Hôm nay,  

Berlin, 20 Năm Nhìn Lại

07/11/200900:00:00(Xem: 5062)

Berlin, 20 Năm Nhìn Lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9-11-1999 Lê Văn có mặt tại Bá Linh và chứng kiến ngày bức tường xụp đổ;Tác giả và bức ảnh lớn chụp T.T Kenedy thăm Berlin;Bảng quảng cáo phim Checkpoint Charlie

Bài của LÊ VĂN

LTS:  Ngày 9 tháng 11, thế giới sẽ kỷ niệm 20 năm việc phá đổ bức tường Bá Linh, một biến cố trọng đại đã đem lại tự do cho toàn vùng Đông Âu và đưa tới sự tan rã của khối cộng sản. Ông Lê Văn, lúc đó còn là chủ biên đài VOA, đã tình cờ có mặt tại Bá Linh và tận mắt chứng kiến biến cố bức tường bị phá đổ (hình bên). Hai mươi năm sau,  Lê Văn đã “trở lại Berlin để tìm dấu vết xưa.” Đây là bài viết đặc biệt của ông.

Cách đây đúng 20 năm, 1989, vì một sự tình cờ  tôi đã có mặt tại Berlin, khi ấy còn là một thành phố bị chia cắt nằm lọt thỏm ở bên trong lãnh thổ của cọâng sản Đông Đức. Nhờ vậy mà tôi được dịp chứng kiến tận mắt và tường thuật tại chỗ, qua làn sóng điện của đài VOA, về cuộc biểu tình vĩ đại của nhân dân Đông Berlin đòi dẹp bỏ chế độ cộng sản mà cuối cùng đã biến thành cuộc nổi dậy đập phá bức tường ô nhục từng giam hãm họ trong 28 năm.
Khoảng một tuần trước khi vụ này xảy ra, tôi được gởi sang Berlin chỉ để làm một loạt tường thuật và phỏng vấn với các nghệ sĩ danh tiếng của Việt nam vừa đào thoát sang Tây Đức đi tìm tự do, trong đó có những tên tuổi nổi bật như nghệ sĩ cải lương Thành Được, danh ca Ái Vân, và luôn cả một số các du sinh Việt Nam đang được huấn luyện về âm nhạc, kịch nghệ và vũ điệu Ballet tại các nhạc viện ở Đông Âu. Mục đích chuyến đi chỉ có thế.  Không ai tiên liệu được là một biến cố lịch sử vĩ đại, mở đường cho một loạt những sụp đổ như trúc chẻ ngói tan của toàn thể khối cộng sản Đông Âu, lại xảy ra đúng vào thời điểm ấy.

VÀI DÒNG LỊCH SỬ
Để hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, xin nhắc lại một vài biến cố chính sau thế chiến thứ 2. Đức quốc xã bị đồng minh đánh bại và bị chia cắt làm 4 phần: 3 phần ở phía tây họp chung thành Tây Đức do các nước Anh, Mỹ, Pháp quản trị và 1 phần phía Đông dành cho Liên Sô. Ngoài ra, Liên Sô còn được quyền cai trị cả một vùng Đông Âu rộng lớn nhờ những nhượng bộ quá mức và không cần thiết mà tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã dành cho họ tại hội nghị Yalta.
Tây Đức được phục hồi kinh tế tốt đẹp nhờ kế hoạch viện trợ Marshall của Mỹ. Nhà cửa được tái thiết, các xưởng máy được hoạt động trở lại, và chỉ mấy năm sau đã trở thành một quốc gia dân chủ phú cường, nhân dân sống trong tự do thịnh vượng. Nửa phía Đông trái lại bị Liên Sô áp đặt một chế độ cộng sản cai trị khắc nghiệt bằng cảnh sát công an, với nền kinh tế do trung ương chỉ huy theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Và như người ta đã thấy rõ, bất cứ ở nơi đâu mà chủ thuyết cộng sản được áp dụng và mô thức xã hội chủ nghĩa được thi hành, thì nền kinh tế ở đó đều đi từ bại đến xụi, và dân chúng lâm vào cảnh khốn cùng đói khổ. Đông Âu nói chung và Đông Đức nói riêng cũng không thoát khỏi quy luật này.
Thành phố Berlin, thủ đô của nước Đức, tuy nằm sâu trong phần lãnh thổ do Liên Sô cai trị, nhưng cũng vẫn được chia thành 4 khu vực, do Anh, Mỹ, Pháp, Nga mỗi nước kiểm soát một khu. Dân chúng Berlin ai cũng mong được cư ngụ trong các khu vực phồn thịnh vui vẻ của Anh, Mỹ, Pháp và tìm cách di tản khỏi khu vực nghèo đói khắc nghiệt của Nga. Lãnh tụ Stalin hết sức căm giận nên hôm 24 tháng 6, 1948 đã ra lệnh đóng cửa mọi phương tiện giao thông vận tải từ Tây Đức ngang qua lãnh thổ Đông Đức để cắt đường tiếp tế cho Tây Berlin. Stalin cho rằng không có thực phẩm tiếp tế hằng ngày thì dân Tây Berlin không cách chi sống nổi và 3 nước Anh, Mỹ, Pháp rồi cũng phải bỏ ra đi, để mặc thành phố Berlin cho một mình Nga cai trị.
Đồng minh Tây phương đã phản ứng lại ngón đòn hiểm độc này của Stalin bằng một biện pháp kiên quyết không ngờ, đó là thiết lập một cầu hàng không, để chuyên chở các nhu yếu phẩm tới Tây Berlin bằng những chiếc máy bay vận tải khổng lồ, không cần tới đường bộ nữa. Chở hàng bằng máy bay dĩ nhiên là tốn kém hơn nhiều, nhưng đây là một cuộc đấu tranh chính trị, một cuộc thi gan xem ai bền vững hơn ai nên phe đồng minh không quản ngại tốn công tốn của, mỗi ngày chuyển vận khoảng 13 ngàn tấn thực phẩm cung ứng cho dân chúng trong thành phố bị bao vây.
Thoạt tiên phe cộng sản cho rằng cầu hàng không sẽ chỉ kéo dài được dăm ba bữa hoặc nửa tháng là cùng và sẽ không thể thành công. Nhưng các vận tải cơ của Anh, Mỹ, Pháp cứ tiếp tục ngày đêm bay tới Tây Berlin trong gần một năm trời mà vẫn không thấy dấu hiệu mệt mỏi, trái lại càng ngày càng chở nhiều vật phẩm hơn. Liên Sô thấy cuộc phong tỏa Berlin của họ như vậy là hoàn toàn vô ích vì chẳng bắt bí được ai mà chỉ gây thù chuốc oán với Tây phương nên chỉ chưa đầy 1 năm sau họ đành phải bãi bỏ lệnh cấm vận, cho phép các tuyến đường giao thông bằng xe buýt, xe vận tải và xe lửa từ Tây Đức tới Berlin được nối tiếp lại. Vả lại họ cũng cần giao dịch buôn bán với Tây Berlin để kiếm thêm ngoại tệ mạnh, hầu nâng đỡ nền kinh tế đang sa sút thảm hại của Đông Berlin. Vụ này là một thất bại nhục nhã cho phía cộng sản.
Nhưng kinh tế sa sút vẫn chưa làm chính quyền cộng sản mất mặt cho bằng việc dân chúng cứ ùn ùn bỏ trốn chế độ của họ. Bất chấp những rào cản, những lính gác biên giới, người dân từ Đông Đức đã tìm mọi cách đi qua ngả Berlin để vượt thoát sang Tây Đức mỗi lúc một nhiều hơn. Cho tới năm 1961, đã có hơn 2 triệu rưởi người, tức là khoảng 20% dân số Đông Đức lọt được sang Tây phương, trong đó phần lớn là những kỹ sư, bác sĩ, những người có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn cao, khiến cho Đông Đức bị thất thoát chất xám trầm trọng.
Nhà cầm quyền cộng sản đi đến kết luận là nếu không có biện pháp ngăn chặn tức thời và hữu hiệu thì chẳng bao lâu nữa họ sẽ mất hết dân. Quyết tâm cắt đứt mọi ngả đường đào thoát, họ đã đột ngột dựng lên một bức tường kiên cố để ngăn đôi thành phố Berlin vào đêm khuya hôm 13 tháng 8, 1961 trong lúc ai nấy còn đang yên ngủ.
Sáng hôm sau thức dậy, dân chúng Tây Berlin ngỡ ngàng nhận thấy mình đang bị giam tù ngay giữa lòng thành phố và mọi hy vọng đi tìm tự do đều tắt ngúm. Rất chớp nhoángï chỉ trong vòng 5 ngày, một bức tường dài tới 155 kilomét, chiều cao 4 mét, với vọng gác chòi canh và những họng súng liên thanh đen ngòm đầy đe dọa đã được hoàn tất. Chính quyền huy động một lực lượng cảnh sát công an hùng hậu lên tới 11,500 người để tuần phòng dọc theo bức tường, và bất cứ ai trèo tường vượt biên đều bị bắn chết ngay tại chỗ. Thế nhưng niềm khao khát tự do vẫn thúc đẩy nhiều người tìm cách vượt qua. Liên tục trong 28 năm trời, bắt đầu từ 1961 khi bức tường Berlin được dựng lên cho đến 1989 khi nó bị phá đổ, đã có 136 người trèo tường vượt biên bị bắn chết bên phía Đông Berlin, xác treo lủng lẳng trên bờ tường, máu chảy tung tóe đầy mặt đất. Những vụ bắn giết dã man đó đã khiến cho thế giới bên ngoài vô cùng phẫn nộ. Vì vậy mà họ đặt tên cho nó là "bức tường ô nhục". 


Sau khi bức tường được dựng lên, phe đồng minh Tây phương đã phản ứng mạnh mẽ nhưng cũng chẳng làm được gì hơn là đưa ra những kháng thư với lời lẽ nghiêm khắc lên án hành động đó. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã đích thân tới thăm thành phố bị bao vây này và tuyên bố một câu bất hủ bằng tiếng Đức: "Ich bin Berliner" (Tôi là một người dân Berlin). Ông Kennedy đã khẳng định rằng ông là người Berlin thì cộng sản đâu còn dám bóp nghẹt dân chúng bên phía Tây thành phố thêm nữa.
Trong khi ấy thì ở phía Đông, người dân tuy không thể leo qua bức tường nhưng vẫn tiếp tục nghĩ ra những phương cách càng ngày càng độc đáo hơn để vượt thoát. Một trong những cách được nhiều người xử dụng nhất là giả bộ lái xe đến gần trạm kiểm soát Charlie (Checkpoint Charlie) ngay cửa ngõ đi vào khu vực của Mỹ, rồi bỗng nhiên rồ hết gas phóng xe nhào qua trạm, thế là sang được vùng tự do, khiến lính gác cộng sản không kịp phản ứng. Một số các nhà bác học xuất sắc bên Đông Đức đã thoát được bằng phương cách đó. Ngày nay, Checkpoint Charlie cùng với tấm bảng viết những hàng chữ bằng 3 thứ tiếng Anh, Nga và Pháp (You are leaving the American sector/Vous sortez du Secteur Américain)  để cảnh cáo du khách chớ đi lạc qua Đông Berlin vẫn còn được duy trì. Và cũng có cả một cuốn phim thuộc loại hồi hộp nín thở được thực hiện với nhan đề Checkpoint Charlie, kể lại câu chuyện gián điệp li kỳ hấp dẫn để đưa người vượt qua chỗ này.
NỖI KINH HOÀNG NĂM XƯA
Tôi đến Berlin lần đầu tiên vào năm 1969, tức là 40 năm về trước, đúng vào lúc cuộc chiến tranh lạnh đang lên đến cao độ và tình hình ở các đường biên giới luôn luôn căng thẳng. Từ trên các chòi canh, những người lính Đông Đức mặt mũi lầm lì như có cô hồn, túc trực bên những khẩu trung liên và đại liên sẵn sàng xả súng bắn xuống bất cứ ai liều mạng vượt biên.
Tuy ngăn cấm người dân của họ nhưng nhà cầm quyền cộng sản lại cho phép dân Tây Đức và du khách từ các nước ngoài được tự do ra vào Đông Đức hay tới Berlin thăm bà con hoặc đi du lịch. Lý do là vì họ rất thèm ngoại tệ mạnh của Tây phương. Họ còn chịu bỏ tiền ra xây dựng cả một đường xa lộ dài hơn 250 kilomét đi từ Hamburg tới Berlin để du khách đem tiền vào đó mua bán tiêu xài
Nhưng muốn được vào lãnh thổ của họ, người nước ngoài phải chịu những biện pháp khám xét và những hạn chế rất nghiêm ngặt để ngăn ngừa bất cứ mưu toan nào nhằm trợ giúp cho dân Đông Đức vượt thoát. Trước đó đã có những vụ hẹn gặp để người Đông Đức ra núp sẵn trong một bụi cây hay nằm nép dưới đường mương sát bên xa lộ, đợi xe hơi của du khách từ Berlin trở về Tây Đức đến gần thì nhào ra chui vào trong thùng xe hay bám sát dưới gầm xe. Qua được biên giới là họ thoát.
Rút kinh nghiệm từ những vụ như vậy, nhà cầm quyền cộng sản ra lệnh khám xét kỹ các xe hơi của du khách, kể cả việc rà soát dưới gầm xe. Ngoài ra, người lái xe trên các xa lộ ra vào Berlin đều bị cấm chỉ không được dừng lại ở bất cứ chỗ nào, dù là để đi tiểu. Nếu trái lệnh, xe hơi có thể bị lính đi tuần tiễu xả súng bắn liền. Xa lộ dài tới hơn 250 kilomét nên dù có lái xe mau lắm cũng phải mất 3 tiếng đồng hồ mới đến nơi. 3 giờ đồng hồ nhịn tiểu là điều khó làm đối với nhiều người. Du khách chỉ được dịp giải tỏa sau khi tới 1 trạm kiểm soát ngay trước cửa ngõ đi vào Tây Berlin. (Trạm kiểm soát của Đông Đức).
Biết thế nên anh bạn cũ, một sinh viên từ Saigon đang du học ở Tây Berlin, đã cẩn thận dặn dò tôi: "Này, phải nhớ đi toilet cho thật kỹ trước khi lên đường, và phải chịu khó nhịn uống nước trong lúc lái xe, không thì kẹt lắm đấy." Tôi ngoan ngoãn làm theo đúng lời dặn, nhưng sau gần 3 tiếng đồng hồ lái xe là đã thấy căng lắm rồi. Đến được trạm kiểm soát, tôi mừng biết mấy vì tưởng là được vào toilet ngay. Quái ác thay, họ chưa cho vào mà còn bắt đứng sắp thành hàng dài để kiểm soát passport, visa đủ thứ rồi mới được nhập cảnh. Tôi kẹt quá bèn tách ra và nói khó với người gác cổng cho tôi vào bên trong. Anh ta cũng thương tình chỉ chỗ cho đi.
Muốn đến phòng toilet lại còn phải băng ngang qua một sân rộng tối om vì lúc đó chưa đến giờ mở cửa, chưa ai được vào. Tôi nào có biết thế nên cứ xăm xăm tiến tới. Vừa đi đến giữa sân, tôi bỗng lóa mắt bởi mấy chục ngọn đèn pha đột nhiên bật sáng chiếu thẳng vào mình, và bốn chung quanh là những tiếng lên đạn lách tách và những tiếng hô "Achtung!" đầy đe dọa. Tôi vốn không phải là đứa nhát gan. Trong những năm tháng làm thông tín viên quốc tế, tôi không ngại xông xáo tới những nơi vẫn được coi là nguy hiểm để săn tin và để được dịp tường thuật tại chỗ. Vùng tam giác vàng tôi cũng dám vô, biên giới Việt Miên khi đang có nạn "cáp duồn" tôi cũng dám đến. Ông chủ sở lo ngại cho tính mệnh của tôi còn đánh điện ra lệnh cho tôi phải trở về Bangkok ngay lập tức và trách tôi là quá táo bạo, không biết sợ. Nhưng hôm ấy thì tôi sợ thật.
Sau này nghĩ lại tôi thấy không phải tôi sợ chết. Chính cái khung cảnh rùng rợn, ma quái đầy vẻ khủng bố dọa nạt của trạm kiểm soát bên phía cộng sản Đông Đức đã làm tôi mất tinh thần. Tôi đứng sững như trời trồng, không nhúc nhích. Một toán lính Đức võ trang đến tận răng xông ra hạch hỏi xem tôi đi đâu mà dám vào vòng cấm địa khi chưa được phép. Ấy đấy, chỉ một chuyện nho nhỏ như vậy cũng đủ cho thấy cái chính sách uy hiếp bằng sắt máu bạo lực mà nhà cầm quyền Đông Đức và quan thầy Liên Sô của họ áp dụng đối với thành phố Berlin hồi ấy nó dễ sợ tới mức nào!
Ngày hôm sau, tôi ra đứng ngắm "bức tường ô nhục" với những vòng dây kẽm gai nhọn hoắt mà ngao ngán cảm thấy như nó là bức trường thành kiên cố vĩnh viễn không sao phá nổi. Tôi không thể nào ngờ được là chỉ 20 năm sau, nhân dân Đức ở cả 2 bên bức tường đã phẫn nộ vùng lên đập đổ nó đi. Và đúng vào cái ngày lịch sử ấy, tôi lại may mắn có mặt ngay tại chỗ để được nhìn thấy cảnh tượng hàng triệu con người thuộc đủ mọi thành phần già trẻ lớn bé ồ ạt kéo nhau đi biểu tình đòi dẹp bỏ chế độ cộng sản.
Nhân khí thế hăng say của cuộc biểu tình, họ xông ra đập phá bức tường, người vác búa, kẻ cầm rìu, và chỉ một lúc sau là cả một mảnh lớn của bức tường đã bị phá sập. Thế là như nước vỡ bờ không gì cản nổi, dân chúng cứ thi nhau mà đập nốt, lính cộng sản Đông Đức cũng đành trơ mắt ngồi coi không dám can thiệp, lại càng không dám nổ súng bắn giết như hồi trước. Tôi kinh ngạc đứng nhìn một biến cố lịch sử xảy diễn mà không dám tin ở chính mắt mình!
Từ đó đến nay lại thêm 20 năm nữa trôi qua, tôi trở về Berlin để tìm dấu vết xưa. Bức tường ô nhục hiện giờ chỉ còn lại một đoạn ngắn ngủn được chính phủ Đức lưu giữ như một chứng tích về sự giam hãm con người mà chế độ cộng sản đã áp đặt trong hơn một phần tư thế kỷ.
Đông Đức sau khi thoát nạn cộng sản đã được thống nhất trở lại với Tây Đức trong một diễn tiến hòa bình và nước Đức ngày nay là đầu máy kinh tế kéo theo cả khối Tây Âu tới chỗ thịnh vượng.
Nhìn ngắm dân chúng Đức sống trong cảnh thanh bình phú túc, người Việt chân chính nào mà chẳng bùi ngùi thương xót cho số phận nước mình, dân mình mãi đến tận bây giờ cũng vẫn còn bị đảng cộng sản cai trị nghiệt ngã, bóc lột tàn bạo, và đất đai sông biển của cha ông để lại còn bị chúng cắt xén đem dâng hiến cho Tàu. Đồng bào tôi ơi, biết đến bao giờ cuộc cách mạng nhung mà chúng ta hằng mơ ước mới xảy đến cho Việt Nam mình đây"
Lê Văn 
www.levanwineclub.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.