Hôm nay,  

Những Con Bò Hiền Lành Nhai Cỏ

18/08/200900:00:00(Xem: 5443)

NHỮNG CON BÒ HIỀN LÀNH NHAI CỎ
Chân-Quê

Tác giả Chân Quê cũng là nhạc sĩ/ca sĩ Diamond Bích Ngọc. (hình hồ sơ)
Lần nào cũng thế.  Từ Los Angeles đến Kentucky, chúng tôi phải chuyển máy bay ở thành-phố Chicago.  Đây có thể nói là phi-trường rộng lớn nhất nước Mỹ.  Các bà, các cô nào chưa kinh-nghiệm đi xa, mang giầy cao gót là chỉ có nước cởi giầy chạy chân trần từ cổng “gate” này qua cổng kia mới kịp chuyến bay.
Tôi thấy ai ai cũng khó chịu, bực mình khi phải di chuyển bằng máy bay, nhất là ở phi-trường LAX.   Từ việc xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ mới đến lượt mình làm thủ-tục “Check-in” để lấy vé “Boarding Pass”.  Tất cả hành-khách phải làm việc với máy “Computer”. Các hãng hàng-không cắt giảm hầu hết nhân-viên phục-vụ.  Ai không biết tiếng Anh và không người hướng-dẫn thì coi như “Lúa!”... Trễ chuyến bay là thường. 
Nếu có va-li hoặc thùng hàng gửi theo máy bay mà đến bấm máy trễ 20 phút ấn-định là tự động “Computer” từ chối không nhận gửi hành-lý của quý vị.  Chẳng lẽ bỏ hết để đi tay không"  Thế là khách phải chạy sang một quầy khác gọi là “Special Check-in” xếp hàng lại từ đầu.  Hãng hàng-không sẽ bắt khách đóng phạt (trên dưới 100US) để chuyển sang chuyến bay khác (nếu có trong ngày). 
Thêm một điều nữa rất là “Tricky” (Mánh Lới) của các hãng máy bay tại Mỹ.  Đó là trước khi “Boarding Pass” được in ra.  Phần quan trọng mà khách dễ bị nhầm lẫn sau những xác định về họ, tên, số chuyến bay… là câu hỏi khách có muốn “Upgrade” (Nâng cấp) lên ghế “First-class” (hạng Sang) hay không"  Như những cách trả lời trước, máy hiện sẵn lên phần được tô đậm trong khung màu vàng là: “Accepted” (Đồng Ý) để khách dễ tiện tay bấm vào. Nếu vì vội và không biết  từ  chối: “Not Accepted” với máy Computer,  thì ngay lập tức “Credit Card” của khách sẽ bị hãng máy bay rút tiền ra (có thể từ vài trăm đến vài ngàn đô Mỹ), tùy theo đường bay gần hay xa để thanh-toán cho việc nâng cấp chỗ ngồi hoàn toàn hợp tình, hợp lý này.  Nói chung, đó là những đường lối của các hãng hàng-không Hoa-Kỳ trong thời buổi “gạo châu củi quế”,  nhằm moi thêm tiền túi từ khách du-lịch. 
Khi xếp hàng vào khu-vực “Check Point” (kiểm soát hành-lý vì lý-do an-ninh sau biến cố 11 tháng 9) lại phải đợi, phiền nhất là việc cởi giầy, cởi áo choàng, dây nịt lưng. Máy Laptop nếu có mang theo phải lấy ra, không được để trong túi sách tay, không được mang theo bình nước uống hoặc những vật dụng cần thiết cá nhân bằng chất lỏng quá 4oz.  Nếu bị nghi ngờ thì khách sẽ bị xét, khám bằng máy dò người từ trên xuống dưới, không sót một chỗ nào.
Tính ra, khách phải có mặt ở phi-trường trước giờ  máy bay “Boarding” là 3 tiếng (cho đường bay nội-địa) để xếp hàng thì mới mong kịp mọi thủ-tục.  Còn bay đi nước ngoài  “International” thì phải dự trù là 4 tiếng.
Xem vậy, mà những hãng máy bay đi về các nước Á-Châu vẫn còn nhiều nhân-viên phục-vụ tận tình ở các quầy vé, khách không phải dùng đến “Computer” (nói chuyện với máy).  Rất tiếc, không có đường bay nội-địa Hoa-Kỳ của các hãng này.
Chưa kể đến việc “vật lộn” với “Traffic” (Xe-Cộ) trên các Freeway (Xa-Lộ) khi rời nhà đến phi-trường cũng là vấn đề nan-giải cho cư-dân sống ở California.  Tôi thường nói đùa với bạn bè rằng: mỗi lần leo lên “Con Ngựa Sắt” cầm tay lái, tôi thấy mình như Trưng-Trắc, Trưng-Nhị chuẩn bị ra trận đánh nhau với giặc Tô-Định, một tay lái xe, tay kia bấm qua lại liên tục hai đài phát thanh: 980AM (KFWB) và 1070AM (KNX), thay nhau 5 phút là có tin tức (Breaking News) và tường trình về tai-nạn lưu-thông.  Nếu chẳng may đường mình sắp tới có “rượt bắt nhau giữa cảnh-sát và tội-phạm” (là chuyện cơm bữa ở Hoa-Kỳ) thì phải bấm ngay máy GPS (Navigator) để chỉ đi đường bên trong cho kịp giờ, bằng không sẽ “ngồi chơi, xơi nước” trong xe từ hai tiếng trở lên…
Ôi! Sao mà vất vả, sao mà long-đong, lận đận cho người Cali là thế đấy!...  Bỗng dưng liên tưởng đến những con Bò ăn cỏ úa ở California.  Tôi đã đi thăm những nông trại nuôi Bò ở đây.  Sao mà tội nghiệp, sao mà thảm thương khi chúng suốt ngày bị nhốt trong những căn chuồng gỗ hạn hẹp, một diện tích không đủ để quay mình từ trái sang phải.  Chỉ được nhìn thẳng ra phía trước, chúi đầu vào máng để ăn rơm, ăn cỏ.  Đến giờ,  chờ người ta vắt hết sữa tươi hoặc đến ngày bị giết đi làm thịt  “Filet Mignon,  Steak, Veal…”  Chắc hẳn trong tâm tư của những con Bò Cali đều mơ ước được tự-do thênh thang trên những cánh đồng xanh,  Thiên-Đàng cỏ cây, bầu Trời rộng mở bát ngát đến chân mây như những quảng cáo về món “California Cheese” trên truyền-hình địa-phương chúng ta thường thấy…


 Máy bay hạ cánh xuống phi-trường “Bluegrass” (Lexington-Kentucky) là lúc chúng tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm khi không phải chen lấn, vật vã.  Thoải mái hơn nữa là khi lái xe về thị-trấn “Mount Sterling”.  Hai bên đường là đồi cỏ  chập chùng nối tiếp những cánh đồng tươi mát, từng đàn, từng đàn Bò tự-do thong thả, nhẩn-nha gặm cỏ hiền hòa.   Bên cạnh những con Ngựa chiến, chân dài khỏe mạnh, thân hình vạm vỡ, thỉnh thoảng vươn mình phóng như bay trong những trang-trại bạt ngàn hoang vu.
 “Blue-grass”: tên một loài cỏ có màu xanh tím rất đặc biệt.  Chỉ mọc được ở những vùng lạnh thuộc Bắc Mỹ. Giống cỏ nguyên-thủy này không có ở nước Mỹ.  Nguồn gốc của “Blue-grass” từ miền Bắc Á-Châu và Âu-Châu; ngày xưa được những người thực-dân đem đến trồng tại Hoa-Kỳ.  Cao từ 18 đến 24 inches, giống cỏ này ngủ suốt mùa đông và vươn lên trong những mùa khác; nhất là mùa mưa.
 “Bluegrass Music”: tên của loại nhạc đồng-quê “Country Music” chất phát hiền lành. Được mang đến Hoa-Kỳ bởi những người di dân từ Liên-Hiệp-Anh như: Ái-Nhĩ-Lan, Tây Phi-Châu, Tô-Cách-Lan, Welsh và Anh.  Thể hiện qua làn điệu Blues và nhạc Jazz.  Phát triển từ 1940, nhất là sau Đệ-Nhị-Thế-Chiến “World War II”.    Thời-gian đầu các nhạc-sĩ chỉ sử dụng nhạc cụ không có điện như Banjo, Accordion, kèn Harmonica.  Trải qua ba thế-hệ (Thứ I: từ 1930 đến giữa 1960.  Thứ II: từ 1960 đến 1980.  Thứ III: từ giữa 1980 đến năm 2000). “Bluegrass Music” vẫn phổ biến và được nhiều người yêu chuộng đến nay (trong đó có chúng tôi: Ban-nhạc “Chân-Quê”).
Có ba loại nhạc “Bluegrass”:
1/ Loại Cổ-Điển “Traditional Bluegrass”: thường là những làn điệu, câu hát dân-ca.
2/ Loại Tân-Nhạc Cải-Tiến “Progressive Bluegrass”: xử dụng thêm các nhạc-cụ điện tử như Guitar, Bass, Trống bên cạnh Banjo, Harmonica… Lời nhạc diễn tả trực-tiếp.  Thí-dụ:  “Vì tôi quá đam-mê đánh bài, uống rượu, bia.  một hôm vừa bước vào nhà thì bị Vợ tôi quăng hết áo quần, đồ đạc đuổi ra ngoài đường.  Tôi buồn quá lang thang trên những cánh đồng cỏ xanh.  Trời đổ mưa xuống, tôi ướt và lạnh như một con Chuột Lột.  Lúc bấy giờ tôi mới thấm-thía cái thân-phận của mình…”
3/ Loại Nhạc Đạo “Bluegrass Gospel”: thường hát trong các Nhà-Thờ và các buổi Lễ.
“Bluegrass Music” còn dùng để đệm cho những điệu Dân-Vũ “Square-Dance”. 
Sao mà tôi yêu thế miền không gian trong lành vô-tận,  yêu thế những con Bò nhai cỏ hiền lành trên nương đồng xanh ngát cỏ tươi.  Tôi tự ví mình như những con Bò ở California, chắc chắn là tôi không muốn bị giới hạn bởi một xã-hội đóng khung bằng những căn chuồng chật hẹp, vụng về.  Bó mình trong bốn bức tường câm của những văn- phòng tranh cãi hội-họp đến ngộp thở.  Không muốn hít khí ô-nhiễm bởi khói độc của xe cộ, hóa-chất nhà máy… Tôi chỉ muốn nghe tiếng gió vi-vu trên đồi cỏ non, tiếng suối trong róc rách hay tiếng nhạc đồng-quê “Bluegrass” (Country Music).  Kể cả tiếng tù-và lẫn tiếng ca, tiếng nhạc của người thổ-dân “Arboginies” đơn sơ, mộc mạc.
Chợt nhớ về đàn Bò trong trang-trại của tôi ở “Brisbane-Queensland” nước Úc; đã có lần tôi nhắc tới trong bài viết “Vùng Đất Lành Chim Đậu” (*).  Nơi mà gia-đình tôi đã chọn để tìm về nghỉ ngơi, sau những tháng ngày dài vật vã chốn thị-thành.  Thật may mắn cho loài Bò ở Úc và Kentucky.  Dù là xứ quê mùa, thôn dã, nhưng trong mắt tôi: chúng hơn xa, xa lắm những kiếp làm Bò ở California huyên náo, ồn ào, bừa bộn.
Chả thế mà Thi-Hào Nguyễn-Bỉnh-Khiêm ngày xửa, ngày xưa đã bảo rằng:
“Ta Dại Ta Tìm Nơi Vắng Vẻ.
Người Khôn, Người Đến Chốn Lao Xao”.
Xin hiểu cho rằng: Tôi xin chấp nhận làm người “Dại” chốn đồng-quê; hơn là kẻ “Khôn” nơi phố-thị “Ngựa Xe Như Nước, Áo Quần Như Nêm” nhé!
Em Bé Quê - Chân-Quê (Kentucky, ngày 14 htáng 8, năm 2009).
(*):
http://www.diamondbichngoc.com/web/index.php"option=com_content&task=view&id=60&Itemid=37

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.