, nhưng sau đó cả hai vợ chồng bị bắt và bị khởi tố về hành vi “có ý gây thương tích” cho ngừơi khác. Bà đã được tổ chức Human Rights Watch tặng giải Hellmann/Hammett và được mời làm hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế 2007. Với những thành tích đấu tranh không mệt mõi cho những người thấp cổ bé miệng trước bạo quyền, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy  xứng đáng được vinh danh và trao tặng giải Nhân Quyền VN năm 2009.
Ông Nguyễn Bá Tùng đã trao giải cho Cô Đỗ Thủy Tiên, con gái của Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy. Cô Thủy Tiên gởi lời cảm tạ chân thành của mẹ cô đến những vị trong tổ chức Giải Nhân Quyền và quý vị trong MLNQVN.
Cô nói còn rất nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền ở VN đang chịu nhiều gian khổ đớn đau, miệt mài đấu tranh cho nhân phẩm, nhân quyền,  không khác gì mẹ cô. Mẹ cô là người may mắn được giải năm nay. Từ năm 2002 tới nay MLNQVN đã và đang vinh danh nhiều nhà đấu tranh cho lý tưởng nhân quyền cho dân tộc, nhờ đó ngày càng có nhiều người quan tâm, tìm hiểu và dấn thân trên đường tranh đấu để đòi những quyền mà phần lớn con người trên thế giới coi là đương nhiên .  Cô Thủy Tiên cũng cho biết, công an đã dàn dựng để bắt những nhà chính trị yêu nước, bị kết án vào đầu  Tháng Mười.  Để thực hiện điều mong ước của mẹ cô trong những ngày  bị giam  giữ, cả gia đình đã quyết định chia đều số tiền giải thưởng(3, 000 mỹ kim) để kính tặng cho  mười gia đình,  các cô chú đang lâm nạn (có tiếng vỗ tay vang  dội). Cô nói chắc chắn khi  biết về việc này thi mẹ Cô sẽ vô cùng hạnh phúc.
Kế đến Ông Phạm Đình Khiết giới thiệu Mục sư Nguyễn Công Chính bằng tiếng Anh, Luật Sư Trần Thanh HIệp từ Pháp Quốc đến dự,  đọc tiếng Việt. Mục sư Nguyễn Công Chính, 43 tuổi, sinh quán tại Thừa Thiên, Huế, thường trú tại Pleiku-Gia Lai. Ông là Phó Hội Trưởng Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, Chủ Tịch Hiệp Hội Thông Công Tinh Lành Các Dân Tộc VN, quản nhiệm Cộng đồng Tin Lành Mennonite Tây Nguyên Việt Nam. Ông cũng là thành viên Khối 8406, là hội viên Hội Ái Hữu Tù Nhân Tôn Giáo và Chính Trị và tham gia đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự do Tôn Giáo từ năm 2001 tới nay…
Mục sư Nguyễn Công Chính đã trải qua 198 lần bị công an cưỡng ép thẩm vấn, 19 lần bị công an tra tấn đánh đập dã man, 86 lần bị trục xuất ra khỏi chỗ ở, 2 lần bi chính quyền cưỡng chế ủi sập nhà nguyện và tịch thu tài sản, 4 lần bị mưu sàt, 6 lần bị bắt giam. Hiện nay gia đình ông bị nhà cầm quyền CSVN cô lập, mất tất cả các quyền tự do công dân và đã bị công an đóng chốt canh gác, cô lập,  kiểm tra và liên tục sách nhiễu trong nhiều năm. Quá trình hoạt động cho nhân quyền của ông đã tạo được ảnh hưởng lớn lao, đặc biệt trong lãnh vực bảo vệ quyền Tự Do Tôn Giào của các dân tộc thiểu số miền Cao Nguyên. Ông xứng đáng được tuyên dương và trao Giải Nhân Quyền VN năm 2009.
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang trao Giải thưởng và Hòa Thưọng Thích Tâm Thọ đại diện cho Mục Sư Nguyễn Công Chính nhận giải  thưởng. Hoà Thượng Thích Tâm Thọ phát biểu một vài cảm nghĩ.
Sau đó Nhà nghiên cứu Đỗ Thông Minh từ Nhật đến, chiếu slide show trình bày nhiều hình ảnh Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy bị công an chìm đánh đập đổ máu đầu và chồng bị khủng bố trong thời gian gần đây.
Chương trình được chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều  cùng ngày.
Hình ảnh trong www.youtube.com/tuyetmai45

Cô Thủy Tiên, con gái nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhận giảỉ thay mẹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.