Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Xáo

14/11/200900:00:00(Xem: 4953)

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Xáo

Trăm voi không được bát nước xáo.(Thành ngữ VN)
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Trong ba cái ấy vặt lông cái nào"
Vặt lông cái vạc cho tao,
Tao xáo, tao xào, tao lại nấu măng

- Con cò mày đi ăn đêm.
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao.
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Cò và vạc, rõ ràng, đã có thời hiện diện trong mâm cơm (cũng như trên bàn nhậu) của người dân Việt. Thời đó đã qua. Có mới, nới cũ, thiên hạ  bỉu môi:
- Cò với vạc thịt tanh!
Thế là hai em (đành) phải biến. Vịt thế vào chỗ trống. Ngoài đồng ruộng, ao hồ bay nhẩy (ra sao) không mấy ai được rõ chứ vào đến bếp thì vạc với cò lép vế, và thua cơ – thấy rõ. Tanh thì không chắc nhưng cứ nhìn mớ lông cũng đủ thấy oải rồi. Làm thịt mệt bỏ mẹ mà chả bõ bèn gì.
Vịt thì chỉ cần cắt cổ là có ngay một đĩa tiết to. Vặt lông xong, nước vừa sôi, bỏ vào nồi, giã xong chén nước mắm gừng là kể như rồi, chặt ngay ra đưọc một đĩa thịt đầy tú hụ.
Cổ cánh, xương xẩu xáo măng bùi béo và đậm đà hơn một chú vạc (gầy nhom) hay em cò (khẳng khiu) là cái chắc. Xáo vịt, tuy thế, chỉ được ưa chuộng ở những chỗ âm thịnh dương suy – chốn mà các bà mẹ (rượt) gọi là “mái ấm gia đình” – nơi mà đàn ông không có tiếng nói, hoặc nói rất ít và (thường khi) rất khẽ, như ở Paris hay California chả hạn.
Chớ đ. mẹ, giữa Sài Gòn, vào một buổi chiều vàng – khỏi có vợ con hay đào địch gì hết trơn hết trọi, mệt – chung quanh đầy nhóc bạn bè đang chửi thề um xùm, và nói cười và rôm rả [sau khi đã nếm vài miếng thịt luộc chấm với muối tiêu, ngắt nhẹ mấy lá mơ để thử món dồi, gặm chơi năm ba cái chả chìa, ăn lưng chén rựa mận, và uống (sương sương) vài ba xị] thì say chớ bộ điên sao mà nhúng đũa vô tô xáo vịt, đúng không" Phải xáo chó cơ, chúng ông mới chịu.
Xáo chó ở Sài Gòn đã tuyệt mà ở Hà Nội (nghe nói) còn “trên cả tuyệt vời” nữa cơ:
“Hà Nội có một nhân vật đã đi vào lịch sử của… thịt chó: Me sừ Lâm Mặt Đỏ – ở phố Châu Long. Sở dĩ ông có cái hỗn danh ấy vì ông là chủ một quán thịt chó. Khách tới ăn, ai cũng qúi mến ông và người nào cũng mời ông cụng ly. Thành thử mặt ông lúc nào cũng đỏ gay như mặt trời.”
“Các món ăn của quán ông đều được giới đả cẩu tung hô vạn tuế: nhất là món dồi chó và xáo chân chó. Vâng, chân chó được ninh nhừ tới mức những cái gân của nó mềm ra chẩy nhựa, đến nỗi sau khi nó đã trôi qua cổ họng mà dư vị vẫn còn đọng lại trên đầu lưỡi” ( Phan Nghị, “Thử Tản Mạn Về nghệ Thuật Ắn Thịt Chó,” Ngày Nay, 15 Jun 2003: B3).
Xáo chó, tuy thế, chỉ có tính cách gia công và phổ biến hạn chế trong hàng quán. Hà Nội được cả thế giới biết nhắc đến vì một đặc sản khác, nổi tiếng và độc đáo hơn nhiều: xáo voi!
Đây là một sản phẩm thuần túy quốc doanh, được sản xuất và phổ biến liên tục (từ hơn nửa thế kỷ qua) dưới nhiều hình thức – khẩu hiệu, bích chuơng, chiến dịch, phong trào, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, diễn văn, xã luận, bình luận, tuyên ngôn, tuyên cáo, tuyên bố … – và bằng mọi phương tiện truyền thông của Đảng và Nhà Nước.
Nhân dịp Hội Nghị Người Việt Nam Ở Nước Ngoài – được tổ chức lần đầu, tại Hà Nội, vào cuối tháng 11 năm 2009 – tưởng cũng nên mời qúi vị đại biểu về tham dự nếm thử một chén xáo voi (từ Nghị Quyết 36) cho nó biết mùi ăn chơi, giữa lòng cách mạng:
“Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt…”
Quả là một tấc đến Giời! Vậy chứ chuyện “cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể… ” vẫn khiến cho nhiều “đồng bào hải ngoại” cứ rẫy nẩy lên như đỉa phải vôi. Họ hình dung ra những chiếc 747 khổng lồ, chở đầy nhóc giáo viên, từ Việt Nam đi rải tứ tán khắp năm Châu (chắc) để nhuộm đỏ địa cầu!
Tưởng vậy nhưng không phải vậy. N.Q. 36 ký ngày 26 tháng 4 năm 2004, hơn năm năm sau, theo tài liệu chính thức của  FOVC (Fund for Overseas Vietnamese Community) đọc được trên Tạp Chí Quê Hương Online thì tính cho đến nay ngân qũi nhà nước mới “chi hỗ trợ 10 triệu đồng để mua vé máy bay một chiều Hà Nội-Bucaret (Rumani) cho một cô giáo Việt Nam sang Rumani” để dậy tiếng Việt thôi hà. Chúng chỉ nói cho đã miệng thôi, chớ có làm (mẹ) gì đâu mà qúi vị cứ phải cuống lên như thế.
Còn muốn biết cái gọi là “chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet” (hư thực) ra sao, xin xem nỗi “trăn trở của một cô gái dậy tiếng Việt trên đất Nga” –  trên Đại Đoàn Kết Online, số ra ngày 24 tháng 3 năm 2009:
“Giáo viên dạy không lương, giáo cụ trực quan được lấy từ các khỏan hỗ trợ, hoặc tiền túi của chính những ‘tình nguyện viên.’ Chiếc tivi và đầu đĩa được mua để chiếu cho các em học sinh xem những hình ảnh về Việt Nam là một ví dụ điển hình. Nó được mua về để phục vụ các buổi học từ tiền quyên góp của mọi người….
Hai nhân vật chính của những lớp dạy tiếng Việt ở Trường Phổ thông 282 là chị Phạm Thị Minh Thúy và anh Lê Văn Huyến, đều là những nghiên cứu sinh tại Nga. Sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu ở Nga, hẳn họ sẽ trở về Việt Nam. Và khi ấy, những lớp tiếng Việt sẽ ra sao, nếu không có những tình nguyện viên thay thế họ"”


Phải đợi cái cô giáo ở Bucharest về rồi mới có người khác đi thay chớ nhưng vé máy bay FOVC chỉ mua loại one way ticket nên cô này bị kẹt. Cả dự án “cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể ” (vì thế) cũng kẹt theo, và kẹt luôn cho tới bây giờ.
Riêng vụ “tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài,” cũng theo tài liệu chính thức của  FOVC, N.Q. 36 đã thực hiện được một vài thành tích (không lấy gì làm hoành tráng, và chưa chắc đã có thiệt) như sau:
- Hỗ trợ để xây trường dạy tiếng Việt tại Khăm Muộn, Lào.
- Hỗ trợ (một phần kinh phí) để tu bổ lại Trường Mẫu giáo Xiêng Vang, tại Savanakhet, Lào.
- Hỗ trợ (một phần kinh phí) sửa sang lại trường Tiểu học Nguyễn Trãi tại Xê Nô,  Lào.
- Hỗ trợ để mở ba lớp học tiếng Việt cho con em cộng đồng tại Praha, Cheb và Plzen.
-  Xây dựng Trường Tiểu học người Việt Nam tại AtTaPư, Lào.
- Hỗ trợ xây dựng lớp học cho con em người Việt tại phường Svay Pak, Campuchia.
Nói tóm lại là từ khi N.Q 36 ra đời đến nay có ba trường tiểu học (một được xây, và hai có sẵn chỉ cần sửa sang lại) tại Lào, 3 lớp học tiếng Việt (ở Praha, Cheb, Plzen), một lớp học ở Svay Pak – Cambodia, và … chấm hết! Nhưng câu chuyện chưa hết đâu, còn dài, vì bữa nay… tui đang (rất) rảnh.
Rảnh muốn khùng luôn mà nẫy giờ tìm hoài cũng không thấy cái lớp học (do N.Q 36 tài trợ) ở xứ Chùa Tháp coi hình dáng ra sao. Nó (dám) chỉ có trên báo cáo – cho vui thôi – chớ nếu có thiệt thì (ôi thôi) hình ảnh lưu niệm, diễn văn của lãnh đạo sứ quán đã phổ biến tùm lum trên mạng – chớ đâu có khó kiếm dữ vậy, mấy cha"
Loay hoay một chập, cuối cùng, rồi cũng tìm ra chỗ dậy tiếng Việt ở Svay Pak – nơi còn có tên gọi Mecca for Paedophiles (“Thánh Địa Ấu Dâm”) cách sứ quán Việt Nam 11 cây số – nhưng nó lại tuyệt đối không có dính dáng gì tới N.Q 36.  Báo Người Việt (phát hành từ California, số ra ngày 24 tháng 3 năm 2006) viết về “Lớp Học Tình Thương” này như sau:
“Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi biết cái lớp học duy nhất của trẻ em người Việt ở xứ có kỳ quan thứ 7 của thế giới; xứ mà xương thịt các thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến chống bọn diệt chủng Pôn Pốt vẫn còn vương vãi. Vậy mà thật không ngờ cái lớp học tiếng Việt duy nhất lại trơ trọi đến dường này, hoàn toàn không có đến một mái lá che mưa che nắng. Thầy chỉ vào tấm bảng đen máng trên vách nhà, bên trên có che một tấm ni-lông cũ chống mưa dột và một số bàn ghế xiêu vẹo và cho biết đó là chỗ thầy đứng dạy học. Không có máy ảnh để ghi những hình ảnh này, chúng tôi thấy vô cùng hối tiếc…”
“Chúng tôi muốn biết Sứ quán Việt Nam ở Campuchia có biết lớp học của thầy không và chính quyền Siem Reap có giúp đỡ gì không. Thầy Sang nói giọng chán nản:
- Sứ quán ở tận Phonm Penh, tôi chưa từng gặp ai. Còn chính quyền Cambodia ban đầu nghi tôi mở lớp học có động cơ chính trị nhưng sao này họ hiểu, tuy không giúp gì nhưng cho phép tôi tiếp tục dạy học.
Thầy không trả lời thẳng trong lớp này có bao nhiêu em là con của những cô gái mãi dâm ở khu Ðèn Ðỏ, thầy Nguyễn Hoàng Sang chỉ từ tốn nói:
- Người Cambodia họ trọng thầy dạy chữ như người mình nên tôi có chút uy tín, thỉnh thoảng đứng ra bảo lãnh về nhân thân cho các cô…  “
Người viết thiên phóng sự thượng dẫn, nhà thơ Trần Tiến Dũng, đã không quá lời khi vinh danh lớp học của thầy Bùi Hoàng Sang là một điểm sáng văn hóa.  Và đó không phải là “điểm sáng văn hoá” duy nhất giữa khu mãi dâm Đèn Đỏ của người Việt ở Cambodia.
Nhà báo và nhiếp ảnh gia NgyThanh, người có mặt ở Cao Miên vào tháng 8 năm 2009 vừa qua, trong một thiên bút ký của chính ông (tựa là Lẽ Ra Đừng Tới) hiện đang đăng nhiều kỳ trên tuần san Thời Báo, cho biết thêm rằng tuy “lớp học tình thương” của thầy Bùi Hoàng Sang đã đóng cửa nhưng  Svay Pak đang có thêm  những lớp học chữ và học nghề khác (cùng với cơm trưa mễn phí) của Hội Bác Ái Phan Xi Cô,  và của VOICE (Vietnamese Overseas Initiative For Conscience Empowerment) do một nhóm chuyên gia, sinh viên  Việt Kiều ở Mỹ, Úc, Canada thay phiên nhau đảm trách.
Còn Việt Cộng thì sao"
“Xáo” tiếp chớ sao nữa. Nghề của chàng mà. Ngày 4 tháng 8 năm 2009 vừa qua, trên website của Bộ Ngoại Giao lại có một vụ nổ lớn (“Việt Nam Chuẩn Bị Dậy Tiếng Việt Ở Hải Ngoại) nghe cũng chói tai y như năm năm về trước – lúc   N.Q 36 vừa mới ra đời vậy:
“Việt Nam đang có một chương trình thử nghiệm dạy Việt ngữ cho người Việt Nam ở nước ngoài, mà phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký duyệt, sẽ được thực hiện tại Lào, Campuchia, Nga, Cộng Hòa Tiệp, Mỹ và Canada.
Ông Phạm Gia Khiêm đang cố gắng hâm lại một nồi xáo đã thiu hoặc (không chừng) đã vữa mà cứ thản nhiên y như không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra vậy. Thái độ này nếu không thể gọi là “xáo” hay “láo” thì chỉ có thể giải thích rằng trí nhớ của giới quan chức Việt Nam, rõ ràng, hơi ngắn.
Ký ức của đám đại biểu (sắp về dự Hội Nghị Việt Kiều) cũng thế. Và có lẽ “vì thế” nên thiên hạ mới gọi đây là Hội Nghị Về Hùa, thay vì là Hội Nghị Về Nguồn – như Đảng và Nhà Nước mong muốn.
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.