Hôm nay,  

Đòn Chính Trị Trong Giải Nobel

16/10/200900:00:00(Xem: 8766)

Đòn Chính Trị Trong Giải Nobel

Nguyễn Xuân Nghĩa

Xứ Na Uy Đòi Chiếu Bí Hoa Kỳ...
Khi Tổng thống Barack Obama được dựng đầu dậy với tin mừng là đã đoạt giải Nobel Hoà bình 2009, có lẽ ông phải suy nghĩ rất nhanh về hậu quả. Phải chăng là quá nhanh nên nói sảng, rằng con gái ông đã báo tin này, và tin mừng đó đến cùng ngày sinh nhật với con chó nuôi trong nhà! Hay là ông tìm ra cách trả lời thâm thúy cho một gói quà khó nuốt tựa khúc xương"
Khác với các giải Nobel kia - như Y khoa, Vật lý, Hoá học và cả Văn chương - là do Hàn lâm viện Thụy Điển tuyển chọn, hoặc giải Kinh tế là do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đề xướng, giải Nobel Hoà bình lại do Quốc hội Na Uy tuyển chọn. Người lập giải là ông Alfred Nobel đã quyết định như vậy. Quốc hội Na Uy đề cử một ủy ban năm người để thi hành việc tuyển chọn. Và nhờ Nobel 2009 cho Obama, ủy ban này bỗng nổi danh như cồn.
Trước đó, chẳng ai biết năm nhân vật mờ nhạt này là những ai!
Đó là ông chủ tịch Thorbjorn Jagland, người chính thức công bố kết quả vào tuần trước, rồi sau đó phải biện bạch, giải thích. Ông là Chủ tịch Quốc hội Na Uy (gọi là Storting), là nguyên Thủ tướng và Ngoại trưởng thuộc đảng Lao Động bên cánh tả. Các nhân vật còn lại là Kaci Kullman Five, nguyên Dân biểu và Chủ tịch đảng Bảo Thủ; là Sissel Marie Ronbeck, nguyên Dân biểu của đảng Dân Chủ Xã Hội; Inger-Marie Ytterhorn, nguyên Dân biểu và đương kim cố vấn của đảng Tiến Bộ theo xu hướng thủ cựu; và Agot Valle, đương kim Dân biểu đồng thời cũng là phát ngôn viên về đối ngoại của đảng Xã Hội Thiên Tả (Socialist Left Party).
Nói vắn tắt là ủy ban này có đa số chính khách thiên tả. Như chính trường Na Uy.
Là chính khách, họ lấy quyết định chính trị, dù có còn ở trong Quốc hội Storling hay không. Và quyết định của họ có tính chất tiêu biểu cho chính trường Na Uy. Vì ý muốn của chính ông Alfred Nobel từ cả trăm năm trước, giải Nobel Hoà bình là kết quả của một hành động chính trị và vì vậy, thường gây bất ngờ, hoặc tranh cãi.
Một Tổng thống đương nhiệm của Mỹ được Nobel Hoà bình năm 1906 là Theodore Roosevelt, chính thức là vì ông đã dàn xếp đàm phán giữa Nga với Nhật để kết thúc chiến tranh giữa hai nước. Việc dàn xếp ấy của Roosevelt thực ra nhắm vào việc ngăn chặn Nhật Bản không thừa thế lấn lướt tại Á châu Thái bình dương, một quyết định chính trị khiến Nhật Bản bực bội không ít. Hoa Kỳ thời đó còn muốn nhảy vào can thiệp để bênh vực Đế quốc Nga! Chuyện vãn hồi hòa bình Nhật-Nga chỉ là phụ thuộc... nhưng vẫn được tuyên dương bằng Giải Nobel.
Cũng thế, quyết định trao giải cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ năm 1973 là hành động chính trị, bất chấp sự thể là thành tích của hai người - Hiệp định Paris - dẫn tới việc Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử hai năm sau. Giải Nobel Hoà bình cho Yasser Arafat và Yitzhak Rabin cũng thuộc loại bất thường và gây tranh luận về chính trị vì mâu thuẫn giữa Israel và Palestine vẫn chưa được giải quyết... Chúng ta còn nhiều thí dụ khác về một giải thưởng chính trị, như việc trao giải cho Jimmy Carter (2002), cho Chủ tịch Nguyên tử lực cuộc IAEA của Liên hiệp quốc là Mohammed ElBaradei năm 2005, cho nguyên Phó Tổng thống Al Gore năm 2007, là những quyết định có mục tiêu tấn công Tổng thống đương nhiệm của Mỹ khi đó là George W. Bush...
Những chuyện ấy, ai cũng biết và bán tán trong suốt tuần qua.
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.
Khi đặt ra giải thưởng và đề nghị các chính trị gia Na Uy trao giải, có thể là Alfred Nobel cũng lấy một quyết định chính trị - sự thật ấy, ít ai nhìn ra - là cho xứ Na Uy nhỏ bé cơ hội tạo ra ảnh hưởng lớn lao hơn thực lực của mình. Vương quốc Na Uy bằng cái dải áo ở miền cực Bắc của Âu Châu chỉ vỏn vẹn có năm triệu dân và chẳng có ảnh hưởng gì khả dĩ gọi là chiến lược. Nếu có nằm kẹp giữa Nga và Đức thì xứ này chỉ là phận chư hầu bị cả hai cường quốc chà xát. Nếu ở sát nách Trung Quốc thì cũng hùng mạnh như... nước Lào.
Năm chính khách Na Uy có thẩm quyền chọn người đoạt giải là năm nhân vật hoàn toàn vô danh tiểu tốt, cho đến khi trao giải theo kiểu độc đáo như vừa qua. Nếu họ có chọn Obama thì ta chẳng ngạc nhiên vì đấy là cách quảng cáo hay nhất cho nước Na Uy. Vì giải thưởng mà thiên hạ sẽ chú ý đến xứ này. Và giải Nobel Hoà bình trở thành vật trang trí! Tội nghiệp cho Nobel.
Nhưng, xuyên qua giải thưởng và vượt khỏi khuôn khổ Na Uy, người ta còn có thể nghĩ tới nhận thức chung của các nước Âu Châu về Obama. Là chuyện mình nên tìm hiểu.
Nói về Âu Châu thì Liên bang Nga hay các nước Đông Âu đều không coi cậu bé quàng khăn đỏ Obama này là lãnh tụ đáng kể. Họ không bị "hội chứng Obamê". Từ hai giác độ khác nhau, Vladimir Putin hay các lãnh tụ Ba Lan, Tiệp và Khắc đã nhiều lần cho thấy như vậy. Kể cả Vaclav Havel hay Lech Waleza là những người hiếu hòa mà quyết liệt đấu tranh cho dân chủ và công khai phàn nàn về sự ngây thơ đầy nguy hiểm của Obama trước đòn phép của Putin tại Trung Âu.
Nhưng ngoài miền Đông ấy, các nước Âu Châu khác ở miền Tây và miền Bắc thì không che giấu cảm tình của họ với tân Tổng thống Mỹ. Các chính khách Na Uy chỉ ngả theo xu hướng đó của Âu Châu. Vì sao lại như vậy" Câu trả lời là: vì Obama là người được việc cho họ. Bảo rằng vì ông thuộc thành phần thiểu số da đen là sai nếu ta thấy ra số phận của dân thiểu số tại nhiều nước Tây Âu: họ không có quyền bình đẳng và hội nhập như dân thiểu số da màu tại Mỹ. Nhìn váo các Quốc hội Âu Châu thì rõ.


Vì sao Obama lại có vẻ được việc cho họ" Một chuyện rất dài về địa dư chiến lược...
Toàn cõi Âu Châu này, từ Đại tây dương vào tới rặng Urals, đã tự chém giết nhau nhiều lần trong thế kỷ 20 và ra khỏi Thế chiến II trong kiệt quệ nghèo khốn. Kết cuộc là một khu vực rộng lớn đã thành vùng tranh chấp ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết. Vận mệnh - trước hết là kinh tế và an ninh Âu Châu - nằm tại Washington và Moscow. Trong khi Đông Âu thu mình dưới đế giày đinh của Liên bang Xô viết thì cả một khu vực Tây Âu được tái thiết và phát triển, rồi được bảo vệ suốt thời Chiến tranh lạnh nhờ sức mạnh rất thiếu tế nhị của Hoa Kỳ! Càng khiếp sợ Liên Xô thì họ càng cần nương tựa vào Mỹ và càng thầm oán trách một nước đồng minh thiếu văn hoá, mà họ cho là chỉ có lợi thế là được một đại dương rộng lớn bảo vệ...
Thói thường, người ta không thích ân nhân vì ân nghĩa ấy nhắc tới sự yếu kém của mình.
Chưa kể là Hoa Kỳ thường dũng mãnh đối đầu với Liên Xô khiến cả Tây Âu khiếp vía. Lỡ có gì thì mình ưu tiên chết trước. Khẩu hiệu "thà đỏ hơn chết" của dân Đức dưới thời Ronald Reagan cương cường có phản ảnh tâm lý chung của các nước Tây Âu. Chẳng những vậy, nước Mỹ có hùng hổ đối đầu với khối Xô viết ở bất cứ nơi đâu - Cuba hay Việt Nam hay Trung Đông, Phi Châu - Tây Âu cũng sợ bị vạ lây và tìm các can gián. Hãy nhớ đến lập trường của Thủ tướng Harold Wilson của Anh hay Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp về chiến tranh Việt Nam thì rõ. Sáu chục sư đoàn của Hồng quân Liên Xô ở bên kia biên giới khiến Âu Châu nhìn mọi sự xoay trở của Hoa Kỳ trên thế giới như một án treo lơ lửng ở trên đầu mình.
Ấn tượng ấy đã kéo dài nhiều thập niên cho tới khi Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Đức được thống nhất và Đông Âu được giải phóng. Các nước Đông Âu thì vui mừng và cảm ơn Hoa Kỳ thời Reagan-Bush (1981-1992) chứ các nước Tây Âu thì thở ra nhẹ nhõm: từ nay khỏi cần nép mình dưới sự bảo bọc của Hoa Kỳ nữa! Reagan và Bush (cha) không thể nào trúng giải Nobel dù có góp phần kết thúc Chiến tranh lạnh và giải phóng các nước Đông Âu.
Sau Chiến tranh lạnh, từ 1991 trở đi, các nước Âu Châu đã thịnh vượng và hết sợ chết nên ôm ấp một giấc mơ thịnh vượng trong một thế "Tam quốc" - một thế giới đa cực giữa Nga-Mỹ-Âu - trong đó, Âu Châu sẽ xây dựng những định chế thống nhất để trở thành siêu cường đa quốc và có chủ trương riêng về thiên hạ sự. Hãy nhớ đến Thỏa ước Maastricht năm 1992, việc thống nhất tiền tệ năm 1999, và nỗ lực hội nhập Âu Châu thành một chế độ gần như liên bang... Thời hoàng kim ấy kéo dài mười năm - chuyện Liên bang Nam Tư tan rã hay NATO phải nhảy vào Kosovo chỉ là những vấp váp vụn vặt khiến Hoa Kỳ vẫn phải can thiệp vào Âu Châu!
Thế rồi, vụ khủng bố 9-11 năm 2001 bỗng đảo lộn tất cả!
Dù có thiện cảm với dân Mỹ, các nước Tâu Âu đều nghĩ rằng George W. Bush phản ứng quá mạnh. Sự thật thì Chính quyền Bush có tham khảo các đồng minh Âu Châu về từng chuyện, kể cả quyết định khai mở chiến dịch Iraq, tiến hành rất trễ sau vụ khủng bố năm 2001. Nhưng Tây Âu hèn nhát chối phăng chuyện đó, và còn chối mạnh để mong là khủng bố sẽ không tấn công vào ruột gan của họ. Sự lật lọng của Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin trước diễn đàn Liên hiệp quốc hoặc những quan hệ kinh tế sâu đậm của Đức với cả Iran và Iraq đã không được truyền thông và dư luận Âu Châu nhắc tới. Chỉ một thái độ ngang tàng của tay cao bồi Texas trong tòa Bạch Cung đủ là lý do.
Truyền thông thông ngôn của Việt Nam - tức là phiên dịch mà khỏi cần khả năng xét đoán độc lập - cũng suy luận tiếp như vậy!
Hoa Kỳ là một siêu cường thiếu tinh tế, có nền văn hoá rất thô thiển và chẳng biết gì về lịch sử... nên trở thành mối bất an vì phản ứng phiêu lưu của một Tổng thống ngang ngược và nông cạn. Đấy là kết luận của Tây Âu. Chìm sâu bên dưới tâm lý đó là ý chí - ý muốn dũng mãnh - thoái thác trách nhiệm, trong và ngoài khuôn khổ của Minh ước NATO. Với Âu Châu này, sự thịnh vượng mới là mục tiêu tối hậu, nhưng thịnh vượng kiểu Âu Châu vẫn cao cả hơn tinh thần lý tài thực dụng của tư bản Mỹ!
Trong khi Bush táo bạo muốn đi tiền và nhấn tới thì Tây Âu chỉ muốn quay bài bỏ chạy. Nhưng vẫn ngoái cổ về dạy dỗ nước Mỹ về sự khôn ngoan sâu sắc của Âu Châu muôn thuở...
Bây giờ, nước Mỹ đã có lãnh đạo mới, một nhân vật tinh tế đầy nét văn hoá hùng biện và đã đấm ngực thề thốt là từ nay làm gì cũng sẽ tham khảo ý kiến Âu Châu. Họ bèn bế cậu bé lên bệ để nước Mỹ từ nay sẽ ngoan ngoãn cư xử đầy vẻ tương kính với các đồng minh. Giải Nobel là vòng nguyệt quế tất nhiên, mặc dù Obama mới tuyên thệ nhậm chức có 11 ngày là đã được tuyển vào danh sách 205 nhân vật hay tổ chức có thể được giải. Na Uy và các nước Âu Châu không cần thành tích của quá khứ mà chỉ cần một hy vọng vào tương lai.
Đấy là ý nghĩa của Giải thưởng vừa bị phá sản vì sự lộ liễu quá trắng trợn của một hành động chính trị. Còn lại"
Còn lại, Barack Obama đang sống trong thế kỷ 21 rất lạnh lùng tàn khốc, và phải xử trí với các lực lượng khủng bố tại Afghanistan, chế độ hung đồ tại Iran hay lãnh tụ gian hùng tại Liên bang Nga. Ông phải bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ hơn là hư danh do Âu Châu quàng lên cổ mình. Các thành phần đối thủ của Mỹ coi chuyện Nobel Hoà bình là trò vặt. Và rất vui khi thấy Obama nay đã có sợi dây xích lóng lánh trên cổ.
Obama có dám tháo sợi dây đó hay không mới là vấn đề đáng theo dõi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.